logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/09/2023 lúc 10:16:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc.
Ngày xưa Mỹ muốn đưa Bắc Việt trở lại Thời Kỳ Đồ Đá. Ngày nay, trong cuộc họp báo chung hai bên nói rằng, “Việt Nam- Hoa Kỳ nâng bang giao lên Hợp Tác Chiến Lược Toàn Diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững của cả hai nước, đồng thời cảnh bảo vể việc đe dọa hoặc dùng vũ lực tại Biển Đông.” Còn Ô. Joe Biden đã trấn an Trung Quốc khi nói rằng , “Sự hợp tác chiến lược với Việt Nam chỉ tạo ổn định toàn cầu chứ không nhằm kiềm chế Trung Quốc. “
Cuộc viếng thăm này nằm trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Ô. Joe Biden đã đề ra. Nguyên do tại đâu mà Hoa Kỳ quá mặn mà với Việt Nam?
Nguyên do chính là sự trỗi dậy quá mạnh của Trung Quốc khiến địa vị bá chủ toàn cầu của Mỹ bị lung lay. Ngoài ra, sự cấm vận nghiệt ngã của Mỹ áp đặt lên Nga và dùng cuộc chiến Ukraina làm tiêu hao sức mạnh của Nga, khiến Nga có thể xụp đổ. Trước tình thế bị cô lập và suy sụp, Nga tìm đường liên minh quân sự với Bắc Kinh khiến sức mạnh và ảnh hưởng của Bắc Kinh gia tăng. Trước mối lo sờ sờ trước mắt đó, Hoa Kỳ đã tiến hành:
- Thành lập Bộ Tứ Kim Cương bao gồm Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, được duy trì bằng các hội nghị thượng đỉnh bán thường xuyên, trao đổi tin tức và tập trận chung giữa các quốc gia thành viên.
- Tăng cường hợp tác quân sự với Nam Triều Tiên và Nhật Bản và chuẩn bị đưa các quốc gia này gia nhập NATO khi tình hình nguy cấp.
- Xây dựng bốn căn cứ hải quân tại Phi Luật Tân nhìn ra biển đông và Đài Loan để giám sát hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Còn đối với Việt Nam thì sao? Có thể đây là những tình thế mà các chiến lược gia Hoa Kỳ đã tính tới:
1) Vì Việt Nam nằm ở trọng điểm chiến lược. Nếu Việt Nam ngả theo Trung Quốc thì chắc chắn Căm Bốt, Lào, Miến Điện và Thái Lan cũng sẽ ngả theo Trung Quốc và như thế Mã Lai, Nam Dương lâm nguy. Khi đó Trung Quốc sẽ tung hoành tại Biển Đông. Để cứu nguy Mỹ sẽ phải đổ cả trăm ngàn quân vào Phi Luật Tân để cứu vãn phòng tuyến cuối cùng tại Đông Nam Á. Nhưng liệu Phi Luật Tân có chấp nhận cho Mỹ đóng cả trăm ngàn quân cùng HKMH, máy bay ném bom chiến lược B-52, B-2 ở Subic Bay và Clark như thời Chiến Tranh Việt Nam không? Ngày xưa hai căn cứ này dùng để đối đầu với Bắc Việt không có hải quân, hỏa tiễn và phi cơ có thể bay tới Phi Luật Tân. Ngày nay các căn cứ này sẽ phải đối đầu với một cường địch có 280 đầu đạn nguyên tử, 60 tàu ngầm nguyên tử, cả ngàn hỏa tiễn Đông Phong, ba HKMH cùng vài chục khu trục hạm và máy bay ném bom không người lái tàng hình.
2) Khi Việt Nam ngả theo Trung Quốc chắc chắn Mỹ sẽ cấm vận nghiệt ngã như Cuba, Bắc Triều Tiên và Ba Tư. Như thế vết thương chiến tranh đã lành từ năm 1995 nay lại tóe máu. Liệu dư luận Mỹ và quốc tế có ủng hộ một giải pháp như vậy không? Cho dù Mỹ cấm vận Việt Nam, chưa chắc Liên Hiệp Âu Châu, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Úc Châu đã tuân lệnh Mỹ vì Việt Nam vẫn là nơi mà các quốc gia này cần đến. Để sống còn, Việt Nam sẽ cho hải quân Nga đóng tại Cam Ranh như thế Mỹ lại thêm một cường địch thứ hai tại Biển Đông. Nếu Hải Quân Nga và Hải Quân Trung Quốc phối hợp ngăn chặn tại Biển Đông sẽ là thảm họa cho Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan cùng hàng hóa chuyện vận từ Hoa Kỳ.
3) Liệu giải pháp lôi kéo Việt Nam thành đồng minh quân sự như Nam Triều Tiên và Nhật Bản có khả thi không? Chắc chắn là không? Vì Việt Nam có biên giới với Trung Hoa. Khi liên minh quân sự với Mỹ, Việt Nam lập tức trở thành kẻ thù của Trung Quốc và Trận Chiến Biên Giới 1979 “Dạy Cho Việt Nam Một Bài Học” sẽ tái diễn và Việt Nam biến thành một Ukraina thứ hai.
4) Do đó giải pháp cuối cùng là Mỹ phải chấp nhận một Việt Nam trung lập. Nhưng nếu Việt Nam nghèo đói chắc chắn phải dựa vào Trung Quốc về kinh tế cho nên Mỹ tìm cách chuyển những công ty lớn từ Hoa Lục về Việt Nam. Biện pháp này vừa giúp Việt Nam tiến lên vừa giúp Hoa Kỳ bớt lệ thuộc vào Hoa Lục về chip (linh kiện) điện tử và trí tuệ thông minh.
5) Còn đối với Việt Nam, các nhà lãnh đạo nghĩ gì? Theo tôi, họ vừa mừng vừa lo. Mừng vì đây là cơ hội lớn để phát triển kinh tế, nâng cao vị trí trên diễn đàn quốc tế. Lo làm sao có thể “đu dây” một cách khéo léo trong cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt ngày hôm nay. “Cây Tre” phải ngả nghiêng như thế nào để không làm mất lòng ba ông kẹ Nga, Mỹ và Tàu khi họ tuyên bố rằng, “Ba nước Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc đều quan trọng đối với Việt Nam”.
Nói tóm lại Việt Nam lại như con bài Domino mà Hoa Kỳ cố giữ cho nó đứng vững. Có thể trong bụng Hoa Kỳ không ưa gì chế độ này. Nhưng thực tế là phải cần có Việt Nam trong chiến lược toàn cầu ngày hôm nay. Đó chính là lý do năm đời tổng thống Hoa Kỳ, Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đều mặn mà với Việt Nam mà không một lần tới Nam Dương, Mã Lai và Thái Lan.
Thế nhưng, đối với Mỹ, trong chính trị, không có bạn vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Hợp với quyền lợi của Mỹ thì là bạn. Trái với quyền lợi của Mỹ là kẻ thù. Còn vấn đề nhân quyền nằm trong toan tính Double Standard (Trò Chơi Hai Mặt). Nếu chống Mỹ, Mỹ sẽ làm lớn chuyện để cấm vận và lật đổ. Nếu đi theo Mỹ thì Mỹ sẽ lơ đi hoặc phê phán sơ sài rồi bỏ qua.
Mai đây, để tránh một cuộc chiến tranh hủy diệt của cả hai, nếu Hoa Kỳ thỏa hiệp được với Hoa Lục ở một mức độ nào đó (tứ-lục hoặc năm-năm) và cam kết sống chung hòa bình, vai trò chiến lược của Việt Nam lúc đó sẽ mờ nhạt, và có khi trở thành kẻ thù của Mỹ. Trong Đệ II Thế Chiến, Mỹ và Liên Bang Xô-viết là đồng minh. Sau chiến tranh Nga-Mỹ trở thành kẻ tử thù. Đó là chính trị và đó cũng là tình đời. “Phi điểu tận, lương cung tàng. Thảo thố tử, tẩu cẩu phanh”. Cho nên đi với Mỹ phải cảnh giác ngày Mỹ bỏ, như câu châm ngôn “Cư An Tư Nguy” của Trường Bộ Binh Thủ Đức năm xưa mà Miền Nam Việt Nam và A Phú Hãn là hai tấm gương đau đớn.

California ngày 14/9/2023
Đào Văn Bình
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.