logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/07/2023 lúc 12:43:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ông bà Năm quê quán ở Thuận Hòa, Sóc Trăng, ông bà sinh cơ lập nghiệp cùng với và tiếp nối tổ phụ tổ mẫu nhiều đời ở quê. Họ yêu đồng ruộng, yêu vùng đất màu mỡ phù sa ruộng vườn gieo trồng thoải mái. Vậy mà sau ngày quốc nạn 30– 04– 1975, họ chật vật vì ruộng vườn, làm nhiều phải đóng thuế nhiều, làm ít thì bị tổ sản xuất phê bình kiểm thảo. Lúa mạ thiếu nước, thiếu thuốc trừ sâu, trồng tỉa khó khăn. Ở nơi sản xuất lúa gạo mà có tháng phải ăn sắn trừ cơm: « Nhà nước ơi ăn khoai mì mãi mãi/ Từ trận thắng hôm nay, ta ăn độn dài dài… »
Đến khi có công ty may, dệt sợi đầu tiên đến thành lập ở xã ở huyện, ông bà năm đã nhượng bán ít mẫu đất để lấy tiền thu gọn lại nuôi tôm, nuôi cá. Nuôi tôm cá khi được khi mất, mà kiếm ăn cũng không dễ với các viên chức hành chánh và công an của chế độ mới. Khi tát ao vét đìa bán cá, thì họ tới đong đếm và thu thuế. Khi khổng khi không, muốn ăn cá muốn nhậu thì công an khu vực mang thùng, mang khạp đến xin ủng hộ cá. Họ nướng cá ao và nhậu bia thâu đêm suốt sáng. Họ vui hưởng với nhau trên cái lao động cực khổ của người dân.
Một năm đó, tôm cá bị dịch chết, lúa khô thiếu nước, nép hạt, thiếu gạo, đồng chí Lê Duẩn đi tham quan đồng bằng Nam bộ vào một mùa sản xuất không mấy thành công, ông bèn hỏi bí thư tỉnh Minh Hải Nguyễn Minh Nghị rằng:
– Tại sao lúa mạ lại chết?
Ông bí thư trả lời ngon ơ:
– Thưa, lúa mạ phải chết vì nó không sống được.
Sau đó, nhà báo Lê Phú Khải thuật lại sự việc và kết luận: Ồ, chỉ có anh Hai Nam bộ mới dám trả lời đồng chí Lê Duẩn thẳng rét như thế đó.
Nhưng rồi, hành chánh nhà nước kém cỏi cũng không giúp gì được cho nông dân. Lúa chết, tôm cá vẫn chết. Khi những mẻ tôm cuối cùng chết nổi lên lều bều mặt nước, ông bà Năm phải thuê người dọn dẹp, đào hố chôn tôm, khử trùng ao, rồi mua bèo về thả, họ tính nuôi bèo rồi nuôi heo, kẹt cái hợp tác xã chăn nuôi không có heo con để bán cho dân.
Một chiều nhìn bèo nổi thong dong, nở hoa, trôi qua trôi lại đầy mặt ao, ông Năm buồn buồn nói với bà Năm:
– Thôi rồi, chúng ta phải rời khỏi nơi đây, chúng ta cũng là những cánh bèo mặt nước.
Rồi ông bà để lại ngôi nhà hương hỏa thừa tự ở Sóc Trăng cho vợ chồng người con trai và hai cháu nội ở. Ông dắt bà lên thành phố với chút vốn liếng cuối cùng đi tha phương cầu thực, kẻo chờ năm ba năm nữa là quá trễ. Ông bà tự nhủ thôi bỏ quê, thử thời vận, nếu làm ăn được, thì vừa giúp mình, may ra còn có thể giúp con cháu, lỡ ở quê co cụm vô phương kiếm ăn, có ngày chết đói chết dính chùm cả lũ.
Bà thì từ ngày thành chồng vợ, ông nói gì thì bà cũng nghe theo. Thế là ông bà rong ruổi lên Sàigòn. Từ Sàigòn họ tìm về Ngã Năm Gò Vấp, một ngả quẹo xuống An Nhơn, một ngả đi Thông Tây Hội, chợ Cầu, Xóm Mới. Khu này đường trải nhựa còn khá tốt, và ở sâu một bên chuồng chó cũ, lui vào một con đường đất đỏ, có hai ngôi mộ rộng rãi, bề thế, từ lâu đời, chắc của các nhà giàu quan quyền khi xưa. Bên cạnh hai ngôi mộ khang trang đó, có một số nhà trọ xập xệ cất vội cho mướn giá rẻ của bà Chín chủ đất. Ông bà xin thuê một căn trọ, rộng chừng ba cái chiếu cói, nhưng cũng đủ cho hai người tá túc. Ông Năm thích vùng đất này vì từ mấy chục năm trước, ông đã từng theo xe ngựa của anh Hai ông lên đây buôn bán bông mai và bông cúc vạn thọ mỗi dịp tết Nguyên Đán.
Ông thường nói không có đường trải nhựa ở đâu mà tốt, bền và đẹp như đường đi Gò Vấp, Hạnh Thông Tây, Chợ Cầu, An Nhơn, vì những khúc đường này khi xưa Tây họ làm chắc chắn nhờ có dòng họ gia đình bà Nam Phương hoàng hậu tọa lạc nơi đó một thời. Ông cũng mua một tấm bạt nylon cũ căng ra trước cửa phòng trọ, dùng làm chỗ vá xe và bơm xe đạp cho người qua lại. Những ngày đầu ít khách nhưng ông vẫn vui, ông tự thưởng cho mình bằng vài nụ cười chào hỏi của người qua lại, còn hơn chết dí dưới quê nhìn váng nước phèn đỏ cạch và mấy cái mặt công an trơ tráo tới xin ăn.
Khi Gò Vấp sát nhập vào làm một quận của Sàigòn các hãng xưởng mở thêm, người công nhân đi làm ở trại Đồng Tháp, xưởng quân cụ cũ, người ta đi lại đông hơn, ông Năm có nhiều khách hàng hơn, dĩ nhiên đa phần họ chỉ đi xe đạp, nên có ngày ông vá vỏ xe nhiều, bà phải phụ ông bơm lốp xe. Ngoài ra bà còn nấu ấm nước trà đặc, mang pha thành nhiều sô lớn có nắp đậy để cho khách giải khát. Ai qua lại muốn uống cứ uống. Họ được làm việc và thấy có ích cho mọi người là họ vui. May mà số tiền kiếm được, chắt chiu sống qua ngày, còn dư chút đỉnh gửi về quê giúp con cháu mua gạo. Có tháng ông doi ra một hai triệu, ông đưa bà lận lưng phòng xa lúc yếu đau.
Có lần con cháu lên thăm, ông dặn dò, khó khăn cũng ráng giữ lấy chút đất cắm sào, để thờ tự ông bà, biết đâu có ngày ông bà lại phải lui về quê, sống với cộng sản, có gì nói chắc chắn được đâu. Ông bà sống tạm ổn và bằng lòng với niềm vui ở tuổi đã xế chiều.
Tưởng rằng chuỗi ngày cuối cứ êm ả bình yên. Bà cứ nằm võng kẽo kẹt dưới gốc cây me dòm ông lui cui vá vỏ xe. Đùng một cái đại dịch Covid xẩy ra ở Trung Quốc rồi bùng phát dữ dội năm 2020. Sàigòn là tâm điểm nặng nề, nhà nước ứng phó chậm chạp và kém cỏi. Thuốc chích ngừa thì vừa hiếm vừa gian dối, lừa gạt dân chúng. Tình trạng cả nước vừa ốm đau vừa chao đảo. Rồi tiếp theo là giới nghiêm, cấm chợ búa. Hãng xưởng hoạt động rất rời rạc. Tiếp đến, cơn đại dịch bùng mạnh dữ dội, hàng triệu người tạm cư đã rời bỏ Sàigòn, Bình Dương, Long An… trở về bản quán vì không còn việc làm, không còn tiền, không còn gì để sống. Họ về bằng đủ cách đi xe, đi bộ. Về Cao Bằng, Lạng Sơn, về Bạc Liêu, Cà Mau… hy vọng về quê đào củ từ, củ mài, củ chuối để sống qua cơn chết đói.
Ông bà Năm già sợ đi không nổi, ngồi bó gối dòm nhau trong nhà trọ, ông có gọi về quê cho con cháu, nhưng chúng khuyên ba má ở đâu ở yên đó, chớ ra ngoài mà nguy hiểm vì dễ bị lây nhứt là ông bà đã khá lớn tuổi. Bà dòm hũ gạo đã vơi một nửa, bà đi lẹ ra chợ Gò Vấp thật sớm, năn nỉ mua thêm được 10 gói mì, một bọc tôm khô, mấy cái hột vịt, thôi cũng tạm đủ ít bữa. Hai người cứ loanh quanh trong phòng hẹp, may mà ông còn có cái radio đặng nghe tin tức, thỉnh thoảng bà dòm ra ngoài, ngoài lộ vắng hoe, không một bóng người qua lại, thỉnh thoảng xe y tế hú còi vụt qua. Mấy căn phòng trọ cùng dẫy cũng khép cửa kín như bưng. Người ta dường như, cả không dám nói lớn tiếng, sợ con Covid thấy người xáp vô. Bên phải là căn của bà Bẩy bán xổ số, bên trái là nơi cu trú của hai cô sinh viên ở tỉnh lên học công nghệ thông tin, chẳng biết hai đứa này, Cảnh và Tâm, còn ở lại hay đã về quê về xứ mà sao êm re, không động tịnh.
Bất chợt một buổi chiều, ông Năm nghe có tiếng xe Honda thắng, két, ông dòm ra thì thấy Cảnh và Tâm tiến đến chào:
– Bác Năm, hai bác khỏe không? Tụi con vừa lên chùa Quan Âm phụ giúp thầy, cô, chia đồ cứu trợ, con có mang về ít đồ cho bác nè. Hai bác dùng lấy thảo.
– Cám ơn các con, ăn cho đỡ đói con à. Con nhớ chia cho anh chị Thiệu Bắc kỳ nữa nghe, nhiều no ít đủ con à.
– Dạ dạ, con sẽ mang qua cho đủ mấy nhà hết. Chúa cho, xin về đươc, chia nhau ăn đỡ, chớ lúc này, tiền bạc có cũng khó mua lắm, chẳng ai bán cả, không có chợ, siêu thị đóng cửa, không có hàng quán gì ráo trọi.
– Các con giỏi quá, còn mấy bác không ra ngoài, nghe nói nhiều người bệnh quá, nghe nói cô ca sĩ Phi Nhung không xong rồi.
– Tội nghiệp, cổ làm từ thiện quá, rồi lây bịnh nặng, cứu không nổi.
Qua ngày sau, mới hừng sáng, bà Năm chợt nghe tiếng gõ cửa nhẹ nhẹ, bà hé nhìn qua cửa tò vò đục, bà thấy bà Bẩy đứng ngoài, tay cầm cái lon sữa bò, gọi yếu xìu:
– Chị Năm, còn gạo không, cho mình mượn đỡ một lon nấu cháo, hết gạo hai bữa rồi, đợi phường khóm cứu đói chưa thấy. Hồi qua tụi nó cho rau mà tôi mắc tiêu chẩy, biết làm sao ăn?
– Trời, sao chị không nói sớm hơn! – Rồi bà Năm vô đong cho bà Bẩy một lon đầy. – Coi hai mắt chị trũng lơ hà.
– Khi nào có gạo cứu trợ tôi hoàn lại chị liền.
– Đừng, chị Bẩy, khỏi trả, mình còn chút gì thì chia nhau cùng sống qua lúc hoạn nạn, biết đâu, rồi đây mất mạng, còn gì mà vay vay trả trả.
Bà Năm ngưng nói vì bà Bẩy mới được xe y tế chở đi, nhưng bà mất sau đó vì quá trễ. Họ chăng giây ngăn nhà nọ với nhà kia, nhưng con virus đâu có sợ ba cái giây chăng, nên bà Năm bắt đầu ho, khạc rồi ho từng cơn dài. Ông Năm nhìn ra. Vợ ông bệnh rồi, để gọi đường dây nóng cấp cứu.
– Cấp cứu, làm gì dữ vậy ông! Tôi bị sặc nước mà.
Ông gọi 5, 7 lần, đường dây bận, không ai có thể trả lời, tít tít tít… liên hồi, cuối cùng may mắn ông cũng gọi được và tối khuya đấy, nhân viên y tế tới mang bà Năm vô bệnh viện. Bà đi rồi, ông vội đi tắm gội, lấy nước muối ấm súc rửa mặt, mũi, tay, miệng. Ông tìm ra còn ít viên thuốc, trị đau nóng sốt, uống cầu may, mà may cho ông thiệt, ông chưa bị nhiễm khuẩn và còn chút sức mạnh cản được con virus hung dữ. Ông cũng cẩn thận nấu một nồi nước lớn xông hơi với lá tre và lá tía tô nước gừng đậm đặc.
Buổi chiều, cảm thấy yên tâm, ông vòng ra phía sau, mở cửa, thám thính tình hình lối xóm, bên góc cuối, có hai vợ chồng nhà Thiệu, Bắc kỳ 75, còn kêu là Bắc kỳ mới, tấp vô đó như ông, tạm cư, cũng 3 năm rồi, ít dám giao thiệp với ai, cả hai đi làm hồ, trộn vữa, xây cất… ông muốn coi phỏng chúng còn ở đó không, bệnh hay khỏe, sống hay chết ra sao, chẳng biết no đói làm sao mà mấy lúc rầy êm re, không thấy cãi cọ như mấy lúc trước dịch. À, họ còn đó, đang bận ràng cột chút đồ chi đó đặng bảo là đi về quê vĩnh viễn.
– Chu choa, quê tao trong Nam gần xịt ngay một bên, tao còn không về nổi, vợ chồng bay ở xa tít mù tắp, sao về? Bay làm y bay có máy bay, hay có xe hơi, hay có cánh vậy, không được đâu.
– Xa thật, mà tụi con phải về thôi, ông Năm ở lại, xa, tụi con cũng phải đi về quê, về được gần khúc nào hay khúc đó, ở lại đây giờ không có việc làm, gạo nước không còn, tiền nhà trọ không trả được. Vả lại, tụi con có hai đứa con nhỏ, ông bà già nữa. Thôi con về đào củ chuối ăn qua ngày!
– Bây về tới, họ cũng đào hết củ chuối ăn hết ráo rồi. Sợ thân cây chuối cũng không còn! Mà này, bây còn đồng tiền đồng bạc nào lận lưng không?
– Còn chút đỉnh, thôi tụi con cứ liều, dọc đường nghe nói có người cho ăn, cho uống chút đỉnh cầm hơi mà.
– Hai bà già, bà Bẩy vé số, bà Năm nhà tao vô viện cả rồi. Không biết dân tạm cư, họ có cho thuốc không, tao còn lại một mình, có cần mua bán chi đâu. Thôi cầm bậy hai triệu đồng này, tao cho phòng thân, lỡ phải cách ly, lỡ phải đóng xét nghiệm thì lấy đó mà đi qua.
Chị vợ khóc nức nở:
– Ôi trời ơi, cháu lấy tiền của bác rồi, ra đi xa, bao giờ trả lại bác được !
– Khỏi, tao tặng biếu mà, tao cầm tiền lúc này cũng có mua bán gì được đâu. Nghe nói tới cả triệu người mắc bịnh, họ chết bộn rồi, từ cha sanh mẹ đẻ, hồi nào tới nay, mới thấy trận dịch kinh hoàng… Bây đi đường cẩn thận.
– Sống chết cũng có số phần, tụi con đội ơn ông Năm tụi con mong ông Năm và bà con lối xóm bình yên, chừng nào lặng sóng gió, hết dịch, tụi con lại vô.
– Tao mong hai đứa bay trở về quê ngoài đó tới nơi tới chốn…
Lối xóm đi hết ráo, ông Năm ở lại một mình, mấy đứa sinh viên ngược xuôi chạy đi phụ chùa, nhà thờ cứu trợ, cứu đói. Bà Chín chủ đất chủ nhà trọ, cũng đi đâu mất tiêu, không còn thấy lai vãng nhắc tiền như mấy lúc trước. Ông đi ra đi vô mình ên trong cái xóm đìu hiu cô quạnh. Hai cái mả lạng hoành tráng, đầu con dốc vẫn đứng hiên ngang ở đó như thách thức con Covid. Thử coi tụi bây làm gì tụi tao?
Ngồi buồn, ông Năm bấm máy, điện thoại cho bà Năm ở bệnh viện, kêu hết hơi, cửa nọ chuyển qua cửa kia, cả nửa ngày, bất chợt bà Năm trả lời chồng vỏn vẹn một câu:
– Ông ơi, ông ráng ở yên trong nhà, đừng ra ngoài, ngoài đường đầy con Covid đó. Ông mà không nghe lời tôi, chừng tôi về, tôi giết ông cho coi!
– Thủng thẳng, khỏe khỏe hơn rồi tôi tới cho bà giết.
Giông bão dữ dằn rồi cũng êm. Đau thương khổ sở rồi cũng qua. Dịch bệnh lên cao rồi tạm lắng. Hai năm qua đi, lâu thiệt là lâu. Cái xóm tạm trú xéo xẹo vẫn còn đó.
Bà Năm, may có ông Năm gọi cấp cứu lẹ, 3 tuần sau khỏi bệnh. Bà đi qua hai ngôi mộ hoành tráng, bà cúi đầu thắp nhang, đặt bông trái, tạ ơn. Bà Bẩy xổ số quá yếu đã mất, nghe tin, bà Năm thở dài thườn thượt: Tội nghiệp không, mượn gạo chưa kịp ăn đã chết! Bà Chín chủ đất, đi biệt tăm đâu, không quay về, cũng không một âm hao tin tức gì. Hai cô sinh viên Cảnh và Tâm, khi đi khi về, trường học, chùa Quan Âm cứu trợ rồi xóm tạm trú, khi có một chút gạo, mì hay rau, củ, quả, lại chở về chia đều cho mấy gia đình còn lại. Họ cưu mang, đùm bọc nhau như một gia đình đông người ruột thịt.
Riêng anh chị Thiệu Bắc kỳ về lại xóm muộn nhất, qua hai năm, vợ chồng họ mới lếch thếch vô lại xóm, cả hai người luôn luôn trách móc nguyền rủa nhà nước là làm khó họ, khiến họ không có ngày trở về ở quê hương bản quán Vĩnh Yên Bắc kỳ. Chị vợ cứ kể và cứ khóc mãi, chị trách là bị chính quyền sở tại chặn và đuổi ở mọi nơi, mọi ranh giới từ tỉnh này sang tỉnh khác. Họ đuổi người trong Nam ra và bảo là Sàigòn là tâm dịch nặng nhất. Anh chị lần mò sau ba, bốn tháng, gần tới quê làng, thì chính quyền địa phương xua công an ra đuổi, dứt khoát không nhận, chị kể là họ sợ người về như sợ lũ ma đói ma khát nào từ âm phủ đội mồ về, mang ôn dịch về.
Trụ ở giữa đường ít ngày thì anh biết tin qua một người bà con là cha mẹ anh và cả hai con anh chị đã chết vì dịch, huyện sở tại đề xuất thiêu và chôn tập thể rồi. Anh chị phải tá túc ở nhà chú thím họ, gần quê, sau tạm ổn, nhờ chú thím đút lót tiền, anh về quê bán được nhà và phần đất ít ỏi còn lại. Phải bán chui cho một ông cách mạng còn thế lực. Với số tiền bán đất, anh chị quyết tìm vào miền Nam, xóm tạm trú cũ tìm lại được hàng xóm tốt bụng khi xưa. Anh cảm động không còn nước mắt để khóc, nghẹn ngào anh bàn với hai bác Năm để anh xây lên, sửa sang khang trang lại, mấy túp lều tạm trú tại Ngã Năm xiêu vẹo. Tuy với vật liệu đơn sơ, nhưng chắc chắn, anh đã hoàn thành 4 ngăn nhà gỗ, mái tôn xi– măng dầy, bề ngang mỗi ngăn nhà 2m50, chiều sâu khoảng 5 mét. Có chút xíu sân sau, sân trước. Ngăn nhà đầu tiên để trống, vẫn chờ cho bà Chín chủ trọ trở về. Ngăn thứ hai là của hai cô bé hay làm từ thiện Tâm và Cảnh. Ngăn thứ ba, dành cho ông bà Năm, ngăn sau cùng của vợ chồng anh Thiệu, người có chút tiền và có tâm ý xây dựng xóm tạm trú sau những ngày khốn khổ bị xua đuổi bạc đãi tại ngay quê hương nhà họ.
Ngày khai trương nhà mới, chị Thiệu đặt ảnh cha mẹ và hai đứa con lên cái bàn gỗ cao và vái lạy mời họ về ăn cơm, chị luôn lẩm bẩm nói một mình: « Thằng cu lớn thì bị con Covid giết, thằng cu em thì bị công an xã Vĩnh Tường đốt mất xác rồi. »
Cũng trong ngày cúng nhà mới, hai cô gái Tâm và Cảnh có nêu ý kiến lên địa phương sở tại Gò Vấp tìm cho ra tông tích bà Chín, chủ khu nhà trọ. Ông Năm đồng ý ngay:
– Đúng vậy, tụi mình phải ăn ở có trước, có sau. Qua cái dịch kinh khủng mà tụi mình vẫn còn sống được là Trời thương Phật độ nhiều lắm.
– Dạ, mai mốt tụi con đi hỏi thăm tin dì Chín.
Bà Năm không quên góp ý:
– Bây hỏi đâu hỏi gần gần, đi xa lắc xa lơ, lỡ mà gặp lại biến thể Covid là không kịp về nhà chết đâu. Tao nói hai đứa bay ráng nghe lời, không thôi là tao đập chết!
– Ý cha, thà được dì Năm đập chết còn sướng hơn bị con Covid nó bóp cổ, nó chặn phổi thì nghẹt thở lắm. Tội nghiệp cô ca sĩ Phi Nhung thì thôi…


Paris, 2023
Chúc Thanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.129 giây.