logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/07/2023 lúc 03:10:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vinh cầm cái ly nhỏ đưa lên “Dô. Anh em !” “Ê. Sao khẩn trương thế, mày? Chưa có miếng nhắm nào vô bụng cả!” Đặt ly xuống, nhìn khuôn mặt bị thịt của Sáu Diên đang cười, Vinh chợt thấy bực mình và cụt hứng. Câu phát biểu đầy từ ngữ mới của dân cách mạng vừa dung tục vừa lớn lối đã làm cho tiệc nhậu mất trớn. Đây là một buổi họp mặt thật bất ngờ không có dự định trước. Chiều nay, sau khi tan sở, Sáu Diên vừa bước xuống khỏi xe buýt gặp Lủy đang đi lơn tơn và cặp nách một chiếc giỏ bàng, bèn chận lại hỏi “ Giấu cái gì trong giỏ vậy, hả mày?” Lủy đưa mắt nhìn quanh rồi ra vẻ nghiêm trọng “Báo cáo thủ trưởng, đế chánh hẩu, 50 chữ, đảm bảo không có pha thuốc sâu rầy !” Mắt Sáu Diên sáng lên, cười vui “Kiếm đâu được hay quá vậy mày. Ngày mai chủ nhật. Tụi nó mới cho tao một mớ tôm thẻ ngon lắm. Hay là mình làm một bữa cải thiện đi!”. “Tui có biết nấu nướng gì đâu anh Sáu. Hay là mình đem lại nhà ông Vinh đi, chắc ổng có ý kiến hay!” Sáu Diên gật đầu ngay, rủ Lủy về nhà lấy tôm rồi cùng đi. Đến nơi, thấy Vinh và Sinh đang ngồi uống trà trước sân, cả hai lao vào nhanh làm như sợ đối phương trốn chạy. Lủy nhanh nhẩu “Có anh Sinh ở đây thiệt hay. Tụi tôi mới kiếm được tôm tươi và rượu ngon tính làm một bữa nhậu. Ông thầy có sáng kiến gì không ?” Sinh đứng bật dậy, cười ha ha “Sao mà cầu được ước thấy thế!” Chỉ tay vào bụi mía xum xê ở góc sân, Sinh nói tiếp “Tôi và anh Vinh đang bàn nhau, ước gì có tôm ngon mà làm chạo tôm để nhậu thì đã phải biết!” Sáu Diên nhìn Vinh “Hôm nay đúng là gặp may. Thôi thì nhờ cậu ra tay cho anh em vui vẻ.” Vinh đang buồn vì nhớ nhà, thấy nhân dịp này nhậu một chầu cũng được, để biết rượu vào lời ra tốt xấu thế nào. Chạo tôm là món ăn bà xã Vinh làm rất khéo và ngon. Trước đây, Vĩnh thường giúp vợ một tay khi có tiệc tùng nên bây giờ tự làm món này thật không khó. Hơn thế, quan cách mạng Sáu Diên, trưởng phòng cơ điện, thường thì cứ mày tao tưới xượi hôm nay lại dịu ngọt ra vẻ biết điều quá, thật khó từ chối. Vinh đùa “Còn thiếu nhiều món ‘vật tư’ để chế biến ra thành phẩm có chất lượng, làm sao đây anh Sáu!” Sau khi nghe Vinh liệt kê còn thiếu bánh hỏi, bánh tráng, rau thơm, giá sống ... Sáu Diên cau mày than “Rau giá chắc mua được, chứ thời buổi còn khó khăn gạo không đủ ăn lấy đâu mà làm bánh hỏi hay bún và bánh tráng để bán!” Sinh lên tiếng “Mì sợi tiêu chuẩn lương thực của tôi còn nhiều. Mình lấy mì thế cho bún và khỏi bánh tráng có được không anh Vinh?” Sáu Diên mừng rỡ, lắc vai Vinh nói “Thằng Sinh có sáng kiến đáng biểu dương. Thôi cứ nhất trí như thế, anh nuôi nhé!” Không chờ cho Vinh lên tiếng, Sáu Diên quay qua Sinh nói “Vậy mày chạy ngay ra chợ mua giá rau rồi về nhà lấy mì sợi mang lại đây. Còn thằng Lũy đi kêu thêm mấy thằng nữa đến nhậu cho vui.” Lủy nhìn Vinh “Anh Tài đang đi phép, mình mời thêm hai anh Phùng và Thắng đến lúc 8 giờ được không?” Vinh gật đầu. Lũy bương bả chạy đi ngay. Việc phân công tổ chức một bữa nhậu đầu tiên, rất tình cờ, của các kỹ sư nhà máy ba năm sau ngày “giải phóng”, thời điểm được mô tả là “nhân dân ta còn đói”, được tiến hành thuận lợi nhanh chóng như thế.
Bữa nhậu được bày ra trong nhà cho kín đáo. Bàn sa lông được xô vào góc rồi trải một manh đệm xuống giữa phòng khách thật vừa ấm cúng cho sáu người. Con số sáu gọn gàng là tổng số quân bình cho hai phe, ba kỹ sư “cách mạng”, hai kỹ sư và một cán sự “ngụy”. Từ đây đến cuối bài sẽ gọi là “mới” và “cũ” cho khỏi đau lòng và tránh đụng chạm vô ích. Sau cuộc đổi đời, sảy đàn tan nghé thật bi thương, kỹ sư cũ ở nhà máy này chỉ còn lại có ba người, còn kỹ sư mới từ Bắc vào tiếp thu nhà máy rất đông. Hiện diện tối nay chỉ có sáu người, con số này vừa là tình cờ nhưng cũng là một thu xếp kín đáo, mời gọi theo thiện cảm cá nhân nảy sinh dựa trên tính tình và cách đối xử với nhau sau một thời gian làm việc chung. Giao tiếp chỉ thuần nghề nghiệp, không mưu mô chính trị để hãm hại nhau.
Một cách tổng quát, tuy có chủ quan nhưng khá chính xác, Vinh nhận xét và tạm phân loại cán bộ kỹ thuật mới của nhà máy làm ba hạng: kỹ sư chính qui, kỹ sư biên chế và kỹ sư nhân dân. Đặc biệt ở nhà máy này, sau 1975, chỉ huy kỹ thuật mới từ giám đốc xuống đến kỹ sư thường đều là dân hồi kết, nghĩa là người miền Nam. Hai chữ kép “chính qui” và “nhân dân” được sử dụng, và lạm dụng nhiều hơn, ở miền Bắc. Xã nghĩa Việt Nam thường chỉ trích và tránh dùng danh từ Hán Việt để ra vẻ như độc lập với Thiên triều, nhưng thực tế đã dùng nhiều cho mọi ngành, mọi nơi. Chính qui là chính thống và có qui củ. Bộ đội chính qui là lính chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, đánh trực diện chứ không lén lút, thụt ló như tụi du kích. Tương tự như thế, kỹ sư chính qui là thứ học hành đàng hoàng, có đến trường, có thi cử để chấm điểm (thi thiệt hay cuội thì còn tùy). Nói rõ hơn, phải học hết bậc tiểu và trung học trong 12 năm, sau đó được vào đại học kỹ thuật (trúng tuyển hay được gởi gấm vì là con cháu các cụ cả -5c- đều phải được chiếu cố như nhau, đấy là yêu cầu rất nghiêm túc của một chế độ ưu việt), theo học toàn thời gian và thi đậu tốt nghiệp.
Trong manh tiệc hôm nay (không phải là bàn tiệc vì ngồi nhậu trên manh đệm trải dưới đất), và kể cả một đoàn đông đảo kỹ sư mới của nhà máy, chỉ có một kỹ sư chính qui duy nhất. Đó là Lê Hồng Sinh, 30 tuổi, đã tốt nghiệp kỹ sư cơ khí từ đại học bách khoa Mạc Tư Khoa, Liên Xô. Theo lời tự kể, cậu bé 6 tuổi tên Sinh đã theo cha tập kết ra Bắc năm 1954. Không ai biết vì nguyên do, hoàn cảnh hay động cơ nào đã khiến cho một người cha chịu khó mang một đứa con thơ xuống tàu để tập kết ra Bắc. Cậu bé Sinh đã được nuôi dạy thật tốt trong khuôn khổ giáo dục xã nghĩa với sự ưu ái dành cho con cháu của công thần cúc cung phục vụ chế độ. Cái tên đệm “hồng” thuộc loại “hào quang lấp lánh” rất được nhân dân ưa chuộng của Sinh đã nói lên gia thế cũng như tiền đồ hứa hẹn rực rỡ của chính cậu. Sinh tốt nghiệp trung học ở một trường đặc biệt dành cho con cháu đảng viên cao cấp, và tiếp theo đó dễ dàng có một suất du học Liên Xô, rồi lấy bằng kỹ sư cơ khí loại giỏi. Hồng Sinh về nước, được sắp xếp việc làm tốt ở một Viện nghiên cứu ngay tại Hà Nội. Sau nhiều năm công tác, Sinh chán ngấy công việc nhàn hạ của những công trình khảo cứu “ảo tưởng” cùng với những bộ óc “đông đá” (chữ của Sinh) ở viện, và xin vào công tác trong Nam, tình nguyện đi làm ở vùng xa. Nguyện vọng được phục vụ đất nước ở “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” đã được đáp ứng, và Sinh đã có mặt ở nhà máy này từ năm 1976. Sau lần gặp mặt đầu tiên, khi Vinh trở về nhà máy, Sinh đã để lại chút cảm tình trong lòng Vinh. Dù chưa có quan hệ công tác, Sinh đã đến thăm Vinh ở cơ xưởng. Những câu thăm hỏi xã giao nhạt nhẽo không che đậy được sự dè dặt mau chóng bớt khách sáo và cởi mở hơn, có lẽ vì cả Vinh và Sinh đều thấy đối tác không có những điều khó ưa như thành kiến cá nhân do thực tế của xã hội mang đến. Khuôn mặt sáng sủa tươi tắn của Sinh khác hẳn những bản mặt “nhìn là thấy ngu” của hầu hết cán bộ kỹ thuật mới. Cách ăn nói của Sinh tuy không nhún nhường nhưng không chút nào khoe khoang và hợm hĩnh như các bạn đồng sự của mình. Những câu đối đáp của Sinh thật chậm rãi , thoải mái và rất lễ độ đã gây ấn tượng tốt. Vinh đoán được là Sinh cũng ngạc nhiên vì đang tiếp xúc với một kỹ sư “ngụy” tuy hiền lành nhưng có một tác phong không thể xem thường, không đúng như những điều Sinh đã bị tuyên truyền nhồi sọ trước khi vào Nam là “hãy cảnh giác khi tiếp cận với bọn kỹ sư ngụy, vì tên nào cũng thủ đoạn và hiểm ác!” Chuyện có thật này do chính Sinh thố lộ. Vinh nhớ hoài lời tự giới thiệu của Sinh “Em là Lê Hồng Sinh, kỹ sư cơ khí bậc 2, đảng viên, học ở Liên Xô về, đang công tác ở phòng cơ điện, không có chức vụ.” Nghe cái lý lịch tuy ngắn gọn nhưng khá đầy đủ này người ta không khỏi thắc mắc, tự hỏi vì sao một kỹ sư học ở Liên xô, đã nhiều năm trong nghề, lại là đảng viên mà chỉ là kỹ sư 2, không có chức vụ gì cả ở một cơ quan “làm cảnh” như phòng cơ điện. Sau đó, những lúc rảnh Sinh thường tìm gặp Vinh để nói chuyện. Sinh làm việc cà lơ phất phơ, không có công tác nào đặc biệt, vì rỗi việc nên đi kiếm Vinh rất thường. Về cư xá cũng thế, cứ cách vài ngày là rủ Vinh ra quán cà phê hay đến nhà chuyện vãn, có hôm nửa đêm chưa về. Ban đầu, Vinh nghĩ có thể Sinh được phân công theo dõi mình; nhưng sau vài tháng, qua thái độ, ngôn từ cũng như nội dung những chuyện trao đổi của Sinh, Vĩnh thấy rõ anh chàng này có quá nhiều tâm sự, hình như không thể gởi gấm cho người cùng phe. Những lúc Sinh phàn nàn về công tác và đời sống riêng Vinh chỉ chăm chú lắng nghe chứ không góp ý kiến. Vinh chọn thái độ này một phần vì cần phải thận trọng để thủ thân, phần khác xem đó như chuyện giải trí, nghe cho biết những âm mưu bẩn thỉu trong thâm cung của triều đại mới. Vinh nghĩ, chỉ nghe mà không bàn góp để Sinh sẽ không hứng thú kể tiếp nữa, nhưng anh chàng vẫn cứ tỉ tê kể thêm mãi, có vẻ như là nói cho vơi sầu, nỗi sầu của một người cô đơn trong chính đội ngũ của mình. Vinh biết, Sinh tìm đến một người chịu lắng nghe thôi. Một kỹ sư mới bị gạt ra rìa bộ máy quyền lực kèm với quyền lợi tìm đến một kỹ sư cũ bị tước bỏ hết chức quyền đang làm việc như một tên tù khổ sai như để biểu lộ sự bất mãn với tổ chức một cách thụ động, nhưng đã không che dấu tình cảm và sự thán phục như đối với một đàn anh trong nghề.
Phòng cơ điện là một cơ quan mới của nhà máy sau ngày miền Nam thất thủ. Trên danh nghĩa phòng này có nhiệm vụ, hay nói theo thời mới là có chức năng kiểm soát và chỉ đạo (lại chữ mới) mọi công tác thuộc về cơ khí và điện; nhưng thực tế đây chỉ là một “chậu kiểng” giúp cho cơ cấu mới của nhà máy thời “cách mạng” mang vẻ có kiểm soát chặt chẽ với tổ chức hoàn bị. Ngoài ra, phòng này rất tiện dụng để làm chỗ tạm cư cho những nhân viên mới về nhà máy và người cũ không biết “điều” đi đâu, hoặc không có cơ quan nào chịu nhận. Nhân số của cái phòng có tên rất kêu này, trừ lão trưởng phòng, chỉ có 4 mạng, cả bốn đều tiêu biểu cho hai số phận vừa mới nói. Thư ký của phòng là chị Giang, người Hà Tây, vợ của kỹ sư nhân dân Tư Mạnh, người xứ Quảng, hồi kết mang theo vợ con. Công việc của chị là đóng dấu, ghi sổ công văn đi và đến. Chỉ cần độ nửa tiếng trong 8 giờ lao động mỗi ngày để chị chậm rãi lôi xấp hồ sơ trong ngăn kéo ra bày trước mặt, ghi chép vài dòng, vuốt giấy cho thẳng rồi xếp lại. Xong. Ngoài hai chuyến đi về giao nhận công văn lâu chừng vài ba tiếng, thì giờ còn lại chị ở trong phòng gạ chuyện với bất cứ ai có mặt chứ ít tiếp xúc với bên ngoài vì “Công nhân Nam bộ nói nghe chẳng hiểu gì sất!” Ai đó được chị kể chuyện cho nghe cứ phải ráng mà nghe, bỏ đi là phiền đời lắm! Chuyện của chị Giang quanh năm chỉ có một đề tài thôi “Khổ cái thân tôi, dại dột nghe lời dụ dỗ đi theo Tư Mạnh vào đây buồn nẫu cả người, muốn trở về quê mà chả biết làm sao!” Nhân viên kỹ thuật của phòng có ba người, một kỹ sư mới là Sinh, kỹ sư Thắng và cán sự Lủy, hai người cũ. Thắng và Lũy trước đây là nhân viên đắc lực của Vĩnh, cả hai đều giỏi và rất năng động. Mang tiếng là về phòng cơ điện để làm công tác nghiên cứu, nhưng Thắng làm kỹ sư “cà nhỏng” còn Lũy thành tay điếu đóm để sai vặt của trưởng phòng.
“Thủ trưởng” của phòng cơ điện là Phan Văn Diên, tức Sáu Diên, kỹ sư điện bậc 4, thuộc thành phần kỹ sư biên chế. Thuở nhỏ, chú bé Diên con trai thứ sáu của một gia đình khá giả được cho ăn học tử tế, từng theo học trường trung học Mylere ở Mỹ Tho rồi bỏ nhà theo kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, Diên tập kết ra Bắc, dãi dầu mưa nắng mười năm ở một lâm trường khai thác gỗ. Vì là công nhân tiên tiến nhiều năm lại thêm có chữ nghĩa nên Diên được tưởng thưởng cho đi học kỹ sư điện ở Ba Lan. Lúc đó Diên đã 31 tuổi đời, 12 tuổi đảng. Học xong, Diên về nước được sắp xếp công tác ở Bộ công nghiệp. Năm 1975, khi Bắc quân chiếm được miền Nam, Sáu Diên xin hồi kết, đến cuối năm 1976 mới được chấp thuận cho về công tác ở nhà máy này. Vì thuộc loại “trâu chậm uống nước đục” nên chỉ nắm được chức trưởng phòng, trong khi nhiều đồng chí vào trước vớ bở hết những chức vụ cao, dù bọn họ chỉ là kỹ sư nhân dân, tức là thợ các ngành được chiếu cố cho học tại cơ sở một cách qua loa, học cho có, rồi lãnh “hàm” kỹ sư luôn. Đám kỹ sư loại này còn có một tên gọi khác là kỹ sư tại chức. Sáu Diên người tầm thước, tóc rễ tre lù xù, gương mặt tròn đen đũi trông rất “hãm tài” dù lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Tính tình bộc trực, thẳng thắn, không phách lối nên ít bị “nhân dân” ta thán, điều này phải nói là bất thường đối với một cán bộ cứng tay nghề, già tuổi đảng như Sáu Diên. Mấy mươi năm mưa phùn gió bấc trên đất Bắc hình như không làm mất đi chút nào tính hề hà của một dân chơi Nam bộ, 45 tuổi vẫn còn độc thân. Sáu Diên có lối nói chuyện rổn rảng, với ai cũng mày tao nhưng có phần thân mật hơn ra vẻ trưởng thượng. Học kỹ sư ở Ba Lan bốn năm, trình độ nghề nghiệp chắc không tệ, nhưng không biết có phải vì khiêm tốn hay vào Nam bị dội ngửa khi đụng độ với những kỹ sư cũ trẻ tuổi hiểu biết nhiều, anh Sáu trở thành nhún nhường thấy rõ. Trong những buổi họp mở rộng bàn về công tác Sáu Diên rất ít khi phát biểu, cực chẳng đã khi bị giám đốc hỏi chàng thường lúng túng và hay nói bọc theo ý người khác cho qua chuyện. Vào cái thời mới lắm điều quái gở này có một chuyện nhiều người ghét và không ít kẻ ưa thích. Đó là chuyện nghiệm thu. Thực hiện xong một công trình xây cất phải có nghiệm thu. Hoàn tất một công tác sửa chữa lớn cũng nghiệm thu ... Thực chất là xúm lại xem xét rồi ký tên xác nhận kết quả tốt, đạt chất lượng (phẩm chất làm gì có số lượng, rõ là từ ngữ quái thai, nhưng cứ dùng một cách vô tư). Người làm có khi méo mặt vì bị kẻ đến kiểm tra gây khó dễ nên không khéo “lót tay” thì khó xong việc. Qua báo chí, hàng trăm công trình cầu đường bị sụp hoặc sạt lở vì bê tông và nhựa đường thiếu “chất lượng” mặc dù thầy chú cùng các ban bệ đã ký tên đàng hoàng. Nói chuyện dông dài như thế để mô tả tầm mức quan trọng của phòng cơ điện trong nhà máy, vì nghiệm thu mà không có chữ ký của phòng này là xem như công tác chưa hoàn thành. Theo dõi tiến trình các công tác sửa chữa đã có hai kỹ sư Sinh và Thắng không cần ông trưởng phòng phải nhọc công, cứ làm xong rồi báo cáo ông xuống ký tên thôi. Chẳng có ai phàn nàn bị khó dễ vì thủ trưởng cơ điện thường ký tên ngay ít hỏi han gì thêm. Không có vấn đề gì cần nghiên cứu nên Sáu Diên cứ ung dung ngồi trong phòng có điều hoà không khí cho khoẻ, ít khi ra ngoài. Thỉnh thoảng, nếu có đi loanh quanh cho dãn gân cốt anh Sáu hay tìm Vinh để nói chuyện đời cho vui. Dù là kỹ sư điện nhưng hiếm khi anh đặt chân tới nhà máy phát điện vì nó ồn ào quá. Sáu Diên hút thuốc như ống khói tàu, và khoái thuốc rê hơn thuốc điếu. Cứ nhìn anh Sáu nhẩn nha vấn một điếu thuốc thật tròn và khéo mới thấy anh đầu tư biết bao thì giờ vào cái thú lửa khói này.
Phải kể nốt người thứ sáu trong manh tiệc hôm nay. Đặng Tương Phùng, tức Hai Phùng, kỹ sư “si-li-cát” bậc 4, trưởng phòng thí nghiệm. Người có cái tên nghe như thi sĩ này từng là một học sinh trung học xuất sắc ở Bến Tre, con nhà giàu có. Nghe lời rủ rê của bạn bè, Phùng đi theo quân chống Pháp lập được nhiều chiến công. Đình chiến, Phùng tập kết ra Bắc rồi được chọn đi học bắn hỏa tiễn ở Trùng Khánh. Trở về Hà nội, anh chỉ huy một trung đội “tên lửa” trong lực lượng phòng không. Thời đó, bộ đội tên lửa rất nhàn rỗi nhưng Phùng luôn phấn đấu làm một sĩ quan gương mẫu nên được cho đi học kỹ sư ở Ukraine, Liên xô. Sau 5 năm, Phùng tốt nghiệp kỹ sư silicat hạng xuất sắc. Về nước, anh được bố trí công tác ở mỏ than Hòn gai. Cuối năm 1975 Phùng đạo đạt nguyện vọng lên đảng bộ xin chuyển công tác về quê quán. Cấp trên cứu xét lâu quá, hai năm sau Phùng mới được về nhà máy này. Cũng giống như Sáu Diên, hai Phùng là kẻ chậm chân đành chịu số phậm hẩm hiu trong một trận đấu đá quyết liệt tranh giành chức vụ và lợi lộc của đám kỹ sư mới. Năm Trắc, kỹ sư tại chức, đang làm bí thư đảng bộ kiêm phó giám đốc nhà máy, từng học học silicat chung với hai Phùng ở trường đại học Kiev, thương tình bạn học cũ cố thu xếp tạm cho nắm phòng thí nghiệm. Về tướng mạo, Hai Phùng cao hơn Sáu Diên nửa cái đầu, đi đứng hiên ngang, mặt mũi sáng sủa, nổi bật lên khỏi đám kỹ sư nhân dân hầu hết mang bản mặt đần độn nhưng lúc nào cũng vênh váo. Tạm tổng kết vào thời điểm đó, cấp chỉ huy kỹ thuật mới của nhà máy chỉ có một kỹ sư chính qui, Sinh, và hai kỹ sư biên chế là Diên và Phùng. Nói cho rõ thêm, đây là loại kỹ sư được cho phóng ngang vào đại học, trước đó chưa hoàn tất trung học. Hai Phùng tính trầm lặng, ít nói. Nhân viên thường thấy anh ngồi bất động cả buổi ở trong phòng, chăm chú nhìn bằng cấp kỹ sư thật to đóng khung treo trên tường mắt buồn vời vợi. Văn phòng của phó giám đốc cũng có treo một bằng cấp giống cái này. Hai Phùng nhìn nó buồn bã, có thể là anh đang nghĩ về người kỹ sư đàn em học lực chưa hết tiểu học mà giờ này chẳng những là phó giám đốc mà còn nắm sinh mệnh các đồng chí đảng viên, trong đó có Hai Phùng.
Thấy Vinh trầm ngâm, Sáu Diên cười hà hà cầm ly rượu lên “Sao mời rồi lại không uống, hả Vinh ?” Lủy lên tiếng “Anh Sáu ơi! Anh xa quê nhà lâu quá chắc quên. Dân Nam bộ nhậu nhẹt hào hứng lắm, thường mở màn một cách xôm tụ, mỗi người cạn một ly cho nóng máy.” Sáu Diên chưa chịu thua “Uống rượu mà cũng có luật lệ nữa sao, mày?” Thắng nói xen vào “Cái đó không phải luật gì cả, chỉ là thông lệ thôi anh à. Dân nhậu kỵ hai thứ, phá lệ và chạy làng, ai vi phạm thì lần sau sẽ không được mời. Vậy thôi!” Vinh nhủ thầm, người anh em của mình cũng là một tay chiến. Để phá tan không khí căng thẳng, Vinh cầm ly lên “Mời tất cả anh em, muốn uống bao nhiêu cũng được, không ép buộc.” rồi uống một hơi cạn ly. Mọi người uống theo, ai cũng chới với vì thứ rượu đế nước đầu 50 chữ này, nặng đến độ đổ ra dĩa châm lửa cháy ngọn xanh lè. Cũng may, Phùng có mang đến một lít nước cất nên sau đó rượu được pha cho nhẹ bớt. Món nhắm chạo tôm được chiếu cố tận tình và khen ngợi hết lời vì ngon quá. Ít lời như Hai Phùng cũng phải nói “Hôm nay, chúng ta phải cám ơn anh Vinh vì món nhậu ngon tuyệt này. Nên thưởng một ly!”. “Nếu không có rượu của Lủy, anh Hai Phùng cho nước cất, tôm của anh Sáu, mì và rau giá của Sinh, sau đó Thắng róc mía, Sinh quết tôm, rồi Lủy gia công nướng chạo thì không có bữa tiệc vui vẻ hôm nay. Nếu thưởng thì phải mỗi người một ly nữa!” Nghe Vinh tố chẳng có ai dám bắt vì mới xong có một ly mà đã có người ngầy ngật, đỏ mặt tía tai. Bữa nhậu vui, không ồn ào nhưng ấm cúng vì mọi người đều biết tự chế. Thắng đóng vai hoạt náo viên rất khá. Luân phiên, ai cũng phải kể chuyện vui hoặc những kỷ niệm nhớ đời. Một chuyện xưa của Sáu Diên đáng được viết lại sau đây.
“Hôm ấy, buổi sáng mùa đông lạnh cắt da lại thêm mưa phùn lất phất làm cho không gian ở lâm trường u ám. Tao đang cùng đội chuyển gỗ làm việc được lệnh ngưng công tác để qua giúp cho đội đốn cây đang gặp nạn cách đấy không xa. Đến nơi, tao thấy quan chức lâm trường đều có mặt. Một anh thợ đang hạ một cây lớn hơn một người ôm, cưa máy cắt được hơn một nửa thì hỏng, kẹt luôn trong thân cây, kéo thế nào cũng không ra. Trởi trở gió, cây rung rinh thấy ớn người. Tổ trưởng định sai người leo lên cây buộc dây thừng để kéo cho cây nghiêng qua một bên rồi lấy máy cưa ra, nhưng chần chờ mãi chưa dám. Chỉ huy lâm trường lính quýnh chạy qua chạy lại miệng la inh ỏi nhưng không ra lệnh lạc gì cả. Bí thư đảng ủy bất lực đứng im một chỗ, tay chỉ chỏ, động viên công nhân vắt óc suy nghĩ phát huy sáng kiến để cứu nguy. Những kẻ có trách nhiệm chỉ nghĩ đến làm sao cứu cái máy cưa Liên xô mới viện trợ chứ không quan tâm đến sự an nguy của cả đám thợ rừng đang lăng xăng quanh đó. Tụi bay không biết đâu, thợ rừng ở đây đa số là bộ đội miền Nam tập kết, vẫn còn mặc áo lính chứ chưa được phục viên. Một thằng lính trụi lũi gốc tiểu tư sản như tao đã phấn đấu qua chín mùa rét thấy ông bà ông vải, nếu cứ ngậm họng sẽ không có ai phê phán gì cả; nhưng nghĩ đến bạn đồng đội đã cùng vào sinh ra tử những ngày chống Pháp ở miền Nam không thể chết lãng vì cây đè ở đây, tao phải góp ý giải quyết. Theo đề xuất của tao, trước tiên phải cho những người không có việc tránh ra xa. Không cần leo lên cây, chỉ quăng một đầu của ba sợi dây thừng dài bọc quanh một nhánh cao rồi kéo ra xa cột chắc vào ba thân cây gần đó để đảm bảo cây sẽ ngã về phía thân chưa cưa. Sau đó, đẽo nhiều mảnh gỗ có dạng lưỡi búa để nêm vào vết cắt, dùng búa tạ dộng vào cho đến khi có độ hở đủ để kéo máy cưa ra. Nhờ cái ý kiến không cần động não nhiều nhưng được đảng bộ khen là “sáng kiến rung động núi rừng” ấy tao được đề bạt đội trưởng, một năm sau lại được cho đi học kỹ sư ở Ba Lan.”
Lủy kể một chuyện tiếu lâm. Ở làng quê của Lủy, vào một ngày hội, người ta tổ chức thi gánh nước chạy cho thanh niên thiếu nữ tham gia. Không ai ngờ được là đội nữ thắng cuộc. Cai tổng hỏi hương quản “Thầy Quản à ! Tui đố thầy biết tại sao bọn thanh niên tráng kiện lại thua mấy cô yếu đuối ẻo lả như vậy?” Thấy cai tổng đang vui vẻ và cao hứng, hương quản nói đại “Thưa ông cai, tui nghĩ đám con gái nhờ hai trái lẳng lơ phía trước đung đưa giúp thêm trớn nên chạy nhanh hơn!” Nghe tới đó cả manh tiệc đã muốn phì cười. Ông cai tiếp lời “Thầy nói vậy cũng có lý một phần. Theo tui, nguyên do chánh là mấy thằng đực bị cái bìu nước nặng đeo ở dưới làm cho chạy chậm lại!” Lũy chờ mọi người vỗ tay cười một hồi, nhìn Hai Phùng hỏi “Thằng em học hành ba mớ, không biết nước nặng là nước gì. Anh Hai học về silicat tức là hoá học chắc biết, xin nói cho nghe.” Hai Phùng suy nghĩ vài giây “Nước nặng là nước không tinh khiết, có chứa tạp chất nên nặng hơn nước trong.” Sáu Diên vỗ tay tán đồng “Câu trả lời rất lô gích. Vậy là thằng Phùng ám chỉ cái túi nhỏ bên ngoài chứ không phải cái bàng quang bên trong. Nước chứa trong đó nặng dữ lắm đó nghe!” Mọi người cười hả hê, Lũy liếc nhìn Vĩnh vừa cười vừa gật gù khoái trá.
Kể chuyện xoay vòng tới phiên Thắng. “Tôi nhớ, có đọc trong một tạp chí cách đây khá lâu. Ở Âu châu thường tổ chức thi toán cho học sinh bậc trung học. Năm đó, hai trò vào chung kết, một Đông Đức, một Hi Lạp, tranh tài nghiêng ngửa chỉ còn một câu hỏi chót. ‘Em hãy chứng minh sin bình phương cộng với cos bình phuơng kết quả là 1’ Cả hai thí sinh đều bí, phải thi thêm một vòng nữa để chọn giải nhất. Câu hỏi này tôi cũng chịu thua vì thấy lạ quá. Có ai trả lời giúp không?” Quay sang Sinh, Thắng hỏi “Anh Sinh học giỏi chắc giải được câu hỏi này?” Sinh trầm ngâm một lúc rồi ngập ngừng “Đúng là một câu hỏi lạ. Có thể là đố mẹo, hay ban giám khảo ra đề sai cũng không chừng!” Vinh đứng lên, xin phép ra sau nhà vì cứ ngồi đó không nhịn cưòi được, bể “mánh” của Thắng cũng kẹt!
Rượu nồng, mồi thơm đã hết, buổi nhậu tàn. Ba kỹ sư mới về trước, Vinh đưa ra tận cổng. Sáu Diên bắt tay từ giã thật nồng ấm, nói nhỏ “Hồi nãy, thằng Lủy có nhắc tiệc tới mời Năm Trắc, thôi chớ dại nghe mày, có mặt bí thư khó nói chuyện lắm!” Hai Phùng bật cười “Anh Sáu mà cũng biết sợ nữa à? Rét cái gì chứ! Thôi tớ về, cậu đi nghỉ, khuya quá rồi!” Sinh thầm thì “Bữa nay vui quá! Anh thật đa tài, chạo tôm tuyệt cú mèo. Sớm họp mặt lại anh nhé. Em về đây.” Vinh trở vào nhà, Lủy và Thắng nhanh tay dọn dẹp đã xong. Trước khi chia tay Thắng nói “Trình độ kỹ sư mới hạng ưu tú mà tệ thế, thì nhà máy này, đất nước này sẽ đi về đâu?!” Vinh không nói gì, choàng vai hai người em bước ra sân. Chợt một cơn gió nổi lên. Trời như sắp có giông!


Hoàng Thư
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.118 giây.