logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/05/2023 lúc 07:29:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong đám kỹ sư mới Tám Côn là một nhân vật nổi bật, kể về tướng mạo lẫn cá tính. Đi với nhóm cán bộ đầu tiên vào tiếp thu nhà máy, Tám Côn đã thu hút một sự chú ý đặc biệt. Trong khi những người khác đều ra dáng cán bộ với trang phục “thời thượng” là áo trắng ngã màu cháo lòng, quần dài kaki vàng hay nâu, anh Tám đóng nguyên bộ quân phục cũ kỹ bạc màu, trên đầu nón cối mới tinh với huy hiệu ngôi sao vàng chói. Chiếc nón không giống ai ấy vượt hẳn lên khỏi đám người đầu trần, đang đứng lố nhố trước văn phòng nhà máy, chờ vào gặp giám đốc. Tám Côn cao lắm, dễ chừng tới một thước chín, quá gầy gò nên trông giống như cây tre miễu biết đi. Gương mặt của anh được nhiều người công nhận “cứ nhìn lâu một chút là thấy rùng mình”, vì đôi mắt lộ trắng dã, hai gò má hóp nhô cao, răng cáu bẩn hô chìa ra. Đấy là hình ảnh đã in sâu trong trí nhớ của dân miền Nam vào thời Ngô tổng thống, nhất là những người thường đi ra khỏi thành phố, không thể quên được những tấm bảng thật lớn dựng dọc theo quốc lộ vẽ “bốn tên Việt cộng đeo không gẫy một nhánh cây đu đủ” có khuôn mặt giống y như anh kỹ sư cách mạng này. Kể về cái tướng gầy còm, anh Tám không khác gì hầu hết những đồng chí của mình lúc mới về Nam, nhưng anh cứ gầy mãi như thế nhiều năm về sau trong khi bạn đồng liêu nhiều người được vỗ béo nên phương phi thấy rõ. Chia chác chức vụ xong, đúng theo tiêu chuẩn, hàng năm mỗi kỹ sư mới được cấp hai bộ đồng phục thay đổi, giày da đen và nón an toàn màu trắng. Không biết đã làm gì với vải may đồng phục, Tám Côn cứ vô tư với quân phục và nón cối để làm việc trong nhà máy và bất cứ lúc nào ra khỏi nhà vào ngày nghỉ.
Để cho giống những xếp mới khác, bằng cấp của kỹ sư nhân dân Đỗ Côn được đóng khung rất khéo, treo la liệt trên tường của văn phòng quản đốc. Với một quá trình hoạt động cách mạng hai mươi năm, bằng cấp của anh Tám “bấy nhiêu chưa hết đâu, vì phòng nhỏ không đủ chỗ treo”. Dù không đọc được nhiều mảnh giấy màu mè đã lộng kiếng viết bằng những thứ ngôn ngữ lạ hoắc nhưng các tổ trưởng đều thuộc lòng cái nào là bằng kỹ sư, giấy nào là tưởng lục ... vì trong các phiên họp của phân xưởng, nếu có người mới đến, anh Tám đều nhắc lại những những thành tích học tập và tưởng thưởng này khi điểm qua từng mảnh bằng. Trong số ba cái chữ Tàu, cái to và đẹp nhất được anh Tám khoe là bằng tốt nghiệp ở đại học công an Quảng Châu. Mảnh bằng này, nếu đúng, cũng chưa chứng thực được hết bản lãnh đáng khiếp của anh Tám đang phô diễn hàng ngày với đám công nhân chất phác ở đơn vị của mình. Còn một cái khung lớn khác, đẹp và lạ, viết bằng chữ Bun-ga-ri được anh giải nghĩa là bằng kỹ sư hầm mỏ, lạ vì cái tên của anh được viết theo lối “tây phương” là “CON DO”. Bằng cấp nhiều quá, viết bằng chữ Tàu chữ Tây gì cũng không quan trọng đối với công nhân dưới quyền. Nhiều người đọc không thông tiếng mẹ đẻ, có mấy ai huởn để chú ý ba thứ tiếng xa lạ đó. Họ chỉ riu ríu nghe theo lệnh vì Tám Côn luôn luôn, ở bất cứ nơi nào, nói chuyện với thuộc cấp bằng thứ ngôn ngữ của công an, nghĩa là thị uy bằng những lời lẽ sắt máu mang tính cách đe dọa rất vô lối, dù có người vi phạm lỗi lầm thật nhỏ. Sự cố ý biểu dương “bạo lực cách mạng” của anh Tám chỉ làm cho công nhân viên ra vẻ sợ ngoài mặt thôi. Tám Côn không hề biết sau lưng anh quần chúng nhân dân lao động chuyện trò với nhau vẫn nói “thằng sặc máu” (vì mở miệng là sắt máu) hay “kỹ sư côn đồ bún cà ri” (nhại theo chữ condo) để ám chỉ thượng cấp của mình.
Trong những lúc trà dư tửu hậu, Tám Côn hay khoe anh là một thủ trưởng nắm được “nghệ thuật chỉ huy là phải biết làm cho công nhân sợ hãi mới không dám làm bậy”. Đây thực sự là chủ trương ngầm của đảng chứ không phải là “nghệ thuật” riêng của anh Tám, vì quá hăng say anh đã phát ngôn trật bài bản, tiết lộ bí mật quốc gia. Tuy vậy, vẫn được đồng chí khen ngợi làm cho anh Tám lấy làm phấn khích, tự cho mình là một tay bản lãnh khiến mọi người bái phục. Tám Côn không ngờ bạn đồng liêu của anh đã hè nhau chơi trò đểu cáng, biết anh đang đi quá đà ra khỏi cái lập trường giai cấp khập khiễng nhưng cứ đốc thêm để Tám Côn tự đào lỗ chôn mình. Vào nhà máy, trong giờ làm việc, anh Tám oai phong lẫm liệt bao nhiêu thì về nhà anh hiền lành và im tiếng bấy nhiêu. Hàng xóm láng giềng của anh có đứa xấu miệng dám đi rỉ tai là anh Tám “cả đời không biết sợ thằng nào, chỉ nể vợ một tí thôi”. Một anh chồng cao lêu nghêu, ốm tong ốm teo có “nể” bà vợ to lớn, phục phịch như một con gấu cũng là chuyện bình thường. Tám Côn hồi kết cùng với bà vợ Bắc và ba đứa con. Chị Tám làm tổ trưởng cấp dưỡng của nhà ăn tập thể, làm ít nói nhiều, từ anh chị nuôi cho tới công nhân đến nhà ăn ai cũng sợ chị Tám một phép, vì “thằng nào con nào quấy quá, bà đái vào bát canh cho nó xơi!”. Khi nói đến ông chồng đang làm kỹ sư quản đốc, chị Tám phê phán rất đậm “Chồng tao là một thằng hâm, được thí cho một phân xưởng không có cái gì chấm mút mà cứ nhận, đéo dám nói gì cả. Nhìn gia đình Bảy Phi Tư Mạnh, thấy bọn chúng cứ tiệc tùng suốt, tao lại muốn điên tiết!” Cái số của Tám Côn kể là kém may mắn về đường tình duyên. Trai tơ tập kết ra Bắc, lớ ngớ vớ phải một mụ vợ thuộc loại đàn bà “khi nổi cơn tam bành vừa chửi vừa nhảy đông đổng, sẵn sàng tốc váy vỗ đồm độp trước đám đông” như thế, nếu không sợ mới là chuyện lạ.
Năm 1975, miền Nam sụp đổ nhanh chóng. Một chế độ tự do bị bức tử. Một đạo quân thiện chiến và anh dũng bị giải giáp một cách tức tưởi. Tai họa giáng xuống dân lành. Chỉ qua một đêm mộng dữ, sáng sớm hôm sau mở mắt đã thấy phố phường tràn ngập đoàn quân thắng trận ăn mặc nhếch nhác, nói năng thô lỗ, lùng xục khám xét tư gia để thừa cơ cướp của. Ồ ạt theo sau lũ quân ốm o đói khát nhìn miền Nam sung túc cứ tưởng như đang nằm mơ ấy là những đoàn thật đông đảo cán bộ “khoa học kỹ thuật” vào tiếp thu những cơ sở y tế, giáo dục, thương mại và kỹ nghệ của miền Nam. Họ là những người mang bằng cấp đầy mình. Bác sĩ, kỹ sư, giáo sư ... hầu hết tốt nghiệp đại học ở các nước cộng sản nhưng trình độ chuyên môn rất kém. Họ là loại bác sĩ hỏi cô y tá “huyết thanh là cái quái gì thế?” và là thứ kỹ sư chưa hề biết toán phân số là gì, họp công nhân không bao giờ nói chuyện kỹ thuật, chỉ sùi bọt mép chửi đế quốc Mỹ và ca tụng Nhật bản, một nước xã hội chủ nghĩa anh em rất tiên tiến. Ở nhà máy này, hầu hết kỹ sư mới đều thuộc loại đó.
Cuộc chiến nào cũng có kẻ thắng người bại. Thông thường phe chiến thắng phải hơn hẳn phía bại trận, nếu không phải tất cả mọi mặt thì cũng vài yếu tố, nhưng ở đất nước bất hạnh này không có chuyện đó. Những kẻ gây chiến, đi xâm lăng với ngụy danh giải phóng chỉ thực sự đem đến cho dân tình những dằn vặt, áp bức và đói khổ triền miên. Ở phố phường, người dân nhìn bọn bộ đội mặt mũi ngơ ngáo, quần áo lùng thùng bẩn thỉu lại nhớ hình ảnh kiêu hùng của những chiến sĩ cộng hoà mà bùi ngùi muốn khóc. Còn ở nhà máy này, tác phong và khả năng của đám cán bộ kỹ thuật mới khiến công nhân tiếc nhớ và thương những kỹ sư cũ đang bị đày đọa trong các trại tù cải tạo, một số ít được trả về nhiệm sở nhưng bị quản thúc như tù nhân. Tự trong thâm tâm, tuy ít học, nhưng họ cảm thấy có gì bất ổn, bất công đối với kỹ sư cũ và bất xứng cho những chủ nhân ông mới đang tận dụng quyền hành để trấn áp vì nơm nớp lo sợ người thua nổi dậy.
Chiếm được miền Nam, chính quyền cộng sản Hà nội ăn mừng chiến thắng, nhưng thất bại trong việc thu phục nhân tâm. Để hữu hiệu hoá guồng máy cai trị tàn bạo, bọn thống trị đẩy mạnh công tác thu thập tin tức ở mọi nơi, mọi ngành với nhiều mỹ từ khác nhau như “phản ảnh của nhân dân” “tố giác phản động, lập công dâng đảng”. Ở trong các trại tù gọi là “tiến bộ, đoái công chuộc tội”. Trong các xí nghiệp, bọn kỹ sư mới vừa làm việc kỹ thuật vừa làm công tác tình báo, nghĩa là mua chuộc một số người xem ra nhẹ dạ bằng hứa hẹn đãi ngộ vật chất để dụ dỗ làm “ăng ten”, báo cáo những âm mưu phá hoại vì chúng xem công nhân cũ không khác gì tù nhân cần theo dõi chặt chẽ. Ở nhà máy này, đảng ủy đau đầu, vò tai bứt tóc vì công tác đặt “ăng ten” thất bại thê thảm, không thu hoạch được gì như ý lại có nhiều chuyện dở khóc dở cười. Mấy tên bị áp lực chịu cộng tác, đã được học tập về các đối tượng như kỹ sư cũ, trưởng toán cũ, những công nhân trước kia có đi lính ... không phát hiện được gì, lại cứ đi tố cáo cán bộ cách mạng lem nhem ăn cắp tài sản nhà máy hay dụ dỗ vợ người ta.
Có một cán bộ mới xuất hiện ở nhà máy, rất âm thầm, không mấy ai để ý vì không có liên hệ công tác với phân xưởng nào cả. Công nhân chỉ bắt đầu xì xào bàn tán khi biết ông ta sẽ là bí thư mới của chi bộ đảng, tên Hồ Công Trạng, người từ Bộ đưa xuống. Chuyện của đảng, không liên quan gì đến công việc làm hàng ngày của công nhân viên, nhưng người ta cũng ngạc nhiên và thắc mắc vì theo sự suy đoán với kiến thức chưa chắc đúng, bí thư đảng bộ phải là đảng viên ở cơ sở được bầu lên; rồi từ đó suy luận việc một tay “bá vơ” ở tận Thanh Hoá bất ngờ vào nắm bí thư chắc là sắp có biến cố gì đây.
Câu “có tiền mua tiên cũng được” đúng ở mọi thời đại, càng chính xác hơn trong tình cảnh “tranh tối tranh sáng” của miền Nam những năm đầu sau khi lịch sử sang trang. Từ trong rừng, đói rách đã quen, khi về thành phố choáng ngợp với vẻ phồn vinh “giả tạo”’, phải sống cho tươm tất một tí mới là hợp “lô gích”. Tự cho là mình đã từng chịu đựng gian khổ để chiến thắng nên anh cán bộ nào cũng thấy có quyền “nhám tay” chút đỉnh cái núi của vô tận trước mắt. Ăn quen nhịn không quen, sau đó tên nào cũng vơ vét khẩn trương, nhìn quanh thấy đồng chí nào cũng như ta, thôi thì che đậy cho nhau để tranh thủ kiếm chác. Bảy Phi là một cán bộ “phất” lên thật nhanh vì nắm một phân xưởng có nhiều “ngoại bổng”, cộng thêm bản tính lanh lợi biết sắp đặt thời cơ và mua chuộc cấp trên. Việc làm của Bảy Phi công nhân thường còn biết huống hồ gì đảng ủy. Bí thư Năm Trắc vì không được đa số đảng viên ủng hộ nên chỉ cảnh cáo, không dám có biện pháp mạnh với Bảy Phi. Phó bí thư Tám Côn tuy tỏ vẻ hậm hực nhưng không dám vượt quyền Năm Trắc. Năm 1979 Trung cộng xua đại quân tấn công các tỉnh địa đấu biên giới Việt Hoa để dạy cho Việt cộng phản phúc một bài học nên Năm Trắc bị mất ghế bí thư đảng ủy, vì y là đảng viên nhưng lại là người Việt gốc Hoa. Khi Ba Trạng đến nhà máy thay thế chức bí thư đảng ủy chỉ sau vài lần tiếp xúc Bảy Phi thấy có thể và cần thiết phải mua đứt anh chàng này để đường tài lộc của mình không bị đe dọa như trước. Ba Trạng là một cán bộ từ trên đưa xuống có tướng mạo đường hoàng, gương mặt trí thức với cặp kính cận gọng đồi mồi trông rất hách, nói chuyện không hở răng tỏ rõ uy quyền của một kẻ cả. Thế nhưng Bảy Phi biết rõ sau cái vỏ chuyên chính ấy, ông bí thư của mình là một tên kiết xác, nghèo rớt mồng tơi. “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” mà, có tiền mua được tất. Bảy Phi thầm tính “của thiên trả địa” cũng được, chia bớt một ít của ăn cắp để lấy lòng bí thư mới cũng là cách đầu tư lâu dài. “Bỏ vỏ quít, ăn mắm ngấu”, các cụ khi xưa thường nói thế, chớ quên. Vì thế, ngay trong mấy tuần đầu làm quen với cơ sở, trong giờ làm việc Ba Trạng hút thuốc lá thơm của đế quốc, có người kín đáo bỏ sẵn vào ngăn kéo bàn làm việc; về cư xá có rượu tây đưa cay những món ăn ngon mang đến tận nhà. Khi anh Ba chính thức nhận bàn giao bí thư, con người của anh thấy mới hẳn, áo vải thường quần kaki được thay bằng vải teteron và gabardine rất bảnh. Sau phiên họp nhậm chức ấy, không có ai ngạc nhiên khi thấy Bảy Phi ngồi ghế phó bí thư thay thế Tám Côn.
Phó giám đốc Năm Trắc mất chức bí thư lôi theo ông phó bí thư là Tám Côn bay theo luôn, gây một giao động lớn trong đám kỹ sư đảng viên. Khi Bảy Phi thay Tám Côn thì đám “công nhân ngu dốt” của anh Tám càng bàn ra tán vào rất dữ. Không có ai thương hại anh Tám, chỉ thắc mắc vì một tay đang có tiếng ăn tạp và rù quến công nhân góa phụ mà lại trở thành phó bí thư mới. Hèn chi cả mấy tuần liên tiếp Bảy Phi bám sát anh Ba Trạng. Có người vội kết luận, như thế là đảng bộ không phải thay đổi để trong sạch hóa mà đang dở trò quỷ gì đây; và dự đoán Tám Côn không phải tay vừa, thế nào cũng phản công. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn sẽ ngoạn mục lắm. Cứ chờ xem.
Bị đá văng ra khỏi đảng bộ, Tám Côn không còn trách nhiệm về việc đảng ủy thất bại chua cay trong công tác tố giác phản động và cảm thấy ung dung để trả đòn. Có điều không ai ngờ được, công nhân miền Nam đã mau chóng nhìn thấy bản chất thật sự của chế độ, biết rõ bản thân mình là ai trong cảnh khốn cùng hiện tại nên không cam tâm làm những chuyện thất đức, tố cáo bậy bạ để hãm hại anh em. Tám Côn biết nhẫn nhục, biến căm hờn thành hành động tương kế tựu kế, mớm lời, tung tin đồn, tạo cơ hội để quần chúng tố giác kẻ thù mới của hắn là hai tên thối tha đang nắm đảng bộ của nhà máy.
Từ ngày được đề bạt phó bí thư đảng ủy, Bảy Phi càng lộng hành vì đã có “ô dù” thật vững chãi là bí thư che chở. Con thuyền tham ô của anh Bảy đã có thêm một thủy thủ kiêm giám lộ là Ba Trạng thì còn lo gì sóng to gió lớn. Việc cung phụng cho uy quyền đảng tuy diễn ra kín đáo nhưng có lúc vui miệng chị Bảy cũng to nhỏ cho chị em bạn gái biết. Ai nghe cũng tưởng chị Bảy chỉ hơi khoe khoang thế lực của chồng vì rất thân cận với ông bí thư, chứ không dè đây là độc chiêu của Bảy Phi vừa muốn nhắn nhủ những kẻ muốn vuốt râu hùm liệu hồn mà hành xử, nếu có thấu tai Ba Trạng cũng hay, xem như lời nhắc nhở thân tình của kẻ đồng hội đồng thuyền.
Ông bí thư ngày ngày được nuôi béo nên đêm đêm no cơm ấm cật đâm ra rửng mỡ, nhớ bà vợ nông dân đang ở quê nghèo xa thẳm chịu không nổi. Vào đây, lạ nước lạ cái khó bề quờ quạng. Nỗi bức xúc này anh Ba chỉ có thể tâm sự với chú Bảy nó thôi, hy vọng chú có thể phát huy sáng kiến giúp đỡ đồng chí trong cơn túng quẩn. Gì chứ cái khoản này Bảy Phi dư sức lo liệu ổn thỏa cho xếp vì bản thân anh từng xông pha trong trận chiến ái tình kể từ ngày vinh qui bái tổ. Bà vợ Bắc cù lần không dám hó hé nên anh Bảy càng đi đêm nhiều hơn. Anh ăn vụng rồi chùi mép rất khéo nhưng cũng có lời xì xầm. Trước kia anh Bảy còn chẳng sợ huống hồ gì bây giờ anh đã là phó bí thư. Thuyền tình của anh Bảy ghé bao nhiêu bến không rõ, nhưng ai cũng biết anh theo đuổi hai đối tượng rất sát. Nói là theo đuổi cho bớt thô tục một tí, chứ theo ngôn ngữ sảng khoái Nam bộ phải nói là “dê đạo lộ”. Với một tay đầy thủ đoạn như Bảy Phi, người ta nghi ngờ có thể đây chỉ là đánh lạc hướng, làm bộ ghé thuyền vào đây nhưng âm thầm mò mẫm lên các bến khác. Người thứ nhất là cô Thoa, thư ký phân xưởng của chính quản đốc Bảy Phi. Gọi bằng cô vì Thoa là “gái một con trông mòn con mắt”, chồng của Thoa cũng là công nhân nhà máy, đã tử thương trong một tai nạn lao động trước đó vài năm. Với Thoa, Bảy Phi tỏ vẻ thân mật công khai không sợ bị đàm tiếu thiếu đạo đức cách mạng, vì anh đã báo cáo đảng ủy và được cho phép “xây dựng” Thoa trở thành một đối tượng đảng, đúng theo chính sách của đảng là chọn những người cũ không có dính líu đến “ngụy quân” “ngụy quyền”, nếu thuộc thành phần cơ bản công nông càng tốt, để uốn nắn đào tạo thành nhân sự nồng cốt cho tương lai. Uốn và nắn là nghề của chàng, nên anh Bảy rất hồ hởi và tích cực trong công tác được đảng giao phó.
Nạn nhân thứ hai được Bảy Phi chiếu cố là Thúy, thư ký kế toán, vợ của một trung tá tiểu đoàn trưởng đang tù cải tạo ở ngoài Bắc. Thông thường, những người có chồng đi “cải tạo” như Thúy đã bị đuổi việc và bắt phải đi kinh tế mới. Thúy được tiếp tục làm việc chỉ vì có nhan sắc. Gương mặt của Thúy lúc nào cũng buồn bã nhưng đẹp não nùng, làm cho bọn cán ngố mê mẩn. Ngày bại trận, chồng bị lưu đày ở một trại tù nào đó trong rừng thẳm biên giới Việt Hoa, chị đành nấn ná làm việc để có tiền nuôi hai con thơ, đã gởi về quê cho mẹ chăm sóc. Cuộc sống thừa bất hạnh của Thúy không được yên ổn vì hàng ngày bị quấy rầy bởi những tên háo sắc thô bỉ. Khi Bảy Phi ra mặt ve vãn Thúy, những thằng khác lảng xa. Bảy Phi có ngón nghề tinh vi và độc địa hơn. Đóng vai một thiện nhân cứu giúp người bị khổ nạn, Bảy Phi thường đến hỏi han có cần gì thì anh ta sẵn sàng giúp đỡ. Khi thấy đối tượng vẫn lạnh lùng, anh Bảy báo cho Thúy biết một “tin mật, nếu thố lộ thì cả hai ta đều chết”. Tin nghiêm trọng đó là đảng sắp ra nghị quyết vợ những sĩ quan “ngụy” cần theo dõi, có thể bị tập trung để dễ kiểm soát. Thừa cơ hội một đêm gió bão, Bảy Phi trùm kín áo mưa đến gõ cửa nhà Thúy xin tá túc một lát vì đang đi trời bỗng mưa to. Khi vào trong nhà, Bảy Phi giở trò xàm xở. Thúy bung cửa chạy ra ngoài tính la to cầu cứu, anh Bảy hoảng quá không kịp khoác áo mưa bỏ chạy một mạch.
song  
#2 Đã gửi : 07/05/2023 lúc 07:30:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bị một vố đau ngoài dự kiến, đang vắt óc suy nghĩ tìm một kế khác thì có lời cầu viện của Ba Trạng, Bảy Phi quyết định “nhường” người đẹp cho xếp, vừa lấy lòng cấp trên vừa trả thù sự ương ngạnh của Thúy, vì biết anh Ba, một tên đạo đức giả, đang đói tình sẽ chiếm đoạt bằng được với mọi giá. Trước khi “bàn giao” Bảy Phi cũng thực thà báo cáo “Nàng này khó đấy nhé, anh phải kiên quyết lắm mới được” Ba Trạng phấn khởi bảo “Chú cứ yên tâm, anh đã có cách”. Sau đó ít ngày, Thúy bị thuyên chuyển từ phòng kế toán qua văn phòng bí thư đảng ủy. Bảy Phi thầm phục anh Ba dám bắt đầu bằng cái “cách” rất lộ liễu của anh. Mỗi ngày, Ba Trạng rỉ rả kể lể về những nỗi nhục nhằn mà sĩ quan cao cấp phải chịu đựng trong các trại tù cải tạo nơi rừng già thâm u ở biên giới. Kế hoạch của anh Ba khởi đầu bằng đòn tâm lý, gây sợ hãi rồi sẽ hứa hẹn giúp đỡ để dễ dàng chiếm đoạt thân xác của người phụ nữ tội tình đáng thương mà một kẻ đang say men chiến thắng, như Ba Trạng, xem như chiến lợi phẩm mà y có quyền hưởng dụng. Thấy kể chuyện xuông khó lung lạc được Thúy, Ba Trạng nghĩ ra một độc kế, ngụy tạo một “Báo cáo mật” với nội dung “Trại cải tạo . . . . Hòm thư . . . - Báo cáo mật - Gởi các cơ quan chức năng có liên hệ: Ngày . . . . , cải tạo viên LKH, 36 tuổi, trung tá tiểu đoàn trưởng ... Biệt động quân ngụy, đã bị tòa án nhân dân của trại xử tử hình vì can tội xách động nổi loạn và trốn trại. Tội nhân đang bị giam giữ, chờ thụ án – Ký tên: Thượng tá VLL.” Ba Trạng tin là báo cáo mang hung tin với tên tuổi thật này, chi tiết dễ dàng tìm được trong hồ sơ cá nhân của Thúy, sẽ gây tác động như ý. Ba Trạng giữ im lặng vài ngày. Chiều ngày kế, lúc gần tan sở, Ba Trạng hớt hải chạy về văn phòng, đưa một tờ giấy, nói nhỏ “Thúy ơi. Anh mới nhận được một báo cáo khẩn, có một sĩ quan biệt động bị tử hình có tên tuổi đây này. Em thử xem, có phải chồng em không ?!” Thúy cầm tờ giấy đọc nhanh, người lặng đi, dù cố giữ bình tĩnh nhưng đôi chân quỵ xuống, nước mắt kềm giữ lâu ngày tuôn ra như suối. Ba Trạng ngồi xuống kế bên, thì thào “Ưng anh đi, anh sẽ cứu chồng em khỏi chết”. Khi hai cánh tay Ba Trạng hấp tấp, thô bạo ôm lấy đôi vai của Thúy, nàng chợt tỉnh vùng thoát ra rồi quay lại, chỉ mặt tên dâm tặc nói rõ từng tiếng “Ông đừng hòng giở trò đồi bại với tôi. Hành vi khốn nạn của ông tôi đã kể hết cho bạn bè và những người thương cảm cho hoàn cảnh của tôi nghe rồi. Trong số này có cả đảng viên đồng chí của ông. Nếu ông lập mưu giết tôi hôm nay, sẽ có người trả thù cho tôi”. Nói xong, Thúy bỏ tờ giấy vào túi xách, bước ra khỏi phòng, làm như không có chuyện gì xảy ra, từ từ đi về phía y xá để khai bệnh, xin thuốc uống. Ở đây, Thúy đã gặp Thoa nên kể chuyện vừa xảy ra cho Liên và cả Thoa nghe.
Hai ông chánh và phó bí thư đảng ủy hạ quyết tâm và quá bận rộn trong việc chinh phục mỹ nhân, quên béng đi mất là nhất cử nhất động của mình đã bị con cáo già Tám Côn, đang thu mình trong bóng tối, quan sát kỹ càng và ghi chép đầy đủ. Tám Côn không đơn lẻ phục hận, anh có cả một “đường dây” gồm những thành viên bí mật rất đắc lực như chị Tám, chị Liên, Thoa, và thật bất ngờ, có cả anh Ba Lến, tổ trưởng lái xe. Ngoài Thoa, ba người còn lại đều đang làm việc ở những khâu “giao lưu quần chúng” như nhà ăn, bệnh xá và giao thông nên thu thập và truyền tin rất thuận lợi, kín đáo và nhanh chóng.
Sau khi nghe Thoa kể chuyện, Ba Lến biết ngay đây là bản báo cáo giả mạo, Ba Trạng đã ngụy tạo để hù dọa Thúy vì thật tình cờ Ba Lến đã đưa sứ giả mang đến cho Thúy tin lành bất ngờ. Hai tuần trước, chiều đã xế tà, Ba Lến thả bộ ra chợ Tròn làm cữ cà phê tối. Quán hơi vắng, Ba Lến chú ý một thanh niên lạ mặt đang ngồi một mình, ly trà gần cạn. Anh ta có lẽ là người từ xa đến, vì túi hành lý để dưới chân, mặt đầy vẻ lo lắng. Ba Lến gọi cà phê rồi thản nhiên đến ngồi đối diện người khách lạ, mở lời “Chắc chú em đang tìm người quen phải hôn?” Nhìn vẻ bối rối e dè của cậu nhỏ, anh Ba tiếp “Tôi chỉ đoán vậy thôi. Tôi là Ba Lến, tài xế, nhà ở trong cư xá gần đây. Nếu chú em cần giúp chuyện gì cứ nói, đừng ngại.” Cậu thanh niên ngập ngừng “Cháu tên Lâm. Không dấu gì chú Ba, cháu từ thị xã vô đây thăm người chị bà con tên Thúy, làm thư ký. Xe đò hư máy dọc đường, ngừng sửa hơi lâu, trời gần tối mới, cháu đang lo vì chưa biết hỏi ai và không biết sẽ tá túc qua đêm ở đâu.” Ba Lến nhắp một ngụm cà phê, đặt ly xuống, cười hì hì “Vậy là chú em gặp may, cứ uống thong thả. Tôi sẽ dẫn đi gặp cô Thúy, đêm nay cứ đến nhà tôi, Thúy ở có một mình, tiếp người lạ không tiện đâu.” Chờ trời tối hẳn, Ba Lến đưa Lâm đến nhà Thúy. Ba Lến bảo “Chắc cháu có tin nhà. Thôi hai chị em trò chuyện. Chú về, chút nữa sẽ qua đón cháu Lâm về nhà chú thì hay hơn.” Thúy vui vẻ “Thôi để chị giới thiệu, đây là chú Ba, người ơn của chị. Nếu không có chú thím Ba giúp đỡ an ủi thì chị không chịu nổi cảnh sống nơi đây. Chú Ba cứ ngồi đây, có tin tốt xấu gì của gia đình con cũng muốn cho chú biết.” Lâm mang đến một tin vui. Có người quen lặn lội ra Bắc thăm con đang tù cải tạo cùng trại với chồng của Thúy về kể lại anh đã cùng hai bạn đồng cảnh vượt trại thành công, đã qua hai tuần không bị bắt lại, chắc đã thoát.
Chiều hôm đó, khi tan sở anh Ba Lến tình nguyện làm ngoài giờ, chạy thêm vài chuyến xe bồn chở nước uống cho cư xá công nhân, để tạo dịp ghé thăm Thúy. Sau khi kéo vòi nước vào nhà, Ba Lến ngồi nghe Thúy vừa khóc vừa kể chuyện đã xảy ra. Chờ cho Thúy khóc một hồi lâu, Ba Lến ôn tồn bảo “Cháu nghe chú nói đây. Thằng chó chết này làm giả tờ báo cáo để cháu hoảng sợ rồi lọt vào bẫy của nó. Cháu bình tĩnh suy nghĩ, chồng cháu là sĩ quan biệt động quân, đi rừng là nghề của nó. Hai tuần sau không bị bắt lại tức là đã thoát thân rồi. Không chừng bây giờ nó đã an toàn ở Thái Lan. Bây giờ, chú nghĩ cháu phải tìm đường vượt biên. Cháu đã khổ quá nhiều rồi. Trời Phật sẽ phù hộ cho gia đình cháu được đoàn tụ” Thúy băn khoăn “Nhưng cháu phải về quê trước. Không có giấy đi đường không thể mua vé xe đò về thị xã. Nếu có cách nào đi lọt, ra tới đó cháu sẽ tìm đường về quê được” “Nếu cháu quyết định rồi, việc này để chú lo. Từ đây tới lúc đi, cháu phải giữ kín. Nếu thằng bí thư dở trò gì khác cháu cho Thoa hay liền nghe. Cứ yên tâm, đừng lo nghĩ nhiều.” Ba Lến trấn an Thúy trước khi kéo ống nước ra xe.
Chỉ để cho Thúy yên vài bữa Ba Trạng lại tò vè “Em đã suy nghĩ kỹ chưa. Chắc em chưa tin anh chứ gì. Thôi để tối mai anh mang một ít đường và sữa đến cho em bồi dưỡng, nhân tiện anh sẽ giải thích làm cách nào anh có thể cứu được mạng sống của chồng em. Nhất trí thế, em nhé!” Biết là không thể phản kháng, Thúy giữ im lặng. Trong giờ cơm trưa, Thúy báo cho Thoa biết. Ăn xong bữa thật nhanh, Thoa bảo “Tối nay mình gặp lại. Em phải đi liền bây giờ”, rồi vội vã đi ngay. Như vậy, “đường dây” của Tám Côn chỉ có một ngày rưỡi để hành động. Tối hôm đó, Ba Lến cùng vợ đến nhà Thúy. Chú Ba vẫn bô lô ba la trước cửa nhà như thường nhật. Hàng xóm không ai để ý vì thấy chú thím Ba đã ghé thăm Thúy nhiều lần. Cửa nhà cứ để hé mở. Trong khi thím Ba canh chừng, chú Ba đưa cho Thúy một cái chày giã tiêu bằng gỗ trắc, dặn dò “Tới nước này mình không thể lùi được nữa. Tối mai nó tới với ý đồ xấu. Khi nó giở trò, cháu dùng cái này phang nó vài nhát. Cứ nhắm mắt mũi miệng, chớ táng vào đỉnh đầu nó chết thì kẹt lắm. Khi xong cháu tri hô lên, sẽ có người xông vào nhà. Sáng sớm ngày mốt, chừng 4 giờ chú sẽ chở cháu về thị xã bằng xe Honda. Giấy đi đường chú đang lo, trưa mai sẽ có. Tối nay, cháu viết sẵn một lá đơn xin nghỉ việc, lý do ghi rõ là bị bí thư đảng cưỡng bức, ngày mai đưa cho Thoa. Cháu cứ làm y lời chú dặn và chuẩn bị hành lý gọn nhẹ để ra đi nghe cháu.”
Tối hôm sau, nhắm chừng mọi người đã yên giấc, Ba Trạng ăn mặc như cán bộ, đội nón cối giả dạng dân phòng mò đến nhà Thúy với một bọc vải chứa đường và sữa hộp như đã hứa. Vừa bước vào nhà, Ba Trạng gài chốt cửa rồi ung dung ngồi xuống ghế, bắt đầu lải nhải chuyện nghĩa hiệp, cứu giúp tội nhân tử hình. Thúy ngồi đối diện, im lặng thủ thế. Tưởng cá đã cắn câu, Ba Trạng xô ghế đứng dậy bước qua giơ tay định sờ soạng. Thúy thò tay cầm cái chày dấu dưới bàn phang liên tiếp mấy cái vào mặt tên vô lại rồi nhanh chân chạy đến mở cửa, lớn tiếng kêu cứu. Một tên bộ đội lao lêu nghêu xông vào như cơn gió. Xem ra là Tám Côn. Anh Tám làm bộ nhìn sửng vào bản mặt bê bết máu của Ba Trạng, la lên “Trời ơi, anh Ba bí thư đấy hả ! Có anh ở đây sao để cho thằng hiếp dâm chạy thoát vậy ?” Chẳng nói một lời, Ba Trạng ôm đầu máu chạy ra khỏi nhà. Vừa bước ra cổng, đang dáo dác tìm đường vắng để chạy, bỗng đâu vợ Tám Côn xuất hiện. Ba Trạng ù té chạy. Chị Tám hết sức rượt theo, vừa chạy vừa la to “Ối giời ơi! Làng nước ơi, thức dậy mà xem. Cụ Hồ ơi! Sống dậy mà xem. Ông bí thư đảng quỷ đi mò con gái nhà lành bị nện cho toé máu đầu, đang chạy trốn kia kìa. Ối giời ơi! Đảng quỷ ơi là đảng quy..y.. ỷ!” Chị Tám cứ bám theo, miệng la bài hãi như thế suốt một quãng đường dài. Có một số người hiếu kỳ mở cửa ra coi, nhận ra ông bí thư lật đật quay vào nhà đóng cửa lại.
Không khí ồn ào lắng xuống, trời đêm trở nên tịch mịch. Liên và Thoa cùng Thúy vào nhà đóng cửa lại. Thoa đưa cho Thúy một cái gói, mếu máo “Chị em mình chia tay không biết chừng nào mới gặp lại. Em chuẩn bị cho chị thức ăn dọc đường, vì ra tới thị xã chị nên đi ngay.” Liên trao cho Thúy một áo mưa và một tờ giấy “Em cầm theo áo mưa, mùa này chắc phải cần. Còn đây là giấy đi đường anh Ba Lến đã lo cho em, cất liền để khỏi bỏ quên. Em ráng giữ sức khoẻ. Chị chúc em nhiều may mắn.” Thúy bảo hai người nên về sớm sợ liên lụy, nhưng Liên không chịu “Ba chị em chỉ còn vài ba giờ bên nhau thôi. Em đi rồi chị và Thoa đi ra, khép cửa lại là xong.” Cuộc chia tay của ba người bạn cùng cảnh ngộ buồn não lòng, chỉ nhìn nhau khóc không nói được điều gì.
Đúng 4 giờ sáng, Ba Lến chạy xe đến, giữ máy nổ nhỏ chờ trước cổng. Trời đổ mưa. Thúy trùm kín với áo mưa, đội nón rơm, vừa ngồi lên xe vừa hỏi “Trời mưa như vầy, đi được không chú Ba?” Ba Lến quay đầu lại “Cháu ngồi vịn cho chắc, chú sẽ chạy nhanh. Trời mưa càng may cho mình, chắc sẽ không bị xét hỏi dọc đường.” Ba Lến lên ga chậm sợ khuấy động giấc ngủ cư xá. Đoạn đường từ thị trấn về thị xã hơn 70 cây số rất xấu, đầy những ổ gà và hố sâu chưa lấp hết. Đây là những hư hại do mìn của “cách mạng” gài cho nổ xe, xe lính hay xe chở thường dân vô tội đều giật cho nổ hết. Đường dù xấu nhưng không làm chậm được một tay lái nhà nghề, với một cái tâm bồ tát như chú Ba. Không đầy hai tiếng sau, xe đã vào địa phận thị xã. Ba Lến thở ra nhẹ nhõm, chạy chậm lại, nói “Vậy là thoát rồi. Cháu Lâm dạy học ở thị xã này thật tiện lợi quá. Chú đã nhờ bạn xe Honda ôm liên lạc hôm qua. Bây giờ chú chở thẳng cháu đến bến xe liên tỉnh, có Lâm đang chờ cháu ở đó”. Honda vừa rẽ vào bến xe đò đã thấy Lâm chạy ra đón. Thúy xuống xe, trao túi xách cho Lâm, quay lại nắm tay Ba Lến rồi khóc ngất, không nói được lời cám ơn. Ba Lến gỡ tay Thúy ra, nói nhỏ “Cháu đừng khóc, kẻo người ta dòm ngó. Thôi cháu đi bình an. Chú thím mong cho cháu gặp may mắn. Có gì liên lạc với Lâm, chú sẽ biết.” Ba Lến trở đầu xe chạy ra, quay lại còn thấy Thúy đứng bùi ngùi trông theo. Nhìn đồng hồ thấy chỉ đúng 6 giờ, Ba Lến nói thầm “Cám ơn Trời Phật độ cho con nhỏ đáng thương. Bây giờ mình kiếm chỗ làm một cái hắc xỉu phé cho tỉnh táo, xong chạy về, ghé nhà báo tin chắc má bầy trẻ cũng đang trông, rồi đi làm cũng còn kịp.”
Ngay sáng hôm sau, Tám Côn lên gặp giám đốc kể lại “sự cố” anh đã “tình cờ” chứng kiến đêm qua, và yêu cầu họp gấp chi bộ đảng để xử lý, trước khi bọn xấu lợi dụng tình thế. Giám đốc Hai Phước nghe chuyện muốn té ngửa, bần thần nghĩ ngợi, hứa sẽ tiến hành sớm. Tám Côn vừa đi, giám đốc cho mời Bảy Phi lên họp khẩn. Chỉ ít phút sau, Bảy Phi tất tả chạy về xa xưởng ra lệnh cho Ba Lến lái xe con đưa về cư xá. Ba Lến tò mò hỏi “Có gì mà gấp quá vậy, anh Bảy?” Bảy Phi nhìn Ba Lến với ánh mắt ngạc nhiên “Bộ anh không hay biết gì chuyện đêm qua ở cư xá sao?” Ba Lến hỏi tới “Chuyện gì vậy? Tối hôm qua tôi lai rai vài cốc, ba ngù, đi ngủ sớm có hay trời trăng gì đâu.?” “Anh cho tôi về nhà anh Ba Trạng. Nghe báo cáo, đêm hôm qua ảnh rượt theo bắt thằng cưỡng bức cô Thúy bị nó đánh chảy máu đầu.” Đến nơi, để tài xế chờ bên ngoài, ông quản đốc vừa bước vào nhà đã thấy hỡi ôi, đồng chí bí thư đang ngồi ủ rũ trên ghế, một mắt bầm đen sưng húp, môi vều lên to tướng còn rỉ máu. Ba Trạng gắng gượng kể vắn tắt chuyện đêm qua và dặn “Đồng chí cứ liệu lý sao cho vén khéo.” Bảy Phi bước ra, vừa đi vừa lẩm bẩm “Thế là rách việc rồi. Bí thư gì mà ngu như chó!” Quản đốc giận quá, chửi sảng, quên mất là mình cũng từng bị người đẹp hù phải chạy cong đuôi. Bảy Phi thót lên xe, mặt hầm hầm, vẫy tay ra hiệu chạy, suốt đường về nhà máy không nói thêm tiếng nào.
Thoa đem đơn xin nghỉ việc của Thúy ra thị trấn chụp ba bản sao giữ làm kỷ niệm, bản chánh cho vào bao dán kín, lén bỏ vô thùng thư trước phòng hành chánh. Vào giờ ăn trưa, ngay cửa vào nhà ăn có dán một tờ thông cáo chữ thật lớn cho dễ đọc có nội dung “Đêm qua, ở cư xá công nhân, có một thanh niên giả dạng bộ đội, lẻn vào nhà một nữ nhân vỉên với ý đồ xấu. Bị phát giác, tên này đã bỏ chạy. Các cơ quan chức năng đang lùng bắt hung thủ. Sẽ tiếp tục thông báo khi có tin mới. Ban giám đốc nhà máy yêu cầu toàn thể công nhân viên hãy bình tĩnh, không tiếp tay với bọn phản động đang tung tin thất thiệt, thực hiện âm mưu phá hoại uy tín của cán bộ và đảng.” Những lời đe dọa phủ đầu này có hiệu quả. Bữa ăn trưa hôm đó không có ai dám xì xào gì cả, ăn cho nhanh rồi về chỗ làm.
Bí thư lâm bệnh, ông phó triệu tập chi bộ đảng họp khẩn. Phiên họp bắt đầu từ chiều, kéo dài tới gần sáng hôm sau. Đúc kết xong nghị quyết là đến giờ làm việc. Phòng hành chánh được lệnh khẩn trương đánh máy, in roneo, phân phát xuống tận các tổ để cho triển khai học tập ngay. Phần nhận định của nghị quyết giống như thông cáo dán trước nhà ăn, chỉ khác lời lẽ sắt máu hơn. Quan trọng là phần quyết định, công nhân viên đang chờ xem ai là thủ phạm, bị trừng phạt ra sao. Các tổ trưởng cầm tờ nghị quyết trên tay, đọc đi đọc lại sợ mình hoa mắt:
“Sau khi chấp cung, nghiên cứu và đánh giá lời khai của các nhân chứng, đảng ủy quyết định biện pháp kỷ luật đối với hai cán bộ có tên dưới đây:
Anh Đỗ Côn, kỹ sư, quản đốc phân xưởng ... , vì thiếu cảnh giác đã vô tình tiếp tay cho bọn xấu trong âm mưu hạ uy tín của cấp lãnh đạo. Đồng chí Côn bị ngưng chức quản đốc và được gởi đi học lớp nghiên cứu về tổ chức ở trường đảng trung ương.
Chị Hà Thị Lựa, tổ trưởng tổ cấp dưỡng nhà ăn tập thể, có hành vi thiếu văn hoá, làm mất trật tự an ninh xã hội. Để tạo điều kiện ăn năn hối cải, chị Lựa được điều về tổ công trường thuộc phân xưởng ...
Quyết định này có hiệu lực từ ngày . . . .
Ký tên và đóng dấu đỏ: Phó bí thư đảng uỷ (Bảy Phi)”
Trước khi họp tổ để học tập nghị quyết, các tổ trưởng họp với thủ trưởng cơ quan để được soi sáng đây là một hình thức kỷ luật rất nhân đạo và khoan hồng đối với hai cán bộ phạm lỗi nghiêm trọng. Tổ trưởng cần giải thích điểm mấu chốt này cho công nhân viên biết để có ý thức tiếp tay với đảng giữ an ninh tốt, sản xuất tốt. Ai cũng nhất trí với nhận định của thủ trưởng, có cho tiền cũng không dám nói vợ chồng Tám Côn là nạn nhân của một đòn thù thâm độc. Chị Tám tuy mất chức tổ trưởng vẫn còn được tiếp tục công tác, dù phải lao động tay chân nặng nhọc, thế là khoan hồng lắm rồi. Khi còn làm tổ trưởng cấp dưỡng, chan gắp thức ăn cho công nhân nhẹ tay một tí, chiều về nhà ba thằng con trai đang sức ăn có thêm chút bồi dưỡng. Mất phần này và phụ cấp tổ trưởng thật là găng. Tám Côn dám thọc “ổ kiến lửa”, không bị trừng phạt lại được đi tập huấn ở trường đảng trung ương còn kêu ca gì nữa. Được cử đi học phải xem là ân huệ, nói là bị đày cầm chắc tội phản động. Trường đảng chỗ nào cũng có, sao không đưa đi học ở thị xã mà phải về tận trung ương ở ngoài Bắc. Rồi đây “một kiểng hai quê”, anh Tám về trường đảng chỉ còn lãnh trợ cấp học viên, lo thân còn chưa đủ lấy đâu tiền gởi về cho vợ con. Thế không phải độc địa hay sao. Trong tay Tám Côn có bản sao đơn xin nghỉ việc của Thúy với lý do bị bí thư cưỡng dâm. Anh thừa biết, khi anh đến trình diện ở trường đảng, họ đã có báo cáo mật về anh rồi, có cựa quậy gì cũng khó. Thôi đành nuốt hận ra đi. Quân tử báo thù mười năm không muộn.
Mấy tuần sau, vết thương trên mặt đã lành hẳn, ông bí thư mới dám đi làm. Ngồi trên ghế nhung êm ái, rót tách trà Thái nguyên thơm ngát, mở ngăn kéo thấy cả bịch thuốc lá ba số, anh Ba mỉm cười hài lòng. Ba Trạng lại tiếp tục chương trình hàng tuần xuống các đơn vị sản xuất nói chuyện với công nhân. Khi trình bày về nhận định tình hình chính trị thế giới, thế mạnh yếu của ta và địch ra sao, giọng anh Ba vẫn sang sảng, hùng hồn và lôi cuốn. Khi lên giọng giáo dục công nhân về đạo đức của cán bộ cách mạng, khuyên mọi người nên noi gương bác Hồ vĩ đại, Ba Trạng chắp tay thành khẩn, gương mặt hớn hở vô cùng. Trong những giây phút say sưa ấy, chắc anh Ba vẫn tin là, vào cái đêm hãi hùng đó, không có anh chị công nhân và gia đình nào ở cư xá nhìn thấy tên ôm đầu máu chạy thục mạng là ông bí thư đảng... quỷ, chứ không phải một thằng bộ đội.


Hoàng Thư

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.171 giây.