logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/05/2023 lúc 05:38:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng (MOFA via Bao Quoc te
Việt Nam phản đối việc hai cơ quan thuộc Kho bạc và Bưu chính Australia phát hành tiền xu có in cờ Việt Nam Cộng hòa nhân dịp Canberra kỷ niệm 50 năm kết thúc tham chiến ở miền nam Việt Nam năm 1973.
Hôm 4/5, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh “cờ vàng”, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”.
Phía Việt Nam nói đã đề nghị phía Australia “dừng lưu hành các vật phẩm này, đồng thời không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai”.
“Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Australia”, bà Hằng nói.
Royal Australia Mint, cơ quan đúc tiền của chính phủ Australia do Bộ Ngân khố nước này quản lý, và Bưu chính Australia, không phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA về tuyên bố của phiá Việt Nam.
Hôm 6/4, Royal Australia Mint phát hành tiền xu mệnh giá 2 đôla Australia bằng bạc, nhân kỷ niệm 50 năm kể từ ngày Australia đưa quân tham chiến trong cuộc Chiến tranh Việt Nam vào năm 1973, hỗ trợ đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.
UserPostedImage
Mặt trước của đồng xu lưu niệm do Xưởng đúc tiền của chính phủ Australia phát hành. Photo YouTube The Purple Penny Coins and Banknotes.
Cộng đồng người Việt tại Australia bày tỏ sự bất bình trước tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ông Lê Công, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở thủ đô Canberra, đồng thời là quyền chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở Úc Châu, nêu nhận định với VOA hôm 4/5:
“Đó là lời phản đối vô lý, có tính cách độc đoán và kể cả, buộc một quốc gia như Úc Châu làm những việc mà Việt Nam muốn làm”.
“Đồng bạc cắt do Royal Australia Mint sản xuất ở Canberra để kỷ niệm 50 năm từ ngày những chiến binh cuối cùng của quân đội Hoàng gia Úc rời khỏi Việt Nam.
“Đương nhiên phải có cờ vàng ba sọc đỏ vì họ qua đó chiến đấu bên cạnh cờ vàng ba sọc đỏ, là đồng minh của họ. Nếu không để cờ vàng ba sọc đỏ thì để cờ gì bây giời?”
UserPostedImage
Đồng xu do chính phủ Australia phát hành nhân dịp đánh dấu 50 năm ngày binh sĩ nước này rút khỏi Việt Nam. YouTube The Purple Penny Coins and Banknotes.
Royal Australia Mint phát hành hai loại đồng xu, vàng và bạc, đều có in dòng chữ “Chiến tranh Việt Nam” trên bề mặt và hình ảnh một chiếc trực thăng.
Royal Australia Mint phát hành cả hai loại này dưới dạng tiền xu kỷ niệm nghĩa là chúng không được lưu hành để giao dịch, theo trang news.com.au.
Được đúc với số lượng hạn chế, đồng xu vàng được bán lẻ với giá 15 đôla Úc và đồng xu bạc có giá 80 đôla Úc. Tuy nhiên, một chuyên gia về tiền xu nói chuyện với đài Seven News cho biết đồng xu bạc có thể bán trên thị trường với gia 1200 đôla Úc, cũng theo trang news.com.au.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến dài nhất mà Australia từng tham gia trong thế kỷ 20 với hơn một thập kỷ, với ban đầu chỉ từ một đội huấn luyện quân sự thành một tiểu đoàn và sau đó là một đội đặc nhiệm. Các lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân của nước này đều tham gia bên cạnh lực lượng của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.
Quân đội Úc đóng vai trò lớn nhất, đặt cơ sở hoạt động chủ yếu ở tỉnh Phước Tuy của miền Nam Việt Nam. Khoảng 57.000 quân dân Australia đã phục vụ tại Việt Nam, trong đó có khoảng 520 chiến sĩ hy sinh và nhiều người khác bị thương trước khi những người lính Australia cuối cùng rút về nước vào tháng 12/1973.
Hôm 25/4, Toàn quyền Australia David Hurley phát biểu nhân kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc cuộc tham chiến, ca ngợi tinh thần bất khuất và can trường của các binh sĩ nước này đã hy sinh vì đất nước. Ông nói: “Chúng tôi khắc ghi sự hy sinh tập thể của họ và ý nghĩa của sự phục vụ của họ đối với quốc gia của chúng ta”.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 09/05/2023 lúc 11:23:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chính phủ Australia phản hồi tuyên bố của phía Việt Nam về ‘cờ vàng

UserPostedImage
Hình đồng xu chính phủ Úc vinh danh binh sĩ nước này hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam. Photo The Perth Mint

Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia vừa phản hồi tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc phản đối Canberra phát hành đồng xu lưu niệm có in hình mà Hà Nội nói là ‘cờ vàng’ của Việt Nam Cộng Hòa.
“Chúng tôi ghi nhận tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao”, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho VOA biết trong một tuyên bố gửi qua email vào cuối tuần, nhưng không đề cập đến việc chỉnh sửa hay thu hồi đồng xu này theo yêu cầu của Việt Nam.
“Đồng xu và tem kỷ niệm mà người phát ngôn đề cập là nhằm tôn vinh những người Australia từng phục vụ tại Việt Nam”, tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết thêm.
“Thiết kế của đồng xu và tem phản ánh màu sắc của các dải huy chương phục vụ được trao cho những quân nhân này, bao gồm Huân chương Việt Nam, được phong tặng vào năm 1968”, tuyên bố viết.

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...42-8e74-08db4cde80ff.mp4

Theo trang thông tin chính thức của Thủ tướng Australia và Nội các, Huân chương Việt Nam (Vietnam Medal) được Nữ hoàng Anh, đại diện cho Hoàng gia Anh phong tặng, vinh danh các thành viên của Lực lượng Phòng vệ Australia và các thành viên của các tổ chức từ thiện phục vụ tại miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, giai đoạn 29/5/1964 -27/1/1973.
Mặt trước của tấm huân chương khắc chân dung của Nữ hoàng Anh Elizabeth II kèm theo dòng chữ Latin “ELIZABETH II DEI GRATIA REGINA F.D” có thể được hiểu là “Elizabeth II, mang ơn Chúa, Nữ hoàng và đấu tranh cho sự trung thực”. Mặt sau đề chữ “Việt Nam” và khắc họa một người đàn ông có hành động đẩy hai quả cầu sang hai bên.
Trang này nói rõ rằng màu vàng và ba sọc đỏ trên tấm băng huy chương tượng trưng cho Việt Nam Cộng Hòa: “Dải huy chương có sọc vàng của miền Nam Việt Nam ở trung tâm. Dải băng cũng có một sọc màu xanh đại diện cho Hải quân, hai sọc đỏ tượng trưng cho Lục quân và một sọc xanh nhạt cho Lực lượng Không quân”.
Huân chương Việt Nam được Hoàng gia Anh thành lập vào ngày 8/6/1968 và được Thủ tướng Australia lúc bấy giờ là ông John Gorton ký phong tặng.
Như VOA đã loan tin, hôm 4/5, một đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ trích hai cơ quan thuộc Kho bạc và Bưu chính Australia phát hành đồng xu có hình cờ vàng nhân dịp Canberra kỷ niệm 50 năm kết thúc tham chiến ở miền nam Việt Nam năm 1973.
Bà Phạm Thu Hằng, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh ‘cờ vàng’, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”.
Việt Nam đã đề nghị phía Australia “dừng lưu hành các vật phẩm này, đồng thời không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai”, bà Hằng cho biết và nói thêm: “Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia”.
Bình luận với VOA sau tuyên bố của Hà Nội, luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền hiện sống lưu vong ở Đức, khẳng định rằng Việt Nam chắc chắn đã “can thiệp vào công việc nội bộ của Úc”.
Trong khi đó đại diện cho cộng đồng người Việt tại Australia nói với VOA rằng họ bất bình trước tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ông Lê Công, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở Úc Châu nói với VOA rằng lời phản đối của Việt Nam thật “vô lý” và “có tính cách độc đoán”.
Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Úc phát hành đồng xu lưu niệm về Chiến tranh Việt Nam.
Vào tháng 9/2021, Royal Australia Mint phát hành đồng xu kỷ niệm đánh dấu 50 năm Trận Núi Lé ở tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay). Thứ trưởng Bộ Ngân khố Úc Michael Sukkar nói rằng đồng xu này là một sự tri ân quan trọng đối với những binh sĩ Australia đã tham gia trận chiến và nói rộng hơn là sự hy sinh của tất cả những người lính trong Chiến tranh Việt Nam.
Ông Sukkar cho biết: “Việc phát hành đồng xu kỷ niệm này trước lễ kỷ niệm 50 năm Trận Núi Lé là cơ hội để người Úc tưởng nhớ những người lính dũng cảm đã chiến đấu trong cuộc xung đột này trong Chiến tranh Việt Nam”.
Hơn 60.000 binh sĩ Australia đã phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam bên cạnh các lực lượng của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa và 523 binh sĩ Australia đã hy sinh trong cuộc chiến này.
Hơn 48 năm kể từ Chiến tranh Việt Nam kết thúc, cuộc chiến mà Hà Nội gọi là “chiến tranh chống Mỹ, cứu nước”, tiếp tục là một chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam ngày nay. Chính quyền Việt Nam dường như tỏ ra rất ác cảm với lá cờ này và đã bỏ tù một số người cố tình lưu hành chúng.
Năm nay Hà Nội và Canberra kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và hiện hai nước đang duy trì quan hệ Đối tác Chiến lược. “Chính phủ Australia không công nhận ‘cờ vàng’”, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết trong email gửi cho VOA. Thông điệp này dường như giúp Hà Nội bớt nóng giận.
Theo VOA
UserPostedImage
gtv Phuong
Đề nghị nhà nước V+ cân bằng ngoại giao với ÚC bằng cách cũng phát hình đồng xu như ÚC và kèm theo cờ quạt của các đồng minh như Tàu+, Liên Xô và Bắc Hàn lén lút yểm trợ đóng đô ngoài Bắc mà hồ sơ mật sau này cho biết

Tran van GC
Cái bóng ma VNCH vẫn làm cho CS mất ăn mất ngủ !

Tran van GC
"Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia”.
Cứ mang cái " đối tác chiến lược " ra để hù dọa ! Trong quan hệ VN - Úc, VN chẳng có gì để mang lại lợi ích cho Úc ngoại trừ Úc đang lôi kéo vn để chống TQ, ngược lại Úc đã viện trợ và giúp VN rất nhiều tiền của trong mấy chục năm vừa qua. Cứ giỏi thì trừng phạt Úc đi ,xem ai sẽ ôm đầu máu ?
Viet TuDo
Cộng sản ác hơn con ác thú vì con ác thú còn biết không ăn thịt đồng loại của nó. Đừng bắt chước việt cộng ăn tươi nuốt sống anh em Miền Nam của chúng, tội ác diệt chủng này không bao giờ rửa sạch cho được, hãy xem Đông Đức và Tây Đức xóa bỏ hận thù, sống chung hoà bình và tự do, không giết chết anh em đồng loại, cùng nhau xây dựng đất nước, tôn trọng nhân quyền.
Hòa hợp hòa giải với cộng sản là tự sát.
Tú Nớp
Phải chi cái nước CHXHCN/VN độc lập tự do hạnh phúc nầy cũng mau lẹ phản đối đường lưỡi bò 9 khúc của Tàu cộng thì hay biết mấy.
Phải chi cái nước CHXHCN/VN độc lập tự do hạnh phúc nầy đừng cho côn an đánh đập, bắt nhốt người dân như con vật khi phản đối Tàu cộng và hô to khẩu hiệu, "Hoàng Trường Sa là của VN" thì phước cho dân tộc VN, đất nưóc VN biết mấy!
Phải chi ... Phải chi ... Và phải chi ...
vnch
Úc không sợ bất cứ quoc gia nào khi tri ân những người Úc dã chiến đấu hoặc hy sinh ở Việt Nam.
Việt cộng quen thói nịnh hót, hèn hạ đối với Trung cộng, không tri ân linh tử trận ở Gạc ma và tử sĩ hải quân VNCH bão vệ Hoàng Sa 1974.
Vc bọn bán nước, hèn.

Sửa bởi người viết 09/05/2023 lúc 11:24:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 09/05/2023 lúc 12:23:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Quan hệ Việt - Úc có bị “sứt mẻ” sau vụ đồng tiền Úc với hình cờ vàng VNCH?

UserPostedImage
Toàn quyền Úc David Hurley và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bắt tay tại Hà Nội hôm 4/4/2023 (minh họa)
AFP

Công ty Royal Australian Mint hồi đầu tháng tư phát hành hai đồng tiền có mệnh giá 2 đô la Úc có màu bạc và vàng để kỷ niệm 50 năm ngày quân đội Úc rút khỏi cuộc chiến Việt Nam. Hai đồng tiền này đều có in biểu tượng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa. 
Ngày 04/5, trong cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đề nghị Úc dừng lưu hành các ấn phẩm có in hình "cờ vàng" và không để tái diễn các sự việc tương tự.
Tác động thế nào đến quan hệ Việt - Úc?
Đại điện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết việc công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc phát hành các vật phẩm với hình ảnh cờ của một chế độ đã không còn tồn tại là hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Úc.
Vậy sự kiện lần này tác động như thế nào đến mối quan hệ hai nước?
Tiến sỹ Nguyễn Hồng Hải, chuyên gia về Khoa học Chính trị, nghiên cứu viên tại Trung tâm Tương lai Chính sách, Khoa Nhân văn và Xã hội học, Đại học Queensland, Úc cho rằng vụ việc lần này rất nhỏ và hai bên hoàn toàn có thể giải quyết được một cách dễ dàng bằng cách trao đổi thẳng thắn với nhau, trên tinh thần “chân thành, tin cậy”:
“Tôi có trao đổi với một chuyên gia về lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam ở trong nước, họ cũng thấy rằng để những sự việc như thế này ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Úc thì nó không đáng. Và họ cũng không nghĩ rằng là chuyện này nó sẽ dẫn đến quan hệ Việt - Úc.
Chính vì thế mà nó chỉ là một cái gợn thôi, chứ không phải là vấn đề gì đó mà không thể giải quyết được.”
Tiến sỹ Hồng Hải đánh giá hai nước vẫn đang duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Bằng chứng là khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sang Anh để tham dự lễ đăng quang của Nhà vua Charles III vào ngày 4/5, ông Thưởng vẫn gặp và tiếp xúc Toàn quyền Úc và với Thủ tướng Úc. Ông Hải kết luận:
“Nếu như sự việc nghiêm trọng thì tôi không nghĩ rằng là sẽ có cuộc tiếp xúc như vậy giữa Chủ tịch nước Việt Nam với hai nhân vật được coi là nguyên thủ quốc gia của Úc như thế ở nước Anh.”
Nâng cấp mối quan hệ trong năm nay?
Chính vì vậy, Tiến sỹ Hồng Hải cho rằng hai nước vẫn sẽ nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện trong năm nay:
“Tôi vẫn tin rằng việc nâng cấp mối quan hệ từ Đối tác chiến lược hiện nay lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Úc sẽ vẫn diễn ra như kế hoạch trong năm nay, là năm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và năm năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.”
Hôm 4/4 vừa qua, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp đón Toàn quyền Úc David Hurley tại Hà Nội. Theo truyền thông Nhà nước, lãnh đạo hai nước đã hội đàm về việc nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện vào thời gian phù hợp.
Mạng báo The Diplomat hồi đầu tháng 3/2023 có đăng tải một bài viết của Tiến sỹ Hồng Hải nhìn lại 50 năm mối quan hệ Việt - Úc.
Theo đó, vào tháng 7/1973, Đại biện lâm thời Úc lúc bấy giờ là Bruce Woodberry đến thăm Hà Nội, chính thức đánh dấu việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đến tháng 9/2009, Việt Nam và Úc nâng cấp từ quan hệ lên Đối tác Toàn diện nhân chuyến thăm Úc của Tổng Bí thư thời kỳ đó là Nông Đức Mạnh. Tháng 3/2018, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước lại nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược. 
Từ đó, Việt Nam trở thành quốc gia thứ tư trong ASEAN, sau Indonesia, Malaysia và Singapore, mà Australia thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Úc.
Trong nửa thế kỷ qua, Việt Nam và Australia đã đạt được một số thành tựu ấn tượng trên ba lĩnh vực, bao gồm kinh tế, thương mại và đầu tư; giáo dục va đào tạo; chính trị, an ninh, quốc phòng.
Năm 2022, Úc là đối tác thương mại lớn thứ bảy của Việt Nam, trong khi đó, Việt Nam lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Úc. Tổng giá trị thương mại hai chiều đạt gần 16 tỷ USD.
Ngoài ra, Úc vẫn luôn là một trong những quốc gia viện trợ phát triển nước ngoài lớn nhất cho Việt Nam, với hàng triệu đô la mỗi năm, kể từ khi Việt Nam bắt đầu Đổi mới vào năm 1986.
Phản ứng thái quá
UserPostedImage
 Đồng tiền mệnh giá 2 đô la Úc mới phát hành có in cờ VNCH. ẢNh: aussiecoinsandnotes

Với một mối quan hệ đang tốt đẹp như hiện nay, Việt Nam lại lên tiếng yêu cầu Úc dừng lưu hành đồng tiền in hình lá cờ Việt Nam Cộng Hoà, theo ông Carl Thayer, một chuyên gia tại Úc chuyên nghiên cứu chính trị Việt Nam, cho rằng“đó là một phản ứng thái quá”. Đặc biệt là trong thời điểm mà hai nước đang bàn luận tiến tới nâng cấp mối quan hệ:
“Việc này diễn ra vào thời điểm rất không thích hợp vì hai nước đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chúng tôi đã sẵn sàng nâng cấp quan hệ khi một nguyên thủ quốc gia của Úc đã đến Việt Nam.”
Theo tiến sỹ Carl Thayer, việc phát hành đồng tiền này là một vấn đề riêng của nước Úc, nó là một vật để tưởng niệm những người lính đã chiến đấu cho nước Úc:
“Tôi đã ở Việt Nam năm 1967 - 1968, chúng tôi là cựu chiến binh và chúng tôi tự hào về sự phụng sự của mình. Và điều này không liên quan gì đến Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Đó là một khoảnh khắc của lịch sử. Huy hiệu đó được đeo cho những người phục vụ đất nước. Chúng ta nên ghi nhận sự hy sinh của họ.”
Giáo sư Carl Thayer cho biết từ sau khi Việt Nam thống nhất, các nhà lãnh đạo Cộng sản muốn mở cửa và nhận được nhiều viện trợ để phát triển. Do đó, họ luôn nói với nước Úc rằng hãy để quá khứ qua đi. Vì vậy, Giáo sư Carl Thayer cũng hy vọng rằng lãnh đạo Việt nam cũng sẽ giữ thái độ “để mọi chuyện qua đi” trong sự việc lần này.
“Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng chúng ta có thể tiến tới hòa giải. Chúng ta có thể tiến tới một mối quan hệ song phương tốt đẹp hơn.”

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.125 giây.