logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/09/2023 lúc 10:30:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hồi nẳm, thuở mới vào học bậc Trung học đệ Nhất cấp (Cấp 2 hay còn gọi Phổ thông Cơ sở) bây giờ, vào cái tuổi từ 13 đến 15, vừa bước qua tuổi hồn nhiên, song cũng chớm lắm mơ, nhiều mộng, “nứt mắt” ra đủ thứ chuyện, được học “Kim văn” của nhóm Tự lực Văn đoàn, rồi “Cổ văn” trong đó có truyện Kiều của Nguyễn Du, lớp học trò chúng tôi, tùy theo tâm trạng mà có những cảm xúc và thắc mắc khác nhau, song có điều, khi học đến đoạn trích Thúy Kiều chia tay, tiễn Thúc Sinh về quê nhà, trong đó có 2 câu thơ: “Người lên ngựa kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”, thì hầu như tất cả đều chung cái thắc mắc: “Màu quan san” là màu gì? Hỏi cô giáo dạy văn thì cô giáo mỉm cười nói: “Đó là màu của... thi ca, mà sau này lớn lên các em sẽ hiểu”. Có đứa còn “ấm ức”, trong giờ Hội họa, hỏi thầy dạy vẽ. Thầy cũng tủm tỉm cười trả lời: “Có hai màu vàng, đỏ của cây lá mùa thu, đó là những gam màu cơ bản của gam nóng, người nghệ sĩ phả vào đó những tình cảm rung động của con tim, trở thành màu... quan san! Rồi có đứa còn đem hỏi cả cô giáo dạy Sử, cô nhỏ nhẹ nói: “Đó là màu của... chia ly và cách trở trong xã hội và cuộc sống của con người”. Thôi thì cứ... tự hiểu, ừ thì “màu quan san” là màu “quan san” chớ có chi mà mãi thắc mắc?
Lớn lên, chút nữa, lên bậc học Đại học, theo chuyên ngành Văn chương, mới biết thêm trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du, không chỉ có từ “quan san” trong 2 câu thơ “xuất thần” thứ tự 1519 và 1520 đã nói trên, mà “quan san” còn được lặp lại trong các câu thơ thứ 1937-1938: “Gác kinh viện sách đôi nơi/ Trong gang tấc lại gấp mười quan san” và hai câu thứ 2873-2874: “Vâng ra ngoài nhậm Lâm Tri/ Quan San nghìn dặm, thê nhi một đoàn”. Tra cứu trong các Tự điển Hán Việt, hai từ “Quan san” là để chỉ: Quan tức Cửa ải, San hay còn gọi là Sơn, chỉ núi non nói chung. Song xét theo “văn cảnh” của từng câu thơ, thì câu thơ “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” nghiêng về nghĩa của sự “chia ly, xa cách”, còn “quan san” trong câu “Trong gang tấc...” và “quan san nghìn dặm” lại chính là nghĩa xa xôi, cách trở, của khoảng cách, dặm dài...
Trong vở cổ thi “Tây sương ký” của Vương Thực Phủ, theo chú giải của các cụ Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, thì cũng có nói đến “rừng phong bị nhuộm mất cái màu xanh”, còn Nhượng Tống thì cho rằng: “Rừng phong ai nhuộm đỏ tươi/ Phải chăng nước mắt của người chia ly?” thì rất xác thực, mà qua ngòi bút của Nguyễn Du sau này, đã hóa ra cái “màu quan san” đầy ý vị của chất thơ, và cũng tràn đầy cảm xúc của cuộc chia tay, tiễn đưa... người thương, lên đường về quê vợ! Lâm ly mà cũng lắm éo le cùng tận!? Trong một buổi chiều thu, lá phong đỏ rực...
Nhân nói chuyện “Lá cây phong”, lại có nhiều ý kiến tranh luận. Có người cho “lá phong” ở đây, là lá cây phong, vốn tên khoa học là Acer, hay còn gọi là “Chi phong”, “Chi thích”, có hơn 125 loài trên thế giới? Được xếp vào “họ phong” hay họ “dẻ ngựa”. Lá có dạng gân và thùy hình chân vịt, cây cao có thể từ 10 đến 40m, mọc nhiều ở miền Nam Châu Á, và khu vực ở Địa Trung Hải. Lá về mùa thu chuyển sang màu vàng hoặc màu đỏ rực. Không biết đây có phải là “Phong” trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nói đến và Nguyễn Du mượn cảnh đó không? Nhưng cũng có người cho rằng, nước Trung Hoa xưa, không có trồng các loại cây phong này, mà “Phong” để chỉ một loại cây như cây bàng, thường được trồng ở gần cung điện nhà vua, vì bàng cũng có lá chuyển màu sang vàng, và đỏ vào cuối mùa thu, đầu mùa đông. Nhưng ngẫm “rừng phong”, thì “bàng” ít ai trồng thành rừng? Và tên cái rừng “phong” này cũng tốn khá giấy mực của các cụ túc nho xưa.
Trở lại truyện Kiều, ngoài cái màu “quan san” gây ám ảnh, Nguyễn Du còn sáng tạo và hạ bút viết 2 câu thơ (câu 1595-1596), diễn tả sự nhớ nhung những ngày sống bên nhau của nàng Kiều cùng chàng Thúc Sinh là: “Chạnh niềm nhớ cách giang hồ/ Một màu quan tái, mấy mùa gió trăng”. Thêm cái “màu quan tái”, song ít người nhắc đến, có lẽ vì sự... tái tê, ê chề, sau này, khi Hoạn thư, bắt Kiều về hầu hạ phục dịch cho mình, trước mặt Thúc Sinh?
Tóm lại, ai đã từng học, từng đọc và... nhập tâm với cái “màu quan san” với rừng phong nhuộm đỏ, và cặp tình nhân chia tay, tiễn biệt nhau trong... trí tưởng thì chắc sẽ nhớ mãi và sẽ buột miệng thốt ra cụm từ “Màu quan san” khi bắt gặp cảnh rừng cây (có thể chẳng là cây phong) thay lá vào những ngày thu... mà mình nhìn thấy trong cuộc đời...


Trần Hoàng Vy

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.037 giây.