logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/07/2022 lúc 01:07:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà báo Phạm Đoan Trang. CPJ/Paul Mooney

Hôm 14 tháng 7, Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), một tổ chức phi chính phủ chuyên thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ nhà báo trên toàn thế giới, đã công bố danh sách chủ nhân của giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022.
Bốn nhà báo từ Châu Mỹ, Châu Âu, và Châu Á đã được vinh danh, trong đó có nhà báo Phạm Đoan Trang của Việt Nam.
Trong bản tin công bố trên website của tổ chức này, những nhà báo nhận giải năm nay được mô tả là đã phải chịu đựng những thử thách lớn lao như sự đàn áp và tấn công của chính quyền, và sự tù đày, trong lúc thực thi sứ mạng cung cấp tin tức độc lập.
Ngoài bà Phạm Đoan Trang, ba người khác cũng được trao giải năm nay gồm các nhà báo Niyaz Abdullah đến từ Iraq, Abraham Jiménez Enoa  đến từ Cuba, và Sevgil Musaieva đến từ Ukraine.
Trao đổi với Đài Á châu Tự do, ông Shawn Crispin, Đại diện Cấp cao của tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giải tại khu vực Đông Nam Á, cho biết lý do nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải năm nay:
“Một điều rõ ràng đó là hiện giờ Trang đang ở trong tù, và trước đó đã phải đối mặt với sự sách nhiễu của chính quyền trong suốt nhiều năm, trước khi họ quyết định giam cầm cô bằng một bản án giả tạo.
Uỷ ban Bảo vệ Ký giả đã theo dõi và cộng tác với Phạm Đoan Trang trong những năm qua, về các thách thức mà cô ấy phải đối mặt cũng như việc thúc đẩy tự do báo chí ở Việt Nam.
Trên hết, Trang là một nhà báo và đồng thời cô ấy cũng là một nhà hoạt động tích cực bảo vệ và cổ vũ cho tự do báo chí.”
Bị bắt hồi tháng 10 năm 2020 dưới cáo buộc “phát tán tài liệu chống nhà nước”, nhà báo Phạm Đoan Trang sau đó bị một toà án ở Hà Nội xét xử và kết án chín năm tù giam vào tháng 12 năm 2021. Hiện bà đang trong quá trình chờ xét xử phúc thẩm.
Ngoài những yếu tố liên quan đến cá nhân nhà báo Phạm Đoan Trang, ông Shawn Crispin cũng cho biết rằng tổ chức của ông cũng muốn thế giới chú ý hơn đến tình trạng đàn áp tự do báo chí ở Việt Nam nói chung, mà theo ông là rất tồi tệ:
“Một phần lý do chúng tôi muốn kéo sự chú ý vào Việt Nam năm nay, và sử dụng trường hợp của Trang để tiêu biểu cho những mối hiểm nguy mà các nhà báo phải đối mặt, là vì con số nhà báo hiện đang bị giam trong các tù cao một cách bất thường.
Hàng năm, cứ vào mùng 1 tháng 12 thì CPJ lại công bố danh sách các nhà báo trên toàn thế giới đang bị cầm tù, và theo đó thì Việt Nam là nước đứng thứ năm trên thế giới về số lượng nhà báo đang ở tù.”
Theo thống kê của Uỷ ban Bảo vệ Ký giả thì hiện có 23 nhà báo đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam.
Nhà báo Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách bị cấm ở Việt Nam. Bà từng là phóng viên của một vài cơ quan truyền thông quốc doanh, sau đó đã cùng một vài nhà hoạt động khác sáng lập ra Luật Khoa Tạp Chí, một tờ báo tiếng Việt độc lập hiếm hoi ở quốc gia Cộng Sản.
Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, ông Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập của Luật Khoa Tạp Chí, cho biết phản ứng trước tin nhà báo Phạm Đoan Trang được vinh danh:
“Giải thưởng này một lần nữa minh định cho sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực của Đoan Trang với việc phát triển báo chí độc lập, cũng như việc dân chủ hoá ở Việt Nam.”
Ông cũng cho rằng việc chính quyền giam cầm bà Trang cho thấy xã hội và chế độ ở Việt Nam chưa hoà nhập được với thế giới văn minh, cụ thể là ở các giá trị như tự do báo chí và dân chủ. Từ sự kiện này, ông Long kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi cách nhìn nhận về báo chí độc lập:
“Tôi nghĩ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng và chính quyền Việt Nam nói chúng nên bắt đầu coi tự do báo chí là một điều cần thiết, để khắc phục những vấn đề nội tại trong xã hội, để cải thiện vấn đề quản trị công và để đưa đất nước đi lên.
Hãy coi những nhà báo tự do, những nhà báo độc lập là đối tác trong tiến trình kiến quốc, và đừng coi họ là kẻ thù nữa.”
Theo RFA
song  
#2 Đã gửi : 19/07/2022 lúc 10:32:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà báo đang thụ án tù Phạm Đoan Trang được CPJ trao giải Tự do Báo chí

UserPostedImage
Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang, hiện đang thụ án tù ở Việt Nam, vừa được Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) ở Mỹ trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2022. (Minh họa: Luật Khoa)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) vừa vinh danh nhà báo bất đồng chính kiến nổi bật nhất của Việt Nam, Phạm Đoan Trang, bằng việc trao cho người phụ nữ đang thụ án 9 năm tù giải Tự do Báo chí Quốc tế 2022 của tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Mỹ.
Bà Trang bị Việt Nam kết án tù hồi cuối năm ngoái theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự - một điều luật mà giới hoạt động và các tổ chức nhân quyền quốc tế cho là mơ hồ về việc cấm “làm và tàng trữ thông tin, vật phẩm chống lại nhà nước” Việt Nam, vốn kiểm duyệt gắt gao môi trường truyền thông. Nữ nhà báo bất đồng chính kiến bị bắt giam ngay sau khi Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Mỹ và Việt Nam kết thúc vào tháng 10/2020 và bị giam giữ mà không được gặp mặt người nhà trong hơn một năm trước khi bị đưa ra xét xử trong phiên tòa chỉ kéo dài một ngày vào tháng 12/2021.
Trong thông báo về việc trao giải cho bà Trang hôm 14/7, CPJ, tổ chức chuyên cổ vũ cho tự do báo chí và bảo vệ quyền của các nhà báo, cho biết bà Trang là một trong số 23 nhà báo đang bị giam giữ sau song sắt ở Việt Nam vì những gì họ viết ra, tại thời điểm thống kê của tổ chức này vào năm ngoái.
“Bằng việc vinh danh (Phạm Đoan Trang) với Giải thưởng IPFA (Tự do Báo chí Quốc tế) năm nay, CPJ đang đưa ra ánh sáng sự xuống cấp trong môi trường tự do báo chí của Việt Nam, một trong 5 quốc gia có số lượng nhà báo bị bỏ tù nhiều nhất trên thế giới”, tổ chức có trụ sở ở New York nói trong thông cáo.
Đây là lần thứ hai bà Trang được vinh danh bằng một giải thưởng tự do báo chí quốc tế. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào năm 2019 cũng trao cho nhà bà Trang, người có nhiều cuốn sách bị cấm xuất bản ở Việt Nam như “Phản kháng phi bạo lực” và “Cẩm nang nuôi tù”, giải Tự do Báo chí hạng mục Tầm ảnh hưởng, vì những hoạt động của bà trong việc thúc đẩy cho dân chủ và nhân quyền ở quốc gia có Đảng Cộng sản nắm độc quyền cai trị hàng chục năm nay.
Bà Trang từng là một phóng viên làm việc cho báo nhà nước nhưng bị đuổi việc sau khi tuồn cho một nhà báo độc lập đoạn ghi âm cuộc thẩm vấn của công an trong lúc giam giữ bà. Bà Trang sau đó trở thành một nhà báo độc lập, chuyên viết về các vấn đề nhân quyền cho Luật Khoa Tạp chí, tờ báo mạng do bà đồng sáng lập, và trang tin tức độc lập bằng tiếng Anh, The Vietnamese, có trụ sở ở Mỹ.
Bà Trang cùng ông Will Nguyen, công dân Mỹ gốc Việt từng bị giam giữ ở Việt Nam vì tham gia biểu tình phản đối Luật An ninh mạng, cùng viết ra bản “Báo cáo Đồng Tâm” xoay quanh vụ tấn công gây chết chóc của lực lượng công an vào thôn Hoành ở xã Đồng Tâm đầu năm 2020. Bà Trang bị bắt không lâu sau khi công bố bản báo cáo này.
Theo RSF, có trụ sở tại Paris của Pháp, truyền thông chính thống của Việt Nam bị kiểm duyệt chặt chẽ bởi độc đảng và việc các phóng viên độc lập cũng như các blogger thường xuyên bị bỏ tù khiến cho Việt Nam trở thành nhà tù lớn thứ ba trên thế giới đối với các nhà báo, sau Trung Quốc và Myanmar. Việt Nam bị tổ chức này xếp hạng 174/180 về Chỉ số Tự do Báo chí, tức trong nhóm các nước có ít tự do báo chí nhất trên thế giới.
Bà Trang được nhắc đến trong một báo cáo chung của năm báo cáo viên đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhằm đáp lại về sự trấn áp của nhà cầm quyền đối với bà Trang và những nhà báo độc lập khác ở Việt Nam.
Hồi tháng 3 năm nay, bà Trang được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng “Phụ nữ can đảm” và được Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Marc Knapper ca ngợi là “không sợ hãi theo đuổi một xã hội dung nạp và không gian rộng rãi hơn cho tự do ngôn luận ở Việt Nam”.
Việt Nam đã phản đối việc Mỹ trao giải cho bà Trang và người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội nhiều lần nói rằng Việt Nam luôn đảm bảo quyền con người cũng như tự do báo chí tại quốc gia Đông Nam Á.
Trong bức thư với tiêu đề “Nếu tôi có đi tù” được công bố ngay sau khi bị bắt hồi tháng 10/2020, bà Trang kêu gọi vận động cho luật bầu cử mới ở Việt Nam và nói rằng bà “không cần tự do cho riêng mình” mà “cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho Việt Nam.”
Theo VOA

song  
#3 Đã gửi : 17/10/2022 lúc 03:18:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà báo Phạm Đoan Trang được gặp gia đình lần đầu tiên sau phiên tòa phúc thẩm

UserPostedImage
Nhà báo Phạm Đoan Trang. CPJ/Paul Mooney

Gia đình nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo Phạm Đoan Trang vừa có chuyến thăm gặp bà lần đầu tiên kể từ khi bà được chuyển đến trại giam An Phước, Bình Dương vào ngày 1/10, gần hai tháng sau khi toà cấp cao Hà Nội giữ nguyên mức án chín năm tù với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” trong phiên phúc thẩm diễn ra hồi tháng 8 vừa qua.
Trong chuyến thăm gặp hôm 12/10 tại trại giam An Phước còn có bà Phạm Thị Lân, vợ nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, người đang thụ án 11 năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”.
Hôm 17/10, chúng tôi liên lạc với bà Bùi Thiện Căn, mẹ của nhà báo Phạm Đoan Trang để hỏi về chuyến thăm gặp nhưng không liên lạc được. Tuy nhiên, vợ của nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, bà Phạm Thị Lân cho biết:
“Sau khi thăm gặp ra thì thấy gia đình nhà Đoan Trang cũng phấn khởi, được gửi hết đồ vì gia đình cũng đem rất nhiều đồ, lần đầu mà. Rồi cũng trò chuyện là Đoan Trang thì sức khỏe có vẻ không ổn, chân thì sưng phù, gia đình mua dép vào nhưng mà không đi được nhưng cũng được cán bộ người ta chở ra gặp gia đình xong ta lại chở vào".
Cũng theo bà Lân, gia đình nhà báo Phạm Đoan Trang cho hay việc chuyển bà Trang về trại giam An Phước gia đình không được thông báo:
"Gia đình bảo là Đoan Trang chuyển từ mùng 1/10/2022 về trại giam An Phước, gia đình cũng không được thông báo, người nhà vào trại số 1 Hỏa Lò (Hà Nội) hỏi thì họ mới bảo là chuyển từ hôm 1/10".
Trong chuyến thăm gặp lần này, vợ nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ cho hay sức khoẻ chồng bà, blogger Nguyễn Tường Thụy vẫn không khá hơn những lần thăm gặp trước:
"Anh có nói rằng là bệnh xương khớp của anh bây giờ nó đau thường xuyên, nhất là cái cổ tay trái khi bị bắt là người ta bẻ tay lấy mật khẩu nên bây giờ nó đau. Còn anh thì bị cao huyết áp, uống thuốc thường xuyên, nếu mà dừng thuốc thì nó lại bị huyết áp tăng lên. Nhưng mà tôi lo nhất là cái bệnh đột quỵ, anh Thụy đã từng đột quỵ năm 2015 mà bây giờ trong điều kiện trong nhà tù nếu như bức xúc về tinh thần mạch, bệnh đột quỵ rất là dễ tái lại cho nên tôi lo nhất là cái bệnh đấy".
Bà Lân đồng thời cho biết, mặc dù cán bộ trại giam An Phước không làm khó dễ gia đình bà vào mỗi đợt thăm gặp người thân nhưng hầu như thư từ của ông Thuỵ gửi cho bà đều bị trại giam giữ lại, bà nói:
"Có những cái thư chồng tôi gửi cho tôi nhưng mà họ cũng không đưa, họ bảo cái thư này không đưa được nhưng mà tôi muốn đọc. Tôi bảo không giao cho tôi thì cho tôi đọc nội dung, tôi không mang ra ngoài nhưng họ cũng không cho đọc."
Ông Nguyễn Tường Thuỵ (70 tuổi) - một blogger của Đài Á Châu  Tự Do - bị bắt giữa năm 2020 cùng với Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập là ông Phạm Chí Dũng và ông Lê Hữu Minh Tuấn - Biên tập viên của trang Việt Nam Thời báo thuộc Hội.
Đầu năm 2021, trong một phiên toà chỉ kéo dài chưa đầy một ngày, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kết án ông Dũng 15 năm tù giam, còn ông Thuỵ và ông Tuấn đều bị án 11 năm. Cả ba còn bị quản chế ba năm sau khi mãn hạn tù.
Nhà báo Phạm Đoan Trang (44 tuổi) từng làm phóng viên và cộng tác cho các tờ báo Nhà nước Việt Nam. Bà cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như Chính trị Bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực và một số báo cáo song ngữ, trong đó có Báo cáo Đồng Tâm.
Bà đồng thời cũng là một trong các sáng lập viên hai tờ báo độc lập Luật Khoa tạp chí và The Vietnamese, một tạp chí nhân quyền viết bằng tiếng Anh.
Vì các hoạt động nhân quyền và các bài viết của mình, bà Phạm Đoan Trang đã được trao tặng nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có Giải Người Phụ nữ Can đảm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, giải Tự do Truyền thông (Media Freedom 2022) của hai chính phủ Anh và Canada, giải Homo Homini năm 2017 của People In Need (Cộng hoà Séc), Giải thưởng Tự do Báo chí năm 2019 của Phóng viên Không Biên giới (RFS), Giải thưởng Martin Ennals năm 2022, và giải Tự do Báo chí Quốc tế 2022 của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ).
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Theo dõi Nhân quyền (HRW), Ân xá Quốc tế (AI), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), và Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) đã kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Trang.
Theo RFA
song  
#4 Đã gửi : 25/04/2023 lúc 09:12:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam: Phạm Đoan Trang ‘không phải là nhà báo’, và có ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’

UserPostedImage
Bà Phạm Đoan Trang tại phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 25/8/2022 khi bị kết án 9 năm tù với cáo buộc "Tuyên truyền chống nhà nước". Photo TTXVN via VietnamPlus.

Trả lời thư chất vấn của các chuyên gia nhân quyền LHQ về việc bắt giữ tùy tiện đối với nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, chính quyền Việt Nam vừa cho biết: “Phạm Thị Đoan Trang không phải là nhà báo, và đã bị xét xử vì các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần, chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí của mình”.
Ngoài ra, chính quyền Việt Nam còn cáo buộc bà Phạm Đoan Trang “có âm mưu lật đổ chính quyền” thông qua việc “cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài”.
“Các phương tiện truyền thông ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã phát hiện và đưa tin công khai về việc cá nhân này đã cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân (trong đó có Việt Tân)”, văn thư đề ngày 6/4 của đại diện chính phủ Việt Nam tại LHQ được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố hôm 16/4 có đoạn viết.
Thư phản hồi của chính quyền Việt Nam còn nói rằng nhà báo độc lập này xuất bản trái phép các ấn phẩm “có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật... để tiến hành bạo loạn lật đổ Nhà nước”.
Từ Australia, nhà hoạt động nhân quyền Hoa Nguyễn, đồng thời là một người bạn của Phạm Đoan Trang, nêu nhận định với VOA hôm 25/4 về phản hồi của phía Việt Nam:
“Ở trong thư gửi này, những điều viết về Phạm Đoan Trang rất là sai sự thật. Và nó thể hiện một thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam là họ không cần quan tâm đến tất cả những liên lạc của LHQ.
“Trong thư này nảy ra những thông tin mà hoàn toàn không có trong phiên tòa: ví dụ như cáo buộc Phạm Đoan Trang “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “liên lạc với các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài, liên kết với cả Việt Tân.
“Tôi đọc và tôi hiểu rằng đây là một thái độ rất tiêu cực từ phía nhà cầm quyền Việt Nam”.
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang bị bắt vào tháng 10/2020, và sau đó bị tòa án ở Hà Nội tuyên phạt 9 năm tù giam với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự 1999.
Nhận định về việc chính quyền Việt Nam cho rằng bà Phạm Đoan Trang không phải là một nhà báo, bà Hoa Nguyễn nói:
“Ở trong này họ nói rằng Phạm Đoan Trang “không phải là một nhà báo, đã bị xét xử vì các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần” thì rất là buồn cười vì Phạm Đoan Trang đã nhận được rất nhiều giải thưởng về báo chí, bản thân chị ấy có 10 năm là nhà báo của cơ quan truyền thông nhà nước.
“Khi họ nói rằng “Phạm Đoan Trang không phải là một nhà báo” là một điều vô cùng lố bịch, bất chất dư luận, bất chấp dư luận trong nước luôn vì không ít người biết Phạm Đoan Trang là một nhà báo”.
Phía Việt Nam cho biết thêm bà Trang đang chấp hành án tại Trại giam An Phước (tỉnh Bình Dương) với “Điều kiện giam giữ, quyền được gặp thân nhân và được khám chữa bệnh định kỳ được đảm bảo”.
Văn thư cho biết thêm: “Hiện tại, Bà Trang có đủ sức khỏe để chấp hành án”.
Trước đó, vào tháng 11/2022, các chuyên gia nhân quyền LHQ gửi văn thư chất vấn chính phủ Việt Nam về việc 18 nhà bảo vệ nhân quyền, nhà báo và nhà hoạt động bị cho là bị bắt giữ tùy tiện và tước đoạt tự do bởi nhà cầm quyền Việt Nam.
Các nhà bảo vệ nhân quyền này bao gồm Bùi Tuấn Lâm, Bùi Văn Thuận, Cấn Thị Thêu, Đặng Đăng Phước, Đinh Văn Hải, Đỗ Nam Trung, Lê Anh Hùng, Lê Chí Thành, Lê Trọng Hùng, Lê Văn Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thuý Hạnh, Trần Quốc Khánh, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Trương Châu Hữu Danh và Phạm Đoan Trang.



Theo VOA
UserPostedImage
Bich Anh Hoang
Nó muốn bỏ tù ai, giết ai, nó cứ cột cho cái tội " Lật Đổ Chính Quyền" !
Sự sợ hãi bị lật nhào, do cái mặc cảm "chính quyền" của nó là một bè đảng bất hợp pháp, không được người dân cho phép cầm quyền.
Thành thử đàn bà, con nít... cũng dễ bị buộc cho cái tội tầy đình " Lật Dổ Chính Quyền".
Một "chinh quyền" do cướp dựt mà có, ngự trị nhờ bạo lực và giết chóc, cho nên luôn lo sợ bị lật đổ. Nhưng có cái gì chỉ nắm được do cướp dựt và trấn áp, mà lại cứ tồn tại mãi được ?!
Viet TuDo
Luật rừng của loài ác quỷ đỏ cộng sản bịt miệng người dân vô tội chỉ muốn xây dựng lại đất nước một cách hòa bình.
Minh Đức
Nhà văn Vũ Tài Lục viết:
Sứ mạng của trí thức là đi tìm chân lý và phê phán. (L'intellectuel a mission de chercher la vérité et de juger). Chính vì phải thực hiện sứ mạng này mà phần tử trí thức bị bạc đãi và đổ sát.
Chính vì mang sứ mạng này mà phần tử trí thức đã bắt với một loại thói quen là thường xuyên đối lập.
Phê phán tất đụng chạm, kẻ ngồi tại quyền dù ở lãnh vực nào cũng thế rất không hài lòng và với chỉ trích và phê phán bao giờ. Họ sẵn sàng nếu có cơ hội hoăc sẽ cố tạo ra cơ hội để tiêu diệt phê phán.
Nam
Đúng CSVN nói thì đúng một nữa mà thiếu vì sợ xấu hổ mà phải nói thêm ( Không phải là báo bưng bô ăn bẩn của CS bây giờ) .
Nhưng cô ta đích thực là nhà báo độc lập nhà báo trung thực của nhân dân trong nước và thế giới điều biết .Xin khâm phục lòng quả cảm của cô Phạm Đoan Trang cái tên nói lên điều đó.
Hieu Ho
dan ngu gio nay doi tra lai mien nam? khi da cuop thi la sao no tra lai chi co tieu diet chung hieu chua. da la khi truong son thi la suc vat roi lam thuong thuyen voi chung...muon lay lai phai tieu diet chung thoi cung khong cai tao duoc
Loc Tran
Bản chất của đảng CSVN là một đảng cướp chính quyền chứ không do dân bầu lên. Với cái tính "hèn với giặc, ác với dân", sống không lương thiện, nó rất sợ dân và tiếng nói đối lập. Nó coi đó là kẻ thù và luôn sống trong lo sợ bị dân lật đổ, cướp lại chính quyền và mình sẽ chết. Để tránh hiểm họa đó nó cấm đoán hết, bỏ tù hết, tiêu diệt hết.
ChinaFreeT1bet
Việt Cộng đã cướp chính quyền thi tính sao?
Việt Cộng phải trả lại chính quyền cho nhân dân!
Tran van GC
Miệng lưỡi VC mà !!
Ông già Saigon
CS muốn kết tội bất cứ tù nhân chính trị nào, bằng một tội hình sự nhất là ghép vào tôi "âm mưu lật đổ chính quyền" dù họ chỉ có cây bút hay bàn phím, không có một tấc sắt, một vũ khí hay một lực lượng nào.
nghe vu  
TT VC Mi Chinh coi ong Blinken kg ra gi khi noi song phang me no so gi ! HRW keu goi ong Blinken can thiep thi duoc cai quai gi?
song  
#5 Đã gửi : 26/04/2023 lúc 11:13:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam trả lời chất vấn của chuyên gia LHQ về trường hợp Phạm Đoan Trang

UserPostedImage
Nhà báo Phạm Đoan Trang. ICJ

Văn thư của Đại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc trả lời chất vấn của các chuyên gia nhân quyền thuộc tổ chức này về biện pháp bắt giữ tùy tiện đối với nhà báo độc lập, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố ngày 16/4 vừa qua.
Văn thư của Đại diện Việt Nam đề ngày 6/4 cho rằng bà Phạm Đoan Trang không phải nhà báo; bà bị đưa ra tòa xử án vì có các hoạt động mà Hà Nội cho là nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí.
Đại diện Việt Nam cũng nêu rằng “các phương tiện truyền thông tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng phát hiện và đưa tin công khai về việc cá nhân bà Phạm Đoan Trang cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân (trong các tổ chức đó có Việt Tân)”.
Phía Việt Nam còn nêu rằng bà Phạm Đoan Trang xuất bản trái phép nhưng ấn phẩm bị cho “có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật… để tiến hành bạo loạn lật đổ Nhà nước”.
Bà Phạm Đoan Trang bị bắt hồi tháng 10 năm 2020 theo cáo buộc “Phát tán tài liệu chống nhà nước”. Sau đó Toà án ở Hà Nội xét xử và kết án bà chín năm tù giam vào tháng 12 năm 2021. Tòa phúc thẩm vào tháng 8/2022 y án phúc thẩm.
Nhà báo Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách bị cấm ở Việt Nam. Bà từng là phóng viên của một vài cơ quan truyền thông quốc doanh, sau đó đã cùng một vài nhà hoạt động khác sáng lập ra Luật Khoa Tạp Chí, một tờ báo tiếng Việt độc lập hiếm hoi ở quốc gia Cộng Sản.
Bà cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như Chính trị Bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực và một số báo cáo song ngữ, trong đó có Báo cáo Đồng Tâm.
Bà đồng thời cũng là một trong các sáng lập viên hai tờ báo độc lập Luật Khoa Tạp chí và The Vietnamese, một tạp chí nhân quyền viết bằng tiếng Anh.
Các hoạt động nhân quyền và các bài viết của bà Phạm Đoan Trang mang lại cho bà nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có Giải Người Phụ nữ Can đảm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, giải Tự do Truyền thông (Media Freedom 2022) của hai chính phủ Anh và Canada, giải Homo Homini năm 2017 của People In Need (Cộng hoà Séc), Giải thưởng Tự do Báo chí năm 2019 của Phóng viên Không Biên giới (RFS), Giải thưởng Martin Ennals năm 2022, và giải Tự do Báo chí Quốc tế 2022 của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ).
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Theo dõi Nhân quyền (HRW), Ân xá Quốc tế (AI), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), và Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) đã kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Trang.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.224 giây.