logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/04/2023 lúc 10:45:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một cuộc biểu tình ở Hà Nội phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc. Hình minh hoạ.

Ông Blinken chưa về đến Washington, vì còn phải ghé qua Nhật dự Hội nghị G7, nhưng từ Hà Nội đã có tin, Việt Nam và Trung Quốc sẽ sớm vận hành thí điểm khu du lịch Thác Bản Giốc.


Có phải tại vì những dự án cấp tốc này cần được triển khai sớm, hay vì một lý do kinh tế hay chính trị nào đấy, hoặc vì lý do cấp thiết hơn là do Trung Quốc đang ép Việt Nam phải “để dành” các dự án trên cho Bắc Kinh, mà không được ưu tiên cho các đối tác nào khác? Nhưng tại sao Trung Quốc lại chèn ép Việt Nam vào lúc này? Giới quan sát đặt câu hỏi, phải chăng khi biết rằng, đằng nào thì cũng không ngăn cản được sự tiến triển tất yếu của bang giao Việt – Mỹ, nay Trung Quốc chèn ép tiếp Việt Nam bằng một số đòi hỏi về kinh tế?
Vận hành khu du lịch Thác Bản Giốc
Để trả lời câu hỏi trên đây, nên tìm hiểu ngọn ngành của các dự án từng bị tai tiếng ngay từ trước khi đưa ra công luận. Thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt – Trung nên có 2 tên. Nếu nhìn từ chân thác thì có phần thác bên trái (gọi là thác phụ) và phần bên phải (gọi là thác chính). Thác phụ và một nửa thác chính bên tay trái thuộc về chủ quyền Việt Nam. Nửa còn lại bên phải của thác chính thuộc về Trung Quốc. Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam, còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác. Nay Trung Quốc dường như sẵn sàng khai thác nốt cả phần thác phụ trên lãnh thổ Việt Nam.
Thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc từ lâu là đề tài tranh luận. Tranh chấp với Trung Quốc về Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974 – 1975 nhưng lên cao điểm vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979. Khu vực Bản Giốc và cửa sông Ka Long là những khu vực rất nhạy cảm, có lịch sử tranh chấp lâu đời. Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước, là hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trước đây, các khu vực này đã được đưa ra bàn bạc trong nhiều vòng đàm phán của Ủy ban Liên hợp Phân giới cắm mốc Việt – Trung nhưng chưa giải quyết được. Tại hai khu vực này đã từng xảy ra tranh chấp phức tạp và kéo dài. Từng có nhiều dư luận cho rằng chính phủ Việt Nam đã “bán đất cho Trung Quốc”. Những tố cáo này đã viện dẫn các tư liệu lịch sử, thậm chí cả Sách Trắng của Bộ Ngoại giao công bố vào những năm 1970 để khẳng định rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam.
Ngày 18/4, Hội thảo “Triển khai vận hành thí điểm Khu cảnh quan thác Bản Giốc – Đức Thiên” đã diễn ra do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức. Báo “Quốc Tế” loan tin trong cùng ngày và dẫn phát biểu của Thứ trưởng Thường trực BNG Nguyễn Minh Vũ cho rằng, đây là nhiệm vụ quan trọng, vừa thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai lân bang, vừa thúc đẩy hợp tác biên giới. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh thì hoạt động vừa nêu thuộc khuôn khổ Hiệp định Hợp tác Bảo vệ & Khai thác Tài nguyên Du lịch thác Bản Giốc – Đức Thiên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là hiệp định đầu tiên về hợp tác du lịch xuyên biên giới giữa hai phía.
Nhưng từ thời điểm đầu năm 2008, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn ở Pháp, trong một trả lời phỏng vấn Đài RFA, khẳng định Hà Nội đã bị mất phân nửa thác Bản Giốc, mà trước đây nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam ít nhất hai cây số. Còn theo ông Nguyễn Minh Vũ, hội thảo vừa qua nhằm tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn để đưa vào vận hành thí điểm “Khu cảnh quan thác Bản Giốc” trong năm 2023. Việc đưa dự án này vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp Cao Bằng phát huy thế mạnh, tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế, thúc đẩy hợp tác, giao lưu giữa các địa phương biên giới. Nhưng liệu rồi đây, có ai dám đảm bảo rằng, nếu để Trung Quốc quản lý chúng cả phần trên lãnh thổ Việt Nam thì tỉnh Cao Bằng có cách nào để bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia?
Đường sắt đô thị Hà Đông – Xuân Mai
Báo mạng “Nhân Dân” – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam – vừa loan tin về cuộc gặp được gọi là “chào xã giao” giữa đại sứ Trung quốc tại Việt Nam, Hùng Ba, với lãnh đạo thủ đô Hà Nội. Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rằng, dựa trên nền tảng quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Trung Quốc” và chính sách mở cửa trở lại của Bắc Kinh sau đại dịch COVID-19, thành phố Hà Nội tin thời điểm này là thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể với các địa phương Trung Quốc. Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu ra một số đề xuất cụ thể để có thể triển khai dự án đường sắt đô thị Hà Đông – Xuân Mai.
Người tinh ý phải đặt ngay câu hỏi, tuyến Hà Đông – Cát Linh có chiều dài 13,5 km, được khởi công từ tháng 10/2011. Đây chính là tuyến đường sắt được xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc. Tuyến đường sắt này được phê duyệt năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là hơn 13.800 tỷ đồng (669,62 triệu USD). Sau 8 lần điều chỉnh, vỡ tiến độ, dự án này bị xem là “biểu tượng trễ hẹn và đội vốn”. Qua 5 đời Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, lỗ 160 tỷ trong năm đầu hoạt động. Dự án đội vốn hơn 205%. Đến giữa năm 2021, Bộ Tài chính Việt Nam phải ứng tiền từ quỹ tích lũy để trả nợ gốc khoản vay từ Trung Quốc. Nếu bây giờ phía Trung Quốc tiếp tục triển khai dự án đường sắt Hà Đông – Xuân Mai dựa trên “kinh nghiệm dự án Hà Đông – Cát Linh” thì còn gì mỉa mai hơn? Trong khi Đại sứ Trung Quốc vẫn cho rằng, đấy là biểu trưng của tình hữu nghị Việt – Trung. Thật ra, đấy là cái vòng kim cô để Trung Quốc khống chế, tạo ra vấn nạn kinh tế không những chỉ cho lãnh đạo Hà Nội, mà còn cho toàn thể nhân dân Việt Nam, là những người phải nai lưng ra đóng thuế để trả giá cho cái tình hữu nghị viển vông ấy.
Điều lãnh đạo Việt Nam sợ nhất trong vụ đường sắt Cát Linh là Trung Quốc có thể cho công khai những khoản hối lộ khổng lồ dẫn đến vỡ tiến độ dự án. Theo TS. Lê Dăng Doanh, Trung Quốc là “bậc thầy đút lót” bằng tiền tươi thóc thật để doanh nghiệp của họ được thắng thầu trong nhiều dự án. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia khác, việc thắng thầu ở những dự án khác của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đều như vậy cả. Nguồn tin am hiểu nội bộ giấu tên cho biết, Trung Quốc sẵn sàng “lại quả” tối thiểu 30% bằng “tiền tươi”. Thử làm con tính đơn giản, mức thấp nhất, 30% của gần 700 triệu USD nói trên sẽ liên luỵ đến bao nhiêu “lãnh đạo nguồn” suốt trong ngần ấy thời gian. Quá nguy hiểm, nếu như không giữ được ghế cho các đồng chí “phe mình” chưa bị lộ còn “nằm trong nhiều đống rơm”!
Công ty Yongjin Metal đầu tư 125 triệu USD
Ngày 17/4 mới đây, trong khi Gang Thép Thái Nguyên vừa báo cáo thua lỗ, thì Công ty Yongjin Metal của Trung Quốc lại thông báo sẽ đầu tư tiếp 125 triệu USD để xây dựng một nhà máy thép mới tại Việt Nam. Nhà máy mới sẽ có công suất 260.000 tấn/năm. Hiện Yongjin Metal đã có một nhà máy tại Việt Nam và bắt đầu hoạt động sản xuất từ tháng tư năm ngoái. Sản phẩm của nhà máy này là thép không gỉ được xuất sang các thị trường EU, Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Còn nhà máy sắp đầu tư sẽ cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa Việt Nam. Được biết, Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Tisco) báo cáo lỗ 19 tỷ đồng trong quý 1 năm 2023. Báo cáo tài chính của công ty này cho thấy doanh thu thuần trong quý một giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo báo cáo, hàng tồn kho trong quý 1/2023 của Tisco tăng 21% so với thời điểm đầu năm; như vậy hàng tồn kho đang chiếm hơn 73% tài sản ngắn hạn của Gang Thép Thái Nguyên.
Chỉ điểm sơ qua ba dự án mà phía Trung Quốc vừa được “bật đèn xanh”, các chuyên gia kinh tế đều giật mình. Phía Việt Nam nói là “mong muốn Trung Quốc vào các dự án” này, nhưng đằng sau hậu trường ai cũng biết là Trung Quốc đã “lobby” lãnh đạo các cấp, từ trung ương xuốn địa phương để giành giật các dự án ấy về mình như thế nào.

Hải Lê (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.