logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/06/2023 lúc 09:19:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ nổ súng chết người ở Đắk Lắk: trấn áp sẽ không giải quyết tận gốc vấn đề!

UserPostedImage
Cảnh sát cơ động (minh họa)
Chính phủ

‘Bàng hoàng’ và ‘buồn lo’ là từ ngữ của giới quan sát tình hình thời sự Việt Nam qua sự kiện vụ nổ súng ở tỉnh Đắk Lắk chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 13/6/2023. Biến cố bạo lực xảy ra hai ngày trước đó gây thương vong cho chín người và hàng chục người bị chính quyền bắt giữ.

Tuy nhiên, các ý kiến sau khi bước đầu tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, cũng bày tỏ với RFA Tiếng Việt mong muốn sẽ sớm có được giải pháp đối với những vấn đề xung đột và mâu thuẫn xã hội ở khu vực là nơi sinh sống từ xa xưa của nhiều nhóm sắc dân, cư dân bản địa. Đây cũng là khu vực vốn được coi là điểm ‘nhạy cảm’ lâu nay với chính quyền và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Từ Sài Gòn, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, bình luận trên quan điểm riêng.

“Cảm nghĩ đầu tiên của tôi, khi tôi nghe tin, là tôi thấy rất buồn, tức là mâu thuẫn xã hội bây giờ đã đến mức mà người ta dám dùng vũ lực một cách công khai và không còn sợ bị pháp luật nghiêm trị nữa. Bởi vì rõ ràng việc này pháp luật sẽ nghiêm trị, thế nhưng người ta còn không sợ nữa, có nghĩa là bất chấp cả mạng sống của mình, để làm việc phản đối một điều gì đó, dù tôi chưa biết rõ nguyên nhân thực sự là gì”.

“Tôi rất buồn vì cảm thấy xã hội ở mức mà phải bạo động, bởi vì lâu nay tôi vẫn có một quan niệm là đất nước mình (Việt Nam) đang rất cần một sự hòa hợp, đoàn kết mọi người để chung tay xây dựng một đất nước có rất nhiều khó khăn nhưng hướng tiến lên của nó cũng đã khá rõ ràng và còn đối phó với kẻ thù xâm lược nữa, hai nhiệm vụ này đang cần có một mối đoàn kết, hòa hợp và thống nhất tất cả từ trên xuống dưới, tất cả các thành phần, các tầng lớp, nay xảy ra việc này thì rất là buồn và lo.

Tôi không biết nguyên nhân cụ thể trực tiếp như thế nào, và không biết sự hình thành của nhóm (tấn công) này ra sao mà có thể trong thời đại Internet này, người ta có thể làm việc đó một cách bí mật, khó nắm bắt được hết. Ngay ở những nước tiên tiến văn minh như nước Mỹ, những nhóm ‘khủng bố’, hay ‘bạo loạn’ vẫn có thể hình thành ngoài sự kiểm soát của nhà nước, thì điều đó cũng dễ hiểu.

Nhưng nhìn rộng ra, tôi chỉ thấy rằng những vấn đề xã hội của Việt Nam, mâu thuẫn giữa các tầng lớp mà bây giờ bộc lộ như thế này thì làm cho mình rất đau lòng, tất nhiên những người dân bình thường không bao giờ tán thành hay đi ủng hộ những chuyện dùng vũ lực để mà ‘bạo loạn’ như thế cả, nhưng tôi muốn nhìn ở tầm của những người có trách nhiệm quản lý xã hội, điều hành chung xã hội, cần có một cái nhìn như thế nào cho thật sáng suốt, để không đẩy mâu thuẫn ở trong nội bộ của xã hội lên mức cao hơn.”
‘Không tin vào trấn áp, hãy khuyến khích phản biện ôn hòa’

Theo ông Hoàng Hưng, ở đây có một khía cạnh là việc ‘trấn áp’ những hành động như vừa xảy ra là ‘tất yếu’, nhưng ông không tin vào việc chính quyền chỉ hành động như vậy mà có thể giải quyết vấn đề, ông nói:

“Việc trấn áp, việc phải nghiêm trị của pháp luật những hành động như thế này là tất yếu, thế nhưng nếu như mình (chính quyền) cho rằng dùng biện pháp trấn áp như thế mà giải quyết được vấn đề thì tôi không tin. Bởi vì về sâu xa, nó không có kết quả, do những cuộc trấn áp như thế một số năm trước đã diễn ra rồi, từ vụ Văn Giang cho đến vụ Đoàn Văn Vươn, cho đến một vụ mà trước đây có một người cũng giữ rẫy của mình và đã bắn chết mấy người mà cũng ở vùng gần Tây Nguyên.

Thế rồi lớn nhất là vụ Đồng Tâm mà cũng đã có trấn áp cả rồi, mà đến mức mọi người không đồng tình như vụ Đồng Tâm, mà trấn áp quá nặng nề (khiến) mọi người thấy là không cần thiết. Đến nay lại tiếp tục nổ ra như thế này, thì chứng tỏ biện pháp trấn áp đơn thuần như thế không phải là hay, mà tôi nghĩ người điều hành xã hội vẫn phải có một cái nhìn rộng rãi hơn, để làm sao giải quyết những vấn đề mâu thuẫn trong các thành phần, trong các tầng lớp xã hội một cách hài hòa, đảm bảo được những lợi ích của các bộ phận, kể cả đa số lẫn thiểu số.

Và một điều quan trọng hơn nữa là lâu nay, hình như người ta rất sợ tiếng nói phản biện, hay những nhóm phản biện, bởi vì mấy năm nay thấy rằng sự e sợ, sự ngăn chặn những tiếng nói phản biện càng ngày càng khắt khe hơn, tôi cho rằng như thế không hay, không đúng, bởi chính trong tình trạng xã hội có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn, thì lại phải rất khuyến khích những tiếng nói phản biện ôn hòa.

Tôi là một trong những người có tham gia phản biện, đương nhiên tôi phản biện những lĩnh vực về văn hóa và nghệ thuật là những vấn đề mà tôi nắm vững, hay một vài lĩnh vực khác là vấn đề mà tôi nắm được thì tôi phản biện; chứ không phải vấn đề gì của nhà nước cũng phản biện - cái đó không đúng, tôi không đồng ý với cách như thế, không phải bất cứ vấn đề gì của nhà nước đưa ra cũng tự động gọi là ‘automatic’ phê phán - cái đó không đúng.

Thế nhưng rất nhiều nhóm, rất nhiều cá nhân phản biện một cách có tình, có lý, ôn hòa, thì tôi nghĩ những người này rất nên được khuyến khích, thay vì quá lo sợ rằng họ hình thành những nhóm chống nhà nước, hay mầm mống của những nhóm chống nhà nước, vì thế mà tìm cách ngăn chặn những tiếng nói phản biện, những người có thiện chí. Cái đó cũng là một yếu tố có thể dẫn đến (vấn đề) khi người ta không có cách nào để lên tiếng một cách ôn hòa, hay để đấu tranh cho quyền lợi của người ta, mà người ta coi là chính đáng, thì cái đó sẽ dẫn đến việc không còn lối thoát nữa, người ta sẽ nổi loạn. Đó là điều rất không hay, và nhìn rộng ra là như thế, còn tôi cũng nói lại rằng với vụ việc cụ thể này tôi không có điều kiện để tìm hiểu kỹ sâu.”
‘Cứ theo lối của ‘đa số’, sẽ không bao giờ giải quyết vấn đề’

Từ thành phố Lognes, ngoại ô mạn Đông của Paris, nước Pháp, nhà nghiên cứu Dân tộc học, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, đưa ra bình luận trên quan điểm cá nhân với RFA Tiếng Việt:

“Khi nghe tin này, tôi cũng rất bàng hoàng, tại vì những người sắc tộc sống trên Tây Nguyên là đề tài tôi nghiên cứu khi tôi làm Luận văn Tiến sĩ hồi năm 1993, tôi thấy những gì tôi viết từ thời đó đến nay không thay đổi. Tức là cộng đồng người Thượng sinh sống trên Tây Nguyên ngày nay là một thành phần thiểu số trên quê hương của họ. Thành ra vấn đề này mà cứ giải quyết theo lối của người Kinh, tức là chỉ huy người Thượng, thì sẽ không bao giờ giải quyết được hết vấn đề.

Bởi vì người Thượng sống theo phong tục, mà phong tục đó có thể đã cả ngàn năm; nhưng dưới thời Pháp thuộc, phong tục đó được người Pháp tôn trọng, chúng ta phải hiểu rằng nước Pháp là một quốc gia rất tôn trọng những sắc dân, thành ra họ đề cao vấn đề quyền và truyền thống của những người sắc tộc sinh sống trên đất đai của mình, mà người Pháp gọi họ là ‘autochtone’, tức là những người bản xứ, bản địa. Thành ra, từ trước tới nay, những người Thượng vẫn nhìn vấn đề đó như là quyền lợi của họ.

Và khi chính quyền của Thủ tướng Ngô Đình Diệm năm 1955 thay đổi quy chế Hoàng triều Cương thổ của Quốc vương Bảo Đại, thì quy chế này kết nạp người Thượng thành người Việt Nam và họ theo luật lệ của Việt Nam và sinh sống như người Việt Nam. Từ đó nảy ra một số bất mãn và một số bất đồng ý kiến giữa người Thượng và người Kinh, mới xảy ra những chuyện như phong trào Barakaja hoặc là Fulro, và sau này người ta kêu là Đề-ga. Tôi nghĩ rằng đến nay chuyện không tôn trọng quyền lãnh cư và thổ cư của họ mà không giải quyết được, sau này sẽ có một số cuộc xung đột khác, mặc dù ngày nay họ là thiểu số, họ yếu hơn người Kinh.”

Theo nhà dân tộc học này, cộng đồng người bản địa này tại Việt Nam không có đòi hỏi gì đặc biệt, ngoài quyền tự do được sinh sống trên chính đất đai của ông bà, Tổ tiên để lại từ trước, ông nói tiếp:

“Nhưng thực sự theo tôi, người Thượng không đòi gì hết, họ chỉ đòi được tự do sinh sống trên đất đai Tổ tiên của họ để từ ngàn xưa trở lại, mà đất đai của họ là những vùng rừng núi hoang vu chẳng có ai khai thác được gì hết, chỉ trồng được cà-phê hoặc cây cao su, hoặc khai thác một vài khả năng khoáng sản, vi phạm cái đó không đem lại quyền lợi cho đất nước Việt Nam nhiều, nhưng lại xúc phạm quyền lợi sinh sống của người bản địa, người Thượng ở đó.

Thành ra tôi nghĩ đây là một vấn đề rất quan trọng mà nếu chính quyền Việt Nam không giải quyết tường tận, mà cứ áp dụng luật của người Kinh, tức là luật của đa số áp đảo thiểu số, vấn đề sẽ không được giải quyết và có thể người Thượng có thể bị diệt chủng trong tương lai nếu cứ bị đối xử cứng rắn. Nhưng tôi nghĩ đây là một ‘tội ác’ đối với nhân loại, tại vì không tôn trọng quyền của người thổ cư là một trọng tội, bởi vì các quốc gia ngày nay đều tôn trọng quyền này hết.

Người Mỹ cũng đã hối hận vì ngày xưa họ đã tiêu diệt người Da đỏ, người Úc ngày nay cũng hối hận về việc đã tiêu diệt những người thổ cư đầu tiên, và ngày nay người ta đang phục hồi, vì đó cũng là những con người như chúng ta, họ có những quyền lợi mặc dù phong tục, tập quán của họ khác. Nên tôi nghĩ ở Việt Nam phải tôn trọng họ, bởi vì đất nước Việt Nam có 100 triệu người, thì 1,5 triệu người trên Tây Nguyên không thấm thía gì hết, nên phải tôn trọng quyền đất đai mà Tổ tiên của họ để lại từ xưa đến nay.

Còn nếu (chính quyền) Việt Nam không tôn trọng quyền tự do canh tác trên đất đai mà Tổ tiên của họ để lại, việc đó sẽ gây rất nhiều xáo trộn trong tương lai, và (dằn vặt) lương tâm của người Việt, những người có hiểu biết sẽ kéo dài trong nhiều thế hệ, nếu như chúng ta không giải quyết tường tận vấn đề này. Bởi vì tôi nghĩ, theo quan điểm riêng của tôi, luật đất đai của chính quyền Việt Nam hiện nay quá quyết đoán, cái gì cũng thuộc Nhà nước hết, thì cái này là một chuyện vô lý.

Một người đã khai thác, đã sống ở trên một vùng đất cách đây 100, 200 năm rồi, nay mình ào tới và mình nói đất đai đó của tôi, thì cái đó cũng quá đáng. Rồi sau đó áp dụng đưa những người không biết gì đến họ để tới đó chiếm đóng, rồi làm những việc trái với phong tục tập quán của họ, thì những phản ứng mà phẫn nộ của họ là đúng rồi.

Thành ra tôi nghĩ, chính quyền Việt Nam phải nhìn vấn đề này rất cẩn thận, nếu không sẽ không bao giờ có sự bình yên trong xã hội, nhất là trên Tây Nguyên.”

Cùng ngày, tiếp tục cập nhật diễn biến hậu vụ bạo lực, nổ súng gây chết người trên địa phương của tỉnh hôm 11/6/2023, báo Đắk Lắk hôm thứ ba đưa tin cho hay chính quyền và công an Việt Nam đã bắt hơn bốn mươi người được cho là “đối tượng có liên quan” vụ tấn công trụ sở công an hai xã tại huyện Cư Kuin.

“Các lực lượng chức năng của Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ thêm saus đối tượng trong vụ tấn công trụ sở công an hai xã tại huyện Cư Kuin nâng tổng số bị bắt lên 45 đối tượng… hiện các lực lượng chức năng đang tiếp tục truy bắt những đối tượng còn lại, đồng thời, kêu gọi những người phạm tội sớm ra đầu thú để được hưởng khoan hồng...,” tờ báo dẫn nguồn từ người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam hôm 13/6 cho hay.

Theo RFA

Sửa bởi người viết 13/06/2023 lúc 09:36:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 13/06/2023 lúc 09:22:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đắk Lắk: Các tổ chức XHDS phản đối bạo lực, bày tỏ cảm thông với người bản địa

UserPostedImage
Một nghi phạm bị bắt giữ ở Đắk Lắk
Chính phủ

Một số tổ chức tôn giáo độc lập và dân sự của người Thượng ở Tây Nguyên lên tiếng phủ nhận sự can dự của họ vào cuộc tấn công hai cơ quan công quyền ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk trong sáng sớm 11/6, hơn thế nữa họ còn lên tiếng phản đối bạo lực.
Tây Nguyên là vùng đất của nhiều sắc dân người  Thượng và là nơi hiện có những tranh chấp về đất đai, cáo buộc đàn áp tôn giáo giữa Chính phủ và người Thượng theo Thiên chúa.
Theo thông tin từ truyền thông Nhà nước, vào sáng sớm ngày 11/6 khoảng 30 người có vũ trang đã nổ súng vào hai đồn công an ở xã Ea Tiêu và Ea Ktur thuộc huyện Cư Kuin. Vụ nổ súng đã khiến ít nhất chín người thiệt mạng bao gồm sáu công an, theo thông tin từ Bộ Công an. Đến chiều ngày 13/6, Bộ Công an thông báo đã bắt giữ được 45 người tình nghi và kêu gọi những người khác ra đầu thú.
Phủ nhận sự dính líu vào vụ việc
Ông Y-Duen Buondap, Giám đốc điều hành của Tổ chức Dega Tây Nguyên (Dega Central HighLands Organization) có địa chỉ liên lạc ở tiểu bang North Carolina - Hoa Kỳ , tuyên bố tổ chức của ông không liên quan gì đến sự việc vừa xảy ra. Trong cuộc phỏng vấn của RFA vào ngày 12/6 ông khẳng định:
“Không, chúng tôi không có thành viên nào tham gia vào sự việc này nhưng chúng tôi có thông tin người Thượng nổi dậy đòi quyền lợi bởi vì họ không thể chịu đựng hơn nữa. Hàng ngày họ bị đàn áp, đánh đập, bắt giữ và bị dồn vào chân tường và do đó họ làm một điều để thế giới biết được tình trạng của họ.”
Tuy nhiên, ông cho biết tổ chức của ông sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình ở Đắk Lắk và Tây Nguyên để báo cáo cho Liên Hiệp quốc cũng như Chính phủ Hoa Kỳ về những vi phạm nhân quyền ở đây.
Ngay trong cùng ngày xảy ra vụ việc, tổ chức Người Thượng vì Công Lý ra thông cáo báo chí tuyên bố tổ chức này không liên quan đến sự kiện bạo lực. Trong thông cáo này, nhóm nói rằng họ không liên quan đến bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào xúi giục, thúc đẩy, âm mưu hoặc tiếp tay cho việc sử dụng bạo lực vì bất kỳ mục đích gì.
Tổ chức có các thành viên sáng lập đang tị nạn chính trị tại Thái Lan và Hoa Kỳ, khẳng định chủ trương hoạt động ôn hòa qua việc vận động cho tự do tôn giáo bằng cách hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, bao gồm Liên Hiệp Quốc và các chính phủ của những nước dân chủ, nhóm chuyên báo cáo tình hình đàn áp tôn giáo, cưỡng chế đất của người đồng bào ở Tây Nguyên quan ngại rằng mọi hình thức nổi dậy có vũ trang sẽ gây ra những bước cản cho tiến trình vận động ôn hòa.
Nhóm này lo ngại rằng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ sử dụng những vụ việc tương tự để làm căn cứ biện minh cho chính sách đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập từ trước đến nay trong khi cộng đồng quốc tế sẽ dè dặt trong việc trợ giúp cho người Thượng đang bị áp bức.
Phóng viên có liên lạc với mục sư Aga, người sáng lập nhóm tôn giáo độc lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên và hiện đang định cư tại North Carolina và được ông khẳng định tổ chức của ông không tham dự vào cuộc nổi dậy và cũng không có thành viên nào của tổ chức này có liên quan.
Mục sư Nguyễn Công Chính, người đồng sáng lập và điều hành nhóm tôn giáo Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Việt Nam và một trong những người lãnh đạo của Hiệp hội Thông công Tin Lành Việt Nam nói về cuộc nổi dậy và những người Thượng ở Tây Nguyên.
“Những người Thượng chỉ là người dân bình thường, họ sống bằng niềm tin tôn giáo thôi. Và khi mà họ bị xâm phạm niềm tin tôn giáo hay đất đai, thì rõ ràng họ có phản ứng lên tiếng thôi, chứ còn để mà tổ chức một lực lượng 30-40 người có tính chất vũ trang quy mô như vậy đó thì tôi nghĩ người Thượng ở Đắk Lắk không có khả năng làm việc đó.”
Ông cũng cho biết trong buổi sáng 11/6, ông có liên lạc được với một số thành viên của tổ chức tôn giáo trong khu vực xảy ra vụ việc, nhưng sau đó mọi liên lạc bị cắt đứt có khả năng do sự phá sóng của an ninh Đắk Lắk. Nhiều người dân hoang mang không biết chuyện gì đã xảy ra, ông nói.
Ông cũng không loại trừ đây là một âm mưu dàn dựng nhằm triệt hạ tổ chức tôn giáo độc lập Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Việt Nam.
Mục sư Chính, người từng bị tòa án Việt Nam kết án 11 năm tù giam về tội danh “chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc” năm 2011 nhưng được phóng thích và sang Hoa Kỳ tị nạn từ năm 2017 với lý do nhân đạo, kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp và theo dõi chặt chẽ việc bắt bớ người Thượng (kể cả những người không liên quan) đang được thực hiện bởi lực lượng an ninh Việt Nam, vì có thể họ “té nước theo mưa.”
Giới hoạt động cảm thông với người bản địa Tây Nguyên
Ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng- nhóm nhân sĩ trí thức cổ suý cải cách thể chế, từ Sài Gòn cho RFA biết mâu thuẫn xã hội giữa người Kinh và người bản địa ở Tây Nguyên xuất phát từ chính sách di dân sau năm 1975 với mục tiêu đưa người từ đồng bằng sông Hồng và khu vực Trung bộ lên cao nguyên Trung phần để kiểm soát “nóc nhà của Đông Dương.”
Chính sách này dẫn đến hậu quả người Kinh lấn chiếm đất đai của người bản địa và thu hẹp không gian sinh tồn của họ bên cạnh việc phá huỷ toàn bộ rừng ở Tây Nguyên, ông nói theo quan điểm riêng.
“Thực tế những người từ đồng bằng lên khinh thường người bản địa Tây Nguyên. Chính quyền của họ, tất cả của họ, có một sự phân biệt đối xử rõ ràng đối với người bản địa Tây Nguyên. Có thể nói rằng trong đầu óc của những người từ đồng bằng đi lên, họ muốn chiếm đất ở đâu thì chiếm.
Người Tây Nguyên giờ không còn gì, và vì không còn gì nên phản ứng của họ là tất yếu.”
Theo ông, để giải quyết mâu thuẫn xã hội ở Tây Nguyên, Nhà nước Việt Nam phải giải quyết đời sống của người bản địa Tây Nguyên bảo đảm cuộc sống của họ, và giúp họ bảo tồn văn hoá bên cạnh việc trồng lại rừng ở khu vực này.
Một nhà quan sát thời cuộc ở Hà Nội nói trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh, rằng ông ủng hộ việc đấu tranh của đồng bào người Thượng ở Tây Nguyên nhưng phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.
Theo ông, bạo lực chỉ sinh ra bạo lực, hơn nữa đồng bào Tây Nguyên dùng bạo lực chống lại nhà cầm quyền là "trứng chọi với đá."
Ông nói việc Bộ Công an sử dụng cả một trung đoàn cơ động để dẹp có mấy chục người Thượng, huy động cả người Kinh cầm gậy gộc đi "săn tìm" nghi phạm như đi "bắt chó" là phản cảm, là hành động đổ thêm dầu vào lửa và càng làm cho mâu thuẫn thêm trầm trọng.
Ông cũng phản đối hành động kích động, xúi giục bà con người Thượng manh động vì việc này đẩy họ tới sự mất mát không đáng có.
Từ Đức, cựu tù nhân lương tâm - luật sư Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ nói với RFA:
“Tôi phản đối mọi hình thức bạo lực sử dụng trong vấn đề tranh chấp hay đấu tranh bởi vì bạo lực không giải quyết được vấn đề mà bạo lực lại sinh ra bạo lực.
Nhưng mà tôi thông cảm và hiểu được nguyên nhân vì sao mà người Thượng phải sử dụng biện pháp cuối cùng như vậy, bởi vì sau năm 1975 tình trạng đàn áp tôn giáo cướp đoạt đất đai và phân biệt đối xử trong chính sách xã hội của chế độ cộng sản đối với vấn đề Tây Nguyên cho nên họ không còn con đường nào khác ngoài việc sử dụng để chống lại.”
Theo ông, việc Nhà nước Việt Nam phân biệt đối xử và đàn áp người Thượng đã tạo cơ hội cho một số tổ chức ở nước ngoài kích động người dân đứng lên đấu tranh bằng biện pháp bạo lực.
Cũng theo vị luật sư đang tị nạn chính trị ở Đức, không loại trừ có việc kích động bạo lực để từ đó chính quyền trung ương mượn cớ để triệt phá các tổ chức tôn giáo độc lập ở Tây Nguyên, điều mà chính quyền ở nhiều địa phương ở đây đã không thực hiện được mặc dù áp dụng nhiều biện pháp đàn áp tinh vi.
Theo ông, giải pháp cho người Thượng và cả dân tộc Việt Nam là nhà nước phải tôn trọng quyền con người và chấp nhận đa nguyên chính trị.
Theo RFA
song  
#3 Đã gửi : 13/06/2023 lúc 09:24:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngọn lửa Tây nguyên’: cháy tiếp hay sẽ bị dập tắt?

UserPostedImage
Công an Việt Nam bắt giữ 27 người sau vụ tấn công giết nhân viên chính quyền xã ở tỉnh Đắk Lắk hôm 11/6.

“Ngọn lửa Tây nguyên” – Cháy tiếp hay sẽ bị dập tắt? Đây là vấn đề đau đầu đối với cả Bộ Công an lẫn Chính quyền. Hành động của các lực lượng an ninh trong những ngày qua cho thấy, chính quyền có thể áp dụng lại “mô thức Đồng Tâm”, tức là sẽ truy bức và đàn áp đến cùng.
Chiều 12/6, theo báo CAND, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn viên Bộ Công an cho biết, tính đến 18h30 cùng ngày, Công an đã bắt thêm 1 đối tượng trong vụ tấn công vào UBND xã tại huyện Cư Kuin, Đak Lak, nâng tổng số người bị bắt lên 27. Một ngày sau khi xảy ra vụ việc, sáng 12/6, Đoàn công tác của Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Trưởng đoàn đã thăm, viếng và động viên tinh thần gia đình các nạn nhân. Tại các nơi thăm, viếng, Phó Thủ tướng đã động viên các nạn nhân và gia đình, đồng thời yêu cầu các cấp chính quyền tỉnh cần quan tâm, hỗ trợ về đời sống tinh thần đối với gia đình các nạn nhân.
Tấn công một lúc hai đồn Công an
Trở lại với tin từ VnExpress, khoảng 0 giờ 35 phút ngày 11/6, tại địa bàn xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin có một nhóm khoảng 10 người mặc đồ rằn ri, đi xe máy kéo đến trụ sở Uỷ ban và Công an xã Ea Tiêu. Sau khi triệt hạ hai công an, nhóm này ra ngã ba Ea Sim, quốc lộ 27, chặn ôtô bán tải và bắn chết tài xế. Cùng lúc, một nhóm khác gồm 30 người đi hai xe Jeep và xe máy, tấn công trụ sở UBND và Công an xã Ea Ktur. Nhóm này dùng súng và dao tấn công một thiếu tá 42 tuổi, một đại uý 35 tuổi và hai thượng uý 21 – 29 tuổi. Gây án xong, nhóm này bắn Bí thư, Chủ tịch xã và một thanh niên. Tuy nhiên, bản tin này của VnExpress đã bị gỡ bỏ khỏi trang sau vài phút đăng tải. Báo chí sau đó đăng lại về vụ việc, nhưng không công bố cụ thể số thương vong, chỉ nói "làm chết và bị thương một số cán bộ xã, công an xã và người dân".
Sau vụ bạo động, ông Phan Minh Tiến từ huyện Cư Kuin nói với BBC: "Người dân ở đây có nhiều luồng suy nghĩ. Những người nông cạn sẽ phán ngay nhóm tấn công là quân phản loạn, là Fulro, khủng bố, thậm chí là tàn tích của nhà nước Đề Ga... Còn người có hiểu biết thì rất dè chừng, không dám nói thẳng. Họ hiểu là có rất nhiều những xung đột có thể dẫn đến kết cục như vầy… Chẳng hạn như những cuộc cưỡng chế đất đai bằng dùi cui, roi điện. Hay những cuộc đàn áp người dân tộc biểu tình cho nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt của họ bị xả thải ô nhiễm. Tuy nhiên, hầu như tất cả đều đồng tình rằng dùng vũ lực như vầy, nhất là làm thiệt mạng cả dân thường là sai trái." Tuy Bộ Công an chưa đưa ra thông báo chính thức về nguyên do vụ việc, các trang Facebook thân chính phủ đều chĩa mũi dùi về nhà nước Đề Ga hay Fulro.
Sáng ngày 11/6, ngoài VnExpress, trang báo Công thương cũng đăng tin về vụ việc nhưng sau đó gỡ bài. Vài tiếng đồng hồ sau, các báo đồng loạt đăng tin giống nhau, đều đưa lại tin từ Bộ Công an. Bài trên VnExpress mô tả các đối tượng gây án cùng thông tin "bước đầu ghi nhận có 7 người tử vong, 3 người bị thương" cũng nhanh chóng bị đục bỏ. BBC nhận được tin, Ban Tuyên giáo ra chỉ đạo: báo chí phải "chấp hành tuyệt đối kỷ luật thông tin, chỉ đăng theo tin của Bộ Công an; không mở rộng thông tin, kiểm soát chặt chẽ bình luận." Một nhà báo giấu tên từ Việt Nam nói với đài, trong tình hình có những vụ việc chấn động như thế, báo chí thay vì đóng vai trò phục vụ bạn đọc bằng cách tường thuật nhiều chiều, thì phải chịu cảnh làm cái loa phát ngôn của chính quyền.
Một nick name có tên Minh Đức bình luận trên VOA: “Người Thượng vùng Tây Nguyên sau 1975 đã bị mất đất vì chính quyền đem hàng triệu dân từ miền Bắc vào Tây Nguyên lấy đất làm đồn điền, đẩy người Thượng phải đi vào vùng rừng núi sâu, xa nguồn nước, đất đai cằn cỗi. Để chống lại người Thượng, nhiều người từ miền Bắc vào là cựu bộ đội và họ được chính quyền phát súng để bảo vệ cho gia đình họ. Điều kiện sinh sống khó khăn khiến cho dân số người Thượng ngày càng giảm dần. Năm 1996, ở Kon Tum có lần có hơn sáu ngàn người Thượng mang cung nỏ, giáo mác kéo về chiếm tỉnh lỵ. Nhà nước đem quân đội đến đàn áp và vùng này bị vây cấm người Kinh đi lên đấy mấy năm sau. Chỉ có ai có giấp phép đặc biệt mới được đi vào vùng ấy. Người Thượng yếu không chống lại được sự bành trướng cướp đất của người Kinh nhưng nỗi oán hận thì không bao giờ nguôi”.
Họa phúc phải đâu một buổi
Nhóm người nói trên hành động có tổ chức hay đơn lẻ, hành động xong họ rút đi đâu, có bắt theo con tin nào mang đi theo là những vấn đề chưa thể biết. Tuy nhiên xung đột sắc tộc, đất đai và đàn áp của chính quyền đối với người bản địa ở Tây Nguyên không phải là vấn đề mới xảy ra gần đây. Nhiều vụ bắt giữ những thầy truyền đạo Tin lành, các nhà hoạt động tôn giáo ôn hòa diễn ra trong thời gian qua, với các điều luật như 117 "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam". Một số cuộc biểu tình liên quan đến việc phản đối các dự án xả thải gây ô nhiễm môi trường ở địa phương, hay cưỡng chế đất đai đều kết thúc bằng việc đưa Cảnh sát cơ động vào và bắt giữ những người bị cho là đứng đầu có liên quan. Hàng trăm người Thượng Tây Nguyên phải bỏ nước ra đi vì các lý do bị đàn áp tôn giáo và đang xin tị nạn chính trị ở Thái Lan, chờ để được định cư một nước thứ ba. Tuy nhiên, việc dùng súng tấn công vũ trang hai trụ sở ủy ban xã là một sự việc hiếm khi xảy ra ở Việt Nam, nơi súng đạn được kiểm soát chặt chẽ, người dân không được sử dụng súng.
Theo tìm hiểu của VOA, từ giữa năm 2022 đến tháng 3 năm nay, huyện Cư Kuin tiến hành giải phóng mặt bằng, bao gồm cả cưỡng chế, để lấy đất của hàng chục hộ dân ở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur. Công tác giải phóng mặt bằng đó một phần là để phục vụ dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông thành phố Buôn Ma Thuột, một phần là để chấn chỉnh hành lang an toàn giao thông dọc theo quốc lộ 27. Chính báo chí trong nước cho hay nhiều người bị “thiệt đơn thiệt kép” trong các cuộc giải phóng mặt bằng kể trên.
“Ngọn lửa Tây nguyên” – Cháy tiếp hay sẽ bị dập tắt? Đây là vấn đề đau đầu đối với cả Bộ Công an lẫn Chính quyền. Hành động của các lực lượng an ninh trong những ngày qua cho thấy, chính quyền có thể áp dụng lại “mô thức Đồng Tâm”, tức là sẽ truy bức và đàn áp đến cùng. Nhưng diễn tiến lịch sử từ năm 1975 đến nay cho thấy, đàn áp và bạo lực, kể từ cả người dân lẫn chính quyền, đều không đi đến kết quả mong muốn. Một nick name khác bình luận cũng trên VOA: “Đọc báo trong nước thì thấy người ta lên án những người này là những kẻ tội phạm nguy hiểm, ngược lại trên VOA thì lại khác. Đúng là nhờ tự do ngôn luận mới có nhiều luồng tư tưởng, ở trong nước có ai dám nói trái chiều với Công an đâu, cho dù người ấy biết nguyên nhân sâu xa có thể là do bị cướp đất, hoặc bị đàn áp vì lý do tôn giáo hay dân tộc thiểu số…”
Nguyên Ngọc là “già làng” trong làng văn và làng báo từng đề cập đến lời cảnh tỉnh sớm của một nhóm nghiên cứu tình hình Tây Nguyên: “Nếu không kịp thời có giải pháp khắc phục những khiếm khuyết của quá trình khai thác và sử dụng đất đai thì vấn đề dân tộc sẽ rất có thể phát sinh trong thực tế nay mai ở Tây Nguyên, chí ít là mất ổn định, nghiêm trọng là máu lại đổ... một khi vấn đề dân tộc và tôn giáo quyện vào nhau thì nguy cơ tới thật khó lường”. Đây thật sự là một lời cảnh báo đầy trách nhiệm, trung thực, dũng cảm và đã được chứng tỏ là tuyệt đối chính xác. Rất tiếc là nó đã hoàn toàn bị bỏ ngoài tai, thậm chí cả sau khi những điều cảnh báo đã thành hiện thực!
Trần Đông A (VOA)

Sửa bởi người viết 13/06/2023 lúc 09:35:40(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#4 Đã gửi : 17/06/2023 lúc 07:38:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ tập kích ở Cư Kuin: Những lời cảnh báo bị bỏ ngoài tai

UserPostedImage
Hiện trường trụ sở UBND xã ở huyện Cư Kuin bị tấn công hôm 11/6/2023
Báo Chính Phủ

Người Thượng từng nổi dậy suốt chiều dài lịch sử đất nước này, trước cả thời ông Diệm lẫn thời toàn trị Cộng sản. Vụ tập kích ở Cư Kuin là sức công phá của mâu thuẫn nội tại trong lòng chế độ, dù Chính quyền tìm mọi để cách khỏa lấp. Nếu tiếp tục trưng lên hình ảnh trang bị gậy gộc và súng ống cho người Kinh “săn bắt” các nghi can bản địa như vừa qua, thì đấy là một hình thức gieo mầm tiếp cho tai họa.
_______________
Tin tức “độc nhất vô nhị” từ đâu ra?
Từ khi xảy ra vụ tập kích ở huyện Cư Kuin khiến chín người thiệt mạng, trong đó có bốn công an, hai quan chức xã và ba thường dân, Công an đã bắt giữ hơn 50 người, đồng thời tăng cường kiểm soát báo chí và các trang mạng trong nước. Bộ Công an hầu như cấm hẳn các ý kiến bình luận về biến cố. Ấy vậy nhưng ngày 14/6 vừa qua, bỗng xuất hiện một FB, với tít khá giật gân: “Nóng! Bộ Công an chính thức công khai danh tính thủ lĩnh nhóm nổi loạn” (1). Nghe FB này độc thoại, có thể nhận ra ngay, nếu không phải của Bộ Công an thì nó cũng từ “người nhà của Công an” – lực lượng A47 – đứng ra trình diễn! Vì nếu ngoài luồng, FB ấy đã không thể tồn tại suốt từ hôm ấy đến nay. Trong khi truyền thông đa phần loan tin theo phát ngôn viên Bộ Công an liên quan vụ việc ở tỉnh Đắc Lắc, thì FB nói trên có những thông tin quá đặc biệt, tường thuật mọi chuyện cứ như là vừa từ thực địa trở về, hay từ Văn phòng của Trung tướng Tô Ân Xô đi ra. Quả là “unique” (Đúng là độc nhất vô nhị!)
Phát ngôn viên Tô Ân Xô “khuyến cáo các cơ quan truyền thông cần kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải để đảm bảo thông tin đúng sự thật” sau khi có cuộc tập kích rạng sáng 11/6 tại huyện Cư Kuin. Nhưng làm thế nào có thể kiểm chứng được cái FB nóng như “mùa mất điện” nói trên? Ngoài việc phải chấp nhận nó là FB “họ hàng” của Công an. Nhưng nếu như cái “lý lịch” ba đời của FB “Nóng!” ấy còn có phần bị hoài nghi, thì “tính thiếu chuyên nghiệp” của nó là một điều chắc chắn. Này nhé, nó bắt đầu bằng khẳng định, “Bộ công an chính thức công khai danh tính thủ lĩnh nhóm nổi loạn…”, tiếp theo là hàng loạt liệt kê: Người có tên là Y Quynh Bdap đã nấp dưới vỏ bọc trí thức, mấy năm qua tự tung tự tác, đào tạo và huấn luyện lực lượng ngay giữa “đại ngàn Tây Nguyên” để cuối cùng có được một cuộc tập kích như vừa qua (2). Câu hỏi đặt ra là, tất cả những hoạt động “phản cách mạng” ấy không nhẽ xẩy ra trước mũi Công an? Nếu thế thật thì “Công an của ta tài quá!” Chỉ trong vòng bốn ngày, đã lôi được cả cái ổ “phản động” ấy ra, cùng danh sách những kẻ cấu kết với chúng từ nước ngoài!
Tuy nhiên, nếu lắng nghe ý kiến của các luật sư trong nước thì vấn đề lại khác! Sau cuộc họp báo ngày 14/6 của Trung tướng Tô Ân Xô, kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam và nhiều tờ báo đã đăng tải hình ảnh của các nghi phạm bị bắt trong mấy ngày gần đây cùng những lời khai của họ. Trong bản tin lúc 19h30 ngày 14/6, VTV1 đưa ra “lời thú tội” của năm nghi phạm bị cho là đã tham gia vào vụ tấn công, hình ảnh của họ không được làm mờ là vi phạm nguyên tắc tố tụng. Một luật sư nhân quyền từ TP. HCM, nói với RFA trong điều kiện ẩn danh: “Việc đăng tải hình ảnh công dân, kể cả khi họ là nghi can, bị can mà không xin phép hoặc không làm mờ mặt… sẽ xâm hại quyền cá nhân về hình ảnh và mang theo nhiều hệ lụy khác.” Các luật sư còn đòi hỏi, để bảo đảm việc xét xử công bằng, đúng người đúng tội và tránh oan sai, những người bị bắt cần được tiếp cận ngay với luật sư (3). Xin thưa các vị luật sư đáng kính, các vị từ Sao Hỏa xuống Việt Nam hay sao? Nếu có hiện diện của luật sư, Công an lấy đâu ra những lời khai “nóng” và thành tích phá án nhanh như vậy?


Lựa chọn cả bạo lực lẫn tâm linh

Cuộc tập kích rạng sáng 11/6 vừa qua gợi lại câu chuyện bi tráng cách đây 22 năm. Sự kiện hàng ngàn bà con dân tộc tụ tập theo bảy đoàn người đi từ sáu hướng rầm rập kéo về thủ phủ Buôn Ma Thuột ngày 3/2/2001 vẫn còn được nhiều nhà báo liên tưởng khi nhận tin về vụ xả súng vừa rồi. Hồi bấy giờ, Bộ Chính trị ĐCSVN đã dùng cụm từ “bạo loạn chính trị ở Tây nguyên” để mô tả các biến cố xảy ra thời điểm ấy tại nhiều nơi ở Tây nguyên. Buổi tối ngày 1/2 của 22 năm về trước, hàng trăm người Thượng trang bị cọc, dao găm, thuổng diễu hành qua quảng trường “Đại đoàn kết” tại thành phố Pleiku. Trụ sở UBND tỉnh Gia Lai bị bao vây trong đêm. Trụ sở tòa nhà ĐCSVN tại tỉnh Gia Lai bị lục soát và phá cửa sổ vào khoảng 9 giờ sáng ngày hôm sau. Trụ sở Công an tỉnh Gia Lai cũng thuộc quyền kiểm soát của người Thượng lúc 11 giờ trưa. Biểu tình diễn ra ngày 2/2/2001 tại Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum với sự tham gia của đa số thành phần dân tộc bản địa. Ngày 3/2/2001, hàng ngàn người dân địa phương tuần hành cùng các máy cày tại các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk, Krông Nô, Krông Pắc, Krông Bông, Cư M’gar, nhiều người diễu hành ngay tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (4). 
Trong danh sách “bạo loạn chính trị” hồi bấy giờ, đã có tên hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur. Nguyên do đưa đến vụ biến loạn lần thứ hai ở Ea Tiêu và Ea Ktur mặc dù chưa được chính thức công bố, nhưng những gì từng xảy ra trong quá khứ, cho thấy rất có thể vấn đề cưỡng chế đất đai, đàn áp sắc tộc và tôn giáo lại bùng nổ thành bạo lực. Tấn công trụ sở nhà nước mà không biết đến pháp luật là không thể chấp nhận. Nhưng mặt khác, những tiếng súng ấy cũng cảnh báo, đứng trước thử thách sinh tồn của căn tính, người Thượng đã liều mình để vượt thoát. Tất nhiên, có nhiều người trong số họ không chọn con đường bạo lực, mà lại nương vào tâm linh, vào đức tin Ki-tô để làm chỗ dựa cho sự tái tạo và củng cố một căn tính mới cho bản thân và cho cộng đồng của mình. Facebooker Nguyễn Anh Tuấn đã chỉ ra tiếp: “Ít nhất về mặt tinh thần, nhiều người Thượng đã dứt khoát lựa chọn phương án hiện đại hóa theo đức tin Ki-tô với sự dẫn dắt của nhà thờ, hội thánh, thay vì combo “cờ đảng, ảnh bác” mà chính quyền mong muốn nơi họ. Một căn tính mới dựa trên đức tin Ki-tô đang được nuôi dưỡng và lớn mạnh trong cộng đồng các sắc dân bản địa chính là lý do khiến chính quyền phải trấn áp bằng mọi giá” (5). 
Những lời cảnh báo bị bỏ ngoài tai
Bộ máy cai trị của Đảng và Nhà nước trên thực tế đa số là những người Kinh, họ đưa toàn bộ “bản thiết kế” các làng xã và các thành phố dưới xuôi lên áp đặt cho các buôn làng Tây Nguyên. Đối với dân bản địa, “buôn làng” đồng nghĩa với “đất nước”. Trong con mắt của người Thượng, khi thấy các gia đình người Kinh, từ họ hàng, làng xóm đến các “quan cai trị”, lũ lượt từ dưới xuôi tràn ngập Tây Nguyên, phá buôn lập phố, phá rừng lập làng, họ không thể nghĩ khác được – Đó là những “kẻ thực dân mới”. Những “tân thực dân này” tầm nhìn lại hạn hẹp, chỉ thấy cái lợi trước mắt, không thấy lâu dài, không có chiều sâu văn hoá. Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng đã phân tích chuẩn không cần chỉnh: “Những dự án phá rừng trồng cao su, cà phê hình thành trong phòng máy lạnh của quan cai trị. Tư bản hoang dã làm giầu bằng đất đai, bằng tài nguyên thiên nhiên đi đêm với quan cai trị, khoanh vùng chiếm đất Tây Nguyên trên bản đồ. Những công ty cao su phá hàng trăm hecta rừng trồng cao su. Hàng trăm hecta rừng mất đi cho sân golf, cho resort, cho những khu đô thị mọc lên. Hàng ngàn hecta rừng chìm dưới lòng hồ thuỷ điện… Những cánh rừng thăm thẳm của thần linh, của huyền thoại, sử thi Tây Nguyên nhanh chóng biến mất” (6). 
Nhà văn Nguyên Ngọc là “già làng” đối với thế hệ làm báo của chúng tôi cũng đã từng đề cập đến lời cảnh tỉnh khá sớm của nhóm nghiên cứu tình hình Tây Nguyên trước đây: “Nếu không kịp thời có giải pháp khắc phục những khiếm khuyết của quá trình khai thác và sử dụng đất đai thì vấn đề dân tộc sẽ rất có thể phát sinh trong thực tế nay mai ở Tây Nguyên, chí ít là mất ổn định, nghiêm trọng là máu lại đổ... một khi vấn đề dân tộc và tôn giáo quyện vào nhau thì nguy cơ tới thật khó lường” (7). Và trước Nguyên Ngọc cả thế kỷ, khi mà sự hiện diện của người Kinh ở Tây Nguyên hãy còn mờ nhạt, bởi ngoại trừ những phu đồn điền được tuyển mộ, người Kinh bị cấm lên Tây Nguyên thuở ấy, cũng đã từng có những lời cảnh báo như thế. Vào buổi bình minh của thế kỷ 20 từng có một nhà thám hiểm, dân tộc học Henri Maître (1883 – 1914) từng nhận định về những tổn hại từ sự can thiệp của người Kinh vào Tây Nguyên như sau: “Ở phía này, sự thâm nhập hòa bình của ‘người An Nam’ còn tai hại cho ‘người Mọi’ hơn các cuộc cướp phá của người Lào và người Cambodge (Campuchia). Người Lào và người Cambodge chỉ làm lay chuyển và tỉa cành cái thân vẫn còn sống động của chủng tộc, còn người An Nam thì gặm dần và làm cho nó ruỗng nát tới tận lõi”. (8)

Bình luận của Nguyễn Hải Triều (RFA)
______________________
Tham khảo:
1. https://fb.watch/l9f4A34FM8/?mibextid=5Ufylb
2. https://fb.watch/l9f4A34FM8/?mibextid=5Ufylb
3. https://www.rfa.org/viet...6152023075002.html 
4. https://vietnamthoibao.o...ay-nguyen-lai-bien-loan/
5. https://www.facebook.com...fncgTGoQCe7GxyitdYjLvtul
6. https://baotiengdan.com/...ng-sung-cu-kuin-dak-lak/
7. https://phapluatdansu.ed...2009/12/10/00/00/4108-2/
8. https://www.sachhay.org/...uoi-thuong?BookShelfID=5
song  
#5 Đã gửi : 19/06/2023 lúc 10:59:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Có những người Thượng chỉ mong được tự do ‘đi rẫy và đến nhà thờ’

UserPostedImage
(Hình: Trích xuất từ VnExpress.net)

Ở trại giam An Điềm, Quảng Nam, tôi bị giam chung cùng bốn anh em người Thượng trong khu “An ninh quốc gia”. Đó là Kpa Chin, Kpui Mel, Siu Thái (Ama Thương) và Nay Y Nga.
Lúc 0h35’ sáng ngày 11/6 hơn 30 người có vũ trang, chia thành hai hướng tấn công vào trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur, giết chết chín người gồm bốn công an, hai cán bộ và ba người dân.
Đến chiều 14/6, có 46 người đã bị bắt giữ. Đã có xác nhận hai người đi làm rẫy về bị bắt nhầm và Trung tướng Tô Ân Xô cho rằng vẫn chưa có “thống kê cụ thể số người đang lẩn trốn”.
Nhiều video và hình ảnh dân cầm gậy gộc, nói tiếng Thanh Nghệ đi lùng bắt các các đối tượng gây án được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người gọi đó là đi “săn phản động” để trả thù.
Video về lời tuyên bố của thủ lĩnh nhóm tấn công cũng đã lan tràn trên mạng đặt ra một bức tranh lớn hơn về niềm tin và mục tiêu “nổi dậy” lâu dài của người Thượng.
Tháng 4 năm 2004 đã từng xảy ra một vụ tuần hành lớn với sự tham gian của hàng chục ngàn người Thượng. Cuộc tuần hành sau đó biến thành bạo động và chính quyền đã ruồng bố khốc liệt, các bên cũng đánh đập và “săn” nhau một thời gian dài.
Bên yếu tất thua và hàng ngàn người phải vượt rừng chạy trốn sang Thái Lan, gây ra một cuộc khủng hoảng về tị nạn chính trị. Năm 2004 Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách Quốc gia có quan tâm đặc biệt (CPC) về tự do tôn giáo mà một trong những lý do chính là những hạn chế quyền tự do tôn giáo ở Tây nguyên.
Trước đó, vào tháng 2 năm 2001, một cuộc biểu tình cũng đã nổ ra trên khắp bốn tỉnh Tây nguyên khi người Tin lành Degar ở Tây nguyên đòi hỏi được tự do tôn giáo và chính trị rộng lớn hơn.
Không ai biết chính xác quy mô của các cuộc biểu tình & bạo loạn cũng như số người bị bắt, bị đánh đập hoặc giết chết nhưng những gì tôi nghe kể từ những người Thượng bị giam cùng tôi trong trại An Điềm là “rất lớn” và thương vong “khủng khiếp”.
Sự va chạm của ‘văn minh’?
Đông Dương (Indo-China) theo cách gọi của người Pháp, chính là giao thoa giữa hai quốc gia đại diện cho hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, trong đó Tây Nguyên có thể coi là rốn của sự va đập đó. Vốn gốc người Nam Đảo, đồng bào Tây nguyên gần gũi hơn với văn hoá của Chămpa, Khơme, cố gắng duy trì sự tồn tại và bản sắc của mình trong một xu hướng đồng hoá mạnh của người Kinh và các sắc dân khác đến từ phương Bắc.
Trước đây, Tây Nguyên chủ yếu chỉ có bốn dân tộc chính cho nên ban đầu tổ chức FULRO có tên là BaJaRaKa là tên viết tắt của bốn sắc dân Bahnar, Jarai, Rhade (Ê-Đê) và Kaho ở vùng cao nguyên. Đã từ rất lâu các sắc dân này liên tục chống lại sự xâm lấn về văn hoá, tôn giáo và chính trị. Họ chống lại cả cộng sản, cả chính quyền VNCH để nỗ lực duy trì sự độc lập nhất định của mình.
Thế nhưng người Kinh có khả năng đồng hoá mạnh mẽ với tất cả các thuộc quốc của mình, tiệm tiến theo kiểu “tằm ăn dâu”. Từ sau năm 1975, chính quyền đã rất thành công trong việc áp đặt các giá trị văn hoá, văn minh của mình lên các sắc dân này mà nhìn các con số sau đây sẽ biết:
Theo Uỷ ban dân tộc thì năm 1976, dân số Tây nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong đó “dân tộc thiểu số” chiếm đa số (khoảng 69,7%) dân số. Đến năm 2004, dân số tây nguyên là 4.668.142 người gồm 46 dân tộc. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm còn 25,3% dân số và họ đã trở thành thiểu số trên chính quê hương của mình.
Đến năm 2019 thì tổng dân số của 5 tỉnh Tây Nguyên là 6,002.995 người và có đủ cả 54 sắc dân sinh sống trong đó người kinh chiếm hơn 63%. Theo các chuyên gia thì dân số tăng nhanh chủ yếu là do di dân cơ học, cơ cấu dân số gần như bị đảo lộn ngược. Môi trường sống bị ảnh hưởng nặng nề do phá rừng canh tác, không gian văn hoá bị pha trộn phức tạp.
Đây cũng là điều bình thường trong sự phát triển của nhân loại. Trong dòng lịch sử của mình đã từng có những loài người biến mất phương chi chuyện quốc gia, đất nước. Nhiều quốc gia mới ra đời và một số bị mất đi dù theo cách sáp nhập, tiếp biến văn hoá, xâm lấn, cưỡng bức, đô hộ hay thống trị rồi đồng hoá dần.
Năm 1986 khi tôi vào Đaklak vẫn thấy còn rất nhiều người đồng bào đeo gùi đi bộ dọc theo những con dốc thoai thoải của Tây Nguyên, năm 2020 tôi vào Daklak xem đồng bào hát múa cồng chiêng, sau khi xem hỏi ra mới biết hầu hết là người Kinh biểu diễn. Muốn xác định một người dân tộc thiểu số chắc chỉ còn nhìn CMND còn bề ngoài thì đã 100% là người Kinh.
Họ đã “bị” hay “được” nền “văn minh” của dân tộc Kinh khai hoá? Do chưa có điều tra xã hội học một cách khách quan và nghiêm túc, cho nên không ai biết được. Thế nhưng câu chuyện của bốn người Thượng (Montagnard) ở cùng tôi trong trại An Điềm hé mở một câu trả lời theo quan điểm của họ.
Bốn người Thượng ở An Điềm
Ở trại giam An Điềm, Quảng Nam, tôi bị giam chung cùng bốn anh em người Thượng trong khu “An ninh quốc gia”. Đó là Kpa Chin, Kpui Mel, Siu Thái (Ama Thương) và Nay Y Nga. Họ đều bị kết án về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” được Quy định tại Điều 87 BLHS năm 1999 và tên của họ có trong danh sách các tù nhân lương tâm người Thượng bị cầm tù
Họ ít nói chuyện với anh em người Kinh. Họ rụt rè khi bắt đầu câu chuyện nhưng lâu dần, cuộc hội thoại cũng được nuôi dưỡng và khi nhìn sâu vào mắt họ tôi thấy sự thiện lành và chân thật.
Kpa Chin sinh năm 1965, đến từ làng Plei Kho, Huyện Chư Sê, Gia Lai trong một gia đình có ba anh em trai đều bị đi tù, trong đó một người em bị đánh chết trong trại. Kpa Chin là thủ lĩnh, thông thạo tiếng Kinh nhưng chỉ nói những điều cần nói và rất ngắn gọn. Ông tỏ vẻ khinh thường người Kinh và những ngày đầu không nhận quà của tôi chia sẻ cho anh. Ông nói cả gia đình mình đấu tranh cho một lý tưởng “đất đai phải của người Thượng, tôn giáo phải được tự do và Tây nguyên phải được tự trị”. Ông bị bắt năm 2006 và kết án 15 năm tù và ba năm quản chế.
Kpuih Mel ở cùng phòng giam với tôi, Ông nói tiếng Kinh rất kém, nhưng có một câu tôi nghe thường xuyên “mình chỉ muốn tốt đẹp thôi, muốn hằng ngày đi làm và Chủ Nhật đi lễ nhà thờ”. Do không được đọc cáo trạng, tôi cũng không biết ông đã làm gì để phá hoại chính sách “đoàn kết”. Ông bị kêu án tám năm.
Siu Thái thì khác, đôi lúc anh nhìn tôi, ánh mắt lạ của một tù nhân lương tâm chứa chất sự bí ẩn, nhẫn nại và cả căm thù. Có thức ăn ngon vợ gửi, tôi đều ưu tiên cho Siu Thái. Chính tôi và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã làm đơn đề nghị cho Siu Thái được đi chữa bệnh.
Nhưng có một căn bệnh không bao giờ chữa được. Đó là nỗi buồn u uất về một đất nước đã mất, là một sự hận thù khôn nguôi trong lòng anh, như thường trực một Hận Đồ Bàn của người Chăm. Anh bị coi là tâm thần và đưa đi chữa trị một thời gian, khi về tôi xin ở cùng buồng với anh nhưng quản giáo không cho vì nói anh ấy vẫn rất “nguy hiểm”.
Nay Y Nga thì chỉ hát. Có những hôm hai anh em đứng co ro dưới hàng hiên trong trời mưa lạnh ở vùng núi Đại Lãnh và nghe Y Nga hát, từ bài này sang bài khác. Tôi không hiểu nội dung em hát nhưng em ấy nói là về “Quê hương và rừng cây”.
Em nói “chỉ mong ra tù được khoẻ mạnh để đưa con đến trường như người Kinh”. Nhưng ngay khi ra tù, em liền băng rừng vượt biên và hiện đang tị nạn ở Thái Lan.
Tôi không biết bốn người bạn tù người Thượng thực sự đã làm gì nhưng vào những lúc gần gũi nhất, tôi thấy mong ước của họ rất đơn giản là được tự do “đi rẫy và đến nhà thờ”. Có một lần khi lặng im cầu nguyện, Kpa Chin cầm chặt tay tôi, mặt sáng lên với sự tin tưởng khác thường. Hình như Anh muốn chia sẻ một điều gì đó có vẻ quan trọng nhưng rồi giây phút đó đã vĩnh viễn qua đi trong im lặng.
Cả bốn người đều coi Tây nguyên là của họ và người Kinh đã vào chiếm giữ, phá tan rừng già như xé nát lồng ngực rồi chiếm lấy trái tim rừng thiêng liêng đã từng toả sáng. Tôi không biết niềm tin này hình thành ra sao, là của thiểu số hay đa số người Thượng ở Tây nguyên, nhưng có vẻ rất khó chuyển lay.
Đây có thể là nguồn cơn đang âm ỉ trong lòng họ…
Lê Quốc Quân (VOA)
song  
#6 Đã gửi : 21/06/2023 lúc 09:57:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cơn ác mộng Đắk Lắk

Chính quyền CSVN vẫn giữ kín lý do tại sao 2 trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã bị một nhóm người Thượng tấn công vào khoảng 0h35 ngày 11/6 làm 9 người chết và 2 người bị thương. Theo lời Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết số thương vong gồm 4 Công an xã, 2 cán bộ xã và 3 người dân; 2 cán bộ Công an xã bị thương.

Công an tỉnh Đắk Lắk (Ban Mê Thuột) cho biết: “Súng, dao, bom xăng, lựu đạn là những hung khí mà các đối tượng đã sử dụng để thực hiện hành vi giết người đối với cán bộ và người dân. Các cửa sổ, cửa chính ở 2 trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur đều bị đập phá, nhiều tài liệu giấy tờ bị đốt, nghiêm trọng hơn đó là gặp bất cứ ai ở trụ sở Ủy ban nhân dân hay người dân, các đối tượng đều rất hung hãn.” (Theo tường thuật của báo chí Việt Nam).

Thiếu tướng Đặng Hồng Đức cũng cho biết: “Qua khai thác ban đầu, số đối tượng bị bắt giữ phần nhiều là đối tượng trẻ, thực hiện hành vi do bị xúi giục, kích động qua không gian mạng và bị kích động chia rẽ giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số...” Ông nói: “Theo đánh giá bước đầu, nguyên nhân do âm mưu của các thế lực thù địch, một số đối tượng Fulro lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ người Kinh với dân tộc thiểu số gây mất trật tự và gây tiếng vang ở nước ngoài.”



“Đến ngày 16/6, lực lượng Công an đã bắt giữ, xử lý hơn 50 đối tượng có trực tiếp tham gia vào vụ việc, đặc biệt toàn bộ số cầm đầu đều bị bắt giữ; tịch thu nhiều vũ khí gồm vũ khí quân dụng, vũ khí tự chế và vũ khí thể thao, các loại dao, lựu đạn và một số đạn.”

Sau đó Công an xác nhận đã bắt giữ 74 người, tính đến 21/6 (2013).

Đây là vụ “nổi loạn” lớn nhất của người Thượng trong 9 năm, kể từ vụ biểu tình năm 2004, trái với tuyên truyền của chính quyền Cộng sản cho rằng “cuộc sống tại Tây nguyên giữa các dân tộc vẫn bình yên”.

FULRO LÀ AI?

Nhưng lực lượng Fulro là ai? Bách khoa Toàn thư mở viết: “Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức, hoặc FULRO (đọc là Phun-rô, tiếng Pháp: Front Uni de Lutte des Races Opprimées) là liên minh chính trị - quân sự của các sắc tộc Cao nguyên Trung phần, Chăm, Khmer tồn tại từ năm 1964 đến 1992. Tổ chức này chủ trương đấu tranh cho quyền tự quyết của các sắc tộc thiểu số, thực hiện chiến tranh du kích để ly khai vùng Tây Nguyên khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, các Chính quyền Việt Nam, từ thời Đệ nhất Cộng hòa (1954) đến thời Cộng sản (từ 1975) đã tìm mọi cách ngăn chặn.

NGUỒN GỐC XUNG ĐỘT

Dù vậy, xung đột âm thầm vẫn xẩy ra có nguồn gốc từ việc sử dụng đất và Tôn giáo, Tín ngưỡng. Liên lạc giữa người Kinh, chiếm trên 80% và 49 dân tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, lối gần 8%, chưa bao giờ hoàn hảo.

Tài liệu trên báo Việtnam.net viết: “Tây Nguyên hiện nay bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên 54,477 km2 (chiếm 16,8% diện tích cả nước), dân số gần 5 triệu người. Toàn vùng hiện có 60 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 3 thành phố, 6 thị xã và 51 huyện; có 75 phường, 48 thị trấn và 592 xã, 7.186 thôn buôn (có 2.525 buôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số).”

Báo này viết tiếp: “Tại khu vực Tây Nguyên hiện nay có 49 dân tộc cùng chung sống, gồm 12 dân tộc bản địa và 37 dân tộc từ nơi khác đến. Trong đó, dân tộc thiểu số có 375.825 người, chiếm tỷ lệ 7,48%; có 8 dân tộc ít người chiếm tỷ lệ 0,01% dân số. Đặc điểm của cộng đồng tộc người ở Tây Nguyên là rất đa dạng về ngôn ngữ, tâm lý, phong tục tập quán và sự phát triển không đều nhau về kinh tế-xã hội. Tổ chức xã hội duy nhất ở đây là làng. Đó là cơ sở tập hợp những người đồng tộc cùng cư trú, với một lãnh thổ nhất định. Tây Nguyên là địa bàn hoạt động của nhiều loại hình tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức tôn giáo, trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài, với tổng số 1.753.761 tín đồ (chiếm 34,7% dân số), gần 3.500 nhà tu hành, khoảng 840 cơ sở thờ tự.”


Như vậy thấy rõ vùng Tây Nguyên rất phức tạp và nhậy cảm. Các dân tộc sống riêng với nhau, nhưng không hiềm khích, không bạo động để bành trướng tham vọng. Trong khi đó, người Kinh, được hậu thuẫn bởi Chính quyền, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa từ 1954-1975, đã có những hành động lấn áp trong tranh giành đất đai, nhưng không gay gắt và chèn ép phi dân chủ như thời Cộng sản từ 1975. Vì vậy, dưới thời Cộng sản, đã có 2 cuộc biểu tình của đồng bào Thượng tại Đắk Lắk (Ban Mê Thuột) chống chiếm đất và đòi được đối xử công bằng như người Kinh.

BIỂU TÌNH NĂM 2001

Vụ thứ nhất xẩy ra năm 2001. BBC tiếng Việt thời đó tường thuật: “Tin từ trong nước cho biết người dân tộc thiểu số đã tổ chức một cuộc biểu tình với số người tham gia khá lớn tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, chủ yếu là Daklak. Một nhân chứng nói với đài BBC cuộc biểu tình bắt đầu từ sáng sớm, khoảng sau 6 giờ và cho tới quá trưa thì tạm lắng xuống. "Người Thượng đã tiến vào trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột trên hàng trăm máy cày, máy kéo. Mỗi chiếc máy cày chở hàng chục người. Con số tổng cộng không đếm được nhưng phải đến hàng trăm người.”

BIỂU TÌNH NĂM 2004

Sau 3 năm lắng dịu, đồng bào Dân tộc lại tổ chức biểu tình lớn hơn vào năm 2004 tại Thị xã Ban Mê Thuột. Bách khoa Toàn thư mở viết: “Biểu tình Tây Nguyên 2004 (còn được biết đến với tên gọi Bạo loạn Tây Nguyên 2004 hoặc Thảm sát Phục Sinh là một cuộc biểu tình của người Thượng xảy ra vào Lễ Phục Sinh ngày 10-11 tháng 4 năm 2004 tại Tây Nguyên thuộc Việt Nam; tổng cộng khoảng 10.000-30.000 người Thượng tham gia tại Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông.

Người Thượng tuyên bố biểu tình nhằm mục tiêu đòi quyền lợi đất đai và tự do tôn giáo cùng quyền tự trị. Chính phủ Việt Nam thông cáo biểu tình nhằm thành lập Nhà nước Đêga tự trị, đòi đất, đòi tự do tôn giáo do Tổ chức Quỹ người Thượng của Ksor Kok phát động. Sau sự kiện, nhiều người Thượng bị bắt giữ, số lượng thương vong không được thống kê rõ ràng, khủng hoảng tị nạn xảy ra khi người Thượng vượt biên trái phép sang Thái Lan và Campuchia. Chính phủ Việt Nam chịu sức ép từ quốc tế trong xử lý khủng hoảng tị nạn người Thượng; nhiều tổ chức quốc tế cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo; Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Phía chính quyền và truyền thông Việt Nam thời điểm đó cáo buộc biểu tình là bạo loạn diễn biến hòa bình, đồng thời lực lượng công an nhân dân Việt Nam tiến hành trấn áp các cá nhân tham gia FULRO sau sự kiện.”

CẤM ĐỐI LẬP TRONG NƯỚC

Từ những hiềm khích lâu năm, quan hệ giữa Chính quyền Cộng sản và người Thượng chưa bao giờ tốt đẹp. Đảng Cộng sản coi Tây Nguyên là vùng đất chiến lược quốc phòng quan trọng trong khi người Thượng tố cáo người Kinh đã chiếm đất và chiếm rừng của Tổ tiên họ để lại. Do đó phía chính quyền luôn luôn duy trì môt lực lượng an ninh gồm Quân đội và Công an đề phòng có loạn. Tuy vậy, các cấp chính quyền đã hoàn toàn bị bất ngờ “đánh úp” trong biến cố ngày 11/6/2023.

Vì vậy không ai ngạc nhiên khi thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cảnh giác “không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước.”

Trong phát biểu tại Hội nghị Đảng uỷ Công an Trung ương ngày 15/06/2023, ông Trọng đã yêu cầu Công an phải: “Chủ động xây dựng các phương án, giải pháp cụ thể để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, số chống đối; nhất là hoạt động tình báo, gián điệp, thâm nhập, tác động chuyển hoá nội bộ, cài cắm nội gián, phá hoại.”

Vì vậy, ông ra lệnh Công an phải:

- “Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, phương án phòng, chống biểu tình gây rối, gây bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin, "cách mạng đường phố", "Cách mạng màu"và xử lý tình hình phức tạp liên quan đến vấn đề Biển Đông.”

- “Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hoá, tư tưởng, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, truyền thông, an ninh mạng, an ninh xã hội, tôn giáo, dân tộc và an ninh, trật tự các địa bàn chiến lược, thành phố lớn, trọng tâm là chủ động phát hiện, tham mưu ngăn ngừa, xử lý từ sớm, ngay tại cơ sở không để phát sinh "điểm nóng" về an ninh, trật tự.”

Ông Trọng nhấn mạnh: “Đừng để xảy ra tình hình xấu như ở một số nơi ở Tây Nguyên vừa mới đây.” Người đứng đầu đảng lưu ý: “Với tinh thần "Còn Đảng thì còn mình"; "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất". Đồng thời, xuất phát từ vị trí, vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, các đồng chí cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; đấu tranh chống "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ngay trong lực lượng Công an nhân dân; phải thật sự là lực lượng nòng cốt đi đầu trong bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.”

Nhưng tại sao lại phải tăng cường “bảo vệ an ninh chính trị nội bộ”? Bởi vì trong nội bộ đảng hiện nay, nghiêm trọng nhất là trong Quân đội và Công an, tình trạng “tự diễn biến", "tự chuyển hoá", “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” đã đến mức báo động cao. Bên cạnh vấn đề không còn ai tha thiêt với Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nữa, tình hình tham nhũng cũng tăng cao phức tạp và tinh vi trong hàng ngũ Quân đội và Công an khiến ông Trọng lo âu.

Ông Nguyễn Phú Trọng năm nay 79 tuổi, đã giữ chức Tổng Bí thư đảng 3 khóa. Đến Đại hội đàng XIV năm 2026, ông sẽ 82 tuổi và phải nhường ngôi cho người khác. Như vậy, những gì ông làm được để ổn định tình hình an ninh trật tự sau vụ Đắk Lắk sẽ đi theo ông khi nghỉ hưu. Nhưng liệu ông có hiểu được lòng người Dân tộc ở Tây Nguyên không, hay vụ Đăk Lắk sẽ là cơn ác mộng cho đảng CSVN suốt đời?

06/023
Phạm Trần
song  
#7 Đã gửi : 22/06/2023 lúc 07:17:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bộ Công an: Vụ tấn công ở Đắk Lắk là khủng bố có liên quan đến tổ chức ở Mỹ

UserPostedImage
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt những người tình nghi tham gia vụ nổ súng
TTXVN via Chính Phủ

Bộ Công an Việt Nam mới đây xác định vụ nổ súng ở hai trụ sở UBND xã tại huyện Cư Kui, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6 là hoạt động khủng bố có tổ chức bao gồm thành viên thuộc một tổ chức có trụ sở ở Mỹ.

Vụ nổ súng của hai nhóm gồm khoảng 40 người và hai trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kui đã khiến chín người thiệt mạng gồm bốn công an, hai cán bộ xã và ba dân thường, theo số liệu do Bộ Công an công bố.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Công an cho biết đã có 74 người tình nghi bị bắt giữ bao gồm tất cả những người cầm đầu vụ tấn công.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hợp quốc tổ chức tại New York (Mỹ) hôm 20/6, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) nói trong số những người bị bắt có “đối tượng là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và dàn dựng vụ tấn công.”

Tuy nhiên ông Phạm Ngọc Việt không nêu cụ thể tổ chức ở Mỹ này là tổ chức nào.

Trong một hội nghị do Ban Tuyên giáo tổ chức hôm 16/6 vừa qua, Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh Văn phòng Bộ Công an, được báo Nhà nước dẫn lời nói rằng, theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân do âm mưu của các thế lực thù địch, một số đối tượng FULRO lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ người Kinh với dân tộc thiểu số gây mất trật tự và gây tiếng vang ở nước ngoài.

Đài Á Châu Tự Do đã liên hệ với một số tổ chức người Thượng tại nước ngoài và được họ xác định không có liên quan đến vụ tấn công, thậm chí lên án bạo lực.

Người đại diện Bộ Công an khẳng định tại hội nghị quốc tế mới đây rằng:
“Đây là hoạt động khủng bố có tổ chức, được trang bị các loại vũ khí; hành vi rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính. Việt Nam mạnh mẽ lên án các cá nhân, tổ chức đã dung túng, hậu thuẫn, chỉ đạo cũng như số đối tượng đã trực tiếp gây ra vụ việc này; đồng thời, kêu gọi các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong điều tra vụ việc cũng như đấu tranh đối với các hoạt động tương tự.”

Trong bài phát biểu này, người đại diện Bộ Công an đã nêu ra bốn nguy cơ khủng bố ở Việt Nam bao gồm: Việt Nam có các mục tiêu bị khủng bố quan tâm, như trụ sở ngoại giao nước ngoài; nguy cơ từ dòng phiến quân IS dịch chuyển về Đông Nam Á từ Trung Đông; các nhóm khủng bố, bạo lực cực đoan triệt để lợi dụng sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội truyền bá chủ nghĩa cực đoan trên toàn thế giới; các tổ chức phản động lưu vong người Việt, các phần tử theo chủ nghĩa cực đoan lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo trú chân tại một số quốc gia thiết lập cơ sở, chân rết, tổ chức huấn luyện cho số đối tượng trong nước và cử người xâm nhập Việt Nam chỉ đạo thực hiện hành động khủng bố ở Việt Nam.

Theo RFA

Sửa bởi người viết 22/06/2023 lúc 07:28:24(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#8 Đã gửi : 23/06/2023 lúc 09:02:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người Thượng tấn công chính quyền vì tức nước vỡ bờ?

UserPostedImage
Một nghi phạm người Thượng bị công an bắt do liên quan đến vụ tấn công. Có gần 70 người đã bị bắt giữ, theo thông báo của công an


Đại diện hai tổ chức người Thượng ở hải ngoại bác bỏ sự dính líu với vụ tấn công vào trụ sở chính quyền ở Đắc Lắc hôm 11/6 và cho rằng chính sự đàn áp về tôn giáo và bần cùng hóa về đất đai của chính quyền đã ‘đẩy người Thượng đến bước đường cùng’, theo tìm hiểu của VOA.

Dường như chính quyền Việt Nam đang chĩa mũi dùi vào các nhóm người Thượng ở hải ngoại và cho rằng họ ‘đứng sau dụ dỗ, kích động các tay súng thực hiện vụ tấn công’.

Hôm 20/6, phát biểu trước Hội nghị cấp cao về chống khủng bố của Liên Hiệp Quốc tại New York, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, đã gọi vụ bạo động ở Đắc Lắc là ‘khủng bố’.

“Có đối tượng là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và dàn dựng vụ tấn công,” ông Việt phát biểu tại New York theo bản ghi được Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đăng tải nhưng không nói rõ tên tổ chức nào.

Trước đó, hôm 16/6, Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh Văn phòng Bộ Công an cáo buộc rằng vụ tấn công này là ‘do một số đối tượng FULRO lưu vong kích động gây chia rẽ giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số’.

Lên án bạo lực

Tuy nhiên, đại diện ở hải ngoại của hai tổ chức người Thượng là ‘Người Thượng vì Công Lý’ (MSFJ) và Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên đều bác bỏ cáo buộc này.

“Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên chúng tôi không có một người nào liên quan đến vụ nổ súng vừa rồi. Khi mà nghe tin như vậy, tôi có hỏi thăm hết tất cả nhưng nơi nào có Hội thánh hoạt động, đặc biệt là ở Đắc Lắc, thì không có người nào tham gia vấn đề như vậy,” Mục sư Aga, trưởng Hội thánh, vốn đã sống lưu vong ở bang North Carolina, Mỹ, nói với VOA.

Mục sư này nói hội thánh của ông đang ‘bị chính quyền chụp mũ, vu khống’. “Chính quyền đang lợi dụng cơ hội này để dập tắt luôn hội thánh của chúng tôi,” ông nói.

Về phần mình, từ Quận Cam, bang California, ông Y Phíc Hdok, thành viên lưu vong của nhóm ‘Người Thượng vì Công Lý’ nói với VOA rằng ‘không có thành viên nào trong nhóm của ông ở Việt Nam tham gia vào vụ tấn công’.

“Tất cả các thành viên chúng tôi đã được đào tạo, huấn luyện và nâng cao sự hiểu biết về nhân quyền, luật Việt Nam, luật quốc tế,” ông Y Phíc giải thích lý do tổ chức ông không liên quan đến vụ việc. “Nhưng chính quyền luôn vu khống cái mà chúng tôi không làm.”

Cả hai ông Y Phíc và Aga đều bày tỏ sự bất ngờ và bàng hoàng khi biết tin về vụ tấn công và lên án hành động này.

Ông Y Phíc nói rằng cá nhân ông và MSFJ ‘hoàn toàn không ủng hộ bạo lực’ và kêu gọi người Thượng ‘nên đấu tranh theo cách ôn hòa, đúng luật pháp Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế’, còn mục sư Aga cho rằng hành động dùng bạo lực để giết người là ‘không thể chấp nhận được’.

“Chúng tôi không dùng bạo lực, không gây chết chóc cho người khác vì chúng tôi tin vào Đức Chúa Trời,” ông phân trần và cho rằng những người tham gia vụ tấn công ‘đã hành động thiếu suy nghĩ vì không hiểu biết’.

Bước đường cùng?

Tuy nhiên, cả hai ông đều bày tỏ sự cảm thông đối với các hung thủ và cho rằng họ ‘đã bị đuổi đến bước đường cùng’.

Mục sư Aga chỉ ra việc người Thượng đã bị chính quyền tịch thu đất đai với giá thấp để giao cho các công ty tư nhân làm kinh tế khiến người dân mất đi nguồn sống.

“Người đồng bào sống chủ yếu bằng vấn đề làm nương làm rẫy, trồng trọt này khác. Ngoài ra họ không biết làm gì hơn. Còn anh em người Kinh thì họ có cách khác để làm ăn như buôn bán kinh doanh này khác,” ông giải thích.

“Nếu mất đất canh tác thì họ sống bằng cái gì? Lấy gì nuôi gia đình?” vị mục sư này nói thêm và dẫn chứng lúc ông còn ở Việt Nam, ông đã từng chứng kiến những miếng đất màu mỡ, bằng phẳng ở khu vực đồi Charlie bị thu hồi với giá chỉ từ 10 đến 20 triệu đồng một hectare.

Ngoài ra còn có hiện tượng người Kinh đến Tây Nguyên làm kinh tế mới, cũng theo mục sư này. Khi họ đến chỉ hai bàn tay trắng, nhưng sau này giàu lên thì người Kinh ‘quay sang cho bà con đồng bào vay nặng lãi’.

“Đến lúc nào đó đồng bào không thể trả nổi thì họ bị người Kinh lấy đất trừ nợ. Cho nên bây giờ người đồng bào rất thiếu đất.”

Ông Y Phíc Hdok chỉ ra rằng người Thượng ‘đã chịu rất nhiều thiệt thòi trên chính mảnh đất tổ tiên bao đời của họ’.

“Chính quyền có những chính sách di dân tự do cho nhiều người di dân từ miền Bắc vào để canh tác,” ông kể. “Lúc đó người bản địa giúp đỡ họ rất nhiều, xem họ như con như cái, họ thiếu cơm chúng tôi cho ăn, sau đó khi họ có mọi thứ họ cần, họ không còn xem người bản địa ra gì nữa, quay lại cắn những người đã từng giúp họ.”

Có những công ty lên Tây Nguyên lập dự án trồng cây cà phê, cao su để phát triển kinh tế cho người dân, ông nói thêm, nhưng ‘sau khoảng 10-20 năm thì thu luôn đất đai của họ’.

Kết quả là, theo lời ông Y Phíc, tất cả người bản địa bị đẩy ra xa thành phố. “Quay lại đây 5 năm thôi không nói gì xa xôi, người bản địa không còn gì,” ông Y Phíc nói.

Ngoài vấn đề đất đai, mục sư Aga còn nhấn mạnh đến sự đàn áp tôn giáo nhằm vào người Thượng.

“Chính quyền không bao giờ cho người dân tự do bày tỏ niềm tin tôn giáo mà lựa chọn. Họ bắt ép anh em chúng tôi phải gia nhập Hội thánh Tin lành Việt Nam chịu sự kiểm soát của chính quyền,” ông cho biết.

Chính quyền ‘ngó lơ’

Theo lời mục sư Aga thì trước đây người Thượng cũng đem những bức xúc của mình đi khiếu nại với chính quyền, nhưng ‘không những không được giải quyết mà còn bị bắt bớ, đánh đập’.

“Con người Tây Nguyên ai cũng biết họ rất hiền lành, ôn hòa, đặc biệt họ rất tin tưởng vào Đảng, tin vào chính quyền, Nhà nước Việt Nam, nhưng ngược lại chính quyền cộng sản Việt Nam gần như họ không quan tâm đến đồng bào Tây Nguyên gì mấy,” mục sư Agar giãi bày.

Tuy nhiên, khi ‘bị đẩy vào bước đường cùng’ thì người dân không còn cách nào khác ngoài cách ‘sẵn sàng đối diện cái chết để làm liều’, ông lý giải cho hành động của những người tấn công.

Còn ông Y Phíc cũng cho rằng nguyên nhân sâu xa của vụ tấn công là ‘người dân đã không chịu nổi với cách chính quyền đối đãi với họ’.

“Khi họ đã không còn con đường để sống thì họ sẽ phải hy sinh, chứ nếu họ còn cuộc sống bình thường thì họ dại gì đi làm chuyện này,” ông lập luận và chỉ ra một đoạn video quay lại hành động của nhóm vũ trang mà ông xem có tay súng la lớn là ‘Chúng tôi không chịu nổi nữa’.

Cũng như mục sư Aga, ông Y Phíc cho biết ‘người Thượng không cất được tiếng nói của mình, và chính quyền không bao giờ lắng nghe họ’. “Mỗi khi họ đòi lại sự công bằng, đất đai, tôn giáo, hay cất lên tiếng nói thì họ đều bị dập tắt, cáo buộc họ phản động, quy vào tội chống phá nhà nước, có thể bị bỏ tù một cách vô cớ,” ông bày tỏ.

Ông khẳng định không có mâu thuẫn sắc tộc giữa người Thượng với người Kinh. Theo lời ông thì người Thượng ‘không hề ghét hay thù hận người Kinh mà chỉ thấy bị tổn thương nặng nề cả vật chất lẫn tinh thần’, thay vào đó ông cáo buộc ‘chính chính quyền mới là thủ phạm gây chia rẽ giữa người Kinh và người Thượng’.

‘Cần quan tâm đến người Thượng’

Mục sư Aga cho rằng vụ bạo động ở Đắc Lắc có lẽ đã không xảy ra nếu chính quyền ‘quan tâm giải quyết những bức xúc của người Thượng’.

“Cần giải quyết công bằng cho họ, còn nếu tiếp tục chèn ép thì người Thượng sẽ tiếp tục mất niềm tin vào chính quyền,” ông phân tích. “Họ chỉ càng nuôi dưỡng hận thù mà thôi.”

Vị mục sư này cũng kêu gọi ‘đồng bào người Thượng đấu tranh ôn hòa’ bằng con đường khiếu kiện từ địa phương đến trung ương, nếu không được thì xuống đường biểu tình đòi quyền lợi’.

“Chính quyền nên tôn trọng quyền người bản địa, tôn trọng luật pháp quốc tế về nhân quyền, xóa bỏ chính sách đàn áp người Ê-đê, tạo điều kiện để người dân cất lên tiếng nói, phải lắng nghe họ,” ông Y Phíc kêu gọi.

Ông Y Phíc bày tỏ lo ngại về số phận hơn 70 người đang bị chính quyền bắt giữ do liên quan đến vụ tấn công mà ông cho rằng ‘đa số là người vô tội’. Ông cũng cho biết có hai nhà truyền đạo Tin Lành ở huyện Krông Ana đang bị chính quyền nhân cơ hội này ‘bắt giữ vào sáng ngày 20/6 mà không có lý do’

“Chính quyền nghi ai và ghét ai là họ đều bắt hết,” ông cáo buộc và cho biết chính quyền ‘tuyên truyền cho người dân để bắt những người mặc đồ răn ri’ và có nhiều người đã bị đánh oan đến ‘bể đầu, chảy máu, gãy xương, và thậm chí bị xúc phạm đến danh dự’.

Cả hai ông Y Phíc và Aga mặc dù sống ở Mỹ những vẫn giữ liên hệ chặt chẽ với những người trong nước để nắm tình hình, hai ông cho biết. Mục sư Aga nói đến giờ có một số người tình nghi ‘đã bị chính quyền bắn chết’ qua lời bạn bè và gia đình họ nói với ông. VOA không thể kiểm chứng thông tin này.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.487 giây.