logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/04/2023 lúc 11:43:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên đến Mỹ trước chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Blinken

UserPostedImage
Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên. Photo: Facebook Phạm Thanh Nghiên.

Bà Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân và là nhà văn bất đồng chính kiến Việt Nam, cùng gia đình đã đến thành phố Houston, bang Texas, vào tối ngày 13/4 để tị nạn chính trị, theo báo Người Việt và các nhà hoạt động nhân quyền.
UserPostedImage
Bà Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm. (Hình: Facebook Phạm Thanh Nghiên)

Một nhà hoạt động nhân quyền không nêu tên ở Tp. Hồ Chí Minh xác nhận với VOA hôm 14/4 rằng gia đình bà Nghiên đã đến thành phố Houston.
Bà Phạm Thanh Nghiên đến Mỹ tị nạn vài giờ trước chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trường Hoa Kỳ Antony Blinken.\\

UserPostedImage
Cả hai vợ chồng bà Phạm Thanh Nghiên đều là cựu tù nhân lương tâm. (Hình: Facebook Phạm Thanh Nghiên)

Ông Blinken dự kiến đến thăm Hà Nội từ ngày 14 đến 16 tháng 4, trong đó ông sẽ dự lễ động thổ xây dựng tòa đại sứ mới và gặp gỡ giới lãnh đạo Việt Nam, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ nêu vấn đề nhân quyền tại Hà Nội.



Từ Đức, Luật sư Nguyễn Văn Đài nêu nhận định với VOA về việc nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên đế Mỹ tị nạn:
“Hoa Kỳ luôn luôn gây áp lực đối với phía Việt Nam trong vấn đề cải thiện nhân quyền. Trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, phía Việt Nam có một chỉ dấu nhỏ nhỏ, đó là cho phép gia đình chị Phạm Thanh Nghiên được tới Hoa Kỳ tị nạn chính trị.
“Đây là một tiến trình rất nhiều năm. Tôi biết gia đình chị Phạm Thanh Nghiên đã làm thủ tục xin tị nạn chính trị cách đây ít nhất là hơn 3 năm. Về phía chị Nghiên thì thủ tục dễ dàng, nhưng chồng của chị là anh Huỳnh Anh Tú, do vấn đề không có hộ khẩu nên phía Việt Nam gây khó khăn rất nhiều năm”.
“Sau nhiều năm đàm phán, gây áp lực trong vấn đề ngoại giao thì phía Việt Nam mới chấp nhận cho gia đình chị đi”, Luật sư Đài cho biết.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, yêu cầu bình luận việc bà Nghiên và gia đình đến Mỹ, nhưng chưa được phản hồi.
Ông Huỳnh Anh Tú, chồng bà Nghiên, cũng là một cựu tù chính trị, mãn án 14 năm tù hồi năm 2013.
Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, 46 tuổi, từng thụ án bốn năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống phá nhà nước,” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Ra tù, bà viết cuốn hồi ký “Những mảnh đời sau song sắt”. Bà nhận được giải Văn Việt năm 2021 cho tác phẩm này, sau khi hồi ký được tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản tại Mỹ vào 11/2017, và được nhà xuất bản Tự Do ấn hành và tái bản nhiều lần ở Việt Nam, mặc dù bị cấm lưu hành.
Trước đó, bà được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao Giải thưởng Hellman/Hammett dành cho các nhà văn bị đàn áp chính trị.
Vào hồi tháng 9/2008, bà Phạm Thanh Nghiên bị bắt trong khi bà đang tọa kháng tại gia, phản đối Trung Quốc xâm lấn chủ quyền của Việt Nam.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 22/04/2023 lúc 11:09:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phạm Thanh Nghiên dựng lại nhà trên vùng đất mới

UserPostedImage
Phạm Thanh Nghiên tại phi trường Tân Sơn Nhất, chuẩn bị rời “nhà tù lớn”, bắt đầu những ngày dựng lại nhà trên vùng đất mới. (Ảnh: Tác giả gửi)
Gia đình nhỏ của cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Phạm Thanh Nghiên đặt chân đến Houston, Texas vào ngày 14 tháng Tư năm 2023, bắt đầu một hành trình mới dựng lại ngôi nhà cho mình, ở một vùng đất mới, sau nhiều năm tháng phải chịu đựng sự đàn áp im lặng. Việc chính quyền CSVN để cho Phạm Thanh Nghiên cùng gia đình lên đường tỵ nạn có thể được coi như là một “món quà” của Hà Nội gửi tặng cho Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trong chuyến thăm đến Việt Nam từ ngày 14 đến 16 tháng Tư năm 2023.
Từ khi ra tù, cuộc sống của vợ chồng Huỳnh Anh Tú, Phạm Thanh Nghiên chưa bao giờ yên ổn. Năm 2019, sau khi ngôi nhà nhỏ ở Vườn rau Lộc Hưng bị cào nát, vợ chồng TNLT Tú–Nghiên cùng đứa con nhỏ chỉ mới 13 tháng tuổi của họ lại lang thang tìm chỗ an trú lần… thứ năm. Mỗi nơi họ đến đều phải chịu đựng sự theo dõi, sách nhiễu vô cớ của giới an ninh. Vào lúc đó, một nhân viên của Toà Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã tìm gặp, và hỏi, “Bà có muốn đi tỵ nạn chính trị tại Mỹ không?”.
Nếu đồng ý vào lúc đó, Phạm Thanh Nghiên cùng con gái đã đến Mỹ từ rất lâu. Nhưng Nghiên từ chối. Bà nói rằng nếu được, xin hãy đợi đến lúc ông Tú có được đủ giấy tờ thì cả gia đình cùng đi.
UserPostedImage
Vợ chồng TNLT Huỳnh Anh Tú, Phạm Thanh Nghiên những ngày cuối ở Việt Nam (Ảnh: tác giả gửi)
Huỳnh Anh Tú tham gia phong trào phục quốc sau năm 1975, bị kêu án 14 năm tù. Ông được trả tự do năm 2013 nhưng lại không được cấp bất cứ giấy tờ tùy thân nào, dù với cái gọi là “chứng minh nhân dân”. Con đường đi “xin” từ giấy tờ tùy thân cho đến hộ chiếu để xuất cảnh kéo dài suốt thời gian đó với không biết bao nhiêu là điều khó khăn kỳ lạ. Có lúc, Phạm Thanh Nghiên nói với viên công an làm giấy tờ hộ chiếu rằng: “Tôi muốn hỏi rõ là các anh có làm không? Nếu không thì cứ nói thẳng để tôi dừng, vì khát vọng đi nước ngoài của chúng tôi cũng không nhiều”.
‘Vì ai gia đình chúng tôi phải ra đi?’
Đầu năm nay, cùng với các biến chuyển theo chiều tích cực của ngoại giao Mỹ–Việt, chuyện đi tỵ nạn của gia đình Phạm Thanh Nghiên có vẻ được xúc tiến tốt hơn. Tháng Hai 2023, một nhóm công an từ Bộ gọi bà Nghiên lên làm việc. Đó là cuộc trao đổi thăm dò để xem có nên để Phạm Thanh Nghiên ra đi hay không.
Trích từ băng ghi âm của Phạm Thanh Nghiên, nghe như phía công an có vẻ cố tạo sự hoà hoãn:
– Chúng tôi rất hoan nghênh và ủng hộ quyết định ra đi của chị.
– Nếu tôi là các anh thì tôi sẽ không nói như vậy. Phạm Thanh Nghiên đáp.
Viên công an có vẻ sững sờ khi nghe câu trả lời trên. Phạm Thanh Nghiên nói tiếp:
– Các anh, với tư cách đại diện cho nhà nước để nói chuyện với tôi là một công dân. Một nhà nước mà khen quyết định phải bỏ tổ quốc để ra đi, đến một đất nước khác tỵ nạn là quyết định đúng đắn và đáng được hoan nghênh, thì phải đặt câu hỏi đây là nhà nước gì, chế độ này là chế độ gì.
Nhóm công an tái mặt. Viên công an kia nói tiếp như để làm dịu lại bầu không khí đang trở nên căng thẳng:
– Thế thôi cứ coi như là chị đi vì con nhỏ của mình vậy…
– Thật ra tất cả những người làm cha làm mẹ đều nghĩ đến con cái của mình. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng vì con, Nguyễn Xuân Phúc cũng vì con. Anh cũng vì con anh. Tôi cũng vì con tôi. Các anh vẫn thường ra rả luận điệu rằng những người lên tiếng ủng hộ nhân quyền đều nhằm mục đích “kiếm vé đi Mỹ”. Nhưng nếu tôi muốn, tôi đã có cơ hội từ nhiều năm trước, nhất là thời gian tôi ở tù.
Khi tôi vay mượn, gom góp để xây căn nhà ở Vườn rau Lộc Hưng là tôi đã quyết chí ở lại. Các anh nhớ cho, khi nhà tôi bị đập, con gái tôi được 13 tháng tuổi. Nghĩa là tôi đã xác định khi sống, da thịt tôi gắn bó với mảnh đất này. Khi chết, nắm xương tàn của tôi cũng được chôn nơi mảnh đất này. Vậy thì vì ai, vì thế lực nào mà gia đình tôi phải ra nông nỗi này?
Cả đám công an im lặng.
Suốt một thời gian trước khi lên đường, phía viên chức ngoại giao Hoa Kỳ luôn nhắc khéo gia đình Phạm Thanh Nghiên là tuyệt đối kiên nhẫn và im lặng cho chuyến đi vì mọi thứ đều có thể ập tới những điều khó lường. Sự kiện luật sư Võ An Đôn bị chặn ở phi trường Tân Sơn Nhất ngay vào lúc xuất cảnh là một bài học đau đớn cho tất cả những người đi tỵ nạn, bởi phía chính quyền CSVN có thể đổi ý vào bất kỳ lúc nào.
Trong những ngày tháng cuối cùng Phạm Thanh Nghiên còn ở trong nước, Việt Nam liên tục xảy ra nhiều vụ xét xử, bắt bớ vô lý của công an CSVN. Nhưng số người lên tiếng phản đối không nhiều vì việc đàn áp diễn ra ở khắp nơi.
“Nhiều lúc tôi muốn vứt hết chuyện đi đứng để cùng lên tiếng với xã hội nhưng vì nghĩ đến chồng, con mà đành nín nhịn. Có lúc giận phát điên,” Phạm Thanh Nghiên kể.
Nếu theo dõi Facebook và blog cá nhân của Phạm Thanh Nghiên, có thể thấy chị luôn là một trong những người thường có phản ứng tức thì trước các vụ bắt bớ, đàn áp. Nhưng vài tháng trước khi đi, có lúc chị phải đóng trang lại vì không muốn mình bộc phát lên tiếng.
Biết bao giờ thấy lại quê hương?
Ngày 12 Tháng Tư, Phạm Thanh Nghiên cùng gia đình im lặng đi ra sân bay. Làm thủ tục có nhân viên IOM (International Organization for Migration) đi kèm. Bên ngoài thì có hai nhân viên của Toà Tổng Lãnh sự Mỹ giám sát. Dù đến sân bay trước giờ khởi hành 3 tiếng rưỡi đồng hồ, nhân viên làm thủ tục check in của hãng hàng không Qatar đã nhận được lệnh phải treo trường hợp của gia đình Phạm Thanh Nghiên suốt hơn hai tiếng. Mục đích là để chờ ý kiến cuối cùng của Bộ công an là có xác nhận cho đi tỵ nạn hay không. Lúc đó, nếu vì bất kỳ lý do gì mà Ngoại truởng Mỹ thay đổi hành trình đến Việt Nam, cũng có nghĩa là gia đình Phạm Thanh Nghiên phải quay về.
Khi chỉ còn vài chục phút nữa là chuyến bay cất cánh, an ninh sân bay Tân Sơn Nhất mới nhận được lệnh cho phép ra đi. Khi bắt đầu vào, qua cửa kiểm tra an ninh ra phòng chờ lên sân bay, tay công an cầm giấy tờ và cười cười hỏi, như không biết gì “đi Mỹ vì lý do gì đấy?”
Phạm Thanh Nghiên không trả lời. Tay công an lại nhếch mép hỏi:
– Ai bảo lãnh đi Mỹ thế?
– Chính phủ Mỹ – Nghiên đáp, quay mặt đi.
– Chắc phải có công gì thì chính phủ Mỹ mới bảo lãnh chứ, tay công an cười khẩy.
Phạm Thanh Nghiên nhịn, không trả lời, cố để cho xong phần của mình, đi vào phòng chờ. Ngay sau đó ông Huỳnh Anh Tú qua phần kiểm tra, bị tay công an đó giữ lại, cầm hộ chiếu lật qua lật lại, rồi nói “chuyến đi này chúng tôi hỗ trợ các anh chị đi nhanh chóng, các anh chị cũng nên cho mấy anh em chút gì đó uống cafe chứ”.
‘Chuyến đi này chúng tôi “hỗ trợ” các anh chị đi nhanh chóng, các anh chị cũng nên cho mấy anh em chút gì đó uống cafe chứ?’ – Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất nói với ông Huỳnh Anh Tú.
Ông Tú lưỡng lự, rồi bất đắc dĩ thả tờ 500 ngàn xuống trước mặt tên công an theo sự ra hiệu của hắn. Câu chuyện đó, nhắc nhớ có lần nhà văn Tưởng Năng Tiến từ San Jose, Hoa Kỳ, gửi chút tiền mừng Tết cho bé Tôm, con của hai vợ chồng Nghiên – Tú. Khi ra đến nơi gửi tiền, nhân viên chuyển tiền sau khi đánh số điện thoại của Phạm Thanh Nghiên để nhận tiền, bần thần nói với nhà văn Tưởng Năng Tiến rằng công an Việt Nam có gửi kèm danh sách cấm không được nhận tiền chuyển về trong nước, đặc biệt với “nhân vật phản động này.”
UserPostedImage
Con của TNLT Tú–Nghiên chơi với cùng những đứa trẻ đi tị nạn từ Afghanistan chung chuyến đến Mỹ. (Ảnh: Tác giả gửi)
Chuyến bay quá cảnh bình yên ở Doha, Qatar. Bé con nhà Phạm Thanh Nghiên thức dậy và làm quen với vài đứa bé Afghanistan cũng đang trên đường tỵ nạn. Những đứa trẻ hồn nhiên đi vào thế giới mới, tìm sự tự do không thể thấy được nơi quê hương mình. Có lẽ nhiều năm nữa, chúng mới hiểu hơn cha mẹ mình đã hy sinh như thế nào cho một cuộc đời mới, mái ấm mới.
“Buồn quá, không biết khi nào mới nhìn thấy lại quê hương”, tin nhắn cuối cùng của Phạm Thanh Nghiên cho một người bạn trong nước.
14 giờ 30 phút ngày 13 Tháng Tư, năm 2023, gia đình Phạm Thanh Nghiên đặt chân xuống Houston, sau ba giờ làm thủ tục vào Mỹ, cho một hành trình dựng lại nhà trên vùng đất mới.
Theo Saigon Nhỏ.
song  
#3 Đã gửi : 22/04/2023 lúc 11:13:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên kể về hành trình sang Mỹ tỵ nạn

UserPostedImage
Gia đình cựu tù chính trị Phạm Thanh Nghiên tại sân bay hôm 14/4/2023
'Buồn nhưng hi vọng' là hai cảm xúc đầu tiên mà nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên chia sẻ với BBC chỉ vài ngày sau khi đặt chân lên đất Mỹ.
Từ Houston, Texas, nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên chia sẻ với BBC News Tiếng Việt:
"Từ xưa đến nay người ta chỉ nói đến sầu ly hương, không ai nói đến hỷ ly hương bao giờ. Ra đi là sự lựa chọn khó khăn nhất trong cuộc đời tôi."
Con bài để trao đổi trong quan hệ Việt-Mỹ?
Trước câu hỏi có phải bà Nghiên sang Mỹ trót lọt lần này là do bà được chính quyền Việt Nam lựa chọn để 'trao đổi' quyền lợi với Mỹ dịp ông Blinken thăm Hà Nội, bà Nghiên nói:
"Thật ra tôi không biết chính xác tôi có phải là người được họ dùng để trao đổi trong câu truyện giữa Mỹ và Việt Nam lần này hay không."
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Pham Thanh Nghien
Chụp lại hình ảnh,
Gia đình bà Phạm Thanh Nghiên cầu nguyện tại nhà thờ trước khi lên đường sang Mỹ
"Nhưng từ xưa tới nay, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn có chiêu là dùng các công dân của mình, đặc biệt là các tù nhân lương tâm để trao đổi với Mỹ và phương Tây nhằm đạt được những lợi nhuận về kinh tế, thương mại, hoặc đạt được điều gì đó mà họ muốn.
"Không có gì cay đắng bằng việc nhân dân của một quốc gia luôn bị đem ra sử dụng như một con tin để trao đổi cho quyền lợi và mục đích của một nhóm thiểu số cầm quyền.
"Họ chọn tôi hay chọn Phạm Đoan Trang hay ai đó cho một mục đích nào đó vào một thời điểm nào đó thì chắc chắn đều nằm trong tính toán của họ."
Trước chuyến thăm của ông Blinken, giới nhân quyền quốc tế đã kêu gọi ông gây sức ép buộc chính phủ Việt Nam trả tự do cho một số nhà hoạt động nổi tiếng, trong đó có nhà báo Phạm Đoan Trang - người đang thụ án tù chín năm, và ông Nguyễn Lân Thắng - người mới bị kết án sáu năm tù giam.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Pham Thanh Nghien
Chụp lại hình ảnh,
Gia đình bà Phạm Thanh Nghiên tại nhà thờ ở Sài Gòn trước khi lên đường sang Mỹ
Tuy nhiên, thông tin công bố rộng rãi về các cuộc trao đổi giữa ông Blinken và các quan chức chính phủ hàng đầu Việt Nam không cho thấy ông đề cập tới vấn đề này.
Sau chuyến thăm, không có tù nhân lương tâm nào được trả tự do.
Chuyến đi của gia đình bà Nghiên được giấu kín cho tới khi họ an toàn trên đất Mỹ. Tránh trường hợp như hồi tháng 9/2022, gia đình luật sư Võ Văn Đôn bị công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất hoãn xuất cảnh khi đang trên đường sang Mỹ định cư.
Mặc dù đi theo bà có nhân viên IOM (Tổ chức Di cư Quốc tế) và viên chức chính trị của Tòa Lãnh sự quán Hoa Kỳ, nhưng nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất ít nhất ba lần thông báo có trục trặc về hệ thống nên bà Nghiên bị ách lại ít nhất gần ba tiếng.
"Có quá nhiều căng thẳng ở sân bay nên không có chỗ cho cảm xúc. Chỉ đến khi bước chân lên máy bay tôi mới rơi nước mắt,' bà Nghiên kể lại.
'Cái ác ở Việt Nam quá mạnh'
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Fb Nguyen Tin
Bà Phạm Thanh Nghiên bị kết án bốn năm tù giam và ba năm quản thúc tại gia với tội danh 'tuyên truyền chống nhà nước XHCN' năm 2010.
Chồng bà, ông Huỳnh Anh Tú, cũng là một cựu tù chính trị. Ông Tú mãn án 14 năm tù hồi năm 2013.
Trong suốt những năm sau khi ra tù, gia đình bà Nghiên đã nhiều lần phải chuyển chỗ thuê nhà cho chủ nhà bị chính quyền gây khó dễ.
Về hành trình đến Mỹ, bà Nghiên nói nếu muốn, bà đã đi từ sau khi ra tù. Nhưng bà đã quyết ở lại, cho tới khi căn nhà hai vợ chồng bà gom góp mãi mới xây được ở Vườn Rau Lộc Hưng bị chính quyền đập bỏ năm 2019.
Về việc có tiếp tục con đường đấu tranh dân chủ khi ở Mỹ hay không, bà Nghiên cho rằng đấu tranh là cách mỗi người Việt tự đứng lên phản ứng với cái ác, xấu đang tồn tại trên đất nước này.
"Tiếc là cái ác trên đất nước này quá mạnh, nó mạnh đến độ, đủ để trấn áp mọi tiếng nói của lẽ phải và sự thật," bà nói thêm.
Con đường hội nhập trên đất Mỹ
Trong căn nhà đang ở nhờ của một người bạn ở Houston, bà Nghiên nói về những ngày sắp tới bà sẽ phải hội nhập như thế nào ở một độ tuổi không còn trẻ.
Bà dự định sẽ đi học tiếng Anh, học lái xe, tìm trường cho con gái năm tuổi, lo việc làm, và hoàn tất các thủ tục giấy tờ để định cư.
"Tôi đến Mỹ với tất cả sự bỡ ngỡ ở một tuổi rất khó hội nhập. Nhưng không còn cách nào khác là phải gồng mình lên cố gắng, chừng nào mình còn sống."
Bên cạnh đó, bà Nghiên cho biết bà vẫn duy trì công việc viết báo như vẫn làm hồi ở Việt Nam, đồng thời gia tăng việc cộng tác với một vài cơ quan nhân quyền quốc tế để hỗ trợ họ về mảng đàn áp nhân quyền, đặc biệt là về tù nhân lương tâm.
Bà nói những ngày mới trên đất Mỹ vẫn khiến bà Nghiên chạnh lòng nhớ đến quê nhà, người thân, anh em cùng tranh đấu - những người mà bà nói - có lẽ chẳng bao giờ còn có cơ hội gặp lại.
"Hôm nay trên đất Mỹ, tôi nhớ về những biến cố cuộc đời mình đã trải qua, tôi nhớ nhà, những người đồng chí hướng, những người đang ở tù và sắp vào tù. Tôi nghĩ đến cuộc ra đi của tôi. Tôi nghĩ đến cuộc ra đi của tất cả những người mang tên Việt Nam.
"Hành trang tôi mang đi có nhiều nỗi buồn, đó là đất nước Việt Nam khổ đau, tàn tạ, nơi những người anh em của tôi lần lượt vào tù và sẽ còn nhiều người nữa bị bắt.
"Hành trang của tôi cũng là sự yêu thương, hướng về, mong rằng ngoài việc tôi có thể lo cho gia đình riêng, tôi muốn vẫn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự đổi thay của đất nước.
Nói về tương lai của phong trào dân chủ Việt Nam, bà Nghiên nói rằng nó 'nằm ngoài khả năng phán đoán' của bà, nhưng dù có nhiều người bị giam cầm, bà cho rằng tới nay phong trào đã có những hiệu quả nhất định."

"Cần phải thấy được phản ứng của xã hội trước một vấn đề, hoặc một chính sách sai lầm của nhà nước. Mặc dù nhà nước không công nhận đó là sức ép từ phía đối kháng nhưng họ vẫn phải có sự điều chỉnh. Đó là sự hiệu quả.
"Ngoài ra, thời tôi đi tù không mấy ai biết. Nay thì ai cũng biết. Và sự đàn áp của nhà nước đối với phong trào phản biện là dấu hiệu của sự có hiệu quả của cuộc vận động cho dân quyền, nhân chủ.
"Nhìn danh sách tù nhân lương tâm ngày càng dài ra thì có thể ta thấy buồn, nhưng nhìn vào mặt tích cực thì thấy như vậy là ngày càng có nhiều người lên tiếng hơn. Đấy chính là niềm hi vọng cho đất nước này."
Bà Phạm Thanh Nghiên là trường hợp cựu tù chính trị mới nhất đi tỵ nạn ở nước ngoài. Trước bà có luật sư Nguyễn Văn Đài, Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) tỵ nạn tại Đức, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tỵ nạn tại Mỹ, v...
Hiện vẫn còn hơn 160 tù nhân chính trị đang bị giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam.

Theo BBC
song  
#4 Đã gửi : 24/05/2023 lúc 03:50:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên: Không có chỗ tá túc lâu dài ở Việt Nam

Cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên cùng chồng cũng là cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú và con gái vào ngày 12/4 lên trường sang Hoa Kỳ. Sau hơn một tháng định cư tại nước Mỹ, bà xác nhận lại với RFA tình trạng của gia đình khi còn ở Việt Nam và lý do phải lên đường đến “xứ lạ, quê người”. Bà trình bày:
“Thực sự ra đi là quyết định rất khó khăn, quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của tôi. Nếu chỉ phải đối mặt với khó khăn và tù đày thì chưa chắc chúng tôi đã ra đi.
Thế rồi cuối cùng tôi cũng phải ra đi khi căn nhà nhỏ bé của chúng tôi ở Vườn rau Lộc Hưng bị đập. Con gái tôi mới 13 tháng tuổi nhưng tôi không có chỗ.
Không có chỗ cho chúng tôi tá túc lâu dài, dù chỉ là phòng trọ. Tôi thật sự không biết người khác sẽ làm gì khi họ ở vào hoàn cảnh của chúng tôi.”
Hai vợ chồng bà Nghiên mua được mảnh đất ở Vườn rau Lộc Hưng và dùng số tiền tiết kiệm ít ỏi để cất một căn nhà đơn sơ, nhưng chỉ vài tháng sau, nhà chức trách địa phương đã dùng máy ủi sang bằng trong cuộc cưỡng chế ngay trước Tết Nguyên đán năm 2019.
Từ đó tới khi rời Việt Nam, gia đình bà đã phải chuyển chỗ ở năm lần, vì sự can thiệp của an ninh TP HCM lên chủ nhà nhằm trả thù vì các hoạt động ôn hoà cổ suý dân chủ, nhân quyền và bảo vệ chủ quyền của quốc gia ở Biển Đông trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Bà Phạm Thanh Nghiên bị bắt vào ngày 18/09/2008 khi đang tọa kháng tại nhà trước băng rôn có dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, phản đối công hàm bán nước 14/9/1958.”
Tuy nhiên, bà bị kết tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 vì bài viết đưa lên mạng Internet có tựa đề “Uất ức quá biển ta ơi” về những ngư dân bị Trung Quốc bắn giết và cướp bóc ở biển Đông, và trả lời phỏng vấn nhiều đài báo tiếng Việt ở nước ngoài như RFA và Radio Chân trời mới với nội dung “chống chế độ.”
Bà bị kết án bốn năm tù giam và ba năm quản thúc tại gia, mãn hạn tù vào tháng 9/2012.
Ông Huỳnh Anh Tú và em trai là Huỳnh Anh Trí, bị kết án 14 năm tù giam vì “khủng bố, âm mưu lật đổ chính quyền.” Họ mãn hạn tù vào cuối năm 2013, và nửa năm sau đó, người em mất vì bệnh AIDs do sử dụng chung dao cạo râu với bạn tù nhiễm HIV.
Cho đến gần thời gian ra đi, ông Tú mới được cấp thẻ căn cước công dân, một thứ giấy tờ thiết yếu mà vì không có nên ông không thể đăng ký tạm trú hay đi thi để lấy bằng lái xe máy trong gần 10 năm qua.
Bà Nghiên cho RFA biết bà có cơ hội đi định cư ở nước ngoài khi đang thi hành án tù hoặc ngay cả khi đã mãn hạn tù, nhưng trước đó, bà đã lựa chọn ở lại vì “đất nước mình thì mình sống thôi.”
Khi quyết định rời bỏ đất nước ra đi, bà rất day dứt, giống như những người vượt biên sau năm 1975 hoặc những tù nhân lương tâm bị buộc phải sống lưu vong sau này:
“Mỗi cuộc ra đi đều mang một câu chuyện khác nhau. Có thể không phải là tất cả nhưng tôi tin phần lớn những người phải ra đi ấy đều đứng trước quyết định khó khăn, bị giằng xé trước nghĩa vụ, trách nhiệm, tình thân và cả tương lai trước mắt nữa.
Thậm chí có người còn dằn vặt bởi mặc cảm rằng mình phải bỏ nước bỏ bạn bè ra đi.”
Sau khi đến Houston, tiểu bang Texas, bà cho biết nhận được sự trợ giúp của những người đi trước, để ổn định cuộc sống tại nơi ở mới.
Bà cho biết chồng mình, ông Huỳnh Anh Tú đã lấy được bằng lái xe hơi chỉ sau vài tuần đến đây, và đang tìm việc. Còn bản thân mình thì tiếp tục công việc làm báo và cộng tác với một tổ chức nhân quyền để đưa tin về phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam- như một cách của riêng mình để đồng hành cùng với những người đồng đội trong nước.
An ninh gây khó, hạch sách người thân
Bà Phạm Thanh Nghiên kể lại có ba người thân tiễn họ đến Sân bay Tân Sơn Nhất để đi Hoa Kỳ: hai chị của bà Nghiên và chị của ông Tú. Tuy nhiên, người đi tiễn được khuyên không nên vào khu vực bên trong nơi người ra đi làm thủ tục.
Đi cùng họ là nhân viên IOM (Tổ chức Di cư Quốc tế) và viên chức chính trị của Tòa Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở vòng ngoài.
Sau ba tiếng rưỡi trong sân bay, họ mới được xuất cảnh, và máy bay cất cánh vào lúc 19 giờ 50, bỏ lại quê hương, gia đình và bạn bè và tất cả những đắng cay ngọt bùi của hơn nửa đời người. Họ tới phi trường George Bush của tiểu bang Texas vào sáng ngày 14/4.
Bà Nghiên cho biết khi bà còn ở nhà thì an ninh ở thành phố Hồ Chí Minh thường tìm cách tránh đối mặt với bà. Tuy nhiên, khi bà đã đi rồi thì họ lại đến phòng trọ cũ của bà để hạnh hoẹ hai người chị ruột mà bà nhờ họ giải quyết việc còn tồn đọng với chủ nhà và trả lại nhà cho họ.
Chỉ vài giờ sau khi gia đình bà Nghiên đặt chân lên đất Mỹ, công an lại xông vào nhà thuê của bà ở phường 9, Gò Vấp. Khi ấy, chỉ còn hai người chị của bà đang thu dọn đồ đạc, và họ yêu cầu được gặp bà.
Khi được hai người chị thông báo gia đình bà Nghiên đã đi Mỹ, họ không hề ngạc nhiên nhưng lại quay sang điều tra lý lịch và hạch hỏi, hoạnh hoẹ về sự có mặt của hai người phụ nữ đó. Cuối cùng, công an lập biên bản hai người chị vì “không khai báo tạm trú” và về hành vi “giúp em gái dọn đồ đạc, trả lại nhà cho chủ,” bà cho biết.
Trước khi rời Việt Nam vài tháng, bà Nghiên cũng bị an ninh triệu tập vài lần vì liên quan đến cuốn sách “Những mảnh đời sau song sắt” mà bà là tác giả ghi lại những chuyện chứng kiến trong bốn năm tù. Công an Hà Nội có thu giữ được một cuốn này cùng cuốn “Chính trị bình dân” của nhà báo Phạm Đoan Trang khi khám nhà của Nguyễn Lân Thắng, blogger của RFA, người bị kết án sáu năm tù giam về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” trong phiên toà gần đây.
Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội giám định nội dung cuốn sách và đưa ra kết luận “có nội dung gây chiến tranh tâm lý, tuyên truyền chống nhà nước, kích động nhân dân đứng lên chống đảng…,” bà nói với RFA.
Bà Phạm Thanh Nghiên là một trong nhiều người hoạt động bị buộc phải sống tị nạn ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Nhiều trong số họ đi thẳng từ nhà tù như Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và Trần Thị Nga sang Mỹ hay Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà sang Đức.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.259 giây.