logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/07/2012 lúc 10:45:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Báo Việt Nam tiếp tục chỉ trích người biểu tình
UserPostedImage
Chính quyền đang lo sợ trước các hành động biểu tình của người dân
Các phương tiện truyền thông trong nước tiếp tục chiến dịch tuyên truyền lên án những người biểu tình chống các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Từ đầu tháng Bảy cho đến nay, ở Hà Nội đã lần lượt xảy ra ba cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc lần lượt vào các ngày Chủ nhật.

Các cuộc biểu tình này đã bùng phát trở lại sau một năm tạm lắng sau khi Trung Quốc có một loạt động thái dồn dập để chính thức hóa chủ quyền của họ trên Biển Đông bắt đầu từ quyết định thành lập thành phố Tam Sa hồi tháng Sáu vốn có phạm vi bao trùm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố sở hữu.

Trước đó, sau cuộc biểu tình lần thứ hai vào ngày 8/7, truyền thông Hà Nội đã đồng loạt có những bài phê phán cũng như đăng tải các ý kiến chỉ trích một số nhân vật đi biểu tình như ông Lê Quốc Quân và bà Lê Hiền Đức.

‘Nhẹ dạ và háo danh’
Trang mạng của báo Nhân dân, tiếng nói chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã chạy bài xã luận với tiêu đề ‘Không ai được lợi dụng lòng yêu nước’ vào rạng sáng thứ Ba ngày 24/7.

Bài xã luận này được đưa ra sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ ba vào ngày 22/7 thu hút khoảng vài trăm người tham dự.

Trước đó, hôm 19/7, báo Cựu chiến binh, cơ quan của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, cũng đăng đàn với bài xã luận với tiêu đề ‘Lòng yêu nước và sự tỉnh táo cần thiết’.
Lập luận của các tờ báo này cho thấy chính quyền Việt Nam hiện đang lo ngại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc sẽ chuyển thành chống đối chế độ cũng như chống Đảng cộng sản Việt Nam.

Bài xã luận trên báo Nhân dân nhận thấy trong các ‘tụ tập đông người’ gần đây ở Hà Nội có mặt những người ‘từng có hành vi chống đối chính quyền, tuyên truyền chống lại đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước’.

“Nay (họ) lại nhân danh và lợi dụng lòng yêu nước để...có những hành động và lời lẽ thóa mạ, xúc phạm nhà chức trách,” bài xã luận ký tên TS Nguyễn Minh Phong viết, đồng thời cũng cáo buộc các cuộc biểu tình này là ‘kích động, gây rối trật tự công cộng’.

Ông Phong cáo buộc các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nằm trong kế hoạch ‘kích động bạo loạn gây rối trật tự, hô hào đòi thay đổi chế độ, lật đổ chính quyền’ của các ‘tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước’ đang ‘tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta’.

“Trong số này... có những kẻ từng gây tội ác, nợ máu với nhân dân phải chạy bán sới xa Tổ quốc nay thật nực cười lại nhân danh lòng yêu nước hô hào các hoạt động phi pháp chống phá trong nước,” bài xã luận viết.
“Ðáng tiếc, có người nhẹ dạ cả tin, cũng có kẻ háo danh đã hùa theo các luận điệu này,” tác giả bài viết nhận định.

Theo ông Phong, thì những người xuống đường chống Trung Quốc ‘bị lạm dụng, bị khống chế và lôi kéo vào một số bè phái... luôn nhân danh lòng yêu nước nhưng thực chất là toan tính ích kỷ, háo danh, hoang tưởng’.

Ông cho rằng hành động biểu tình này đã ‘gây tổn hại’ đến ‘sức mạnh và lợi ích quốc gia’.

“Hơn bao giờ hết, trên bất kỳ phương diện nào, lòng yêu nước luôn phải là một giá trị, phù hợp với đạo lý, văn minh, không thể ngộ nhận, lạm dụng và bị lợi dụng,” bài xã luận kết luận.

Mùa Xuân Việt Nam?
Trong khi đó, báo Cựu chiến binh đi xa hơn nữa khi cảnh báo về một dạng ‘Mùa Xuân Ả Rập’ ở Việt Nam qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc này.
Thực chất, đây là... những kinh nghiệm của các cuộc cách mạng màu sắc ở nhiều quốc gia trên thế giới trong thời gian qua mà các thế lực thù địch đang mưu toan áp dụng ở Việt Nam,” bài xã luận trên báo này viết và gọi biểu tình là ‘ngón đòn không mới của chiến lược diễn biến hòa bình’.

Theo như báo này phân tích thì ban đầu các cuộc biểu tình là sự ‘tụ tập’ mang tính ‘tự phát’ của một số người dân nhưng sau đó đã xuất hiện yếu tố ‘kích động, lợi dụng’ để biến hành động này trở thành ‘có tổ chức’ với ‘biểu hiện chống chế độ’ với sự có mặt của ‘một số người bất mãn lâu nay vẫn tìm cách chống chính quyền’.

“Bản chất của cuộc tụ tập, tuần hành đã thay đổi hẳn, trở thành chống đối chế độ, chống đối Đảng, Nhà nước,” bài xã luận viết và cảnh báo ‘ẩn chứa đằng sau’ biểu tình là ‘sự tập dượt tập hợp lực lượng gây mất ổn định về đời sống chính trị nước ta’.

“Nhìn bề ngoài thì dường như những hoạt động đó thể hiện lòng yêu nước nhưng thực chất bên trong là mưu đồ chính trị không thể xem thường,” bài xã luận ký tên chung chung là Cựu chiến binh Việt Nam này nhận định.

Bài xã luận cũng phân tích ‘thủ đoạn’ của các hành động biểu tình này lôi kéo sự tham gia của những nông dân khiếu kiện về đất đai với ‘nội dung bảo vệ chủ quyền lồng ghép những nội dung đòi đất, phản đối chế độ’.

Báo Cựu chiến binh cáo buộc những người biểu tình đã ‘chuẩn bị các kịch bản để vu cáo chính quyền đàn áp người biểu tình yêu nước, ngăn cấm tự do dân chủ, mất nhân quyền’.
UserPostedImage
Những người biểu tình bị lên án là cấu kết với bên ngoài nhằm lật đổ chính quyền
Do đó, bài báo yêu cầu mọi người, nhất là các cựu chiến binh, ‘cần có sự tỉnh táo cần thiết trong bối cảnh hiện nay của đất nước’.

Theo báo này thì người dân cần thể hiện lòng yêu nước ‘theo sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước’.

Bài báo cũng dẫn nguyên tắc của Đảng là ‘kiên quyết và tuyệt đối bảo vệ chủ quyền’ nhưng ‘luôn giữ vững hòa bình’ để chứng minh là Đảng và Nhà nước đang có quan điểm và hành động trước các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.

“Thể hiện lòng yêu nước không phải là hành động làm rối trật tự xã hội, đừng biến một hành động mang ý nghĩa cao cả thành một hành động phản cách mạng do các thế lực thù địch giật dây,” bài báo viết và kêu gọi ‘toàn dân tin tưởng đi theo Đảng, làm theo Đảng’.

Kết thúc bài xã luận, báo Cựu chiến binh các cấp chính quyền ‘tuyên truyền, vận động nhân dân không mắc mưu kẻ xấu’ để gây ‘ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước và quan hệ đối ngoại trong tình hình phức tạp, nhạy cảm hiện nay’.

‘Hai thế lực kích động’
BBC đã trao đổi với ông Nguyễn Quang A, một trí thức tham gia vào các cuộc biểu tình vừa qua, về các lập luận này.

Ông A đã bác bỏ toàn bộ các lập luận kể trên của các báo Nhân dân và Cựu chiến binh.

Ông cho rằng mình đi biểu tình là do ý muốn của bản thân chứ không bị ai kích động hay xúi giục gì cả.

“Tôi không kích động ai đã đành. Không có kẻ nào kích động được tôi cả,” ông nói.

Ông cũng thuật lại lời ông đã nói với lãnh đạo Hà Nội hồi năm ngoái trong cuộc đối thoại với người biểu tình rằng ‘có hai thế lực kích động người dân biểu tình’.

Đó là ‘những hành động xâm lược bành trướng rất là thô thiển của nhà cầm quyền Trung Quốc và sự đàn áp của lực lượng an ninh (Việt Nam)’.

Về cáo buộc gây rối, ông phản bác rằng ‘người đi biểu tình đều rất là trật tự’ dù ‘tất nhiên biểu tình thì phải có hô hoán khẩu hiệu, phải đi trên đường phố hoặc quảng trường’.

Ông cũng không đồng ý rằng những người đi biểu tình chống Trung Quốc là ‘chống chế độ’.

“Không có một người đi biểu tình nào chống hành động ngang ngược của Trung Quốc mà đòi lật đổ chính quyền này cả,” ông nói.
“Tất nhiên người ta bất bình với những kẻ hành hung người biểu tình nhưng ngay cả những người đấy người biểu tình cũng khoan dung vì họ chỉ làm theo lệnh mà thôi,” ông nói thêm.

Đối với ý kiến rằng bảo vệ chủ quyền là việc của Đảng và Nhà nước, ông cho rằng ‘mọi người có thể làm được gì trong cương vị của mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo thì không nên cản trở’.

“Đảng hay Nhà nước làm là việc của họ phải làm,” ông nói, “Người dân có nghĩa vụ của người dân.”

Khi được hỏi liệu sẽ có các cuộc biểu tình tiếp theo hay không trước việc Trung Quốc đang có các hành động leo thang liên tiếp thì ông A trả lời rằng ‘Trung Quốc ngày càng ngang ngược bao nhiêu thì sẽ càng có nhiều người biểu tình bấy nhiêu’
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.