logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/09/2023 lúc 11:56:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Phái đoàn USCIRF gặp các nhóm tôn giáo độc lập tại Tp. HCM ngày 18/5/2023. Photo Facebook Trung Kien Pham.

Trước chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) sẽ tổ chức buổi điều trần về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam ngày 7/9, nhằm thảo luận các cách thức để chính phủ Hoa Kỳ có thể làm việc với chính phủ Việt Nam như thế nào để giải quyết các vi phạm.
“Bất chấp những cải thiện trong cả mối quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam cũng như các điều kiện tự do tôn giáo ở Việt Nam trong thập kỷ qua, USCIRF đã ghi nhận sự gia tăng các trường hợp cưỡng bức từ bỏ đức tin cũng như đe dọa, giam giữ và bỏ tù các nhà hoạt động và lãnh đạo tôn giáo”, USCIRF nói trong một thông cáo về việc tổ chức buổi điều trần trực tuyến.
Dự kiến các nghị sĩ Quốc hội, nhân viên quốc hội, công chúng và giới truyền thông sẽ tham dự buổi điều trần này.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay đề nghị bình luận của VOA về thông báo điều trần của USCIRF.
Tổng thống Biden sẽ thăm Việt Nam vào ngày 10/9, hội đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và các quan chức hàng đầu Việt Nam, theo thông cáo của Nhà Trắng hôm 28/8.
Khi được hỏi liệu ông Biden có nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam không, Phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho VOA biết rằng ông Biden “không bao giờ né tránh” việc nêu vấn đề nhân quyền với bất kỳ nhà lãnh đạo nào.

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...42-5e92-08db58a501b3.mp4

Nhà sư Khmer Trương Thạch Dhammo ở Toronto, Canada, từng tị nạn ở Thái Lan sau các vụ đàn áp Phật giáo Nam tông ở Nam Bộ, sẽ tham dự buổi điều trần của USCIRF với tư cách như là một nhân chứng. Ông hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tu sĩ Phật giáo Khmer Krom Bắc Mỹ và là Giám đốc Tôn giáo của Liên đoàn Khmer Campuchia-Krom (KKF).
“Chúng tôi hy vọng rằng chuyến thăm lần này của Tổng thống Biden sẽ gây áp lực và tháo gỡ được một số vấn đề, trong đó có đề cập đến vấn đề tôn giáo nói chung và đồng thời có vấn đề người dân bản địa nói riêng”, nhà sư Trương Thạch Dhammo nói với VOA.
Ông Trương Thạch Dhammo đồng thời lên án việc chính quyền hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng của Việt Nam bắt giam ba nhà hoạt động Khmer hồi cuối tháng 7/2023 với cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” bao gồm các ông Thạch Cương, Tô Hoàng Chương và Danh Minh Quang.
“Sự thật đó là cách vu khống cho người dân bản địa… không phải chỉ đối với ba người nói trên mà họ còn quấy nhiễu và đồng thời bắt bớ một số nhà hoạt động ôn hòa của người Khmer Krom ở trong nước”.

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...42-dee0-08dba8d1256e.mp4

Trong Báo cáo thường niên năm 2023 và cũng như các báo cáo trước, USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì “có hành vi vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng, liên tục và có hệ thống”.
Trong khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ dường như vẫn còn “nhẹ tay” đối với Hà Nội, theo các nhà hoạt động tôn giáo. Vào tháng 11/2022, Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL), một danh sách tiệm cận với CPC. Hà Nội ngay sau đó lên án việc xếp hạng này.
Chính quyền Việt Nam vào các dịp khác nhau luôn bác bỏ cáo cuộc vi phạm tự do tôn giáo, đồng thời cho rằng các báo cáo 2023 của USCIRF và 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ là “thiếu khách quan”.
“Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hồi tháng 5/2023.
Hôm 31/8/2023, khi được báo giới hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc tổ chức Khmer Kampuchea Krom phát biểu về tình hình người Khmer ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng, nói: “Chúng tôi bác bỏ những thông tin không có cơ sở, sai sự thật về tình hình người Khmer ở Việt Nam.
"Đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, chung sống bình đẳng và hòa hợp, cùng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử của đất nước", bà Hằng cho biết thêm.



Theo VOA


song  
#2 Đã gửi : 03/09/2023 lúc 12:01:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
TT Biden thăm Việt Nam: ‘Còn duyên may lại còn người…’

UserPostedImage
Lần đầu tiên có một Tổng thống Mỹ thăm Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).

Sau tám năm gặp lại nhau, nên chăng ông Trọng tặng cụ Biden câu Kiều này “Được rày tái thế tương phùng/ Khát khao đã thỏa tấm lòng bấy lâu…” Bởi lẽ, chuyến thăm của TT Biden không chỉ nâng cấp bang giao mà còn mở ra không gian đa chiều về địa-chính trị tại khu vực Ấn Thái Dương.

Vênh nhau về văn hóa truyền thông
Lần đầu tiên có một Tổng thống Mỹ thăm Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Phải chăng, vì thế mà đã có đến vài lần Tổng thống Mỹ đề cập với cử tri trong nước về chuyến đi lịch sử của ông? Biden công khai trước bàn dân thiên hạ về một nghị trình quan trọng: Việt Nam muốn nâng tầm quan hệ với Mỹ "lên thành một đối tác chủ chốt, cùng với Nga và Trung Quốc." Chuyện động trời là nội dung điện đàm giữa ông với tổng bí thư (TBT) cũng được tiết lộ. Về phía Việt Nam, ngoài dòng tin ngắn ngủi trích thông cáo Nhà Trắng, cho đến nay truyền thông chưa có tin, bài chính thức về chuyến thăm của Biden. Như một ngoài lẽ thường, tờ “Tuổi trẻ” hôm 31/8 rón rén “giới thiệu nhận định của ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên đại sứ Việt Nam ở Mỹ, về ý nghĩa của chuyến thăm chưa có tiền lệ”. Nhưng ông Cường cũng không khẳng định điều gì. Ông chỉ bày tỏ “hy vọng trong chuyến thăm của Biden, lãnh đạo hai nước sẽ có những biện pháp mới để tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt – Mỹ trong nhiều năm tới” (1).
Trong khi đó, truyền thông Việt Nam rầm rộ đưa tin về chuyến thăm làm việc của TBT Nguyễn Phú Trọng tại cửa khẩu Lạng Sơn giáp Trung Quốc. Theo TTXVN, ông Trọng quan tâm đến cửa khẩu này, vì đây là cửa ngõ "phên giậu" của tổ quốc, vùng đất có nhiều địa danh ghi dấu những trang sử hào hùng của dân tộc (chống phong kiến phương Bắc). Lạng Sơn là "phên giậu quốc gia" về quốc phòng, an ninh, đồng thời cũng là "phên giậu về kinh tế", bảo vệ vững chắc thị trường nội địa cũng chính là bảo vệ chủ quyền và an ninh kinh tế. Bài tường thuật trích phát biểu của TBT: “Lạng Sơn cần xác định, phát triển kinh tế cửa khẩu không chỉ để phát triển kinh tế của tỉnh mà quan trọng hơn là góp phần phát triển kinh tế của cả nước…” Dịp này, TBT đã trồng cây lưu niệm tại cửa khẩu quốc tế, có đại sứ Trung Quốc Hùng Ba từ Hà Nội lên cùng tham gia. Ông Trọng nói với ông Hùng Ba: “Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu việc xây dựng, phát triển quan hệ tốt đẹp với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc” (2).
Động thái nói trên của TBT Nguyễn Phú Trọng được giới phân tích cho là vừa nội trị, vừa ngoại giao. Nhưng có lẽ ngoại giao là chính? Chưa rõ, từ nay đến khi chuyên cơ ông Biden đáp xuống Nội Bài, có đoàn cấp cao nào của Trung Quốc sang Hà Nội hay không? Nhớ lại tháng 8/2021, trước khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Harris, đại sứ Hùng Ba đã “chặn” xe ông Chính và Thủ tướng buộc phải tiếp Hùng Ba, thề thốt việc Hà Nội không để nước nào chia rẽ tình hữu nghị “vĩ đại và cảm động Trung – Việt” (3). Rút kinh nghiệm “chuyện lạ mà quen” ấy, với động thái bố trí để đại sứ Hùng Ba lên tận xứ Lạng “trồng cây lưu niệm” cùng TBT Trọng, lần này chắc Bắc kinh không còn lý do để chỉ thị đại sứ xin hội kiến TBT. Nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt trong chuyến thăm TT Biden, đại sứ Cường cho rằng, ông Biden không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam, nhưng ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm chính thức theo lời mời của TBT ĐCSVN.
Nhưng điều gì đã san bằng khác biệt?
Tổng thống thứ 46 của Hoa kỳ Joe Biden đã hóa giải những khác biệt trong văn hóa chính trị giữa hai quốc gia bằng nhiều cách. Một trong biện pháp hàng đầu là kiên trì đề xuất các sáng kiến hợp tác kinh tế với Hà Nội. Thỏa thuận với Hà Nội tới đây do chính quyền Biden đề xuất trong thời gian qua xuất phát từ chiến lược của Hoa Kỳ nhằm xây dựng quan hệ đối tác kinh tế và an ninh trong không gian Ấn Thái Dương tự do và rộng mở. FOIP đóng vai trò như bức tường thành chống lại sự ép buộc kinh tế và quân sự của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực. Lần này, một phần do Trung Quốc quá đà với “ngoại giao chiến lang” nên Hà Nội cuối cùng đã chấp nhận đề xuất của Mỹ. Hoạt động kinh tế ngày càng tăng cường giữa hai nước hỗ trợ quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất và đáp ứng mong muốn của Việt Nam phát triển các công nghệ tiên tiến. Các công ty bán dẫn của Mỹ đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ mong đợi này của Hà Nội. Hoa Kỳ hiện là điểm đến hàng đầu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, quốc gia đã có sự chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua (4).
Phương pháp tiếp theo là nâng cấp mạng lưới quốc phòng và an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Các quan chức cho biết Hà Nội và Washington dự kiến sẽ tăng cường các chuyến thăm của các tàu sân bay Mỹ, có thể sẽ kèm theo các cuộc tập trận hỗn hợp cùng với các thương vụ vũ khí. Trong số những khách hàng mua vũ khí từ Nga, Việt Nam đã công khai bày tỏ mong muốn đa dạng hóa kho vũ khí quân sự của mình. Năm ngoái, Việt Nam đã tổ chức hội chợ quốc phòng quốc tế đầu tiên và các nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ Raytheon và Lockheed Martin đã tài trợ cho hai gian hàng lớn nhất. Tuy không phải là đồng minh hiệp ước, nhưng từ nay, Việt Nam có thể sẽ nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên tầm đầu bảng, tức là Washington sẽ được hưởng quy chế “Đối tác chiến lược toàn diện” (CSP). Quy chế này trong những điều kiện thông thường, phải mất nhiều năm quốc gia có quan hệ với Hà Nội mới được nâng lên một tầm vóc mới, với hàng loạt các nhân tố chiến lược. Theo giới quan sát, trong quá trình thúc đẩy các quan hệ này với Mỹ, Hà Nội đã phải cùng lúc tiến hành nhiều bảo đảm với Bắc kinh, những thỏa thuận này không phải là bước đệm cho một liên minh quốc phòng chính thức (5).
Bảo đảm dư địa hành động cho Hà Nội cũng quan trọng không kém. Vấn đề không phải là Việt Nam bị động đến với Mỹ. Vấn đề là “cây tre Việt Nam” cần giữ được thăng bằng giữa hai cường quốc Trung Quốc và Hoa Kỳ để có thể duy trì quyền tự chủ của riêng mình. Có chung đường biên giới với Trung Quốc, từ lâu Hà Nội đã phản đối các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông. Cảnh sát biển Trung Quốc liên tục quấy rối các hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam và thường xuyên tấn công các tàu cá của ngư dân Việt. Chỗ riêng tư, Việt Nam đã bày tỏ với Hoa Kỳ về sự quan tâm đến việc tăng cường hợp tác về công nghệ và giám sát hàng hải. Với mối quan hệ sẽ được nâng cấp lên tầm chiến lược, tất cả những điều này sẽ được đặt lên bàn đàm phán với một trường hấp dẫn đặc biệt. Theo giới phân tích, Hà Nội vẫn thận trọng không muốn làm mất lòng Bắc Kinh, nước đang không ngừng hiện đại hóa quân đội. Nhưng mặt khác, Hà Nội hiểu được sự nguy hiểm của dàn vũ khí Nga trong kho hiện nay đã trở nên kém hiệu quả sau các chiến dịch của Putin ở Ukraine (6).
*
“Còn duyên nay (may?) lại còn người/ Còn vầng trăng cũ (bạc?) còn lời nguyền xưa”. Mượn tứ thơ này từ “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu đứt ruột) hơn 200 năm tuổi để kết thúc khúc nguyện cầu cho bang giao đầy duyên nợ Việt – Mỹ. Những ngày tới đây, sau phút trùng phùng là chương trình nghị sự bận rộn. Sự hợp tác song phương trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giao vẫn còn đó... Nhắc lại lời tâm giao của Phó Tổng thống Biden trong buổi tiễn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước khi rời Washington cách đây tám năm. “Trời còn để có hôm nay” cho Việt Nam, cho khu vực và cho cả thế giới vừa thoát khỏi một đại dịch kinh hoàng mà tại đó hơn 43 ngàn vong linh người Việt đã giã từ cuộc đời tuy chưa phong lưu nhưng vẫn đáng sống. Gánh nặng của mối bang giang đang vẫy gọi những thế hệ có trách nhiệm ở mỗi nước hãy làm nhiều hơn nữa, hãy hành động khẩn trương hơn nữa, cho tương lai của người dân Hoa Kỳ và tương lai người dân Việt Nam. Lịch sử không bao giờ quên và sẽ vinh danh các thế hệ đi trước đã miệt mài vất vả, làm những phiến đá lót đường cho mối bang giao mới, từ hôm nay và ngay bây giờ!

Đinh Hoàng Thắng (VOA)
______________________
(1) https://tuoitre.vn/tong-...le-20230831075622361.htm
(2) https://banqlktck.langso...ua-khau-quoc-te-huu-nghi
(3) https://www.rfa.org/viet...trip-08252021105746.html
(4) https://www.voatiengviet...-thanh-tuu-/7222284.html
(5) https://www.rfi.fr/vi/vi...7a-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c
(6) https://www.washingtonpo...iden-partnership-china/?


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.128 giây.