Trái: Thẻ “nhà báo” của Trần Mộng Tú khi làm cho hãng Thông Tấn AP (Associated Press) Sài Gòn, thẻ này do MACV (US Military Assistance Command, Vietnam) cấp, chỉ có giá trị mỗi 3 tháng. [Hình tư liệu Trần Mộng Tú]
Bài thơ Quà Tặng Trong Chiến Tranh được Trần Mộng Tú sáng tác trong nước vào thời điểm rất đau thương này, từ những xúc động trước cái chết của người yêu đầu đời và là chồng mới cưới của cô.
Anh tặng em mùi máuTrên áo trận sa trườngMáu anh và máu địchXin em cùng xót thươngTrần Mộng Tú [Quà Tặng Trong Chiến Tranh, 1969]***PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu,
phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh.
Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam:
Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood),
Hương Tràm (The Vietnamese Mother),
Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You),
Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace),
Minh Đức Hoài Trinh (Poem Without Name),
Nguyễn Ngọc Xuân (My Letter to the Wall).
***
Trái: Hình bìa cuốn sách Tầm nhìn Chiến tranh và Giấc mơ Hoà bình [Vision of War and Dreams of Peace] [2] Nxb A Time Warner Company 1991; Phải: hình bìa cuốn Miểng Đạn Trong Tim [Shrapnel in The Heart] [1] của Laura Palmer”, Nxb Vintage Books 1987. [Hình tư liệu Ngô Thế Vinh]
Lời giới thiệu “Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình”: Với những nữ quân nhân Mỹ, họ là những anh hùng không được nhắc tới trong Chiến tranh Việt Nam. Con số hơn 250 ngàn người đã tự nguyện cống hiến. Nếu là y tá, họ chăm sóc thương binh và những người đang hấp hối. Họ là những người chị, những cô gái, những bà mẹ, những người vợ hay mới chỉ là người yêu. Không ai bắt họ phải nhập ngũ. Nhưng họ tự nguyện cống hiến, chấp nhận rủi ro của chiến tranh để chăm sóc những chiến binh. Chưa hết, cho dù thời gian đã qua đi, nhiều người trong số ấy nay chỉ mới bắt đầu hàn gắn những vết thương tâm can của họ. Các bài thơ đã được viết trong và sau chiến tranh, vẽ nên chân dung của những người phụ nữ bình thường khi phải đối đầu với thảm họa; với can trường và lo âu, của hy sinh và mất mát, của lòng trắc ẩn và tiếc nuối. Họ nói về sự sống còn, với hồi tưởng về những vết thương lòng / wounded hearts. Đây là những bài thơ với cảm xúc sâu xa mà bạn khó thể nào quên. Bạn sẽ luôn nhớ mãi những người phụ nữ ấy.
[hết trích dẫn]
[1]Từ trong Tuyển tập này, người viết [Ngô Thế Vinh] chọn ra
ba bài thơ tiêu biểu, của ba phụ nữ: vùng miền tuy khác nhau nhưng họ có một mẫu số chung, là cùng nói về nỗi đau trong chiến tranh, thời điểm năm 1969, trên ba địa danh của Việt Nam: (1) Dusty, theo phần tiểu sử là một cô y tá Mỹ chăm sóc một thương binh trẻ mới chết đêm qua nơi vùng Tam Biên (Tri-Border Area) trên Tây nguyên.
(2) Xuân Quỳnh, một văn công trong đoàn múa, một nhà thơ và đứa con nhỏ sống dưới đường hầm trong vùng “tuyến đầu” Vĩnh Linh phía bắc tỉnh Quảng Trị.
(3) Trần Mộng Tú, nhân viên hãng thông tấn AP, sống giữa Sài Gòn trong không khí chiến tranh, mới sau đám cưới, bỗng chốc trở thành góa phụ ở tuổi mới ngoài 20.
1969 DUSTY CÔ Y TÁ MỸGIỮA CUỘC CHIẾN TRÊN CAO NGUYÊNBài thơ có nhan đề:
“Hello, David”, được ghi là của một cô y tá Mỹ, có tên Dusty phục vụ trong khu cấp cứu nơi một bệnh xá dã chiến vùng Tam Biên (Tri-Border Area) trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Bài thơ ấy – trong nhiều năm, được đánh giá là hay và cảm động: với nhân vật xưng “tôi”, là một cô y tá – viết cho một chiến binh trẻ tên David bị thương nặng được cô chăm sóc và mới chết đêm qua.
HELLO, DAVIDCHÀO DAVID Chào David – tên em là DustyHello , David – My name is Dusty
Em là y tá của anh đêm quaI’m your night nurse…
Em sẽ bên anh I will stay with you
Em đo sinh hiệu của anh mỗi 15 phútI will check your vitals
every 15 minutes
Em sẽ phải ghi xuốngI will document inevitability
Em sẽ treo thêm bịch máu nữaI will hang more blood
Và cho anh thuốc giảm đauand give you something for your pain
Em sẽ bên anh và vuốt mặt anhI will stay with you
and I will touch your face
Vâng, chắc chắn rồi, Yes, of course
Em sẽ viết thư cho mẹ anhvà nói với bà rằng anh can đảmI will write your mother
and tell her you were brave
Em sẽ viết thư cho mẹ anhvà nói anh thương mẹ biết dường nàoI will write your mother
and tell her how much you love her
Em sẽ viết thư cho mẹ anhvà sẽ nói với bà hãy ôm hôn đứa em gái tuổi thơ ngỗ nghịch của anh I will write your mother
and tell her to give your bratty kid sister
a big kiss and hug
Điều gì em sẽ không nói với bàWhat I will not tell her
rằng anh đã hôn mê is that you were wasted
Em sẽ bên anh và nắm lấy tay anhI will stay with you
and I will hold your hand
Em sẽ bên anh và thấy sự sống của anh thoát khỏi những ngón tay em, đi vào hồn emI will stay with you
and watch your life
flow through my fingers
into my soul
Em sẽ bên anhcho tới khi anh còn bên emI will stay with you
until you stay with me
Vĩnh biệt, David – tên em là DustyGoodbye, David – my name is Dusty
Em là người cuối cùng anh thấy I am the last person
you will see
Em là người cuối cùng anh nắm tayI am the last person
you will touch
Em là người cuối cùng yêu anhI am the last person who will love you.
Vĩnh biệt, David – em tên là Dusty,So long, David – My name is Dusty,
David, ai sẽ cho em thuốc giảm nỗi đau em?David, who will give me something for my pain?
Dusty, y tá Việt Nam, 1969(Dusty, Vietnam nurse,1969)
[bản dịch tiếng Việt của Ngô Thế Vinh]
Dusty, sau này còn được biết với một bút danh khác là
Dana Shuster,
cô rất nổi tiếng, được vinh danh như một nhà thơ nữ viết về chiến tranh, bài thơ
“Hello, David” không những hay và cảm động, đã được trích dẫn nơi bìa sách. Với hai bút hiệu khác nhau, chính cô là tác giả của 13 bài thơ hay trong tuyển tập
Visions of War, Dreams of Peace, (với tên Dusty: 3 bài, Dana Shuster: 10 bài).
[1] Ký giả Laura Palmer, từng sống và làm việc tại Sài Gòn, Paris, Washington, D.C., từ những năm đầu thập niên 1980s, Palmer để tâm theo dõi các cá nhân đã để lại những kỷ vật nơi
Bức Tường Thương Tiếc (Vietnam Veterans Memorial ở Washington, D.C.) Cuốn sách của Palmer có tên là “
Miểng đạn trong Tim” (Shrapnel in the Heart)
[2] được Vintage Books xuất bản năm 1987, trong đó cô đã ghi lại những cuộc phỏng vấn.
[Có một chi tiết riêng tư rất thú vị của Trần Mộng Tú. Khi Laura Palmer sang Việt Nam làm cho AP đã từng là bạn thân của Trần Mộng Tú – sau khi Cung mất. Sang Mỹ, Trần Mộng Tú và Laura vẫn liên lạc với nhau. Nhưng rồi bẵng đi một thời gian dài hơn 30 năm, họ mất liên lạc. Và mới đây hai người tìm lại được nhau. Trần Mộng Tú đã ngạc nhiên vô cùng khi biết cô ký giả Laura Palmer nay trở thành Mục sư, và hiện đang sống ở Philadelphia]. Có một nhân vật trong sách mà ban đầu, Laura Palmer chỉ biết tên là
Dusty, tác giả bài thơ
“Hello, David”. Vào dịp ra mắt sách cuốn
Shrapnel in the Heart 1987, chính Laura Palmer đã đọc bài thơ
“Hello, David” của Dusty trong một chương trình buổi sáng trên đài phát thanh quốc gia [NPR / National Public Radio]; bài thơ gây xúc động cho nhiều cựu chiến binh và gia đình họ.
Bài thơ này cũng được chính Phó Tổng thống Mỹ Al Gore đọc sáu năm sau (1993) trong buổi lễ khánh thành Vietnam Women's Memorial [Tượng đài Tưởng niệm các Phụ nữ đã phục vụ trong chiến tranh Việt Nam].
***
Hình chụp một phần của tượng đài Vietnam Women’s Memorial tại Washington, D.C. do điêu khắc gia Glenna Goodacre (1939 – 2020) và được Phó Tổng thống Al Gore cắt băng khánh thành nhân ngày Cựu Chiến Binh 11/11/1993. [Photo: Montana Public Radio]
Trong gần 20 năm, ký giả Laura Palmer chỉ được biết Dusty là tác giả bài thơ nổi tiếng “Hello, David”, và được nghe các câu chuyện về hai nhiệm kỳ Dusty phục vụ ở Việt Nam khoảng giữa 1966 – 1968, như trong Tết Mậu Thân 1968, Dusty kể rằng cô đã phải đứng trong phòng mổ suốt 72 giờ khiến hai bàn chân sưng phù tới mức không thể cởi giày ra được trong hai ngày!
Nhưng rồi, vào những năm sau này, cũng chính ký giả Laura Palmer khi tiếp xúc với các nhóm cựu chiến binh khác, họ cho biết là chưa từng được gặp hay làm việc với Dusty trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Laura Palmer bị áp lực phải trở lại tìm gặp Dusty và yêu cầu cô ta, nếu có thể cung cấp các chứng từ hay hình ảnh về thời gian cô phục vụ ở Việt Nam. Câu trả lời của Dusty là không thể.
[4] Phát hiện của ký giả Laura Palmer về phần tiểu sử không thật của Dusty đã làm nhiều cựu chiến binh và gia đình họ ngỡ ngàng và cả thất vọng.
Họ cảm thấy như bị phản bội khi biết rằng Dusty chưa hề là một nữ y tá trong quân đội Mỹ, và chưa hề có mặt ở Việt Nam chăm sóc thương binh trong chiến tranh. Laura Palmer đã báo ngay cho Vietnam Women's Memorial Foundation, và lúc đó Debbie Elliot đang phụ trách tổ chức này, đã ra một thông báo:
“
Và bây giờ cần thêm một “ghi chú cuối trang” [footnote] trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Các bạn có thể đã đọc những bài thơ của một phụ nữ tên Dana Shuster nói về kinh nghiệm của cô như một y tá chiến trận / combat nurse ở Việt Nam. Cô ta còn được biết tới với một bút danh khác là Dusty, về một bài thơ nổi tiếng viết về một cô y tá chăm sóc một thương binh đang hấp hối. Nhưng gần đây người ta mới phát hiện ra rằng Dana Shuster chưa từng trong quân ngũ và cũng chưa bao giờ là một y tá”. [4]Một
thân nhân của cựu chiến binh, Karen S. Zacharisa đã phát biểu: “Một người nào đó nói rằng, mình có mặt ở đó cầm tay một người đang hấp hối tên là David là điều không thể tưởng tượng được. Zacharisa nói rằng cô rất đau buồn nhưng bây giờ thì cứ chờ xem điều gì là động lực để Shuster làm như vậy, nhưng cô cũng xác nhận rằng ngay cả bây giờ đọc bài thơ ấy vẫn thực sự gây xúc động. Ký giả Laura Palmer cho biết có nhiều cựu chiến binh cũng nghĩ như vậy”.
[4]Dẫu sao, Dana “Dusty” Shuster cũng đã tạo được mối quan tâm tới những y tá quân đội, và thi ca của Dusty đã giúp mọi người nhận biết được sự hy sinh và cống hiến của những phụ nữ ấy trong chiến tranh Việt Nam. [1]Ý kiến người viết [Ngô Thế Vinh]: Trong sáng tạo văn học, không nhất thiết bản thân tác giả phải là người thật việc thật giống như nhân vật trong tác phẩm.
Với tài năng và sức mạnh của trí tưởng tượng sáng tạo, nhà thơ nhà văn vẫn có thể sáng tác ra những bài thơ, áng văn giá trị, “thật hơn cả sự thật” làm xúc động sâu xa lòng người.
“Hello, David” vẫn là một bài thơ hay và cảm động, nhưng điều mà Dana “Dusty” Shuster đã làm thất vọng nhiều ngưởi – trong đó có các cựu chiến binh và gia đình của họ, không phải vì cô đạo văn đạo thơ của ai, nhưng chính là phần cô đã man khai về lý lịch của mình, khi họ biết cô ấy chưa hề là một y tá, và chưa hề có mặt ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh.
Nếu Dana “Dusty” Shuster hiểu được rằng, vẫn có thể có “những sự thật trong hư cấu văn học”, thì cô đâu cần phải vẽ ra một lý lịch khác như vậy. Chính điều đó đã làm mất đi sự tin cậy của độc giả nơi cô! 1969 XUÂN QUỲNH VÀ CON SƠ SINHNƠI TUYẾN ĐẦU VĨNH LINH, QUẢNG TRỊXuân Quỳnh, sinh năm 1942 tại Hà Đông [cùng nơi sinh với Trần Mộng Tú]. Xuân Quỳnh từ năm 13 tuổi đã được tuyển vào Đoàn ca múa nhạc Trung ương. Từ một cô văn công, Xuân Quỳnh đến với thi ca. Năm 20 tuổi (1962), Xuân Quỳnh được cử đi học lớp sáng tác cho các nhà văn trẻ. Từ 1964, giã từ Đoàn ca múa, bắt đầu làm biên tập viên cho tuần báo Văn Nghệ, Xuân Quỳnh nổi tiếng ngay với tập thơ đầu tay có tên “Tơ tằm – Chồi biếc”. Năm 1968, là tập thơ thứ hai “Hoa dọc chiến hào” phản ánh cảm xúc của nhà thơ trước cảnh bom đạn của đất nước.
Xuân Quỳnh có những tác phẩm thơ và truyện viết về trẻ thơ như: Lời ru trên mặt đất (1978), Bầu trời trong quả trứng (1982), và tập truyện Mùa xuân trên cánh đồng (1981), Bến tàu trong thành phố (1984).
Bài
“Tuổi Thơ của con” được ghi là sáng tác năm 1969 trong thời gian Xuân Quỳnh đi thực tế ở vùng tuyến đầu Vĩnh Linh, phía bắc tỉnh Quảng Trị. (Bài thơ này sau đó được in trong cuốn Bầu trời trong quả trứng.
Nxb Kim Đồng, 1982). Vĩnh Linh sát với vùng phi quân sự DMZ phía bắc vĩ tuyến 17. Vào thời điểm 1969, Vĩnh Linh từng được báo chí Mỹ mệnh danh là “Vùng Trắng – White Zone”, hay còn được gọi là “vùng oanh kích tự do”.
TUỔI THƠ CỦA CON MY SON’S CHILDHOOD
Tuổi thơ con có những gìWhat do you have for your childhood
Có con cười với mắt tre trong hầmThat you still smile in the bomb shelter
Có làn gió sớm vào thămThere is the morning wind which comes to visit you
Có ông trăng rằm sơ tán cùng conThere is the full moon which follows you
Sông dài, biển rộng, ao trònThe long river, the immense sea, a round pond
Khói bom đạn giặc, sao hôm cuối trờiThe enemies’ bomb smoke, the evening star
Ba tháng lẫy, bẩy tháng ngồiAt three months you turn your head, at seven you crawl
Con chơi với đất con chơi với hầmYou toy with the earth, you play with a bomb shelter
Mong ngày, mong tháng, mong nămI long for peace everyday, every month for a year
Một năm con vịn vách hầm con điFor a year, you toddle around the shelter
Trời xanh các ngả ngoài kiaThe sky is blue, but way over there
Cỏ xanh quanh những hàng bia trên mồThe grass is green far away on the ancient tombs
Quả tim như cái đồng hồMy heart is a pendulum
Nằm trong lồng ngực giục giờ hành quânPounding my chest, keeping time for the march
Dế con cũng biết đào hầmThe small cricket knows to dig a shelter
Con cua chả ngủ, canh phòng đạn bomThe crab doesn’t sleep: it, too, fears the bombs
Trong trăng chú cuội tắt đènIn the moonlight, even the hare hides
Để cho mắt giặc mây đen kéo vềThe black clouds hinder the enemy’s sight
Cái hoa cái lá biết điFlowers and trees join the march
Theo người qua suối, qua khe, qua làngConcealing troops crossing streams, valleys, villages
Chiến hào mặt đất dọc ngangMy son, trenches crisscross everywhere
Sẽ dài như những con đường con quaThey’re as long as the roads you’ll someday take
Hầm sâu giờ quý hơn nhàOur deep shelter is more precious than a house
Súng là tình nghĩa đạn là lương tâmThe gun is close by, the bullets ready
Mẹ nuôi ngọn lửa trong hầmIf I must shoot.
Để khi khôn lớn con cầm lên tayWhen you grow up, you’ll hold life in your own hands
Những điều mẹ nghĩ hôm nayWhatever I think at present
Ghi cho con nhớ những ngày còn thơI note down to remind you of your childhood days
Ngày mai tròn vẹn ước mơIn the future, when our dreams come true,
Yêu thương thêm chuyện ngày xưa nước mìnhYou’ll love our history all the more.
Xuân QuỳnhVĩnh Linh, 24-11-1969[bản dịch tiếng Anh của Phan Thanh Hao và Lady Borton]
Xuân Quỳnh được sinh ra và lớn lên trong nền giáo dục “thép đã tôi thế đấy” ở Miền Bắc, với lằn ranh “ta và địch” phải rất rạch ròi. Và trong
nền “văn hóa chiến tranh” đó, với bài quốc ca “thề phanh thây uống máu quân thù”, đứa con thơ cũng đã được mẹ dạy
“súng là tình nghĩa, đạn là lương tâm”, [bản dịch tiếng Anh với câu: “The gun is close by, the bullets ready”, đã không lột tả được ý nghĩa đích thực tính “chiến đấu máu lửa” của câu thơ này].
Xuân Quỳnh không chết trong chiến tranh, nhưng cùng chồng là nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ và con trai đã chết trong một tai nạn giao thông nhiều nghi vấn ở Hải Dương năm 1988. Năm 2016, 28 năm sau Xuân Quỳnh được truy tặng giải thưởng văn học danh giá nhất của Hà Nội: giải thưởng Hồ Chí Minh. Lưu Quang Vũ cũng đã được truy tặng giải này từ năm 2000.
1969 TRẦN MỘNG TÚ NHẬN TIN CHỒNG TỬ TRẬNGIỮA MỘT SÀI GÒN TRONG KHÍ HẬU CHIẾN TRANHTrần Mộng Tú sinh năm 1943 tại Hà Đông, kém Xuân Quỳnh một tuổi. Trần Mộng Tú đã có một thời con gái hoa mộng với tình yêu đầu đời như mọi thiếu nữ khác. Sau Lễ Phục Sinh một tuần, ngày 12/4/1969, là một đám cưới, Cung tử trận ngày 30/7/1969 – chỉ ba tháng sau – là đám tang chồng. Trần Mộng Tú trở thành góa phụ ở tuổi mới ngoài 20. Bài thơ
Quà Tặng Trong Chiến Tranh được Trần Mộng Tú sáng tác trong nước vào thời điểm rất đau thương này, từ những xúc động trước cái chết của người yêu đầu đời và là chồng mới cưới của cô.
Trần Mộng Tú và Thái Hoàng Cung trong ngày đám cưới (ngày 12 tháng 4 năm 1969). Kiên Giang – Rạch Giá là địa danh định mệnh, nơi chuẩn uý - nhà giáo Thái Hoàng Cung, chồng mới cưới của Trần Mộng Tú tử trận ba tháng sau trong một cuộc hành quân (tháng 7 năm 1969), thời điểm Trần Mộng Tú làm bài thơ này. [Hình tư liệu Trần Mộng Tú]
Năm 1990, lần đầu tiên hai bài thơ viết về chiến tranh của Trần Mộng Tú
[The Gift in Wartime / Quà Tặng trong Chiến Tranh và
Dream of Peace / Giấc Mơ Hòa Bình] được chọn đăng trong tuyển tập thơ: “Visions of War, Dreams of Peace” [1] (Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình). Đó là cũng là lần đầu tiên thơ Trần Mộng Tú xuất hiện trên văn đàn thế giới.
Quà Tặng trong Chiến Tranh là bài thơ được chọn cho bài viết này.
QUÀ TẶNG TRONG CHIẾN TRANHTHE GIFT IN WARTIME
Em tặng anh hoa hồngI offer you roses
Chôn trong lòng huyệt mớiBuried in your new grave
Em tặng anh áo cướiI offer you my wedding gown
Phủ trên nấm mồ xanhTo cover your tomb still green with grass
Anh tặng em bội tinhYou give me medals
Kèm với ngôi sao bạcTogether with silver stars
Chiếc hoa mai màu vàngAnd the yellow pips on your badge
Chưa đeo còn sáng bóngUnused and still shining
Em tặng anh tuổi ngọcI offer you my youth
Của những ngày yêu nhauThe days we still in love
Đã chết ngay từ lúcMy youth died away
Em nhận được tin sầuWhen they told me the bad news
Anh tặng em mùi máuYou give me the smell of blood
Trên áo trận sa trườngFrom your war dress
Máu anh và máu địchYour blood and your enemy’s
Xin em cùng xót thươngSo that I may be moved
Em tặng anh mây vươngI offer you clouds
Mắt em ngày tháng hạThat linger on my eyes on summer days
Em tặng anh đông giáI offer you cold winters
Giữa tuổi xuân cuộc đờiAmid my springtime of life
Anh tặng môi không cườiYou give me your lips with no smile
Anh tặng tay không nắmYou give me your ams without tenderness
Anh tặng mắt không nhìnYou give me your eyes with no sight
Một hình hài bất độngAnd your motionless body
Anh muôn vàn tạ lỗiSeriously, I apologize to you
Xin hẹn em kiếp sauI promise to meet you in our next life
Mảnh đạn này em giữI will hold this shrapnel as a token
Làm di vật tìm nhau.By which we will recognize each other.
Sài Gòn Tháng 7/ 1969Trần Mộng Tú[bản dịch tiếng Anh của
Vann Phan]
Bài thơ tiếng Việt của Trần Mộng Tú nguyên là một cuộc đối thoại giữa hai người, “thi sĩ và tử sĩ”, nhưng qua bản dịch cùa Vann Phan, có chỗ đã biến thành một độc thoại – với ngôi thứ nhất!
Điều khá ngạc nhiên là trong bài thơ
“Quà Tặng Trong Chiến Tranh”, người ta không nghe thấy tiếng khóc gào thét của nỗi đau mất mát từ người góa phụ trẻ Trần Mộng Tú, khi người yêu đầu đời, người chồng mới cưới của cô bị tử trận. Khi ấy và cả những năm về sau này, người ta
cũng không thể tìm thấy lửa hận thù “ta và địch” trong thơ Trần Mộng Tú, mà chỉ có nỗi thổn thức xót thương chung cho tang tóc của cả đôi bên trong chiến tranh: Anh tặng em mùi máuTrên áo trận sa trườngMáu anh và máu địchXin em cùng xót thươngPhạm Xuân Đài trong bài điểm sách Thơ tuyển 1969-2009 của Trần Mộng Tú, trên Diễn Đàn Thế Kỷ (12/8/2010) đã viết: “Bản lãnh của Trần Mộng Tú là nuốt đắng cay vào trong để kết tinh thành những giọt nước mắt như ngọc rơi xuống trang thơ.”
Không, Trần Mộng Tú có khóc chứ, chỉ có điều cô không khóc ngay khi đi đón và chạm tay vào cỗ quan tài đã bốc mùi, nhưng là những năm về sau này, của những đêm dài không ngủ với những giọt nước mắt rỉ rả và rất âm thầm: “Tôi trôi mãi rồi cũng phải giạt vào một chỗ. Bảy năm sau [1976] tôi lấy chồng, sanh con, tôi sống bình thường như tất cả mọi người đàn bà khác trên một đất nước không có chiến tranh. Tôi cũng vui, cũng buồn với những thăng trầm của đời sống. Ở đời sống hàng ngày, tôi quên dần cái bất hạnh của tôi mấy mươi năm về trước.
Nhưng tôi nhớ rất rõ ràng là cái bất hạnh đó nó có hiện diện trong kiếp người của mình. Thỉnh thoảng Cung vẫn về trong giấc mơ, dù suốt ngày hôm trước tôi không hề nghĩ đến. Cung về như còn sống hay về như đã chết thì khi tỉnh dậy, nước mắt tôi vẫn lặng lẽ trào ra trên gối. Tôi cố gắng không làm dao động người nằm bên cạnh đang ngon giấc. Buổi sáng, thức dậy, tôi thay áo gối, rồi lại thản nhiên bước vào đời sống trước mặt: Giặt giũ cho chồng, cơm bánh cho con”. [5]
Rồi cũng có một trận khóc rất thảm thiết – nhưng phải mãi tới 23 năm sau, khi Trần Mộng Tú lần đầu tiên về Việt Nam, tới thăm Nhà thờ Tân Định, nơi còn giữ hũ tro cốt của người chồng năm nào: “Tôi đi len lỏi giữa những dãy kệ, đọc từng cái tên, đi đến vần “T” là họ của Cung. Tôi nhìn thấy một cái hộc nhỏ, không có hình chỉ có ghi họ, tên, ngày sinh, ngày mất. Tôi đứng lặng người, run rẩy chạm những ngón tay mình lên mặt chữ. Cái cảm giác chạm tay vào đầu áo quan của năm 1969 bỗng hiện ra dưới những ngón tay tôi. Một tiếng nấc đưa lên thanh quản, vỡ òa ra, tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Nước mắt của bao nhiêu năm tụ lại một ngày, nước mắt của những ngày đi đón xác ở Kiên Giang khô lại bây giờ nứt ra như một mạch ngầm của suối bật lên trên mặt đất nứt nẻ. Tôi khuỵu chân ngồi xuống giữa lối đi của hai hàng kệ, khóc như chưa bao giờ được khóc.
Chung quanh tôi vắng lặng. Tôi trầm mình vào nước mắt, vào bất hạnh, vào nỗi cô độc của mình. Cái hộc nhỏ đựng tro than bên trên đầu tôi vẫn thản nhiên, im lìm nhìn như trước khi tôi đến”.
[5] Với ba bài thơ trích dẫn, từ ba chiến tuyến, đã như một Dẫn Nhập khá dài cho một bài viết về nhà thơ Trần Mộng Tú. ***TRẦN MỘNG TÚSinh quán Hà Đông, Bắc Việt. Lớn lên ở Hà Nội, rồi Hải Phòng, năm 1954 di cư vào Nam. Từ 1968 tới 1975 làm nhân viên hãng thông tấn The Associated Press Sài Gòn. Di tản sang Mỹ tháng Tư năm 1975. Ở hải ngoại, Trần Mộng Tú cộng tác với các tạp chí văn học và trang mạng ở Mỹ và các nước khác. Trần Mộng Tú hiện sống với gia đình ở một vùng ngoại ô yên tĩnh bên ngoài Seattle, tiểu bang Washington, Tây Bắc Hoa Kỳ. Bước qua tuổi “cổ lai hy”, Trần Mộng Tú vẫn làm thơ, viết văn, và mỗi cuối tuần cùng chồng tới nhà thờ làm công tác thiện nguyện.
TRẦN MỘNG TÚ VỚI MỘT TIỂU SỬ THƠNgười Đàn Bà Thi Sĩ Việt Nam:
…
Tôi người đàn bà thi sĩ Việt NamBỏ lại trên quê hươngMột mối tình
Một mối tình được gắn huy chương
Huy chương anh dũng bội tinh…
…
Tôi người đàn bà thi sĩ Việt NamĐang sống trên đất MỹChồng tôi người bản xứ
Chúng tôi có ba con chưa đến tuổi thành niên
Đời sống êm đềm
Trong một thành phố nhỏ…
Trần Mộng TúTÁC PHẨM TRẦN MỘNG TÚ ĐÃ XUẤT BẢNHình bìa một số tác phẩm tiếng Việt của Trần Mộng Tú đã xuất bản, từ trái: Vườn Măng Cụt (2009), Thơ Tuyển Bốn Mươi Năm (1969-2009), Để Em Làm Gió (1966), Mưa Sài Gòn Mưa Seattle (2006), Câu Chuyện của Lá Phong (1994), Ngọn Nến Muộn Màng (2005), Thơ Trần Mộng Tú, Cô Rơm và Những Truyện Ngắn (1999), Lịch Trần Mộng Tú Xuân Ất Mùi 2015. [nguồn: Blog’s Trần Mộng Tú]
Tiếng Việt:(1)Thơ Trần Mộng Tú (Tập Thơ-1990) Nxb Người Việt. (2) Câu Chuyện Của Lá Phong (Tập Truyện Ngắn-1994) Nxb Người Việt. (3) Để Em Làm Gió (Tập Thơ-1996) Nxb Thế Kỷ 21. (4) Cô Rơm và Những Truyện Ngắn (Tập Truyện Ngắn-1999) Nxb Văn Nghệ. (5) Ngọn Nến Muộn Màng (Tập Thơ-2005) Nxb Thư Hương. (6) Mưa Sài Gòn Mưa Seattle (Tập Truyện- 2006) Nxb Văn Mới. (7) Vườn Măng Cụt (Tập Truyện Ngắn và Tản Văn - 2009 Nxb Văn Mới). (8) Thơ Tuyển Bốn Mươi Năm (Thơ 1969-2009- Tác Giả Xuất Bản). (9) Blog: tranmongtu.blogspot.com
Tiếng Anh: (1) Visions of War, Dreams of Peace, Writings of Women in the Vietnam War. Warner Books 1991. (2) American Literature Textbook, Glencoe / McGraw-Hill, A Division of McGraw-Hill Companies, 2000. (3) An Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twentiedth Centuries. Yale University Press, New Haven and London, 2001. (4) The Defiant Muse (The Vietnamese Feminist Poems), The Feminist Press and The Women’s Publishing House Hanoi, Vietnam 2007.
Các bài thơ được phổ nhạc: 1/ Dòng Sông Đứng Lại (nhạc Phạm Anh Dũng). 2/ Tháng Mười Hoa Cúc (nhạc Phạm Anh Dũng). 3/ Quà Tặng Chiến Tranh (nhạc Phạm Anh Dũng). 4/ Tháng Mười Hoa Cúc (nhạc Hoàng Quốc Bảo). 5/ Quán Lạ (nhạc Hoàng Quốc Bảo). 6/ Giọt Tình Sầu (nhạc Nam Lộc). 7/ Gọi Anh Mùa Xuân (nhạc Anh Bằng). 8/ Nhân Chứng (nhạc Vũ Tiến Dũng). 9/ Chia Tay (nhạc Nhật Ngân).10/ Kiếp Sau (nhạc Nhật Ngân). 11/ Thanh Xuân (nhạc Nguyễn Tuấn).12/ Mùa Thu Paris (nhạc Nguyễn Minh Châu).13/ Dòng Sông Đứng Lại (nhạc Lê Thanh Cảnh). 14/ Ngọn Nến Muộn Màng (nhạc Lê Thanh Cảnh).15/ Tháng Tư Nhuộm Tóc (nhạc Lê Thanh Cảnh). 16/ Quà Tặng Trong Chiến Tranh (nhạc Nguyễn Ngọc Tiến).
***
Trái: Hình bìa cuốn Mưa Sài Gòn, Mưa Seattle, Tạp Văn của Trần Mộng Tú, Nxb Văn Mới 2006; Phải: Hình bìa Thơ Tuyển Bốn Mươi Năm (1969-2009) của Trần Mộng Tú, Tác giả xuất bản 2009. Đến nay, đã hơn nửa thế kỷ – hay chính xác hơn 54 năm sau (1969-2023), bắt đầu bước vào tuổi 80, Trần Mộng Tú vẫn làm thơ, vẫn với sức sáng tác phong phú và sung mãn. Có thể nói, Trần Mộng Tú như một hiện tượng rất hiếm hoi: Một nhà thơ không có tuổi tác. [Hình: Ngô Thế Vinh]
Trần Mộng Tú làm thơ, viết truyện ngắn, tùy bút, làm báo. Sự nghiệp văn học của Trần Mộng Tú chủ yếu là thơ. Thơ của Trần Mộng Tú gồm nhiều thể loại: thơ tình, thơ thời sự, với tình yêu thương sâu sắc trước các thảm kịch như chiến tranh Trung Đông, khủng bố 911 ở Mỹ (Trả lại tôi), 39 thùng nhân chết trên con đường kiếm sống (Tôi không thở được), thảm họa môi sinh Formosa với hàng loạt cá chết (Gửi người em Vũng Áng)…
Văn chương của Trần Mộng Tú thanh thoát. Ở đó không hề có bóng dáng của thù hận; và với thể loại nào cũng thấm đẫm những tình cảm đôn hậu, yêu thương, rất Trần Mộng Tú.
TÌM LẠI THỜI GIAN ĐÃ MẤT1968 TRẦN MỘNG TÚ VÀ CƠ DUYÊN VỚI AP SAIGONSau khi thi đậu tú tài 2, Trần Mộng Tú vẫn đi học thêm Anh văn ở mấy lớp dạy tư. Khi Ba Tú về hưu, Tú muốn đi làm thêm phụ giúp gia đình. Trần Mộng Tú có một thời gian ngắn đi làm trong PX Ambassador. PX này dành riêng cho sĩ quan cao cấp và nhân viên ở Tòa Đại Sứ. Tuy Ba là công chức, làm ở sở Địa Chánh, tiếng là ông Tham, ông Phán nhưng lương hưu cũng chẳng có nhiều.
Trần Mộng Tú có khiếu về ngôn ngữ, nói và nghe tiếng Anh tốt nhưng không biết nhiều về báo chí. Khi đó, nhân có một người anh họ tên Đinh văn Ngọc, vừa đang học Luật vừa làm cho AP, bị động viên năm 1968. Anh ấy nói: “Em vào đây học tiếng Anh nhanh hơn ở trường, cứ thử đi.” Rồi anh ấy mang cô em vào giới thiệu. Lúc đó Tú cũng liều, đâu biết là cả AP bao nhiêu năm nay toàn đàn ông không có phụ nữ nào cả. Tú nghĩ chắc lúc đó ông Bureau Chief muốn có một cô vào làm như cần một bông hoa trang trí cho văn phòng”. Làm ở AP, Tú đã học được rất nhiều. Lương lại cao hơn những việc khác. Việc làm có phẩm chất, hơn nữa sau giờ trưa, ông Bureau Chief AP còn cho Tú 2 giờ đi học thêm tiếng Anh.
Văn Phòng AP trong Passage Eden trên lầu 4, phòng 420-422. Nơi còn có các văn phòng của đài truyền hình NBC, của tuần báo nổi tiếng US World and News Report.Trần Mộng Tú có rất nhiều kỷ niệm với Passage Eden, với tiệm kem Givral – nơi góc đường Tự Do và Lê Lợi. Nơi mỗi lần Thái Hoàng Cung, người yêu đến đón, buổi trưa về nhà anh ăn cơm, thỉnh thoảng hai người vào ăn kem hay mua bánh mang về. Tuy chưa cưới nhau, nhưng Trần Mộng Tú đã được mẹ Cung – một nhà giáo nổi tiếng nghiêm khắc, khi ấy bà đang làm Giám thị Đại học xá nữ Thanh Quan trên đường Trần Quý Cáp, thương mến. Bà rất thương cô con dâu tương lai và đã coi Trần Mộng Tú như một đứa con trong gia đình.