logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/04/2023 lúc 12:05:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thầy ngồi trên kia, sau cái bàn rộng, chỉ có một quyển sách mỏng trước mặt và không thấy ông mở ra. Như thói quen, ông không viết bài, viết dàn bài trên bảng, phấn với bảng ít khi ông dùng tới, có thể tất cả đã được sắp xếp chuẩn bị chu đáo và có lớp lang trong đầu ông. Đúng vậy, ông vẫn từ tốn nói theo những ý nghĩ dường như vẫn có sẵn trong tâm trí. Ông nói không vấp váp, từ từ, lôi cuốn và thuyết phục. Ông có một « schéma » trình tự đi tới, đi tới không hề áp đảo.
     Cái giảng đường có thể chứa hơn 200 sinh viên. Nhưng từ độ có cái biến động lớn, rất lớn, thì số chúng tôi đi học còn lại chừng một nửa. Một nửa kia đã lang bạt đi đâu không biết. Nửa còn lại này thì loay hoay mãi chẳng biết làm gì hay ho hơn, nên đành quay lại với lớp học. Lớp học không chóng thì chầy sẽ bị giải tán hay đổi mới thôi, chúng tôi trở lại như níu kéo một cái gì còn may mắn rơi rớt lại, rồi có lẽ trước sau rồi sẽ mai một hay biến thể vô lường.
     Sinh viên không ngồi xa mà tiến lên phía sát bàn thầy, đám nào muốn nghe thì nghe, đám nào không lắng nghe cũng không hề gì. Ông thầy chúng tôi cứ nói. Ông nói một cách chu đáo. Thầy đang nói gì nhỉ?
     À, hôm nay ấy, ông giảng về duy thức tâm. « Duy thức tâm vô thường, là không có gì vĩnh hằng, có đó rồi mất đó ». Ông triển khai duy thức tâm qua: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý… Ông dẫn chứng một số sự kiện và ý niệm đi qua rất nhanh bằng ấy giai đoạn như một tâm điện đồ, như vừa có ý thức, vừa như tự phản xạ, rồi cho ra phán đoán và hành động. Những hiện tượng vô và ra, đi qua ta như luồng ánh sáng. Cảm nhận biến chuyển, đổi thể, luồng ánh sáng ấy giúp ta thể hiện cách sống tự tại như thế nào, vui hay buồn là tùy theo duy thức tâm của ta. Duy thức tâm của người đời vui theo cảnh đời. Duy thức tâm của người hành đạo vui theo đạo.
     Duy thức tâm cũng thay đổi tùy từng người, tùy từng lúc. Có thể nội dung này tôi nhớ không chi tiết lắm, duy có điều tôi nhớ kỹ là bóng dáng trên kia, một ông thầy, vừa là nhà mô phạm, vừa là một ông thầy tu, một học giả và cũng là một sử gia. Sử gia Lê Mạnh Thát.



Sử gia Lê Mạnh Thát.
Ông gầy, bé nhỏ, da trắng xanh, ông mang dáng vẻ thư sinh miệt mài với sách vở, đặc biệt với sách cổ Trung Hoa và những tấm bia mộ cổ, những chuông chùa cổ, những bản khắc trong chùa chiền. Ông thông thạo chữ Hán, chữ Nôm và tự thông hành nhiều lần đi đi về về miền tây nam phần, miền trung trung phần, để tìm những thiền viện cổ để đọc và khảo sát những bản kinh cổ và cũ, rất xưa. Thầy say mê công việc khảo đính văn học sử, từ những chỗ mờ mờ sương khói, đưa ra chỗ minh bạch cụ thể, có văn bản rõ ràng và với tên tác giả đường đường chính chính, và đúng, ông ấy có một sở học sâu sắc và một kiến thức mênh mông. Trong cái thân thể nhìn như yếu đuối của ông, có một sự say mê trong tâm hồn, một sự uyên bác trong tri thức, và sự khiêm tốn trong cử chỉ, thái độ cùng ngôn từ điềm đạm.
     Trong đầu tôi, khi nhớ về thầy, như còn lảng vảng bóng dáng và văng vẳng đâu đây lời thầy đang đọc bài thơ Hoa Cúc của sư thầy Huyền Quang đời nhà Trần (1225-1258):
 
     Vong thân vọng thể dĩ đô vong.
     …
     Thân thế nào hay có với không,
     Một giường lạnh ngắt kẻ ngồi trông,
     Giữa non năm cuối quên ngày tháng,
     Mạch tiết trùng dương cúc nở bông.
      (Đinh Văn Chấp dịch)
 
Ông không ngâm nga mà nằng nặng cứ như mất hút theo bông cúc đơn lẻ chìm lần vào khe núi. Ông thông thạo nhiêu ngoại ngữ. Sinh viên ở viện Đại học Vạn Hạnh kể với nhau rằng mỗi lần ông nhập thất, là khi ra ông đã học được một ngôn ngữ mới! Chúng tôi không thể nhớ được bao nhiêu thứ tiếng ông có thể đối thoại, đọc và viết. Ông kể là khi học hai ba ngôn ngữ, ta có thể đối chiếu và sắp xếp cạnh nhau cho dễ nhớ. Nhờ thông thạo ngôn ngữ, nhờ khảo sát, hiệu đính văn học qua các thời đại, ông tìm ra nhiều điều mới mẻ, mới mẻ là có một số bài thơ của các thiền sư đời Lý-Trần, hóa ra vô tình ông thấy ở trong thơ cổ đời Tống từ xưa.
     Điều này tụi sinh viên tụi tôi ngày ấy (1965-1966) không mấy thích, tuổi trẻ cố chấp và thất vọng. Đúng là không dễ thương với thầy, kể cả không có tinh thần văn học khai phóng! Khi nghe ông thổ lộ rằng ông đã gặp bài Thuật Hoài, Cảm Hoài của Đặng Dung trong thơ nhà Tống, một bạn sinh viên phàn nàn: “Trời ơi, nếu mà thầy cứ nghiên nghiên cứu cứu hoài với mấy pho sách cũ rì, thầy cứ tìm với hiểu hoài hoài vài cái mộ bia nghiêng ngả, đọc gõ mãi mấy cái đại hồng chung han han rỉ rỉ đó, thì có ngày bao nhiêu thơ hay của ta chạy về Trung Quốc hết ráo cả, văn hóa Việt Nam còn đâu?”
     “Đừng nói vậy mà mang tội với ông cha ta. Cái gì của ai thì thuộc về người ấy. Còn kho tàng văn hóa Việt Nam vẫn trụ đó, thầy đã tìm thấy nền văn hóa Việt Nam phát khởi rất sớm, từ thế kỷ thứ 5, hai trăm năm trước tấm bia ở Thanh Hóa. Ôi có cơ man là tư liệu văn học quý giá, thầy sẽ tuần tự trình bày với các em. Truyền thụ và cũng truyền thừa”.
     Thì cái gì của người, đành phải trả cho người. Không được tham lam như trẻ con. Phải công nhận, có nhiều sinh viên hễ đến nghe trực tiếp bài thầy giảng, là không cần khổ công học bài, không cần mua bài quay ronéo, tụi tôi có thể nhớ, ít ra là đến lúc làm bài thi cuối năm. Cũng có lần sinh viên nhận xét rằng khi giảng bài, thầy không nhìn tụi mình, mà cứ mải nhìn vào khoảng không. Cũng nhiều lần, thầy không nhìn vào khoảng không, mà lại cứ nhìn lên trần nhà, vẫn cái giọng từ tốn, êm đềm và thuyết phục. Thầy đang giảng về thuyết Nhân nghĩa của cụ Nguyễn Trãi.
    –  Này, đoán xem, tại sao ổng nói với tụi mình hoài, ổng hết ý, nên ông phải nhìn lên cao vu vơ, phải vậy không?
     – Ờ, có thể tại cứ nhìn cái mặt tụi mình hoài, ổng hết ý, nên ông phải nhìn lên cái quạt trần… cho đỡ nóng.
     – Ờ, Sài Gòn, à, Thành phố Hồ Chí Minh nóng thiệt!
     – Tụi bay nói sai bét, ông thầy mình, ổng đang theo dõi con thạch sùng trên kia!
     – Ờ, có thể đúng, chắc con thạch sùng đó đã có lần uống cạn dầu cây đèn chai ở bàn thờ tổ nên “chàng“ đang nghiên cứu nó đấy!
     – Đúng thế, nếu nó ra xa chỗ đó, hoặc nó vô tình rớt xuống bàn mình, “moi“ sẽ lượm nó mang lên tặng ổng.
     – Xuỵt! Ồn quá nhe, có im đi được không?
     Toàn là kỷ niệm, kỷ niệm của thời xưa, còn vớt vát trong thời cuối mài đũng quần trên ghế nhà trường, làm tôi liên tưởng trong tấm hình chụp sau này, lúc thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, thầy ngồi giữa thầy Thích Tuệ Sĩ và thầy Thích Đôn Hậu.


     Cho hay ông nghe ông bị kết án tử hình mà vẫn ngước mặt nhìn vô tư vào khoảng không, cứ y như là chuyện của ai đó, mà không phải là chuyện của ông. Chắc ông còn đang bận tâm tự hỏi xem tại sao người cộng sản Trần Văn Giầu cứ xăm xăm đả kích ông và bảo rằng thuyết Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là bắt nguồn từ lòng yêu nước, sao họ không nói luôn là Nguyễn Trãi chủ trương yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa? Ơ, mà tiếc rằng thời cụ Nguyễn Trãi, từ xa xưa đó, chưa có tư tưởng lẫn cái danh xưng xã hội chủ nghĩa! Vậy chớ người cộng sản dám nghĩ là ông cụ Nguyễn Trãi yêu nước, yêu luôn xã hội chủ nghĩa lắm, họ nhận tất cả rồi ném tất cả vào chuyên chính vô sản.
     Ngay như giáo sư Nguyễn Đăng Thục, một thời là khoa trưởng văn khoa. Giáo sư Nguyễn Đăng Thục giảng bài : « Đồng qui nhi thù đồ », Giáo sư giảng cũng rất mơ mộng với những ý mông lung, mông mênh trong cái tuổi già, an lạc thanh bình, vô thưởng vô phạt. Vậy mà lúc tiếp cận, đối diện với lớp trí thức vô thần cộng sản, ông sửng sốt viết bài tham luận đại ý là nhận định quan điểm Nhân nghĩa ấy là phát sinh từ ý thức hệ Nho học cởi mở.
     Riêng sử gia Lê Mạnh Thát thẳng thắn đi một lối riêng, ông vững vàng dẫn chứng những sự kiện văn học và xã hội của Trung Quốc, rồi gần hơn là của Việt Nam, từ ý nghĩ đến hành động, từ bản chất đến hiện tượng. Rồi ông kết luận chắc chắn rằng thuyết Nhân nghĩa của cụ Nguyễn Trãi bắt nguồn từ cái tâm từ bi của Phật giáo Việt Nam. Ông bảo vệ luận thuyết này cặn kẽ và chắc chắn như ông đã từng bảo vệ luận án tiến sĩ của ông 10 năm trước ở viện đại học Wisconsin, Madison.
     Trong con người dáng vẻ thư sinh ấy, tiềm tàng sâu ẩn tất cả bi trí dũng của đạo pháp, làm cho Trần Văn Giầu, Trần Trọng Tân đã ghét ông lại càng ganh ghét hơn. Chỉ có linh mục chủ trương tờ báo Đối Diện (trước 1975), dường như là linh mục Chân Tín, ngài nhìn ông bằng cặp mắt sầu vời vợi và lo lắng. Nghe kể có một ngày vị linh mục và thầy Trí Siêu cùng đứng trên lầu cao nhà nguyện giáo sứ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, hai người trao đổi vu vơ về cách viết bài tham luận của cộng sản mới đề ra. Rồi hai người cùng chợt nhìn bên kia tường nhà nguyện, dưới sân biệt khu thủ đô cũ, những toán lính Bắc Việt đang nối tiếp nhau đi, thao diễn cơ bản, một hai một hai. Vị cha hỏi vị sư rằng:
    – Thầy có biết vì sao người cộng sản họ thắng không?
    – Thưa cha, hình như là vì họ kiên nhẫn quyết tâm làm tất cả, tất cả những cái mà người khác không dám làm, không thể làm… kể cả không nghĩ tới!
     Trở lại vấn đề Nhân nghĩa bắt nguồn từ tâm từ bi, không sát sanh, yêu người, yêu muôn loài vật, là cội rễ của Phật giáo Việt Nam. Dẫn chứng lịch sử, một nhà Lý bắt đầu từ Lý Công Uẩn, làm vua được tám đời, đến vua Lý Huệ Tôn, ngài nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Ai cũng biết việc ông Trần Thủ Độ mưu mô, sắp đặt cho Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho. Nhà Lý dứt và nhà Trần khởi nghiệp từ đấy. Các tôn thất nhà Lý chống đối đều thất bại và bị chết  tập thể.
     Đến lượt Thủy sư Đô đốc, hoàng tử Lý Long Tường, ngài là con vua Lý Anh Tông, ngài cáo bạch tế lễ tổ tiên rồi bỏ xứ ra đi. Ngài là người tài trí, mưu lược và có lực lượng thủy binh hùng mạnh dưới quyền. Ngài có thể toan tính đảo lại tình thế Trần Thủ Độ. Nhưng, từ nội tâm, ngài hiếu thuận và từ bi hiếu thuận với đạo và từ bi với người. Nếu ra quân thế trận, đánh nhà Trần, chẳng những mang lại sát nghiệp cho mình, mà còn thêm bao nhiêu binh lính và dân lành sẽ chết oan mạng, điêu linh thảm khốc… Ngày ấy, ngài không muốn tạo ra một đại lộ kinh hoàng, mà ngài mang cái tâm từ bi bể sở ấy sang dựng nghiệp ở Cao Ly.
     Nhờ hiếu thuận và đức độ tài năng, ngài dựng nghiệp ở đất người và giúp Cao Ly đánh bại Hốt Tất Liệt, cứu nhân dân ra khỏi sự tàn sát rừng rú của quân Mông Cổ. Kể từ Lý Long Tường, nhà Lý được tôn làm vua ở Cao Ly được bốn đời. Lòng dân yêu mến, và một đời tổng thống, có lẽ là tổng thống Lý Thừa Vãn (?) (Theo sử liệu « Lý Thái Tông toàn tập » của Lê Mạnh Thát và Trần Ngọc Nguyễn Vũ, báo Viên Giác số 149).
     Trừ một Trần Thủ Độ hiếu sát, một cá nhân đặc biệt, các vua Lý, Trần thường mộ đạo, vui cảnh thiền, yêu thương dân như con, ngầm dậy dỗ giáo dục dân qua thơ văn, trong đạo lý và từ bi hỉ xả. « Thương người như thể thương thân » chớ đâu phải lấy binh đao mà mưu cầu danh lợi như cộng sản, « Đại tướng danh thành vạn cốt khô ».
     Đa số người thế hệ chúng ta, đi di tản như ngài Lý Long Tường. Nay đã đi qua hơn một nửa thế kỷ, có cái nhớ cái quên trong cuộc đổi đời. Nhưng có điều không ai quên là nếu có một cái áo từ bi và cái mũ bác ái trên mình, thì thế giới của chúng ta bớt hoảng loạn hơn nhiều như hiện nay. Điều này cũng chẳng ai ngạc nhiên, vì trong cuộc sống chung, niềm hạnh phúc của mỗi người đều như phát khởi từ sự tương quan giữa ta và người khác, giữa ngã và vô ngã. Chúng ta có sang hèn, giầu nghèo, sướng khổ khác nhau nhưng chúng ta cùng nhau cùng đứng chung trên một dòng sinh mệnh.
     Hiệu ứng cánh bướm tác động đều đều và không bỏ quên một ai trong vòng nhân, duyên và quả.
     Ôi thôi, nói xa vời quá, mình có phải thánh nhân đâu! Cũng chẳng phải con ông Khổng tử nữa mà lý giải cao xa.
     Thưa bạn, lúc ở chùa, có một cháu bé thích ăn chay, thích thiệt, chớ không phải bắt chước mọi người xung quanh. Cháu tố cáo rất vô tư là hôm trước, nó thấy anh nó ăn nguyên con gà nướng, chị nó ăn hết cả nguyên con cá salmon. Cô và chú nó làm hết một góc con heo sữa quay.
     Hỏi, thế thường cháu ăn gì?
     Cháu thích mì xào tàu hũ lá hẹ, tomate và célerie cần tây. Sau cháu ăn xôi vò, chè hoa cau hay chè đậu nước dừa, thơm và ngon. Hỏi, cháu không thích thịt gà, thịt heo sao?
     Bé lắc đầu rồi nhoẻn miệng cười: Mình không ăn nó được đâu, tại là vì mình thương!
     Chữ thương, em kéo dài phát âm, hơi ngộ nghĩnh thưư-ơơơng!
     Nhìn đứa bé biểu lộ tình cảm chân phương tôi nghĩ đó là vấn đề nội tâm, đơn giản là từ bi, là đường đi vào giới  thứ nhứt của tam quy ngũ giới, và đó là cũng là sở nguyện tâm đắc của thầy Trí Siêu khi nhận định về quan niệm Nhân nghĩa của cụ Nguyễn Trãi.
     Không hiểu sao Việt Cộng cái năm ấy nó lại bày ra cái hội nghị về Nguyễn Trãi làm gì để bắt mọi người phải cho ý kiến? Tôi cũng chợt giật mình, năm xưa tôi có viết một bài về Nguyễn Trãi, Tết năm Quý Tỵ nào đó! Tôi xấu hổ thiệt vì lúc đó viết, tôi đã cứ đi lòng vòng,  quanh co bên cạnh vấn đề, cứ vớ vẩn với cái vụ án “Lệ Chi Viên“ lẩm cẩm, hoang đường và tưởng tượng! Có lúc bịa đặt nữa mà cứ tưởng là mình viết đúng, viết hay!
     Thế cho nên, già cũng phải đọc, phải học, hôm nay học hơn hôm qua một điều, không thôi, rồi mình sẽ bị đào thải ra khỏi cái đầu và cái đời.

4/2023
Chúc Thanh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.