logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/05/2023 lúc 07:24:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chuyện xảy ra dưới thời Minh thuộc.
Phan Huấn quê ở làng Cao Mật - gần thành Tây Đô là con của một viên thị vệ dưới triều Trần Thuận Tông. Từ thuở nhỏ Huấn đã nổi tiếng hay chữ. Nhờ thân phụ làm việc gần vua, Huấn biết khá nhiều chuyện lôi thôi đã xảy ra ở triều đình. Lúc bấy giờ nhà Trần đã quá suy yếu, đang bị một ngoại thích nhiều tham vọng là Hồ Quí Ly khuynh loát. Rất nhiều vị thân vương, trung thần, trong đó có cả các danh tướng có công lớn trong việc bình Chiêm như Nguyễn Đa Phương, Trần Khát Chân đã lần lượt chết dưới tay Quí Ly. Thấy những thảm cảnh đó, lòng Huấn đâm nguội ngắt với hai chữ công danh. Bởi thế, dù chữ nghĩa đầy bụng, Huấn cũng chẳng thiết tha gì tới các cuộc thi cử.
Khi vua Thuận Tông bị Hồ Quí Ly bức tử thì cha Huấn cũng bị ám hại luôn. Biến cố ấy làm Huấn càng đau lòng, càng chán đời.
Thấy con mình quá yếm thế, mẹ Huấn lo sợ thúc giục Huấn cưới vợ với mong ước chàng sẽ có được sự thay đổi nào chăng. Là người con chí hiếu, Huấn nghe lời mẹ, chịu cưới nàng Thúy Liên ở làng Yên Tôn – cũng gần thành Tây Đô - làm vợ. Hai vợ chồng Huấn ăn ở với nhau đã mấy năm vẫn chưa có con cái gì. Khi cuộc xâm lăng nước Việt của nhà Minh bắt đầu cũng là lúc mẹ Huấn qua đời đã khiến Huấn càng vô cùng đau khổ. Chiếm được Đại Việt, người Minh tập trung lực lượng lo giữ vững những khu vực dân cư trù phú để kiểm soát nhân sự và quản lý tài nguyên. Chúng tận dụng bọn tay sai ham lập công để đàn áp, bóc lột dân Việt rất tàn nhẫn. Vì thế, cuộc sống của dân ta khốn đốn, ngột ngạt trăm bề.
Riêng Huấn, vì đã nổi tiếng hay chữ nên người Minh luôn kêu gọi chàng ra hợp tác với họ. Trong khi đó những người yêu nước cũng âm thầm lôi kéo chàng vào các tổ chức chống Minh. Với giặc, Huấn quyết lòng không hợp tác đã đành, với các tổ chức chống Minh, Huấn chưa thấy vị lãnh đạo nào sáng giá có thể làm nên việc lớn nên cũng chưa muốn theo ai. Thấy tình thế muốn sống yên cũng không xong, vợ chồng Huấn phải quyết tìm một lối thoát.
May thay, bữa nọ Huấn tình cờ gặp được Hữu, một người bạn cũ chuyên đi buôn miệt rừng mách nước: muốn sống yên cứ lên miền thượng du. Ở đó dân tình sống vô tư, dễ dãi với nhau mà chính quyền cũng ít ngó ngàng tới. Hữu nói sẵn sàng dẫn Huấn đến một nơi có đất đai làm ăn tốt, không sợ nước độc, không sợ thú dữ. Huấn mừng lắm, bèn hẹn ngày ra đi.
Đúng ngày hẹn, vợ chồng Huấn mang hành trang đến nhà Hữu. Tới nơi, Huấn thấy đã có bốn người đợi sẵn. Họ ngồi riêng hai cặp. Một cặp Huấn đoán là hai vợ chồng, cặp kia một lớn tuổi một trẻ em, có lẽ là hai cha con. Huấn hỏi Hữu:
-Mấy người này cũng đi thượng du sao?
-Đúng vậy, hai gia đình này cũng lên thượng du. Anh chị đợi chốc lát nữa đi với tôi.
Vợ chồng Huấn ngồi xuống cạnh cha con ông già. Hai bên chào nhau. Thấy gương mặt ông già quen quen Huấn hỏi:
-Hình như tôi có gặp bác ở đâu rồi nhỉ?
Ông già tươi cười cởi mở:
-Không gặp sao được? Tôi chính là gã ăn mày hay dắt thằng bé này đi xin ăn khắp nơi đó mà. Chắc hẳn ông bà đã gặp nhiều lần!
Thúy Liên bật cười:
-Hèn gì! Nãy giờ tôi cũng thấy cha con ông quen quen mà nhớ mãi không ra. Đặc biệt là hình ảnh cậu bé này lúc nào cũng nai nịt gọn gàng, lưng mang cái bầu, tay cầm cái gậy múa men như một kiếm khách thật dễ thương đó mà!
Huấn cũng bật cười:
-Trời đất, chàng kiếm sĩ tí hon lưng đeo hồ lô tay múa kiếm liên miên đây sao?
-Cũng vì cái tướng ba trợn của nó mà bọn trẻ hay gọi đùa nó là “hồ lô ông” tức là cái ông đeo cái hồ lô, dần dần tiếng “lô” rớt đâu mất chỉ còn hai tiếng “hồ ông” đấy. Chính tôi bây giờ cũng quen gọi nó là “hồ ông” luôn. Xin lỗi tôi tò mò một tí, ông bà cũng đi thượng du sao? Tại sao phải đi như thế?
Huấn lộ vẻ trầm tư giây lát rồi đáp:
-Vì cuộc sống thúc đẩy bác ơi. Xin lỗi bác, trông bác phong cách chững chạc thế kia sao lại phải sa chân vào cái nghề “bị gậy”? Sao không hành nghề ở chốn đồng bằng nữa mà phải lặn lội đến chốn rừng núi?
Nghe Huấn hỏi, ông già sáng mắt lên:
-Lời thắc mắc của ông khiến tôi nghĩ chắc ông cũng đang mang một nỗi riêng? Thú thật, ngày xưa tôi cũng chẳng đến nỗi nào. Thời thế đã đẩy tôi đến con đường này. Cha con tôi cũng từng đi xin ở chốn đồng bằng. Khốn nỗi thỉnh thoảng tôi lại gặp những người quen biết cũ, tuy có chút mừng vui nhưng làm sao khỏi nhột lòng! Vả lại bây giờ ở miền dưới dân chúng đói khổ, cùng cực lắm. Đôi khi ngửa tay nhận chén gạo của người ta lòng mình cũng thắt lại. Đi miền núi thế này may ra tìm được chút tương lai cho thằng bé.
Nhìn thằng bé có vẻ sáng sủa, Huấn hỏi:
-“Hồ ông” dễ thương quá nhỉ. Mấy tuổi rồi?
-Bảy tuổi. Cháu sinh ra không gặp thời...
Ông già chưa nói hết câu thì hai chiếc xe bò đã có mấy người ngồi sẵn ghé lại. Hữu sắp xếp cho cha con ông già lên một xe, hai vợ chồng kia lên xe thứ hai. Hai chiếc xe bò đi xong Hữu nói với vợ chồng Huấn:
-Đợi tôi một lát – Hữu vừa nói vừa quày quả bước đi.
Thúy Liên chép miệng:
-Thật tội nghiệp cha con ông già. Tuổi đó rồi mà còn phải bôn ba tìm đất sống. Có thể ông già này trước đây cũng ở tầng lớp thượng lưu. Già quá làm sao có thể lập nghiệp được nữa mà lại lên thượng du nhỉ?
-Mình chẳng đoán trước kia ông ấy có thể thuộc giai cấp thượng lưu sao? Biết đâu ông ấy sẵn của chìm?
-Ông Hữu cho biết sẽ đưa mình đi đâu chưa?
-Ông ấy bảo sẽ đưa mình lên châu Ngọc Ma. Châu này vốn thuộc đất Lão Qua, vua Trần Minh Tông mới sát nhập vào nước ta gần đây thôi...
Chiếc xe bò thứ ba trờ tới. Hữu bảo vợ chồng Huấn đưa hành lý lên. Thúy Liên hỏi Hữu:
-Mình đi xe bò đến tận chỗ luôn sao anh Hữu?
Hữu cười dí dỏm:
-Đâu mà sung sướng vậy! Chỉ đi xe bò một đoạn thôi. Còn phải lội đường rừng, phải vượt đèo lội suối, phải qua nhiều gian nan nữa mới tới được đất hứa được! Nhưng anh chị đừng lo, tôi đã tính toán cả rồi.
*
Cuối cùng vợ chồng Huấn đã đến bản Thủy Sách thuộc châu Ngọc Ma, một bản khá hẻo lánh, cư dân hầu hết là người dân tộc thiểu số.
Tới được chốn này Huấn mừng lắm, tự cho là đã chọn đúng chỗ mong muốn. Với các châu quận miền núi, người Minh nới tay hơn ở đồng bằng nhiều. Phần lớn ở đó là dân thiểu số nghèo nàn, thưa thớt, dẫu vơ vét lắm cũng chẳng được bao nhiêu. Hơn nữa, việc chia mỏng lực lượng ra để kiểm soát vùng rừng núi hiểm trở là việc rất đáng ngại. Người Minh đành phải lơ là, dễ dãi với dân địa phương để mua lòng. Họ chỉ tiếp xúc với các thổ quan, vừa dụ dỗ, vừa hăm dọa miễn sao các viên chức này chịu ngồi yên cho họ rảnh tay tung hoành ở miền xuôi là được. Các thổ quan khôn ngoan cũng gắng giữ một bề ngoài thần phục để được yên thân. Lâu lâu họ chỉ cống nộp một ít sản vật tượng trưng là xong.
Ở bản Thủy Sách chưa bao lâu Huấn đã tạo được nơi ăn chốn ở đàng hoàng. Người dân thiểu số tuy nghèo nhưng thật thà, tốt bụng, không ganh tị, đố kỵ ai. Huấn rất hài lòng với cuộc sống mới. Thúy Liên đã sớm tìm được niềm vui say trong việc trồng trọt và chăn nuôi heo gà. Huấn chỉ dành một ít thì giờ phụ giúp vợ, ngoài việc đó, chàng hoàn toàn rảnh rang để tìm lại thú vui trong mớ sách vở mang theo. Cũng có khi chàng ngao du đây đó để chiêm ngưỡng những cảnh vật mới lạ. Nhưng dần dần những thú vui đó không còn làm chàng thỏa mãn. Chàng dần cảm thấy băn khoăn, buồn bã vì thiếu thiếu một cái gì...

***

Lần đó trời bỗng đổ mưa dầm mấy ngày liên tiếp. Buổi sáng sau đêm mưa dứt vầng nhật lại rực rỡ hiện ra giữa bầu trời trong sáng. Thế là dân trong bản rủ nhau ra rẫy thăm hoa màu xem có thiệt hại gì không. Huấn vừa ăn cơm xong thì một người hàng xóm đến cho biết viên tù trưởng bản Thủy Sách là Lộ Lâu gọi Huấn phải đi gấp có việc cần. Huấn lật đật theo chân người hàng xóm. Lát sau hai người đến một cái rẫy có nhiều cây lưu niên, có một số đã bị nghiêng đổ vì mưa gió. Nhìn bên trong Huấn thấy năm sáu người đang đứng quanh một ngôi nhà bị sập úp. Hai con chó đang chạy quanh nhà, cứ chõ mõm vào phía trong mà sủa vang. Ngôi nhà này có lẽ bị đổ vì các cột chôn quá cạn, lại nằm nhằm đường nước xoái, nước đẩy mạnh quá không giữ nổi.
Tù trưởng Lộ Lâu bảo mọi người gỡ tranh gỡ phên gỡ mái ra. Ai nấy đều hoảng hồn khi thấy trong nhà có hai xác chết một lớn một nhỏ. Một người kêu lên:
-Thôi rồi, đây là hai cha con người Kinh mới đến trú ngụ trong bản khoảng ba năm nay thôi.
Huấn giật mình nhìn kỹ, đúng là hai cha con người ăn mày cùng lên thượng du một lần với chàng ba năm trước. Người cha bị một cây cột nhà đè lên ngực, thân thể đã lạnh cứng nhưng tay vẫn cầm một cuốn sách ướt nhẹp. Người con thì nằm trên một tấm ván, có đắp một manh chiếu rách ướt. Lộ Lâu hất manh chiếu ra, sờ vào thân thể cậu bé thấy còn có chút hơi ấm liền kêu lên:
-Đứa bé này có lẽ mới xỉu đi thôi, chưa chết hẳn. Mạng người quí lắm, phải cứu mới được.
Thế rồi ông thúc hối mọi người kiếm củi nhóm lửa để sưởi ấm đứa bé.
Lúc ấy tình cờ quan tri phủ châu Ngọc Ma là Cầm Quý cùng một thuộc viên cưỡi voi đi ngang qua. Thấy đám đông đang nhốn nháo lăng xăng làm việc, Cầm Quý liền dừng lại hỏi duyên cớ. Khi biết rõ sự việc đã xảy ra, Cầm Quý nói:
-Thật là chuyện rủi ro đáng tiếc. Nhưng mạng chú bé này lớn lắm! Không phải ý trời sao có cuộc kỳ ngộ này? Có danh y Miêu Tú ở đây – Cầm Quý vừa nói vừa chỉ vào người tùy tùng – may ra chú bé cũng sẽ được cứu.
Hóa ra người cùng đi với Cầm Quý là ông thầy thuốc Miêu Tú. Miêu Tú đã nhanh chóng tiến lại bắt mạch, bấm huyệt, xoa bóp cho đứa bé một hồi rồi nói:
-Không đến nỗi nào, hi vọng cứu được. Nhưng cần phải cho nó nằm ở một nơi kín đáo tốt hơn. Chỗ này trống trải gió máy không tiện. Có ai nhà ở gần đây không?
Huấn vốn đã biết cha con ông già này. Thấy thằng bé kháu khỉnh dễ thương Huấn rất có cảm tình với nó. Vả lại, hiện tại chàng vẫn chưa có con. Nay gặp tình cảnh này chàng chợt nẩy sinh ý muốn nhận đứa bé làm con nuôi nên nói:
-Thằng bé người Kinh, tôi cũng người Kinh, xin đưa về nhà tôi, hi vọng việc săn sóc nó sẽ tiện hơn.
Mọi người đều cho là phải. Cầm Quý nói:
-Tốt quá. Anh hãy phụ với thầy Miêu đưa đứa bé về nhà ngay đi. Vấn đề của ông già đã có anh em ở đây lo. Cứu sống được nó là công lớn của anh và thầy Miêu đấy.
Lộ Lâu cầm cuốn sách của ông già trao cho Huấn:
-Anh giữ cái này cho nó luôn. Đọc xem cuốn sách nói gì rồi cho tôi hay với.
Thầy Miêu nhanh nhẹn bế xốc thằng bé lên vai rồi bảo Huấn đi trước dẫn đường. Tới nhà Huấn, hai vợ chồng liền sắp xếp ngay một chỗ nằm kín đáo cho đứa bé. Thầy Miêu lại bắt mạch, bấm huyệt, xoa bóp cho đứa bé một hồi rồi lấy ra một viên thuốc đút vào miệng nó. Tiếp đó ông trao cho Huấn ba viên thuốc rồi nói:
-Chốc nữa đứa bé sẽ tỉnh lại. Nó có thể đòi ăn, nên chuẩn bị một ít cháo loảng, cho ăn từ từ. Vài ngày sau mới có thể cho nó ăn thức ăn đặc bình thường. Bắt đầu ngày mai mỗi ngày cho nó uống một viên thuốc tôi vừa trao.
Quả thật chỉ một lát sau đứa bé rên khẽ một tiếng rồi từ từ mở mắt ra. Thấy ba người đang chăm chú nhìn mình nó cất giọng yếu ớt:
-Đây là nơi nào?
Thầy Miêu sung sướng vừa cầm tay nó xem mạch vừa mỉm cười:
-Cháu tỉnh lại rồi, tốt quá! Đây là nhà của hai ông bà tốt bụng đã cứu cháu đấy. Cháu yên chí nằm nghỉ.
-Cha cháu đã chết bây giờ ra sao rồi?
-Cha cháu đang được người ta chôn cất. Khi cháu khỏe người ta sẽ chỉ chỗ cho cháu biết.
-Cháu đói quá, xin quí ông quí bà bố thí cho cháu chút đồ ăn.
-Từ từ đã, rồi cháu sẽ được ăn.
Thầy Miêu lại quay sang nói với vợ chồng Huấn:
-Tốt lắm rồi. Phận sự của tôi như thế là xong! Ông bà gắng săn sóc đứa bé, nhớ làm theo lời tôi dặn. Rồi đây quan tri phủ sẽ cho người đến thăm và quyết định trường hợp của nó luôn. Giờ tôi phải đi kẻo quan tri phủ đợi. Xin chào.

***

Thấy đứa bé đã tỉnh táo, vợ chồng Huấn mừng lắm. Thúy Liên bưng đến cho nó một chén cháo, mắt nó sáng rỡ lên. Nàng dịu dàng hỏi:
-Cháu tên gì?
-Bẩm quí bà, cháu tên Cảo.
-Cháu họ gì?
Thằng bé có vẻ ngẩn ngơ không hiểu. Huấn nghĩ là nó chưa tỉnh táo hẳn nên nói với vợ:
-Mình cho nó ăn đi đã, mai mốt nó khỏe hẳn hỏi chuyện sau.
Thúy Liên dặn thằng bé:
-Thế là cô biết cháu tên Cảo rồi. Từ đây cháu khỏi cần bẩm quí ông quí bà chi hết. Cháu cứ thưa chú, thưa cô là đủ.
Dặn xong nàng bắt đầu đút cháo cho thằng Cảo ăn. Trong khi đó Huấn lấy cuốn sách của ông già ra xem. Nhưng chàng đã hoàn toàn thất vọng. Hai mặt bìa sách đều bị nước xóa nhòa lem luốc hết. Chỉ còn lờ mờ vài nét mà theo dạng chữ Huấn đoán chừng đó là hai chữ “Trần Triều”. Sách được chế bằng giấy bổi quá mỏng đã bị dầm nước khá lâu nên bao nhiêu giấy đều dính chặt vào nhau thành một mảng. Huấn chỉ còn cách đem nó ra phơi nắng hi vọng có thể gỡ ra từng tờ. Nhưng rồi việc này cũng vô ích. Khi sách đã khô vẫn không cách nào gỡ ra từng tờ được. Gỡ tới đâu nó bấn tơi ra tới đó. Đành chịu thua.
Hôm sau thằng Cảo đã lại sức nhiều. Nó đã đi lại được, đã tự bưng được bát cháo để ăn, đã chủ động việc đi tiêu đi tiểu. Huấn thấy vậy vui mừng bàn với vợ:
-Tội nghiệp thằng bé rồi đây không biết sẽ nương tựa vào đâu. Mình chưa có con, hay là nhận nó làm con nuôi được không?
Thúy Liên sáng mắt lên:
-Tôi cũng định đề nghị với mình như thế. Cỡ nó cũng có thể nhờ được vào các việc vặt rồi. Giờ nó cũng đã khá tỉnh táo, mình hãy thử hỏi phăng về gốc gác nó đi.
Liếc thấy thằng bé đang ngồi với dáng vẻ âu sầu, Huấn bước lại ngồi gần nó. Thằng Cảo giật mình ngẩng lên nhìn Huấn trân trân. Huấn cười:
-Cháu thấy mặt chú quen quen phải không? Đừng buồn nữa. Cứ chờ vài ngày khi cháu khòe hẳn chú sẽ dẫn đi thăm mộ cha cháu. À, mà cha cháu tên họ là gì?
-Trước kia người ta gọi là ông ăn mày, nay người ta gọi là ông Kinh.
-Thế họ của cháu là gì?
-Cháu chỉ biết trước kia cháu tên “hồ ông”, giờ là tên Cảo thôi.
Cảo vừa trả lời vừa dùng ngón tay vạch một chữ “Cảo” trong không khí. Cái dạng chữ “Cảo” thằng nhỏ tả quá đúng khiến Huấn ngạc nhiên hỏi:
-Cháu biết chữ à? Ai dạy cho cháu?
-Dạ cha cháu có dạy cháu một ít.
-Vậy cháu thử đọc chú viết chữ gì đây nhé!
Nói xong, Huấn đưa ngón tay vạch vào không khí sáu chữ. Cảo đọc ngay:
-“Nhân chi sơ, tính bổn thiện”.
Đọc xong Cảo bỗng khóc òa. Huấn càng ngạc nhiên hỏi:
-Cháu đọc không sai, sao lại khóc?
Cảo vừa khóc tức tưởi vừa đáp:
-Cháu thương cha cháu quá. Cha cháu đã bị cảm lạnh lại bị cột nhà đè nữa. Nay cháu đã khỏe, ngày mai chú cho cháu đi thăm mộ cha cháu được không?
-Chưa được, phải đợi người ta báo cho chú biết mộ cha cháu chôn ở đâu đã. Cháu đã đọc cuốn sách bị ướt này của cha cháu chưa? Trong sách nói những gì?
-Cháu chưa đọc, cha cháu quí cuốn sách đó lắm nhưng chưa bao giờ cho cháu đụng tới.
Lời của Cảo đã khiến Huấn đánh dấu hỏi về gốc gác ông già. Có lẽ vì muốn che giấu tông tích nên y không cho chính con mình biết họ, sợ nó vô tình tiết lộ ra chăng?
Hôm sau, khi Huấn vừa ra khỏi cửa, định sang nhà người hàng xóm để hỏi mộ ông già chôn ở đâu, bất ngờ gặp tù trưởng Lộ Lâu và thầy Miêu ghé thăm. Sau khi hỏi qua về tình trạng của đứa bé, thầy Miêu vui vẻ nói:
-Vậy là quá tốt. Thay mặt quan tri phủ, tôi xin cám ơn ông bà Huấn đã săn sóc đứa bé mấy hôm nay. Cũng xin báo để ông bà biết, người đàn ông vô danh đã được chôn cất tử tế gần chỗ y đã qua đời. Tội nghiệp đứa bé sau này lớn lên không biết gốc gác mình ở đâu. Xin ông tù trưởng tìm giúp có ai chịu nhận nuôi nó không? Nếu không có tôi sẽ đưa nó về cho quan tri phủ.
Tù trưởng Lộ Lâu chợt hỏi Huấn:
-Thế ông Huấn đã đọc cuốn sách của ông già chưa? Sách nói về chuyện gì vậy?
Huấn liền thuật lại việc mình đã làm với cuốn sách ra sao. Tù trưởng Lộ Lâu tiếp lời:
-Theo như ông Huấn cho biết cuốn sách của ông già còn thấy lờ mờ hai chữ Trần Triều, có thể y họ Trần lắm...
Đã có chủ ý trước, Huấn thưa:
-Vợ chồng tôi xin nhận thằng Cảo làm con nuôi được không? Nếu được, xin cho nó theo họ Phan của tôi. Chuyện gốc gác của nó ta sẽ tìm hiểu sau.
Thầy Miêu và tù trưởng Lộ Lâu đều nói:
-Thế thì tốt quá. Chúng ta khỏi bận tâm về chuyện này nữa. Cái tên Phan Cảo nghe cũng hay đấy. Tôi xin thay mặt quan tri phủ chấp nhận việc này.
Nói xong thầy Miêu trao cho Huấn một thỏi vàng:
-Đây là món quà đặc biệt quan tri phủ dành cho người nhận nuôi thằng bé.
Sau khi thầy Miêu và tù trưởng Lộ Lâu ra về, Huấn liền dẫn Cảo đi thăm mộ ông già.
*
Cảo rất thông minh, ngoan ngoãn. Những khi rảnh rỗi, Huấn lại dạy chữ nghĩa cho Cảo. Dạy đến đâu Cảo tiếp thu được đến đó khiến Huấn rất hài lòng. Thúy Liên thấy vậy cũng vui mừng lắm. Đáp lại, Cảo cũng tỏ ra rất hiếu thảo, siêng năng. Cha mẹ nuôi sai bảo việc gì Cảo đều làm tới nơi tới chốn. Khi rảnh rỗi Cảo còn biết tự tìm các công việc lặt vặt trong nhà để làm nữa. Vì thế, vợ chồng Huấn càng ngày càng thương yêu, quí mến Cảo hơn.
Đường con cái của vợ chồng Huấn ngày càng thu hẹp, Cảo dần thật sự thành kẻ trông cậy mai sau của họ. Vì vậy, họ không tiếc sức vun bồi mọi mặt cho Cảo.
Một hôm khi giảng cho Cảo một bài văn sách đặc biệt, thấy Cảo không những chỉ tiếp thu mau chóng mà còn gợi ra được một số tư tưởng mới lạ, Huấn buột miệng than:
-Tiếc quá, con sinh ra không gặp thời. Nếu đất nước yên bình, với tài học của con lo gì không đạt được công danh phú quí? Con sẽ có cơ hội giúp vua trị nước an dân! Hãy nghe cha, gắng lo phát triển học vấn, gắng lo ôn luyện! Biết đâu sẽ có ngày hữu dụng?
Cảo lộ vẻ phân vân đáp:
-Thưa cha, tấm lòng cha thật cao khiết, nhân hậu, cha là người con ngưỡng mộ nhất trên đời. Được cha mẹ đùm bọc, dạy dỗ, yêu thương như hiện tại con đã quá hạnh phúc. Công ơn tái sinh của cha mẹ đối với con thật quá lớn lao! Con nguyện sẽ ở bên cạnh cha mẹ suốt đời. Khi cha mẹ già yếu con phải nâng đỡ, cung phụng cho tới ngày trăm tuổi mới đền đáp được phần nào mối ân tình bao la ấy. Con không muốn sống xa rời cha mẹ. Cha đã từng sợ hãi, chán chường mấy chữ công danh phú quí mà phải chạy trốn nó tới tận chốn núi rừng này, sao giờ cha lại khuyên con lo ôn luyện để chờ ngày lập công danh? Điều này khiến con hơi khó nghĩ. Con sẽ gắng học hỏi, ôn luyện để bồi bổ kiến thức bản thân chứ không phải con mong tìm kiếm công danh phú quí. Xin cha mẹ thông cảm cho con!
-Cám ơn con đã bày tỏ tấm chân tình đối với cha mẹ! Thật ra việc tìm kiếm công danh đâu phải là xấu! Kẻ trượng phu có tài muốn góp phần trị nước an dân tất phải tìm kiếm công danh trước. Không địa vị, không danh vọng làm nền móng sẵn dễ gì thực hiện được công việc lớn lao kia? Cha vốn bẩm thụ yếu đuối, kém tài nên khi thấy cảnh vì việc tranh quyền đoạt vị mà người ta giết nhau như giết ngóe, nhiều người hôm nay còn làm quan hôm sau đã trở thành tử tội nên cha chán ngán thôi. Còn con thì khác...
-Thưa cha, nhất định bắt chước cha thôi. Con không bao giờ màng đến hai chữ công danh!
-Tùy ý con! Cha cũng không ép!
Từ đó vợ chồng Huấn hoàn toàn coi Cảo như con đẻ. Việc gì hai cha con cũng tâm đầu ý hợp. Dần dần Huấn không chỉ còn coi Cảo như con cái mà còn coi Cảo như một người bạn tri kỷ.
Đối với mọi người chung quanh Cảo luôn lễ phép, khiêm tốn. Thấy ai gặp khó khăn, Cảo không ngần ngại ra tay giúp đỡ. Bởi thế, cả bản Thủy Sách ai cũng mến chuộng Cảo.

***

Thấm thoát Cảo đã trở thành một thanh niên cao lớn. Một hôm Huấn bàn với vợ:
-Nhà mình được đứa con nuôi hiếu thuận, biết ăn ở như thằng Cảo cũng là phước lớn lắm. Ta nên lo chuyện vợ con cho Cảo là vừa.
Thúy Liên có vẻ đắn đo:
-Tôi đồng ý với mình. Nhưng mình cũng nên từ từ lựa con nhà ai có nết na và ít nhất cũng có chút nhan sắc để con mình nó khỏi buồn.
-Đáng tiếc, Cảo ngoài hình tướng cao ráo đẹp đẽ lại thông chữ nghĩa, ở chốn thâm sơn cùng cốc này muốn tìm được một cô vợ cho xứng cũng hơi khó. Hay ta về thăm Cao Mật và Yên Tôn một chuyến may ra tìm được mối nào chăng?
Thúy Liên băn khoăn:
-Cũng có lý. Nhưng nay chiến tranh đang hồi gây cấn đi lại chưa tiện. Cứ thử ra công dò tìm ở đây đã. Biết đâu chốn thâm sơn cùng cốc này cũng có ngọc lành?
Từ đó vợ chồng Huấn âm thầm tìm hiểu mấy nhà có con gái chung quanh. Việc chưa đi đến đâu bỗng có ba người khách đến thăm. Đó là ông bà Lâm và đứa con trai, người cùng làng Yên Tôn với Thúy Liên. Ông bà này đều cỡ ngoài năm mươi. Họ mang theo một gùi nếp và một cặp vịt to béo làm quà. Thúy Liên thoáng ngạc nhiên một chút rồi tươi cười đón khách vào nhà:
-Trời ơi, quí hóa quá. Hai bác vẫn mạnh khỏe? Cậu này là cháu Tuất đây phải không? Cơ duyên nào đưa hai bác đến tận chốn núi rừng này? Mời hai bác và cháu Tuất ngồi chơi đã.
-Đúng là cháu Tuất. Già rồi, đi đâu chúng tôi cũng dắt nó theo để đỡ đần cho mình.
Huấn vui vẻ ra chào khách. Trong khi Thúy Liên lo trà nước, bác Lâm gái nói với Huấn:
-Cháu Thúy Liên ngày xưa ở cùng xóm với chúng tôi. Chúng tôi mến Thúy Liên lắm, muốn tìm thăm cháu đã lâu nhưng nay mới có dịp.
-Dạ cám ơn tấm lòng ưu ái của hai bác. Nhà cháu cũng hay nhắc đến hai bác. Chúng cháu định vài ba ngày nữa sẽ về thăm quê, lúc ấy thế nào cũng ghé thăm hai bác, không ngờ nay hai bác đã lên đây trước.
Thật ra Huấn chỉ là con rể, lại lên sống ở miền núi đã lâu, làm sao nhớ được mấy ai ở làng Yên Tôn? Còn Thúy Liên thì hết sức cảm động nhưng không khỏi gợn chút thắc mắc. Ngày xưa gia đình Thúy Liên với gia đình ông bà Lâm cũng không thân thiết lắm, cớ sao lại có vụ thăm viếng đầy vất vả này?
-Nghe nói hai cháu có đứa con nuôi hiểu thảo lắm phải không? Cháu đâu không thấy?
-Dạ, cháu tên Cảo, đang đi săn trầm chắc vài ba ngày nữa mới về.
Thế rồi Thúy Liên dọn bữa trưa ra mời khách. Bác Lâm trai và cậu Tuất đều có vẻ ít nói nhưng bác Lâm gái thì liến thoắng lắm. Giữa lúc chuyện trò vui vẻ, bác Lâm gái bỗng hỏi:
-Này, Thúy Liên còn nhớ cụ Bá Hoành không?
-Có phải cụ bá hộ giàu nhất làng mình đó không? Bây giờ gia đình cụ ấy sao rồi? Hai cụ ấy vẫn khỏe chứ?
-Cả hai cụ đều còn khỏe. Hai cụ vẫn nhắc đến hai cháu hoài và bây giờ hai cụ nhờ chúng tôi chuyển đến hai cháu một đề nghị.
Thúy Liên càng ngạc nhiên hơn vì suốt thời còn ở làng nàng chỉ gặp hai cụ ấy dọc đường một hai lần chi đó chứ chưa từng tiếp xúc thẳng với ai trong gia đình họ cả. Nàng hỏi lại:
-Thưa, cụ Bá đề nghị chuyện gì vậy?
Bác Lâm gái tươi cười cởi mở:
-Một chuyện đáng mừng cho hai cháu thôi. Trước đây hai cụ đã rất có cảm tình với Thúy Liên, nay lại nghe hai cháu có một đứa con nuôi rất hiếu thảo đã đến tuổi trưởng thành nên hai cụ muốn đưa đứa cháu nội cưng của hai cụ về làm con dâu hai cháu...
Thấy cả hai vợ chồng Huấn đều lộ vẻ ngẩn ngơ bác Lâm gái nói tiếp:
-Thật đấy, hai cụ nói thấy trong gia đình hai cháu ai cũng có đức nên muốn gởi gắm đứa cháu yêu là Hồng Tiên vào cho nó được hưởng phúc ké. Hồng Tiên đã mồ côi cả cha lẫn mẹ từ thuở nhỏ. Chính hai cụ đã nuôi dưỡng, vun bồi cho cháu trở thành một thiếu nữ sắc nước hương trời như ngày nay. Hai cụ thương yêu Hồng Tiên lắm. Vì thấy mình tuổi trời đã cạn nên hai cụ rất lo lắng cho tương lai của Hồng Tiên. Nếu gởi Hồng Tiên vào gia đình hai cháu được hai cụ sẽ rất yên tâm để chờ ngày nhắm mắt. Khỏi cần thắc mắc, vì thương cháu, mọi phí tổn về việc cưới hỏi hai cụ tình nguyện bao trọn hết. Nói nôm na là coi như “cho không” đó. Không những thế, hai cụ sẽ cho đôi trẻ một món hồi môn xứng đáng nữa. Hai cụ chỉ yêu cầu một điều là phải làm đám cưới thật sớm, càng sớm càng tốt. Nên nhận lời đi, bỏ lỡ dịp này uổng lắm. Hãy suy nghĩ, bàn luận với nhau rồi cho hai bác biết ý kiến để tính liệu nghe.
Vợ chồng Huấn nghe bác Lâm gái nói xong càng ngớ người ra thêm. Một lát sau Huấn thưa:
-Chúng cháu rất cám ơn hai bác đã có ý muốn tác hợp duyên lành cho cháu Cảo. Chúng cháu cũng xin gởi lời cám ơn hai cụ Bá Hoành đã chiếu cố đến gia đình cháu. Nhưng bây giờ chúng cháu chưa có thể nói gì được. Ít nhất cũng phải đợi cháu Cảo về để xem ý nó ra sao đã. Xin hẹn vài ba ngày nữa chúng cháu về thăm quê sẽ ghé nhà hai bác để trả lời luôn thể.
-Cũng được. Chớ bỏ lỡ dịp tốt này uổng lắm!
Đêm đó bác Lâm gái lại tiếp tục thuyết phục vợ chồng Huấn: gia sản của cụ Bá lớn lắm. Phải cưới gấp Hồng Tiên cho cho Phan Cảo như thế sẽ bảo đảm cho tương lai của Cảo suốt đời.
Hôm sau thì ông bà Lâm ra về.
Ông bà Lâm vừa bước ra khỏi cửa Thúy Liên hớn hở nói với chồng:
-Không ngờ thằng Cảo lại có phước lớn đến thế. Nghèo xơ xác, lại ở chốn non cùng núi thẳm mà cũng có người muốn đến dâng vợ đẹp. Chuyện lạ lùng hết sức.
-Đúng là con người có số!
-Tôi cũng rất ngạc nhiên về gia đình cụ Bá nữa. Trước đây họ coi gia đình mình như rác, có bao giờ tiếp xúc với nhau đâu mà bây giờ bảo là có cảm tình, mến đức? Nhưng thôi. Mặc họ.
Hai hôm sau thì Cảo về. Trong khi cả nhà đang ngồi phân loại các sản vật Cảo vừa thu hoạch được bất ngờ quan tri phủ Cầm Quý cùng tù trưởng Lộ Lâu lại ghé nhà! Huấn giật mình đứng dậy chào hỏi. Cầm Quý thân mật nói:
-Hôm nay tôi mang đến cho ông bà một tin rất quan trọng. Ông bà và cháu Cảo hãy cùng chúng tôi ngồi lại một lát, ta sẽ bàn bạc với nhau việc này. Khỏi cần lễ nghi làm gì, hãy trải một tấm chiếu nứa ra nền nhà để ngồi cho mát là đủ.
Cảo lấy tấm chiếu nứa trải ra. Cầm Quý ra hiệu cho mọi người cùng ngồi rồi hỏi:
-Lâu nay cháu Cảo mang họ Phan phải không?
Có chuyện gì xảy ra cho Cảo ư? Huấn hồi hộp thưa:
-Bẩm quan phủ, đúng là cháu Cảo mang họ Phan. Xin quan phủ cho biết cái tin quan trọng ấy, chúng tôi hồi hộp quá.
-Kể từ hôm nay chúng ta hãy đổi cháu Cảo sang họ Trần. Tù trưởng Lộ Lâu sẽ lo việc đó giúp ông bà. Cái tin rất quan trọng tôi nói chính là tin đó.
Huấn chẳng hiểu gì cả, bèn hỏi lại:
-Bẩm, sao cháu Cảo phải đổi ra họ Trần?
Tri phủ Cầm Quý hỏi lại:
-Ông Huấn còn giữ cuốn sách của ông già vô danh không?
-Bẩm, cuốn sách đó bị nước thấm làm hỏng hết không đọc được nữa nên tôi không còn giữ.
-Nhưng chắc ông không quên trên bìa cuốn sách ấy còn thấy lờ mờ hai chữ Trần Triều phải không? Điều này đã khiến ai cũng tin rằng ông già ấy họ Trần. Vừa rồi quân Minh đã bị nghĩa quân ta đánh bại khắp nơi. Tuy đã yếu thế, nhưng chúng vẫn ngoan cố tử thủ ở các căn cứ chính để đợi viện binh. Vì muốn tiết kiệm xương máu cho cả đôi bên, Bình định vương đã thương lượng với viên Tổng binh nhà Minh là Vương Thông. Ngài nói nếu Vương Thông chịu rút quân về nước, ngài sẽ trả toàn bộ số tù binh quân ta đã bắt giữ cho về theo, sẽ cấp lương thực đầy đủ và dành mọi sự dễ dàng cho họ trên đường về. Thế nhưng Vương Thông lại đưa ra điều kiện muốn quân Minh rút về, bên ta phải tìm một người dòng dõi nhà Trần lập lên làm vua theo đòi hỏi của vua Minh họ mới chịu. Hiện nay Bình định vương đang cho tìm gấp một người dòng dõi nhà Trần. Vậy tại sao dịp này không để cháu Cảo cải sang họ Trần?
Giờ Huấn mới vỡ lẽ, chàng lắc đầu:
-Chúng tôi không dám làm thế đâu. Chuyện cuốn sách trước kia hết sức mơ hồ ai làm chứng cho? Sự cải họ này có thể khiến chúng tôi bị bắt tội gian dối đấy. Hơn nữa, chúng tôi đã quen cuộc sống yên tĩnh ở đây. Tuy nghèo mà vui. Chúng tôi không hề mơ ước được bước vào chốn quyền quý cao sang. Kính xin quan phủ bỏ qua cho.
Tri phủ Cầm Quý nói:
-Ai bắt tội man khai trong trường hợp này mà sợ? Làm chứng thì đã có chúng tôi đây. Việc dựng người tôn thất nhà Trần làm vua chỉ cốt cho người Minh vừa lòng. Dù mình đưa người giả đi nữa người Minh làm sao biết được? Chẳng lẽ đang nghèo hèn bỗng chốc được người ta tôn lên làm vua ông bà không muốn? Cháu Cảo nghĩ thế nào?
Cảo từ tốn thưa:
-Bẩm quan phủ, ý cháu cũng như ý của cha cháu thôi. Cháu rất sợ mấy chữ công danh phú quí. Hơn nữa, cháu chưa hề có một tấc công với đất nước, chưa làm được gì cho ai hết, bỗng nhiên nhảy tót lên địa vị chí tôn thiên hạ, cháu tự thấy xấu hổ lắm, không thể nào yên lòng được.
-Cháu suy nghĩ chưa tới đó thôi. Người Minh đã hứa, hễ Đại Việt có một vị vua dòng dõi nhà Trần lên ngôi họ sẽ rút quân về ngay. Cháu chịu làm theo yêu cầu của Bình định vương tức là cháu đã cứu được hàng vạn sinh mạng quân dân của hai nước. Dân Đại Việt sẽ được trở lại cuộc sống thanh bình. Điều đó không phải là công lao và ơn đức mà cháu ban phát cho quốc dân sao? Việc gì mà cháu phải xấu hổ, áy náy?
Thúy Liên tuy biết tính chồng, con đều không ham chuyện phú quí nhưng thấy đây là cơ hội ngàn năm một thuở để đời lên hương, không kiềm hãm được lòng tham, liền nói:
-Xin quan phủ và tù trưởng cho thiếp nói hỗn một lời. Cảo à, quan phủ giải thích như thế đã quá rõ ràng. Tuy con chưa có công lao gì thật nhưng giờ nếu con giúp được cái việc chấm dứt cuộc chiến, cứu được hàng vạn sinh mạng quân lính của hai nước, đưa Đại Việt đến chỗ độc lập, tức là con đã lập được một công lao to lớn rồi. Sao con lại phải áy náy? Con phải hi sinh vì đất nước, vì dân tộc, đứng ra gánh vác việc này mới phải!
Thấy vợ nói có lý, Huấn cũng xuôi theo:
-Thôi, quan phủ dạy sao chúng tôi xin nghe vậy.
Tri phủ Cầm Quý vui vẻ nói:
-Có thế chứ! Kể từ đây cháu Cảo phải nhớ mình là Trần Cảo, cháu ba đời của vua Trần Nghệ Tông! Nhắc lại Trần Cảo là cháu ba đời của vua Trần Nghệ Tông! Nhân chứng thì đã có chúng tôi. Mai mốt khi sứ giả của Bình định vương đến có hỏi chúng ta cứ y như thế mà trả lời.
Tù trưởng Lộ Lâu bấy giờ mới lên tiếng:
-Cháu Cảo phải nhớ lấy! Cháu là cháu ba đời của vua Trần Nghệ Tông! Xin chúc mừng! Sau này được phú quí rồi đừng quên chúng tôi nhé.
Thế rồi hai người cáo từ ra về. Họ vừa ra khỏi nhà, Thúy Liên liền cười:
-Giờ đây tôi mới hiểu vì sao cụ Bá Hoành đòi gả đứa cháu gái xinh đẹp cho thằng Cảo! Cảo à, sao con tốt số dữ vậy?
Huấn cũng cười, lắc đầu:
-Nực cười quá, qua việc này mới biết thiên hạ bắt mùi phú quí nhạy hết cỡ! Mấy ngày này tôi cứ cảm động vì tưởng người ta tốt bụng với mình. Giờ mới rõ họ cố tình lợi dụng mình! Đểu giả không tưởng tượng được! Con nên coi chuyện này là một bài học đáng nhớ nghe Cảo!
Trần Cảo thản nhiên cười nhẹ:
-Dạ, con biết, con xin nghe lời cha dạy. Nhưng thú thật với cha mẹ, lòng con không muốn làm vua một chút nào. Con muốn từ chối thôi. Con muốn suốt đời được ở cạnh cha mẹ.
Thúy Liên khuyên lơn:
-Sao con nghĩ dại dột vậy? Nếu con từ chối thiên hạ sẽ mắng nhiếc gia đình ta là ngu. Ăn trên ngồi trước, nắm quyền sinh sát thiên hạ không chịu lại cúi đầu làm tên mọi đen trong rừng?
Tuy nghe theo lời mẹ nhưng suốt mấy ngày Cảo vẫn lộ vẻ phiền não khiến Thúy Liên rất lo.
song  
#2 Đã gửi : 07/05/2023 lúc 07:25:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đúng như viên tri phủ Cầm Quý đã dặn, hai hôm sau sứ giả của Bình định vương là quan Tả bộc xạ Bùi Quốc Hưng đến nhà Huấn. Tri phủ Cầm Quý và tù trưởng Lộ Lâu cũng tháp tùng. Sau khi kiểm chứng xác nhận lại lý lịch của Trần Cảo xong, quan Tả bộc xạ nói:
-Theo lệnh của Bình định vương, hôm nay bản chức sẽ rước tôn ông Trần Cảo về triều. Để đền công nuôi dưỡng tôn ông bao lâu nay, triều đình cũng sẽ ban cho Phan Huấn một chức quan. Vậy, Phan Huấn cũng thu xếp gia đình để cùng đi luôn thể.
Huấn nghe quan sứ bảo vậy liền đáp:
-Thưa ngài sứ giả, việc Trần Cảo được triều đình chiếu cố là một diễm phúc quá lớn đối với gia đình tôi rồi. Riêng bản thân tôi, vốn lười biếng, lại đã quen sống ở chốn tĩnh lặng này, tôi thật tình không muốn làm quan. Chỉ cầu xin một ân huệ, nếu khi nào cần thiết, chúng tôi có thể xin phép đến thăm Trần Cảo là đủ.
Quan sứ Bùi Quốc Hưng nói:
-Tùy ý ông thôi. Yêu cầu của ông không có gì trở ngại. Nhưng hiện giờ việc đóng đô vẫn chưa nhất định chỗ nào. Việc làm quan hay không ông cứ thong thả mà suy nghĩ lại.
Thế rồi Bùi Quốc Hưng cho rước Trần Cảo về một căn cứ nghĩa quân ở núi Không Lộ thuộc phủ Quốc Oai.
Ở đây Bùi Quốc Hưng bắt đầu dạy Trần Cảo học nghi lễ, phép tắc làm vua cũng như chữ nghĩa. Tới lúc này Quốc Hưng mới giật mình trước cái vốn học thức Trần Cảo đã có sẵn. Không ngờ con của một gã ăn mày ở chốn núi rừng lại ôm một bụng chữ nghĩa như thế.

***

Tháng 11 năm Bính Ngọ (1426) Bình định vương cùng các quan làm lễ tôn Trần Cảo lên làm vua. Trần Cảo lấy niên hiệu là Thiên Khánh. Bình định vương tự giáng xuống làm Vệ quốc công Kiểm hiệu Thái sư. Vì tình thế còn gay cấn, vua Thiên Khánh lại chưa quen việc nên Vệ quốc công Kiểm hiệu Thái sư vẫn nắm giữ mọi quyền hành.
Tả bộc xạ Bùi Quốc Hưng được cử làm quân sư cho vua. Quốc Hưng đã trực tiếp giám sát việc tuyển lựa những người hầu hạ vua. Một viên quan gốc Chiêm Thành là Văn Nhuệ đã được Quốc Hưng giao nhiệm vụ chỉ huy đội cận vệ của vua.
Tôn ngôi vua xong, Vệ quốc công sai Nguyễn Trãi viết một tờ biểu đứng tên Trần Cảo dâng cho vua Minh đại lược như sau:
“Khi Thái tổ Cao hoàng đế lên ngôi tổ tiên của thần là Nhật Khuê đã cho người sang triều cống và được ban tước Vương. Từ đó đời đời giữ lệ triều cống không sai sót. Gần đây, nhân họ Hồ soán nghịch, Thái tông Văn hoàng đế đã khởi quân hỏi tội. Sau khi dẹp yên giặc, vua đã hạ chiếu tìm con cháu họ Trần để giữ việc thờ cúng. Bấy giờ Tổng binh Trương Phụ chưa kịp tìm kiếm rộng khắp đã vội xin đặt đất nước thần làm quận huyện. Thần, trước đây vì đất nước rối loạn phải chạy trốn sang Lão Qua chỉ mong được kéo dài chút hơi tàn. Nào ngờ người nước quen thói man di, nghĩ đến ơn trạch của tổ tiên nhà thần, ép thần phải về nước. Bất đắc dĩ thần phải gượng theo. Dù việc này do người nước ép buộc nhưng cũng là cái tội bởi thần không biết đắn đo suy tưởng. Mới đây đã đến cửa quân tạ tội nhưng chẳng được đâu để ý lắng nghe. Người nước sợ bị giết nên mới phải đem nhau giữ những nơi quan ải để tự vệ. Nào ngờ quan quân từ xa đến thấy voi hoảng sợ bỏ chạy nên đã tự tan vỡ. Việc đã đến thế, tuy do sự bất đắc dĩ của người nước, cũng là tội lỗi của thần. Nhưng, số quan quân và ngựa bị bắt đều đã thu lượm nuôi dưỡng, không dám tơ hào xâm phạm. Nép mong hoàng thượng dựa theo lời chiếu của Thái tông Văn hoàng đế cho tìm kiếm con cháu họ Trần, nghĩ đến lòng thành của ông cha nhà thần đã dâng lễ triều cống trước tiên, tha cho thần cái tội lớn, miễn cho thần tội chết, khiến thần được nối dõi ở cõi Nam, triều cống cửa trời. Ngoài sự riêng sai bồi thần thân tín đem dâng tạ biểu và đưa đến kinh đô nạp trả ấn tín và người ngựa, nay xin đem danh sách và số mục kính cẩn tâu lên để nhà vua soi xét”.
Bình định vương sai sứ mang tờ biểu này đến Vân Nam cậy Tổng binh Mộc Thạnh đem dâng cho vua Minh. Mộc Thạnh vốn đã quá ớn lạnh với cuộc chiến này nên lập tức cho người mang tờ biểu chạy ngựa trạm về Yên Kinh dâng vua. Thế nhưng vua Minh đã lờ đi, không trả lời. Vậy là cuộc chiến vẫn tiếp tục...
*
Trên các mặt trận, quân Minh càng ngày càng yếu thế. Chúng phải co cụm dần về một số cứ điểm cuối cùng cố tử thủ để chờ viện binh. Tổng binh Vương Thông ở Đông Quan đã nhiều lần bí mật cử người mang thư bọc sáp về Yên Kinh cầu cứu nhưng đều vô hiệu. Một số thư cầu cứu này đã bị quân Nam bắt được.
Thấy vô vọng, Vương Thông định liều tự ý rút quân. Thông bèn gởi thư xin Vệ quốc công Lê Lợi mở đường cho quân Minh rút. Vệ quốc công đồng ý, hứa không gây trở ngại và sẵn sàng trả luôn cả số tù binh quân Nam đang giữ. Thế nhưng khi Thông chuẩn bị rút quân thì một viên quan gốc Việt đã theo quân Minh từ lâu là Lương Nhữ Hốt thưa:
-Xin Tổng binh phải đề phòng, người Nam dối trá lắm. Trước đây nguyên soái Ô Mã Nhi bị quân nhà Trần bắt, đã đầu hàng. Khi hai nước đã hòa nhau, nhà Trần hứa sẽ đưa trả lại nhà Nguyên toàn bộ số tù binh đã bắt được. Số tù binh này đã được đưa về Tàu bằng đường biển. Nhưng Hưng đạo vương lại cho người lặn giỏi lén đục thuyền khiến Ô Mã Nhi và một số tướng lãnh phải chết đuối giữa biển.
Vương Thông nghe Nhữ Hốt nói vậy hoảng quá, liền đổi ý. Y lại ra lệnh cho toàn quân quyết tử thủ.
Nhằm thời điểm đó vua Minh lại đáp ứng yêu cầu của Vương Thông. Vua Minh đã sai danh tướng Liễu Thăng dẫn 10 vạn binh và lão tướng Mộc Thạnh dẫn 5 vạn binh chia hai đường tiến vào đất Việt nhằm tiếp ứng Vương Thông.
Liễu Thăng, tước An viễn hầu, vốn tuổi trẻ, ỷ tài nên đã quá khinh địch. Quân Nam đã lợi dụng nhược điểm của Thăng, đã dùng kế dụ địch vào chỗ hiểm để rồi khử được Thăng tại ải Chi Lăng. Cái chết của Liễu Thăng làm quân Minh mất tinh thần khiến đạo quân lớn do y chỉ huy đã dễ dàng tan vỡ.
Đạo quân của Mộc Thạnh tiến chậm hơn. Khi quân hai bên vừa giáp mặt, Vệ quốc công liền cho trương cái thủ cấp và ấn kiếm của Liễu Thăng lên cho quân Minh “chiêm ngưỡng”. Quân của Mộc Thạnh thấy vậy vô cùng khiếp sợ, cũng tan vỡ luôn.
Thanh toán xong hai đạo viện binh, quân Nam lại tiếp tục tấn công các cứ điểm còn lại của quân Minh. Quân Minh lại cứ thua liên tiếp. Các cứ điểm của quân Minh cứ lần lượt thất thủ. Trước tình thế tuyệt vọng ấy, Vương Thông lại phải gởi thư cầu hòa. Vệ quốc công lại chấp thuận. Lần hòa nghị này hai bên đều có trao người làm con tin cho nhau.
Nhân dịp này, Vệ quốc công đã cử một sứ đoàn do Lê Thiếu Dĩnh, Lê Cảnh Quang, Lê Đức Huy cầm đầu, mang tờ biểu nội dung cũng tương tự tờ biểu trước, đi cùng một số quan chức nhà Minh sang Yên Kinh xin phong vương. Sứ đoàn cũng nộp trả những hổ phù, ấn kiếm của một số chỉ huy cao cấp người Minh mà quân Nam thu được. Sứ đoàn cũng nộp luôn bản danh sách quan quân và ngựa chiến đang bị quân Nam giữ, hứa sẽ trao trả.
Vua Minh xem biểu biết có nhiều điểm dối trá nhưng không bắt bẻ nữa. Tướng Liễu Thăng đã bị giết, tướng Mộc Thạnh đã tan quân, thoát thân trơ trọi một mình chạy về, giờ biết cử tướng nào đi cứu Vương Thông đây? Bắt không được đành tha làm phước vậy! Thế là vua Minh ban lệnh bãi binh, cho Vương Thông rút quân về nước. Vua Minh cũng sai Lễ bộ thị lang Lý Kỳ và La Nhữ Kính mang chiếu chỉ sang phong Trần Cảo làm An Nam quốc vương. Cuộc đô hộ của nhà Minh trải ngót 20 năm tới đây chính thức chấm dứt!

***

Khi Trần Cảo được rước về triều, vợ chồng Huấn vẫn ở lại nhà cũ. Một hôm Huấn bảo vợ:
-Bây giờ đã rảnh rang, mình về thăm quê được rồi đó. Phía “nhà gái” đang nóng ruột trông đợi đấy.
Thúy Liên lắc đầu cười:
-Quên chuyện đó đi, mặc kệ họ! Mình đâu có lỗi gì! Sao trời lại ban cho họ những cái mũi thính đến thế? Tôi ghét cái hạng tham lam đểu giả đó lắm! Họ có hỏi cứ bảo nay Cảo không còn ở với mình nữa, mình làm sao dám tính đến chuyện hôn nhân của Cảo?
Huấn cười xuề xòa:
-Thôi đi mình ơi. Dù sao mình cũng đã hứa với họ khi về thăm quê sẽ ghé thăm họ để bàn tiếp chuyện duyên nợ của bọn trẻ, không nên thất tín. Nay Cảo đã về triều, việc hôn nhân của Cảo đương nhiên do triều đình quyết định ai chẳng hiểu. Mình cứ thành thật trình bày như thế với họ. Còn việc phải trái của họ mình chẳng nên để tâm làm gì.
-Nói là nói vậy thôi chứ để tâm làm gì cho mệt. Không chừng bây giờ họ lại ngại mình tới thăm nữa đó. Chắc hẳn họ phải ngượng vì cái tẩy “đón gió” của họ đã bị lộ quá rõ.
-Đừng nghĩ tới chuyện đó nữa, bỏ hết. Vui vẻ lo sửa soạn để mai về thăm quê.
Vì trong làng không còn mấy người thân nên vợ chồng Huấn chỉ ở lại Cao Mật một ngày rồi sang Yên Tôn, quê của Thúy Liên. Ở đây vợ chồng Huấn nghỉ lại tại nhà chị Thục, chị ruột của Thúy Liên. Họ dành hai ngày để đi thăm bà con, bạn bè. Nhưng họ chưa kịp đi thăm ai thì bác Lâm gái đã tìm đến. Vừa thấy mặt vợ chồng Huấn bác Lâm gái liền đon đả:
-Phúc lớn đến rồi hả? Nghe nói cậu Cảo được rước về triều rồi phải không? Mừng cho các cháu. Bác cứ tưởng hai cháu lúc này sẽ bận rộn không thể giữ lời hứa đấy chứ.
Huấn cũng tươi cười:
-Mời bác gái vô nhà. Bọn cháu định chiều nay đến thăm hai bác đó. Thế bác trai đâu không đến chơi?
Bác Huấn gái lại cười:
-Hôm nay lão hờn bác nên không cùng đi.
Thúy Liên tức cười:
-Già rồi mà cũng giận hờn nhau nhỉ? Giận hờn chuyện gì bác nói cho bọn cháu nghe với.
-Có gì đâu, tại cái chuyện chúng tôi đã lên châu Ngọc Ma tìm hai cháu để làm mối cho cô bé Hồng Tiên ấy mà. Lão lấy làm xấu hổ vì đã giúp cụ Bá cái việc cầu hôn đó. Không rõ ông bạn nào của lão đã chế nhạo cụ Bá quá tham lam! Hóa ra cụ Bá đã biết trước cái tin cậu Cảo sẽ được rước về triều mới đến cậy chúng tôi dắt mối. Người ta thuê thì mình làm lấy công, cháu người ta lấy chồng thì mình được uống rượu, thế thôi. Còn chuyện mánh mung đón gió mưu cầu giàu sang là chuyện của người ta, mắc mớ gì mình mà phải xấu hổ? Thế mà hai ngày nay lão cứ cằn nhằn tôi ham tiền, nghe người ta nhờ là bợp chợp nhận lời ngay...
Mọi người đều cười ồ lên. Chị Thục hỏi:
-Thế hai em đã nhận lời rồi à?
Huấn lắc đầu nói:
-Đâu có. Em chỉ hứa khi về thăm làng sẽ ghé thăm hai bác rồi bàn tiếp chuyện đó thôi.
Chị Thục cười cởi mở:
-Cái tin vợ chồng em có đứa con nuôi sắp làm vua đã lan tràn nhiều nơi gần nửa tháng nay rồi. Bảo cụ Bá Hoành tham lam cũng đúng đấy. Nhưng cụ Bá kén chồng cho cháu Hồng Tiên như thế cũng không có gì quá đáng. Hồng Tiên nó đẹp lắm, khó có cô gái nào bì kịp đâu. Khi quân Minh còn mạnh, chúng hay rảo quanh xóm làng, gia đình cụ Bá phải giữ riệt nó trong nhà. Quân Minh mà thấy được Hồng Tiên đố ai giữ nổi? Nhưng đã làm vua tất phải có hoàng hậu chứ. Sau này nếu cháu Cảo lên làm vua thật, lựa được một hoàng hậu cỡ Hồng Tiên chị nghĩ cả triều đình lẫn cháu Cảo sẽ rất vừa lòng.
Thúy Liên vui vẻ lên tiếng:
-Được rồi, cháu nói để bác Lâm yên tâm. Khi cháu Cảo tính đến chuyện vợ con bọn cháu nhất định không quên Hồng Tiên. Ngày mai bọn cháu sẽ ghé thăm bác trai.
-Thôi, tôi đến thăm đây là đủ rồi. Không khéo gặp hai người lão lại ngượng rồi lại nổi cáu với tôi. Để thì giờ mà đi thăm người khác. Chúc hai cháu vui vẻ, tôi về. Cô Thục khi nào rảnh ghé nhà tôi chơi.
-Dạ, kính chào bác.
Chừng bốn tháng sau vợ chồng Huấn đến căn cứ Không Lộ thăm Trần Cảo. Lúc này Cảo đã trở thành vua Thiên Khánh. Khi hàn huyên cùng vợ chồng Huấn, Cảo cho biết công việc của Cảo nhàn hạ quá. Những vấn đề quan trọng Vệ quốc công Kiểm hiệu Thái sư Lê Lợi đã lo hết cả. Chung quanh Cảo chỉ có năm bảy viên quan trung cấp và một đám lính để canh gác, sai vặt. Trong số này chỉ có một viên quan gốc Chiêm tên Văn Nhuệ là luôn tỏ vẻ nhiệt tình khi phục vụ Cảo. Nhờ có Văn Nhuệ mà thỉnh thoảng Cảo giãi bày được vài chút ấm ức trong lòng... Các quan khác có lẽ vì thấy Cảo không có thực quyền, họ chỉ biết gọi dạ bảo vâng, chẳng đoái hoài đến cả việc tranh thủ cảm tình với Cảo. Sự hững hờ, xa cách giữa vua với tôi đã có lúc khiến Cảo tưởng như mình đang chung sống với một đám dã nhân hiền lành... Lâu lâu mới có vài viên đại quan vào chầu hầu Cảo chốc lát lấy lệ. Cảo cũng tự biết mình chỉ là một ông vua hờ không có công trạng gì với đất nước nên cũng không buồn trách ai cả. Ngày lại ngày Cảo chỉ biết tìm thú vui với mấy cuốn sách. Tất nhiên là cái cảm giác cô đơn, trống vắng vẫn ngày càng lớn dần trong tâm hồn Cảo...
Thúy Liên nghe đến đây bỗng nấc lên:
-Chết con tôi rồi! Tội nghiệp chưa! Vua với chúa! Cũng tại tôi cả!
Huấn nhỏ nhẹ an ủi:
-Âu cũng là số phận. Con mình nó đâu muốn làm vua! Tình thế của đất nước khiến nó phải hi sinh như vậy thôi! Theo tôi nghĩ, mình cũng có thể hóa giải nỗi cô đơn trong tâm hồn Cảo mà... Cứ lập hoàng hậu thử xem sao?
Vợ chồng Huấn bèn đem chuyện thiếu nữ tuyệt sắc Hồng Tiên ở quê nhà đang sẵn sàng về với Cảo kể cho Cảo nghe.
Nghe xong Cảo buồn bã thở dài:
-Không biết sau này thế nào chứ hiện tại mọi việc ở đây đã mọi chuyện đều do Bùi quân sư lo liệu sắp đặt cả. Con chưa hề đề nghị điều gì mà người ta chịu nghe.
Huấn cũng than thở:
-Thế thì làm vua cái gì? Theo phép xưa nay có mặt trời tất phải có mặt trăng! Cổ kim đâu có ông vua nào không vợ? Ngay cả khi vợ vua mới chết, triều đình phải lập vợ khác cho vua ngay chứ đâu cần đợi hết tang như thường dân? Con cứ đề nghị việc lập hoàng hậu thử xem Bùi quân sư nói sao?
Trần Cảo cúi đầu đáp:
-Dạ, con sẽ làm theo lời cha mẹ dạy. Nếu họ nghe lời, con sẽ lập tức cho sứ về báo tin để cha mẹ chuẩn bị. Trong vòng hai tháng nếu chẳng có tin thì coi như việc không xong. Tuy tiếng làm vua, có người hầu hạ, ăn ngon mặc ấm, nhưng thật sự con vô cùng cô đơn. Con rất tiếc những ngày tháng vui sống êm đềm bên cạnh cha mẹ...
Mấy hôm sau Trần Cảo hỏi Bùi Quốc Hưng:
-Thầy có biết theo đúng phép, xưa nay đã có ông vua nào không vợ chưa?
-Tâu bệ hạ, thần chưa từng thấy ai ngoài mấy vị ấu quân mệnh yểu.
-Vậy, bây giờ ta đã nên lập hoàng hậu chưa?
-Tâu, việc lập hoàng hậu của bệ hạ là việc phải làm, việc tất nhiên! Nhưng thần nghĩ, làm việc đó bây giờ là chưa phải lúc. Việc tổ chức lễ cưới cho một bậc chí tôn đâu có thế làm đơn giản, qua loa? Nhà nước còn đang nghèo, kho đụn chưa có. Kinh đô hiện chưa nhất định đóng ở đâu. Triều đình cũng chưa xây dựng được cung thất đàng hoàng. Vả lại lúc này quan quân cả nước đang dấn thân vào chiến trường để chống kẻ thù, bệ hạ lại nghĩ đến việc tạo dựng hạnh phúc riêng e rằng sĩ dân không phục. Xin nán lại ít lâu, đến khi đất nước đã quét sạch bóng thù, kinh đô đã được xây dựng lại rồi lập hoàng hậu cũng chưa muộn. Chắc chẳng bao lâu nữa đâu!
-Thầy nói có lý. Ta hỏi cho biết vậy thôi.
Mấy tháng sau triều đình dời về Ninh Giang. Khi quân Minh ở thành Cổ Lộng tập kết về Đông Đô để chờ rút về Tàu thì Bùi Quốc Hưng phò vua về thành Cổ Lộng, nơi đã được giao cho tướng Lê Ngang trấn giữ.

***

Cuối năm Đinh Mùi (1427) Tổng binh Vương Thông đã được Vệ quốc công Lê Lợi đồng ý cho rút toàn quân về nước. Giữ lời hứa, Vệ quốc công cũng trao trả luôn cả số tù binh đang giữ, cấp đủ lương thực cho chúng ăn trên đường về. Cả bọn quan lại người Việt phục vụ cho quân Minh như Lương Nhữ Hốt cũng được trao trả luôn. Cuộc rút quân của Vương Thông đã diễn ra hết sức suôn sẻ.
Nhưng đất nước vừa sạch bóng thù thì các vấn đề quan trọng khác lại phát sinh.
Đầu tiên là thắc mắc của một số quan quân về chính sách quá hòa dịu của triều đình đối với quân Minh trong những ngày cuối cuộc chiến. Quân dân Đại Việt phần lớn căm thù quân Minh đã tàn ác giết hại thân nhân họ, cướp bóc, đốt phá tài sản của họ nên ai cũng muốn diệt chúng để trả thù. Lúc đó quân Minh đã quá yếu thế, có thể bị tiêu diệt dễ dàng. Không hiểu sao triều đình lại chỉ cho bao vây, kềm chân chúng mà không chịu tiêu diệt?
Sau đó quan quân mới vỡ lẽ triều đình đã nắm chắc phần thắng qua những mật thư bọc sáp gởi đi gởi lại giữa Vương Thông và Minh triều mà quân ta đã bắt được. Tiêu biểu một đoạn quan trọng trong các bức mật thư Vương Thông gởi về Minh triều có nội dung như sau: “Chớ vì một góc đất nhỏ nhoi mà bao phen làm nhọc quân đi muôn dặm. Giả sử dùng tới số quân như lần đánh ban đầu (80 vạn), có được 6, 7, 8 viên đại tướng... như bọn Trương Phụ thì mới có thể đánh được. Nhưng dẫu đánh được cũng không thể nào giữ được”. Đoạn thư trên chứng tỏ người Minh đã ớn tới xương cuộc xâm lăng này. Vệ quốc công biết chắc sớm muộn quân Minh cũng phải rút nên ngài không muốn quân dân ta phí thêm xương máu và cũng không muốn gây thêm hận thù với nhà Minh. Nghe vậy, các quan đã đồng loạt reo lên: Thế này thì dù cho ăn vàng quân Minh cũng chẳng dám trở lại nữa!
Thắc mắc trên vừa được giải tỏa thì thắc mắc kế tiếp lại nổi cộm lên. Vệ quốc công Lê Lợi trải mười năm nằm gai nếm mật mới đuổi được giặc Minh ra khỏi cõi sao bây giờ không được làm vua? Tại sao vua Thiên Khánh không hề có một chút công trong kháng chiến giờ lại được tọa hưởng ngôi lớn? Đã cầm chắc quân Minh không bao giờ dám trở lại, cần gì phải mượn tấm mộc “họ Trần” để che chắn nữa? Thắc mắc này ban đầu chỉ phát sinh với sự dè dặt nhưng dần dần nó đã diễn biến tới chỗ cực đoan. Phần lớn các quan văn võ đều muốn vua Thiên Khánh nhưởng ngôi lại cho Vệ quốc công. Có người nói vua Thiên Khánh nên trở về làm dân. Có người bảo như thế không được, vua Thiên Khánh phải hoàn toàn “biến mất”! V.v...
Nguồn dư luận dữ dội này ngày càng lan rộng. Viên cận thần thân tín của vua Thiên Khánh là Văn Nhuệ nghe được liền báo lại cho vua hay. Vua Thiên Khánh sợ quá, ngày đêm ăn ngủ không yên. Một hôm vua than với Văn Nhuệ:
-Việc làm vua đây đâu phải do ta? Chính triều đình đã kêu gọi ta hi sinh, ép ta ra làm vua theo đòi hỏi của nhà Minh cơ mà! Nhưng giờ đây nhà Minh đã thua, triều đình không cần đến ta nữa. Vai tuồng của ta phải chấm dứt thôi! Ta không tiếc cái ngôi báu vì thật sự nó đâu phải là của ta! Ta chỉ hận mình vô tội mà phải chết lúc còn quá trẻ thế này. Ta thật chưa muốn chết!
Viên cận thần Văn Nhuệ ngạc nhiên:
-Bệ hạ đâu có tội gì đến nỗi phải chết? Không làm vua nữa thì bệ hạ trở về làm dân thôi!
Vua Thiên Khánh thở dài:
-Ngươi chưa hiểu thôi. Khi mới được rước về làm vua ta đã mơ hồ thấy sẽ có ngày hôm nay. Hồi ấy trong triều đã có sẵn một viên tướng tài ba Trần Nguyên Hãn từng giữ chức Tư đồ, Thái úy, có uy tín lớn, cũng là hậu duệ của nhà Trần, sao triều đình không chọn ông ấy mà lại phải vất vả tìm ta? Chẳng qua vì triều đình đã biết rõ ta là kẻ bất tài, cô đơn, cô thế, khi không cần dùng nữa muốn loại bỏ lúc nào cũng được. Nay mai đây người ta sẽ ép ta thoái vị. Xưa nay có mấy ông vua đã mất ngôi mà cỏn sống được? Dù ông vua đó ngu si, bất lực, không thể mưu đồ gì được, vẫn bị khử như thường. Huống chi ta còn lành mạnh, trẻ trung, ai tin được ta sẽ chịu ngồi yên hay không bị kẻ gian lợi dụng? Dứt khoát ta phải chết họ mới chịu! Luật đời mà!
Văn Nhuệ rơi nước mắt:
-Thế bây giờ bệ hạ tính sao?
Vua Thiên Khánh cười chua chát:
-Còn tính toán gì nữa! Đế vương đều có mạng cả! Dù sao ta cũng có chút hãnh diện là ta đã đáp ứng kịp nhu cầu đòi hỏi của lịch sừ dân tộc trong một giai đoạn cần thiết.
Văn Nhuệ xúc động hạ giọng:
-Nếu bệ hạ không muốn chết, thần xin đưa bệ hạ đi trốn. Bệ hạ muốn sang nước Chiêm không?
-Không, sang Chiêm làm gì? Nếu ngươi giúp được hãy đưa ta trở về châu Ngọc Ma rồi tính. Ta muốn được gặp lại cha mẹ nuôi của ta một lần nữa. Ơn nghĩa của hai Người to lớn quá ta không thể quên được! Gặp được hai Người rồi có chết ta cũng không ân hận.
Văn Nhuệ nghẹn ngào:
-Được rồi, bệ hạ cứ chuẩn bị sẵn. Chúng ta phải lựa một đêm thật tối trời. Thần sẽ sắp đặt mọi việc.

***

Vệ quốc công biết hầu hết các tướng lãnh không ai muốn để vua Thiên Khánh tồn tại nữa. Ngài sợ nếu có kẻ nào làm ẩu, ngài rất khó thoát khỏi tai tiếng. Vì thế, ngài đã ra lệnh tăng cường phòng vệ cung vua kỹ hơn. Đây là một vấn đề nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến uy tín của ngài. Ngài muốn tìm một cách giải quyết hợp lý hợp tình hơn...
Nhưng rồi chuyện phải đến đã đến. Vào một đêm trời tối như mực, vua Thiên Khánh cùng Văn Nhuệ bí mật xuống kinh Bèo - con kinh đào ăn thông từ thành Cổ Lộng ra sông Đáy – rồi xuôi ra biển. Những người chèo chiếc thuyền này đều do Văn Nhuệ thuê. Văn Nhuệ đã thật thà không hề biết Bùi Quốc Hưng đã cài đặt thuộc hạ canh chừng vua Thiên Khánh khắp nơi.
Khoảng nửa đêm, Quốc Hưng đang ngon giấc thì bị lính hầu đánh thức. Một gã lái đò ở kinh Bèo xin vào báo việc tối khẩn. Gã lái đò cho Quốc Hưng biết vua Thiên Khánh đã xuôi sông Đáy ra biển vào Nghệ An tìm đường trở lại châu Ngọc Ma. Thế là Quốc Hưng cho mời ngay tướng Lê Ngang – trấn thủ thành Cổ Lộng – đến bàn việc.
-Quan Tả bộc xạ mời bản chức đến gặp lúc khuya khoắc thế này hẳn có việc quan trọng?
-Đúng thế, vua Thiên Khánh đã bỏ trốn tướng quân biết chưa? Phải cho quân đuổi theo gấp mới kịp!
Quốc Hưng kể rõ đường đi nước bước của vua Thiên Khánh cho Lê Ngang nghe rồi dặn:
-Việc này tướng quân phải xử trí thật khéo léo, tế nhị mới xong! Bắt được vua Thiên Khánh tướng quân cũng chẳng cần giải về. Làm thế nào để Vệ quốc công khỏi mang tiếng là được.
-Thủ tiêu vua Thiên Khánh sao? Ông ta có tội gì?
-Ông ta vô tội thật nhưng sự tồn tại của ông ta sẽ làm cho triều đình sau này có thể ăn ngủ không yên thì cũng coi như có tội rồi!
Lê Ngang lập tức điều động một đội thủy quân rồi tự mình chỉ huy lên đường. Khi đội thuyền của Lê Ngang gần tới châu Hoan thì bắt được dấu vết của vua Thiên Khánh do mấy ngư dân ven biển cho biết. Thế là Lê Ngang thúc hối quân sĩ ráo riết đuổi theo. Vừa đến Ma Cảng (Nghệ An) con thuyền của vua Thiên Khánh đã hoàn toàn bị đón đầu đón đuôi bởi đội thuyền của tướng Lê Ngang. Vua Thiên Khánh điềm tĩnh hỏi lớn:
-Vua Thiên Khánh đây. Lê tướng quân cần gì?
-Giờ đây không còn vua tôi gì nữa. Ông có công gì cho nước mà lại được ăn trên ngồi trước thiên hạ? Ông phải tự biết thân phận chứ!
-Đúng, ta tự biết ta không có công trạng gì với nước nên ta muốn trả ngôi báu lại cho người thật sự có công lao là Bình định vương Lê Lợi. Vì thế ta định trở lại cuộc sống dân dã nên đã ra đi chứ không phải ta trốn tránh ai!
-Không được! Ngày nào ông còn sống bọn xấu còn có thể lợi dụng ông với danh nghĩa “Phù Trần” để làm bậy! Ông nhất định phải biến mất khỏi cuộc đời này! Ông hiểu chưa?
-Thế à? Cũng được! Ta sẽ biến mất cho các ngươi yên lòng! Nhưng trước khi biến mất ta phải nói cho hết ý đã. Quân sĩ hãy lặng nghe đây: Ta vốn chưa bao giờ thèm muốn phú quí. Ta đã trốn lên tận chốn rừng xanh núi thẳm an phận kiếm sống qua ngày. Chính triều đình đã cho người lên tận nơi nài ép ta về làm vua chứ ta có giành giựt của ai đâu? Triều đình khuyên ta hi sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc, để giảm thiểu xương máu của quân dân! Vì nghĩa lớn, ta phải nghe lời. Trước sau ta nào có chút tội tình gì? Thế sao bây giờ các ngươi lại tàn nhẫn bắt ta phải chết? Ta nguyện xin trời đất, mai sau con cháu các ngươi cũng sẽ phải chết oan ức như thế này!
Nói xong vua Thiên Khánh hét lên một tiếng rồi phóng mình xuống biển. Viên cận thần Văn Nhuệ cũng phóng theo vua luôn. Tướng Lê Ngang sai một số lính thủy lặn giỏi nhảy xuống nước tìm kiếm một hồi lấy lệ rồi dẫn mấy gã chèo thuyền của vua Thiên Khánh về làm chứng.
Hai hôm sau thì đám dân chài ở Ma Cảng vớt được xác vua Thiên Khánh. Vệ quốc công liền chỉ thị triều đình đưa xác vua về an táng với đầy đủ nghi lễ dành cho một vị quốc vương.
Sau chuyến đi thăm Trần Cảo ở núi Không Lộ về, vợ chồng Huấn đều rất hoang mang lo lắng. Cả hai đều có một nhận xét chung: gương mặt của “ông vua trẻ” đã hoàn toàn biến mất vẻ hồn nhiên tươi vui ngày còn chốn núi rừng. Họ không làm sao quên được cái nụ cười gượng gạo đau khổ của Cảo khi gặp lại họ. Nếu không có nỗi đau khổ, chán chường của nội tâm Cảo đâu đến nỗi ra thế? Cả hai đều rất hối hận và cảm thương cho số phận của Cảo. Người cảm thấy hối hận ray rứt nhất chính là Thúy Liên. Nàng tự nghĩ chính mình đã mù quáng trước miếng mồi công danh phú quí, đã đẩy đứa con nuôi hiếu hạnh thân yêu của nàng lâm vào cái cảnh dở khóc dở cười hiện tại...
Một tháng, rồi hai tháng đã trôi qua, vẫn chưa thấy người của vua Thiên Khánh đưa tin về việc vua đã tính lập hoàng hậu hay chưa. Bên “họ nhà gái” vẫn cho người đến hỏi thăm nhiều lần khiến vợ chồng Huấn càng áy náy.
Qua một thời gian đợi chờ, vợ chồng Huấn nóng ruột quá lại quyết định đi thăm vua Thiên Khánh. Nhưng vừa chuẩn bị lên đường thì Thúy Liên lại bất ngờ ngã bệnh. Cơn bệnh không kịch liệt lắm, chỉ váng đầu, chóng mặt, người uể oải ưa nằm và hay nói mê sảng. Nhiều đêm nàng đã thức dậy khóc lóc than thở tự trách mình đã làm khổ đứa con thân yêu... Huấn đã tìm đủ cách lo việc thang thuốc cho vợ, rước cả thầy người Kinh lẫn thầy người thiểu số, kể cả thầy Miêu Tú về chữa nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Thầy Miêu Tú khuyên Huấn:
-Tôi nghĩ bệnh của bà nhà là tâm bệnh, khó chữa lắm. Có lẽ bà đang bị áp lực bởi một nỗi uẩn ức nào đó. Chỉ cần hóa giải được nỗi uẩn ức tự nhiên sẽ hết bệnh. Ông thử tìm xem bà nhà đã gặp vấn đề gì? Tìm ra vấn đề mới hi vọng chữa được.
Tất nhiên Huấn đã hiểu nguyên nhân. Nhưng biết làm sao đây? Nếu tìm cách báo cho vua Thiên Khánh biết không chừng lại làm cho vua khổ tâm hơn? Vì nỗi lo ấy, Huấn chỉ còn biết hết mình lo chạy chữa cho vợ thôi...
Rồi cơn bệnh của Thúy Liên đột nhiên trở nặng. Cầm cự với cơn bệnh được chừng ba tháng, Thúy Liên tự biết sức mình không qua khỏi nên đã căn dặn chồng:
-Chính vì tôi mà Cảo phải khổ, tôi hối hận lắm. Sau khi tôi mất, chôn cất tôi xong mình phải đi thăm Cảo ngay. Cái nét đau khổ tên gương mặt Cảo ngày mình đến thăm giờ vẫn còn in đậm trong đầu tôi. Tôi linh cảm số phận của Cảo cũng chẳng sáng sủa gì. Mình nhớ nghe lời tôi nhé!
-Được rồi, tôi nhớ. Nhưng không sao đâu, mình đừng nghĩ vẩn vơ thêm hại sức vô ích.
-Tôi biết sức mình mà! Gắng nhớ lời tôi dặn nhé!
Thúy Liên đã nghĩ không sai. Hôm sau nàng qua đời.

***

Dù có lời dặn của vợ, khi chôn cất vợ xong Huấn vẫn chưa đi thăm Trần Cảo, chàng không nỡ để bàn thờ của vợ chịu cảnh hoang lạnh trong thời gian nàng mới mất. Dùng dằng mãi đến khi làm lễ “bách nhật” cho vợ xong Huấn mới lên đường. Khi hỏi thăm phương tiện để đi Không Lộ, Huấn mới biết tin triều đình đã dời về Cổ Lộng. Thế là Huấn phải đổi hướng đi.
Trong cuộc hành trình đến thành Cổ Lộng, Huấn đã quá giang trên một chuyến xe ngựa chở thuê khách và hàng hóa qua một đoạn đường dài. Cùng ngồi với mấy vị khách đồng hành, Huấn bỗng giật nẩy mình khi nghe bọn họ kháo chuyện:
-Thật quá tội nghiệp cho ông vua Thiên Khánh đã phải chết một cách oan ức, thê thảm.
-Nhưng ông ấy cũng còn có phước lắm. Bình định vương đã cho vớt xác về chôn cất đàng hoàng với đủ nghi lễ của một ông vua đấy...
-Ông ta tội gì? Chắc tại cái ngôi báu oan nghiệt thôi!
Huấn nghe mà rụng rời cả chân tay. Chàng xích lại gần hỏi họ với giọng cà lăm:
-Chuyện mấy ông kể có thật sao? Vua Thiên Khánh vì sao mà phải chết và chết ở đâu vậy?
Mấy người kia thấy Huấn có vẻ hoảng hốt đều đâm lo ngại im tiếng hết. Huấn phải hỏi lại:
-Xin các ông cho tôi biết rõ chuyện hơn được không? Tôi rất cần biết!
Một người ái ngại nhìn Huấn rồi lên tiếng:
-Ông bảo ông cần biết chắc hẳn ông có liên can gì đến vụ này? Thật ra chúng tôi cũng mới nghe qua lời bàn tán của dân chúng thôi chứ không rõ lắm. Nghe nói vua Thiên Khánh đã trốn khỏi thành Cổ Lộng đi ra biển rồi bị quân triều đình vây bắt ở Ma Cảng. Nhà vua đã trầm mình ở đó. Nếu cần biết rõ, ông nên đến Ma Cảng hỏi người dân địa phương hi vọng sẽ được nghe chuyện chính xác hơn.
Mấy người kia cũng bổ túc cho Huấn nghe mấy lời đối thoại giữa vua Thiên Khánh với tướng Lê Ngang...
Nghe xong Huấn bất giác kêu lớn “Trời ơi!” một tiếng rồi đổ vật xuống lòng xe. Nỗi đau vợ qua đời chưa nguôi Huấn lại gánh tiếp nỗi đau mất mát đứa con nuôi thân yêu và cũng là một người bạn tri kỷ nữa!
Người xà ích phải ngừng xe để mấy người khách đồng hành cứu Huấn tỉnh lại xong mới đi tiếp. Khi tới trạm, Huấn không tiếp tục đi Cổ Lộng nữa mà tìm đường đi về Ma Cảng.
Trên đường đi, Huấn đã cố tình tìm hiểu qua dư luận về cái chết của vua Thiên Khánh. Càng tới gần Ma Cảng, dư luận càng dồi dào nhưng cũng chẳng có gì mới lạ hơn những điều Huấn đã nghe được trước đây.
Thế rồi Huấn sắm lễ vật và thuê một con thuyền ra Ma Cảng, tự mình tế vua Thiên Khánh. Tế xong, Huấn cởi những đồ tư trang trong người cùng với số bạc còn lại trao hết cho người chèo đò và nói “Những thứ này tôi không dùng nữa, xin biếu ông”. Người chèo thuyền còn đang ngơ ngác chưa biết xử trí ra sao Huấn đã nói lớn:
“Phan Cảo con ơi! Cha con ta đã coi nhau như bạn tri kỷ. Con đã thề suốt đời nhất định không xa rời cha. Nay chỉ vì “cái ngôi báu oan nghiệt” mà con đã phải tự trầm. Con đã vì nghĩa lớn mà hi sinh sao cha lại không thể vì người tri kỷ mà hi sinh? Con không thể theo cha được thì cha xin theo con để con khỏi lỗi thề!”.
Nói xong Huấn cũng phóng mình xuống biển.

Ngô Viết Trọng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.688 giây.