logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/06/2023 lúc 07:04:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 30/4/2023.
AFP PHOTO

Bài viết với tựa “Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của phong trào thi đua yêu nước” được đăng rên Cổng thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo Trung ương hôm 6/6/2023, có nhiều đoạn khẳng định “hùng hồn” tinh thần thi đua yêu nước trong những thập kỷ qua tại Việt Nam.
[/b]“Chính trị hóa” lòng yêu nước
Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già hôm 7/6 khi trả lời RFA từ Sài Gòn cho rằng, yêu nước là điều bình thường của các dân tộc trên thế giới, chứ không riêng gì người Việt Nam.
Theo ông Già, yêu nước không có tính so sánh, kể cả so sánh giữa các quốc gia… cho đến so sánh trong một quốc gia, người này yêu nước hơn người kia… Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nói tiếp:
“Tôi bác bỏ cái gọi là thi đua yêu nước, bởi vì khi đặt ra phong trào thi đua yêu nước sẽ dẫn tới chuyện tranh giành. Tôi cho rằng lòng yêu nước thông qua cái gọi là ‘phong trào thi đua yêu nước’ đã bị lồng ghép tính chính trị, Và phải công nhận nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã chính trị hóa lòng yêu nước của những người dân, bằng chứng rõ ràng nhất là chiến thắng của họ vào ngày 30/4/1975 và nhiều bằng chứng khác. Tuy nhiên khi chính trị hóa lòng yêu nước sẽ có những hậu quả khôn lường và tôi cho rằng nguy hại không có cách gì sửa chữa.”
Từ hậu quả của ‘lòng yêu nước định hướng’ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì cho tới ngày hôm nay, Việt Nam chưa bao giờ có sự thống nhất nhân tâm.
-Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già


Theo ông Già, hậu quả rõ ràng nhất là sau 1975 gần nửa thế kỷ, mà Việt Nam vẫn còn là một quốc gia xơ xác về nhân cách, với lòng thù hận ngút ngàn và sự chia rẽ xã hội trầm trọng (với nhiều bằng chứng từ thực tế) thì rõ ràng đất nước chưa có sự thống nhất nhân tâm. Ông Già nói:
“Từ hậu quả của ‘lòng yêu nước định hướng’ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì cho tới ngày hôm nay, Việt Nam chưa bao giờ có sự thống nhất nhân tâm.”
Sáo rỗng và không hiệu quả
Giới trẻ thể hiện lòng yêu nước như thế nào? Liệu họ có quan tâm đến lời kêu gọi thi đua yêu nước của cơ quan Tuyên giáo? Một bạn trẻ ở Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn khi trả lời RFA liên quan vấn đề này cho biết:
“Mình nghĩ là đa số sinh viên hay các bạn trẻ ở Việt Nam hiện nay khá bàng quang với chính trị. Việc lo lắng hiện giờ của họ là việc học. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc Hội Thanh niên, thì mình nghĩ những tổ chức này hoạt động nhưng không hiệu quả lắm.”
UserPostedImage
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội năm 2021. AFP.

Trong khi đó, cũng với câu hỏi trên về phong trào “thi đua yêu nước”, Cựu Trung tá quân đội Vũ Minh Trí nói với RFA hôm 7/6 từ Hà Nội:
“Khái niệm thi đua chỉ tồn tại dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa, còn những nước khác tôi thấy không có khái niệm thi đua mà người ta vẫn phát triển. Tác dụng của nó tại thời điểm hiện nay chưa thấy ở đâu, nhưng mặt hại của nó rất là lớn. Ví dụ như vì thi đua sẽ dẫn đến bệnh thành tích, điểm qua nhiều phong trào thi đua khen thưởng trong nước, ví dụ như phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…  Nó rầm rộ từ khoảng 15 năm trở lại đây, nhưng nó hoàn toàn không đem lại lợi ích thiết thực với xã hội, có lẽ nó chỉ tồn tại được ở những cơ quan nhà nước, những tổ chức chính trị xã hội hoặc những doanh nghiệp nhà nước… Còn ở ngoài người ta không duy trì những hoạt động này nữa.”
[b]Khái niệm thi đua chỉ tồn tại dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa, còn những nước khác tôi thấy không có khái niệm thi đua mà người ta vẫn phát triển.
-Cựu Trung tá quân đội Vũ Minh Trí


Cũng theo bài viết đăng rên Cổng thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo Trung ương hôm 6/6/2023, 75 năm sau khi ông Hồ Chí Minh đưa ra lời kêu gọi thi đua ái quốc vào ngày 11/6/1948, thì mục đích và cách thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước vẫn thiết thực và hiệu quả…
Giáo sư Nguyễn Đình Cống từng trả lời RFA liên quan ‘lời kêu gọi năm 1948’. Lúc bấy giờ ông nói:
“Các phong trào thi đua hồi năm 1948 tạo ra là để động viên tinh thần cho người ta làm việc tốt hơn, để đóng góp động viên tinh thần. Bởi vì cái hồi đó không có một cái quyền lợi, vật chất gì cả, lương bổng cũng rất ít. Động viên để mỗi người làm việc bằng hai, bằng ba, xong rồi thì người ta sẽ được bình bầu là lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, anh hùng đơn vị…
Điều ấy đúng trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ. Chứ còn bây giờ, trong nền kinh tế thị trường mà anh vẫn còn dùng cái động lực ấy thì không đúng.”
Tôi cho rằng cái thi đua ở Việt Nam hiện nay là một cái trò mang tính chất là bịp bợm nhiều hơn là thực chất.”
Trở lại với bài viết mới nhất đăng trên website của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định:
“Tôi cho rằng hiện nay đang có một vấn đề nghiêm trọng trong ban giao với Trung Quốc. Bằng chứng là những ngày vừa qua Trung Quốc quậy phá ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng hầu hết tôi không thấy một phản ứng gì từ phía người dân. Đó là câu trả lời cho lòng yêu nước đã bị chính trị hóa từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Bởi thực tế những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước đây có cái kết là người dân bị đàn áp, bị đánh đập, bị bắt bỏ tù rất nhiều và ai cũng sợ hết… Đó là sự thật, người dân bây giờ co cụm lại.”
Theo ông Già, hiện nay Kinh tế suy thoái, công nhân thất nghiệp hơn nửa triệu người, cuộc sống rất khó khăn… mà họ “xới” lại lòng yêu nước thì theo ông, chắc chắn thất bại.

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.