logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/05/2023 lúc 10:51:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,677

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trẻ em mặc áo dài truyền thống tại một lễ hội ở Hà Nội năm 2014 (minh họa). AFP

Trẻ em trong các nhóm xã hội nghèo ở Việt Nam vẫn còn đang chịu nhiều áp lực, một nhà quan sát xã hội từ trong nước chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do trước thềm ngày quốc tế thiếu nhi năm nay, 01/6/2023.
“Theo phân bổ dân số của Việt Nam thể hiện qua thống kê chính thức của Nhà nước, hai phần ba dân số của Việt Nam vẫn ở khu vực nông thôn và ở đây vẫn còn nhiều khu vực đang phát triển, nhiều khu vực còn chịu áp lực của thu nhập thấp, mức sống thấp. Đối với các gia đình nghèo, trong đó có các gia đình ở khu vực nông thôn ở miền núi và với các nhóm đồng bào thuộc các sắc tộc thiểu số, mà ở Việt Nam vẫn gọi là đồng bào dân tộc thiểu số, và điều kiện kinh tế, xã hội, mà cụ thể là mức sống, mức thu nhập thấp, hạn chế, đang còn là gánh nặng trực tiếp với trẻ em ở những gia đình thuộc các nhóm này”, Tiến sĩ Tạ Long, nhà nghiên cứu nhân học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) chia sẻ với RFA Tiếng Việt hôm 31/5/2023 trên quan điểm riêng.
Còn theo một đánh giá gần đây của Trưởng Đại diện của UNICEF tại Việt Nam, bà Rana Flowers, hàng triệu trẻ em Việt Nam bị thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ cơ bản xã hội, như trong một phỏng vấn mà bà dành cho Báo Chính phủ của nhà nước Việt Nam, cho hay:
“Tình trạng đói nghèo không chỉ gói gọn trong thu nhập, mà còn liên quan đến nhiều dịch vụ công cần thiết cho sự phát triển của trẻ em như giáo dục, y tế, bảo vệ và các lĩnh vực khác. Trẻ em bị đói nghèo, bị tước mất những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống bao gồm dinh dưỡng, y tế, nước sạch, giáo dục, bảo vệ và nhà ở. Tuy nhiên, nghèo về thu nhập hay về tiền bạc cũng là vấn đề đáng quan tâm. Mức sống của một gia đình là một trọng những yếu tố quyết định quan trọng liên quan đến những quyền lợi của trẻ không được thực hiện. Ngay cả khi không thực sự bị thiếu thốn một cách tuyệt đối, việc có mức sống thấp hoặc ít có cơ hội được học tập, chăm sóc y tế hoặc dinh dưỡng hơn so với bạn bè cũng sẽ hạn chế những cơ hội mà trẻ có được cho cuộc sống tương lai.
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác giảm nghèo trong những thập kỷ qua, hiện Việt Nam vẫn còn khoảng bốn triệu trẻ em bị thiếu hụt tiếp cận ít nhất hai dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, hội nhập xã hội và bảo vệ. Các bằng chứng cho thấy, hơn một nửa trẻ em dân tộc thiểu số ở Việt Nam là trẻ em nghèo đa chiều.”
Vẫn theo vị Trưởng đại diện của tổ chức Nhi đồng Liên hiệp quốc tại trao đổi trên, những thách thức ngày càng trở nên phức tạp khi trẻ em Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng dễ bị tổn thương do bối cảnh kinh tế - xã hội thay đổi:
“Các em bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa nhanh, biến đổi khí hậu và thiên tai. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhất cũng chính là những em chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, vì bản thân các em đã là những trẻ đặc biệt dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao rơi vào cảnh nghèo đói vì suy dinh dưỡng, thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh yếu kém, không được hưởng nền giáo dục có chất lượng và không có cơ hội phát triển kỹ năng. Thêm vào đó, cha mẹ các em thường lại không có công việc ổn định trong khu vực phi chính thức. Đại dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo ở trẻ em bởi các em phải gánh chịu nhiều vấn đề gia tăng do trường học đóng cửa, kết nối hạn chế, cô lập tại nhà, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hạn chế, thiếu nước sạch vệ sinh và bạo lực gia đình gia tăng.” (1)
UserPostedImage
 Trẻ em người H'mong ăn trưa miễn phí tại nhà trẻ ở Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang năm 2015 (minh họa). AFP

Nằm trong số 20 quốc gia số trẻ em “0 liều vắc-xin” trên thế giới
Mới đây, riêng trong lĩnh vực liên quan y tế và chăm sóc sức khỏe, báo Nhân dân online đưa tin Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số trẻ em “0 liều vắc-xin” nhiều nhất thế giới, dẫn nguồn từ UNICEF, tờ báo là cơ quan của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, cho hay:
“Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em Việt Nam giảm mạnh trong đại dịch COVID-19… Có gần 250 nghìn trẻ em Việt Nam bị bỏ lỡ một hoặc nhiều liều vắc-xin trong hơn ba năm dịch COVID-19… Tại Việt Nam, số liệu cho thấy tỷ lệ trẻ em không được tiêm chủng ở thành thị cao hơn khoảng 1,5 lần so với trẻ em sống ở nông thôn (6,3%-4,2%), trong khi tỷ lệ này ở nhóm các hộ gia đình nghèo nhất cao gần gấp đôi so với nhóm các hộ gia giàu nhất (13,5%-6,6%).” (2)
Ví dụ trên không chỉ thể hiện phần nào ảnh hưởng được cho là có quan hệ giữa chỉ báo xã hội liên quan nghèo đói với tiếp cận dịch vụ xã hội với trẻ em, mà còn có phần khá thống nhất với đánh giá của Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, bà Rana Flowers. Theo đó, quan chức này của Liên Hợp Quốc nhận định tình trạng gần đây của nghèo đói ở trẻ em tại Việt Nam như sau:
“Các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam có đối tượng hạn hẹp. Chỉ có khoảng 10% trẻ em được nhận trợ cấp - mà phần lớn là các khoản trợ cấp giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và một số nhóm trẻ em đặc thù theo quy định của pháp luật. Chưa đến 1% trẻ em dưới 36 tháng tuổi được nhận trợ cấp và những khoản trợ cấp này có giá trị thấp. Các trở ngại về mặt hành chính như kết hợp nhiều phương pháp xác định đối tượng, quy trình thẩm định đối tượng thụ hưởng phức tạp và cơ chế chi trả phụ thuộc chủ yếu vào Bưu điện đã bỏ sót nhiều gia đình và trẻ em thậm chí đủ tiêu chí hưởng trợ cấp. Đây chính là trường hợp của gói hỗ trợ tiền mặt của chính phủ cho những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Hơn nữa, hệ thống an sinh xã hội hiện nay chưa ứng phó được với những cú sốc lớn như khủng hoảng kinh tế, thiên tai hay bùng phát đại dịch. Hệ thống trợ cấp tiền mặt thường xuyên chưa đủ linh hoạt để mở rộng phạm vi bao phủ ngay khi khủng hoảng xảy ra. Do vậy, nhiều trẻ em và gia đình vẫn không nhận được những khoản hỗ trợ mà họ đang rất cần, không chỉ để phục hồi từ những tác động của đại dịch COVID-19 mà còn để ổn định lại cuộc sống và sinh kế lâu dài. Nghèo ở trẻ em thường phản ánh sự đầu tư không công bằng của Chính phủ vào các dịch vụ xã hội. Hiện nay, Việt Nam phân bổ 0,04% GDP cho trợ cấp xã hội thường xuyên dành cho trẻ em. Mức này thấp hơn nhiều so với các quốc gia thu nhập trung bình khác trong khối ASEAN.”
Trong những năm gần đây, theo ghi nhận của một Dự án được Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội của Việt Nam (MOLISA) chủ trì, phối hợp với một số tổ chức phi phủ ở trong nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giải quyết lao động trẻ em, thiết lập một khung pháp lý vững chắc để phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế và thực hiện một số chương trình và dự án để giảm thiểu lao động trẻ em tại các cấp trung ương và địa phương, tuy nhiên, chính Dự án này của MOLISA cũng thừa nhận.
UserPostedImage
 Trẻ đánh giày trên đường phố Hà Nội năm 2006 (minh họa). AFP

Nhiều lao động trẻ em làm việc kéo dài 42 giờ/tuần
“Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Châu Á và thứ hai trên Thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1990. Việt Nam cũng là một trong những nước phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao Động Quốc tế số 182 (năm 1999) về Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và số 138 (năm 1973) về Độ tuổi tối thiểu. Việt Nam đã và đang cam kết thực hiện các biện pháp để giải quyết lao động trẻ em thông qua việc xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách và hỗ trợ thể chế để thực hiện... Mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể tuy nhiên lao động trẻ em vẫn còn tồn tại đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức. Kết quả Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em cho thấy có khoảng 1,7 triệu trẻ em tham gia vào lao động trẻ em trong số đó có đến 34% các em làm việc kéo dài trên 42 giờ một tuần. Tình trạng này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển tâm lý của trẻ, hạn chế các cơ hội học tập của các em và ảnh hưởng đến cơ hội việc làm bền vững của các em.” (3)
Còn theo đánh giá từ một điều tra quốc gia về lao động trẻ em được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố cũng cách đây không lâu tại Việt Nam, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực, lao động trẻ em ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt ở một số khía cạnh, vấn đề như các kết quả chính của cuộc điều tra gợi ý và được quan chức của ILO tại thời điểm công bố kết quả điều tra, TS Chang Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, nhận định và lý giải:
“Có 58,8% trẻ tham gia làm việc tại Việt Nam là lao động trẻ em (LĐTE). Các em phải làm các công việc trái pháp luật so với độ tuổi của các em, hay quá số giờ các em được phép làm hoặc do tính chất công việc các em phải thực hiện. LĐTE bao gồm các công việc gây tổn hại đến thể chất, tinh thần của trẻ, cản trở việc học hành và có tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
Đồng nhất với xu hướng chung của toàn cầu, 84% LĐTE tại Việt Nam tập trung ở vùng nông thôn và hơn một nửa số đó làm việc trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Những khu vực khác có nhiều LĐTE bao gồm dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Khoảng 40,5% LĐTE là các lao động trong hộ gia đình không được trả lương.
LĐTE thường tồn tại ở các hộ kinh doanh cá thể, không chính thức, thuộc các chuỗi cung ứng nên rất khó phát hiện. Việc Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào thương mại toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải đảm bảo các chuỗi cung ứng của mình không sử dụng LĐTE để hội nhập thị trường toàn cầu”.
Hơn nửa triệu lao động trẻ em làm việc nặng, độc hại, nguy hiểm
Vẫn theo cuộc điều tra này của Tổ chức lao động quốc tế thì không lâu trước thời điểm kết quả điều tra được công bố, có gần 520.000 lao động trẻ em (LĐTE) tại Việt Nam làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
“Đó là những công việc có những nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ. Lao động trẻ em làm các công việc độc hại thường xuất hiện trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tỷ lệ LĐTE làm các công việc độc hại trong khu vực nông nghiệp thấp hơn. Số giờ làm việc của LĐTE làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm có xu hướng cao, với 40,6% trẻ trong nhóm này phải làm việc nhiều hơn 40 giờ một tuần.
Ngoài những nguy cơ về sức khỏe và sự an toàn của trẻ, cuộc điều tra đã nhấn mạnh những tác động tiêu cực của việc tham gia các hoạt động kinh tế đến việc đi học của trẻ. Khi mức độ tham gia các hoạt động kinh tế của các em càng tăng thì tỉ lệ trẻ được đến trường càng giảm. So sánh với tỉ lệ đi học bình quân trên toàn quốc là 94,4% thì chỉ có một nửa số LĐTE được đi học, con số này trong nhóm LĐTE làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm còn thấp hơn, chỉ có 38,6%. Tuy nhiên, số liệu điều tra cho thấy có xu hướng tiến triển tích cực trong tổng số trẻ em tham gia hoạt động kinh tế được đến trường là 63%, so với con số này năm 2012 chỉ là 43,6%.”
Còn từ Hà Nội, nhà nhân học từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Tiến sỹ Tạ Long hôm 31/5/2023 nêu thêm nhận định với Đài Á Châu Tự Do:
“Nhà nước Việt Nam cũng đang có nhiều nỗ lực tích cực lâu nay, tuy nhiên những gì diễn ra ngay trước và sau COVID-19 xảy ra tại Việt Nam, có thể chưa tạo ra nhiều khác biệt trong điều kiện liên quan một bộ phận của trẻ em ở Việt Nam, trong đó có một số áp lực có thể được cảm nhận đối với trẻ em nghèo, trẻ em sống ở các vùng nông thôn miền núi đang phát triển, nơi có khác biệt rõ rệt trong mức sống, thu nhập, điều kiện sống so với các vùng đô thị phát triển của quốc gia.
Điều mà tôi muốn nêu ra như một lưu ý, đó là rõ ràng điều kiện sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình đang ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ hội tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã hội và cộng đồng của trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, đặc biệt trong địa hạt giáo dục phổ thông, chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng, dinh dưỡng. Đó là chưa nói đến các cơ hội có được thông tin, hướng dẫn, định hướng sớm để các em có thể có hướng nghiệp tốt khi sau này bước vào thị trường lao động, trong bối cảnh cơ hội giáo dục và đào tạo với các em được cho là vô cùng khó khăn và ở nhiều nơi là khá xa tầm tay.
Tiến sỹ Tạ Long, nhà nhân học có nhiều năm làm việc tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), chuyên nghiên cứu quan hệ giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số và môi trường miền núi và từng tham gia nhiều hội thảo và tọa đàm về phát triển bền vững, giới và trẻ em, nói tiếp:
“Một vấn đề nữa là y tế, tôi xin lấy ví dụ để tham khảo, đó là quốc tế đã có một số so sánh chỉ số về phát triển thể chất giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Mặc dù đây chỉ là những thông tin có tính chất tham khảo, nhưng tôi muốn chia sẻ rằng đây là vấn đề cần quan tâm đối với sự phát triển hài hòa của trẻ em ở các địa bàn khó khăn nói chung ở Việt Nam, trẻ em thuộc nhóm nghèo ở trong cả nước nói riêng, vì các chỉ số phát triển thể chất rất có liên hệ với phát triển lành mạnh về các mặt khác, trong đó có sức khỏe tâm trí, phát triển trí não, trí tuệ thông thường, và hơn thế nữa đó cũng là những yếu tố quan trọng cho nguồn gen giúp cho phát triển dân số chất lượng của quốc gia trong tương lai.
Cuối cùng, tôi muốn lưu ý tới trẻ em ở các địa phương nông thôn, miền núi mà có cả các đồng bào sắc tộc ít người, hay Việt Nam vẫn gọi là đồng bào dân tộc thiểu số, ở đây, nhiều gia đình đang gặp khó khăn, nhiều trẻ em phải bỏ học sớm, để tham gia lao động sản xuất, thời gian cho học hành, vui chơi, giải trí như những trẻ em khác, rất hạn chế, ấy là chưa kể các em cũng chịu sự hạn chế trong tiếp cận các tiện ích, dịch vụ xã hội, cộng đồng, điều mà ở các vùng phát triển, các đô thị, các gia đình khá giả đô thị, thì trẻ em ở những nới đó có tiếp cận và cơ hội tốt hơn nhiều.
Nhà nước, theo tôi, nếu có thể được, cần cân nhắc tạo thêm hơn nữa các điều kiện, có thêm nhiều hơn nữa những nỗ lực, bên cạnh những điều đã làm và rất đáng ghi nhận lâu nay, để ưu tiên giúp đỡ các vùng này, các đối tượng ấy, trong đó nên nghiên cứu để có thể tạo điều kiện nhiều, tốt và thuận lợi hơn nữa, để các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dựa trên cộng đồng, giới hảo tâm v.v…, đặc biệt là có những cơ chế, chính sách ngày một tốt hơn, để có cải thiện tình hình và qua đó giúp các trẻ em ở những địa bàn đó, thuộc các nhóm xã hội đáng quan tâm ấy, được hưởng thụ tốt hơn các cơ hội và điều kiện sống mà vốn dĩ thông thường luôn rất cần cho sự phát triển lành mạnh và toàn diện của các em.”

Theo RFA
________________
Tham khảo:
(1) https://www.unicef.org/v...%E1%BB%AB-tr%E1%BA%BB-em
(2) https://nhandan.vn/ty-le...covid-19-post748709.html
(3) https://ilo.org/hanoi/Wh...64355/lang--vi/index.htm

Sửa bởi người viết 31/05/2023 lúc 11:09:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.303 giây.