logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/09/2023 lúc 10:10:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,246

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bất chợt một đêm, vô tình mở một kênh YouTube, lắng nghe tiếng trống múa lân rộn ràng vang lên cùng giọng hát hồn nhiên trong trẻo, gợi nhớ một thời xa lơ, xa lắc: “Tết trung thu rước đèn đi chơi/ Em rước đèn đi khắp phố phường/ Lòng vui sướng với đèn trong tay/ Em múa ca trong ánh trăng rằm/ Đèn ông sao với đèn cá chép/ Đèn thiên nga với đèn bướm bướm/ Em rước đèn này đến cung trăng...” Lại nhìn ra ngoài cửa sổ, vầng trăng thượng tuần nhô cao, như một cái dấu “bấm móng tay” treo lơ lửng. Lại ngó vào tờ lịch bàn ngay chỗ làm việc. Ôi đã là tháng tám âm lịch rồi, nhưng chưa phải 14, 15...
Lại suy nghĩ vẩn vơ, ở cái thành phố ngụ cư, cách xa quê nhà nửa vòng trái đất. Tết Trung Thu, trẻ em có cầm đèn, rồng rắn đi khắp nơi, vui chơi như trẻ em đất Việt? Chắc chắn là không! Mà ơ, cũng lạ... đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm” rồi, sao mình vẫn còn quan tâm, suy nghĩ đến “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi...” Phải chăng là mình đã lẩm cẩm?
Không lẩm cẩm mà trí nhớ lại buộc phải “truy nguyên” nguồn gốc bài hát, với tên tuổi tác giả, mà biết bao thế hệ, giờ đã trở thành ông bà nội, ngoại, hay người “thiên cổ” mà thuở nào tuổi nhỏ, cứ đợi đến rằm tháng tám âm lịch, tức Tết Trung Thu, lại cùng nhau, kết bè, kết nhóm, nghêu ngao hát bài “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi” mà có đứa khi đó còn ngỗ nghịch, láu cá sửa lời là “Tết Trung Thu... đốt nhà đi chơi”, để bị cha mẹ rầy rà cho một trận!
Bài hát có tên là “Rước đèn tháng tám” của nhạc sĩ Đức Quỳnh, sáng tác năm 1950, tức là cách nay cũng đã tròm trèm 73 năm, là một trong những bài hát thiếu nhi về Trung Thu hay nhất vẫn luôn được hát cho đến ngày hôm nay. Thuở đó, nhạc sĩ Đức Quỳnh đã có riêng một nhà xuất bản tên là Vân Thanh, và ông cũng là một cộng tác viên về âm nhạc cho Đài phát thanh Pháp Á ở Sài Gòn. Khi sáng tác bài hát “Rước đèn tháng tám”, không hiểu sao ông lại lấy tên là Vân Thanh, vì vậy, sau này có người nhầm lẫn đó là tác phẩm của nhạc sĩ “Văn Thanh”, một nhạc sĩ hiện nay còn sống ở đường Trần Huy Liệu, Phú Nhuận.
Nhạc sĩ Vân Thanh (hay Đức Quỳnh), tên thật là Nguyễn Đức Quỳnh, sinh năm 1922 tại Hà Nội, bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 1947, với bài hát đầu tay là “Nhớ ai”. Ông mất năm 1994 tại Sài Gòn. Sáng tác âm nhạc của ông để lại không nhiều, khoảng chừng 20 ca khúc, tiêu biểu như: Rước Đèn Tháng 8, Thoi Tơ, Xuân Mới, Trả Lại Anh, Hát Đi Em, Ba Giờ Khuya, Nhớ Quê, Hỏi Em, Tiếng Chuông Chiều, Người Kỹ Nữ Với Cung Đàn… Ngoài ra ông còn làm chủ một phòng trà mang tên Đức Quỳnh tại góc đường Cao Thắng trước năm 1975.
Trở lại ca khúc “Rước đèn tháng tám”, tuy là một bài hát quen thuộc, nổi tiếng nhất trong các ca khúc thiếu nhi về Trung Thu thời bấy giờ như bài “Thằng Cuội” của nhạc sĩ Lê Thương (sáng tác năm 1946), bài “Ông trăng xuống chơi” của nhạc sĩ Phạm Duy (sáng tác năm 1973), song lại ít người biết đến tác giả? Cái tên Vân Thanh hay Đức Quỳnh xem vẫn còn xa lạ trong lòng những người mê âm nhạc lúc đó. Có lẽ vì Đức Quỳnh sáng tác ít và có cuộc sống im lặng, trước những “đua chen” gay gắt của các trào lưu âm nhạc thời đó chăng, và báo chí cũng ít đề cập đến?

Còn nhớ, những năm xửa xưa, khi còn ở lứa tuổi nhi đồng và cả lứa tuổi thiếu niên, thanh niên, vẫn luôn nao nức rạo rực mỗi khi tháng tám về, cùng với nhịp trống lân, vang lên ở các con đường, góc phố, lũ học trò nhí chúng tôi đã được các thầy, cô thông báo chuẩn bị cho việc làm lồng đèn “dự thi” vào đêm rằm sắp tới. Đứa có tiền dành dụm, thì đập ống heo lấy tiền mua tre, trúc, giấy màu bóng kiếng làm lồng đèn. Đứa nhịn ăn, góp tiền chung, hùn để mua hay làm lồng đèn, tệ nhất cũng là cái lồng đèn xếp, hay lồng đèn ngôi sao, để có cái xách đi trong đêm rước đèn. Có đứa không đủ tiền mua giấy màu, lại ku-ky một mình, cũng ráng tìm giấy báo, hoặc xé giấy tập, dán cái lồng đèn... bánh ú để “vui với người ta”. Tiếp đó là tổ chức văn nghệ, hát ca, múa với hoạt cảnh rước đèn mà bài hát đồng ca chủ yếu là bài hát “Rước đèn tháng tám”, thường các bạn lớp lớn thì hát các bài như “Thằng Cuội” với những ca từ chân chất, nhưng cũng đầy mơ mộng như “Ánh trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một giấc mơ”, hay “bản lĩnh” hơn thì với bài hát theo kiểu đồng dao, vui nhộn, đầy những hình ảnh “cho, nhận” của Phạm Duy, như “Ông trăng xuống chơi học trò, thì học trò cho bút. Ông trăng xuống chơi ông Bụt, thì ông Bụt cho quà...” Song có lẽ, cái lung linh, giản dị đầy màu sắc của những ca từ “Đèn xanh lơ với đèn tím tím/ Đèn xanh xanh với đèn trắng trắng/ Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu...” mới thực sự hấp dẫn đám con nít, lẫn choai choai, mới lớn, rồng rắn nhau rước đèn với đủ trò chơi tinh nghịch của tuổi thơ, vẫn luôn hằn sâu và nhớ mãi. Đó là chen lấn, chia quà, đến rách cả chiếc áo mẹ mới mua. Hay làm cháy cái lồng đèn con bướm, cưng như trứng mỏng, thậm chí làm khét cả mái tóc cô bạn nhỏ, làm rưng rưng những ngấn lệ trên đôi mắt đen, to tròn, dỗ dành mãi không thôi... thút thít...
Rằm tháng tám, một thời, ai không nhớ những ngọn đèn, ngọn nến lung linh trong chiếc lồng đèn, con thỏ, ngôi sao và cả lung linh trong trái tim mình bên cạnh những người bạn thời niên thiếu? Và nhớ cả những câu hát “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi” của nhạc sĩ tài hoa Đức Quỳnh của một thời niên thiếu.

Trần Hoàng Vy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.039 giây.