logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/11/2023 lúc 06:49:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hôm nọ tôi có dịp chạy về khu neighbourhood cũ, đi ngang qua căn nhà cũ mà bồi hồi xuyến xao bao nhiêu kỷ niệm. Lúc ấy gia đình chúng tôi mới từ thủ đô Ottawa chuyển về thành phố này, các con còn bé nên việc tìm một căn nhà có đủ tiêu chuẩn gần trường học, gần nhà thờ, gần chợ Việt chợ Tây cũng hơi khó. Cuối cùng thì căn nhà tạm ưng ý được chúng tôi lựa chọn vì mới được xây, dù là ở dưới phố khá ồn ào chen chúc.
Ngôi nhà của hơn mười năm, từ khi các con còn học tiểu học ở trường St.Catherine. Nhớ những buổi sớm réo gọi cả nhà thức dậy, tôi tất bật lo bữa sáng cho mọi người, chuẩn bị backpacks cho tụi nhỏ, gói các lunh boxes, lôi ra áo quần giày dép trong khi chúng ngồi ăn, rồi lại tất bật đẩy con ra cửa chờ xe yellow bus đi học, và vợ chồng tôi cũng lần lượt rời nhà đi làm, mỗi người một hướng.
Nhớ những lần mấy mẹ con đi bộ trong xóm, băng qua cây cầu đá, đến Library để con gái lựa sách Fairy Tales như Cinderella mỗi tối ôm lên giường say sưa theo từng trang sách đẹp như giấc mơ tuổi thơ, ghé Fire Station vì thằng con trai mê mẩn bồ độ đồng phục oai dũng của các chàng Firemen. Thấy chúng tôi lấp ló ngoài cửa là các chàng firemen vui vẻ mời vào, đưa con trai tôi vào tận xe, ngồi tập “lái thử” y như thiệt.
Nhớ những lần đưa các con đi học bơi, học vẽ, học đàn piano theo “phong trào” của các gia đình Việt Nam hải ngoại là cho các con “học đủ thứ”, rồi có nên cơm cháo gì không cũng không quan trọng. Những buổi chiều tôi vừa nấu cơm vừa nghe con gái tập đờn piano bài “Dòng Sông Xanh” theo yêu cầu của tôi mà mơ mộng nó sắp thành … nghệ sĩ danh cầm nổi tiếng thế giới.
Nhớ những đêm khuya vắng từ phòng ngủ trên lầu, tôi nhìn qua khung cửa sổ khi những bông tuyết đầu mùa phơ phất đến rồi tìm vần thơ, nhớ những những kỷ niệm thanh xuân còn bỏ lại nơi quê nhà xa xôi.
Căn nhà này, cũng đã đón tiếp nhiều chuyến viếng thăm của người thân hai bên nội ngoại từ Mỹ và Canada, những buổi BBQ nơi sân sau với bạn bè, những buổi birthday parties của các thành viên trong gia đình, những ngày mưa Thu ngắm lá rụng dưới cội táo già, nhìn dòng xe nối tiếp nhau giờ tan tầm bên ngoài cửa sổ, cảm nhận niềm hạnh phúc bình yên nơi phòng khách ấm cúng với ly trà nóng thơm mùi peppermint.
Giờ đây mọi ký ức như bừng sống lại, thời gian như cơn gió vô tình, các con đã lớn, chúng tôi cũng không còn trẻ nữa, mà ngôi nhà cũ vẫn còn đây, chất chứa biết bao niềm thương nỗi nhớ dạt dào mỗi khi đi ngang về chốn xưa.
Thật ra, căn nhà này vẫn là của tôi. Gia đình tôi dọn nhà qua khu mới, phía Bắc thành phố, và cho người ta mướn căn nhà cũ, nên thỉnh thoảng tôi vẫn được ghé qua, đi vào nhà khi có việc cần theo yêu cầu của người mướn nhà.
Bước vào nhà, mọi thứ thay đổi, cách trang trí sắp đặt các vật dụng hoàn toàn khác, nhưng tôi vẫn đứng ngẩn ngơ ngay giữa căn bếp, hiện về trong tâm trí bao nhiêu lần tôi đã đứng nơi đây, làm những bữa cơm cho cả nhà.
Cũng giống như nhiều gia đình Việt Nam khác bên hải ngoại, tôi tin là như thế, máy rửa chén nhà tôi cũng chỉ dùng để… đựng chén dĩa muỗng nĩa cho khô ráo, và chỉ sử dụng máy thi thoảng khi nhà nấu thức ăn nhiều, có khách, hoặc khi mệt mỏi.
Và vì tôi rất say mê, yêu thích rửa chén, nên trong sự phân chia nhân sự và công việc nhà, phần “rửa chén” đã thuộc… về tôi. Chỗ đứng rửa chén nhà tôi nhìn thẳng ra khung cửa sổ sau vườn nhà, không phải cái cửa sổ be bé mà là ba cái cửa sổ lớn nối liền nhau, và đó là một bức tranh thiên nhiên bốn mùa cho tôi thong thả nhìn ngắm mỗi khi rửa chén.
Mùa Xuân và mùa Hè, gió nhẹ đong đưa những cành cây dưới màu nắng tươi, nghe cả tiếng ong vo ve hút mật trên những chùm hoa táo màu trắng toả hương thơm vương vấn. Mùa Thu, hàng cây cao của vườn sau nhà kế hàng rào chuyển sang một màu vàng lãng mạn, mỗi cơn gió đến làm những chiếc lá vàng rơi lả lơi trên không gian và rải lác đác trên sân cỏ nhà tôi (một màu Thu rất đẹp và cũng rất buồn, đôi khi!). Mùa Đông, đó là một bức tranh màu xám của mây trời và tuyết trắng, nhưng được chấm phá bằng những nét màu nâu, đen sinh động của những nhành cây khẳng khiu, cuối chiều tà có con chim lẻ bạn lạc loài đang ngơ ngác tìm đường về tổ.
Khi rửa chén, vừa ngắm “bức tranh cửa sổ” tôi vừa mở nhạc du dương, cũng có khi có những âm thanh của tivi ngay phòng khách hoặc tiếng ồn ào khác trên lầu của các thành viên khác trong nhà. Cũng có khi rất im lặng chỉ mình tôi thả hồn, nghĩ suy về một bài viết hay một câu thơ…
Với tôi, rửa chén cũng là một phương pháp tập thể dục, thân thể thả lỏng, relaxing, trí óc bay bổng nhẹ nhàng và là phương pháp “thiền” rất thú vị. (Có mâu thuẫn không, khi tôi không biết nấu ăn, không đam mê bếp núc, nhưng lại yêu… rửa chén?)
Tạm biệt căn nhà cũ, lái xe trở về căn nhà hiện tại, tôi vẫn còn lâng lâng cảm xúc buồn vui, năm nay tuyết đã đến sớm từ đầu tháng 11, tháng tận năm cùng rồi còn gì, lại sắp bước qua một năm mới, hỏi sao không bâng khuâng?
Ông xã nghe tôi kể nguyên do nỗi buồn “có tên và không tên” bèn châm chọc cho tôi vui, cái câu muôn thuở tôi nghe cả trăm lần:
- Trời ơi, em cứ yếu đuối đa sầu đa cảm, tâm tình sáng nắng chiều mưa như thế thì không bao giờ làm chủ cả, làm boss được đâu nhé.
Tôi vẫn bâng quơ nhìn tuyết rơi ngoài sân, hờn mát:
-Em có bao giờ mơ ước làm boss làm chủ ai đâu chớ! Trong căn nhà chỉ có bốn người này, em còn đứng thư tư nữa mà!
Biết tôi còn đang cảm xúc chưa nguôi, chồng tôi bỏ lên lầu, kẻo tôi lại mất hứng nấu cơm chiều thì coi như đói rã họng, lại phải ăn cơm nguội với mì gói.
Đó là câu chuyện thật. Còn sau đây là… chuyện bịa:



HỎI ANH CÒN NHỚ



Về ngang qua nhà cũ

Lòng anh có nao nao?

Một thời là mái ấm

Một thời là của nhau



Mình đã là chồng vợ

Hạnh phúc với con thơ

Bao ngày vui rộn rã

Nghe trẻ cười bi bô



Con lớn theo ngày tháng

Đời buồn vui sớt chia

Tình có khi lạnh, ấm

Cùng cảm thông, thứ tha



Vì sao mình chia tay?

Làm sao mà em biết

Vì lỗi của cả hai

Hay nợ duyên đã hết!



Kìa khóm hồng vẫn nở

Nơi mảnh sân trước nhà

Mình đã cùng vun xới

Nâng niu từng cành hoa



Phòng ngủ còn hơi ấm

Những mặn nồng ngày qua

Gối chăn còn vương vấn

Những ân tình thiết tha



Bàn ăn thừa một chỗ

Chiếc ghế trống chơ vơ

Anh không còn ngồi đó

Chén dĩa khua hững hờ



Đèn vẫn vàng căn bếp

Bữa tối em và con

Món ăn anh yêu thích

Dường như chẳng còn ngon



Về ngang qua nhà cũ

Anh có thấy bồi hồi

Bóng em bên cửa sổ

Nhìn thời gian dần trôi



Về ngang qua nhà cũ

Anh có thấy lòng đau

Có nghe tiếng con hỏi

Ba bây giờ ở đâu ?


Hôm nọ tôi có dịp chạy về khu neighbourhood cũ, đi ngang qua căn nhà cũ mà bồi hồi xuyến xao bao nhiêu kỷ niệm. Lúc ấy gia đình chúng tôi mới từ thủ đô Ottawa chuyển về thành phố này, các con còn bé nên việc tìm một căn nhà có đủ tiêu chuẩn gần trường học, gần nhà thờ, gần chợ Việt chợ Tây cũng hơi khó. Cuối cùng thì căn nhà tạm ưng ý được chúng tôi lựa chọn vì mới được xây, dù là ở dưới phố khá ồn ào chen chúc.
Ngôi nhà của hơn mười năm, từ khi các con còn học tiểu học ở trường St.Catherine. Nhớ những buổi sớm réo gọi cả nhà thức dậy, tôi tất bật lo bữa sáng cho mọi người, chuẩn bị backpacks cho tụi nhỏ, gói các lunh boxes, lôi ra áo quần giày dép trong khi chúng ngồi ăn, rồi lại tất bật đẩy con ra cửa chờ xe yellow bus đi học, và vợ chồng tôi cũng lần lượt rời nhà đi làm, mỗi người một hướng.
Nhớ những lần mấy mẹ con đi bộ trong xóm, băng qua cây cầu đá, đến Library để con gái lựa sách Fairy Tales như Cinderella mỗi tối ôm lên giường say sưa theo từng trang sách đẹp như giấc mơ tuổi thơ, ghé Fire Station vì thằng con trai mê mẩn bồ độ đồng phục oai dũng của các chàng Firemen. Thấy chúng tôi lấp ló ngoài cửa là các chàng firemen vui vẻ mời vào, đưa con trai tôi vào tận xe, ngồi tập “lái thử” y như thiệt.
Nhớ những lần đưa các con đi học bơi, học vẽ, học đàn piano theo “phong trào” của các gia đình Việt Nam hải ngoại là cho các con “học đủ thứ”, rồi có nên cơm cháo gì không cũng không quan trọng. Những buổi chiều tôi vừa nấu cơm vừa nghe con gái tập đờn piano bài “Dòng Sông Xanh” theo yêu cầu của tôi mà mơ mộng nó sắp thành … nghệ sĩ danh cầm nổi tiếng thế giới.
Nhớ những đêm khuya vắng từ phòng ngủ trên lầu, tôi nhìn qua khung cửa sổ khi những bông tuyết đầu mùa phơ phất đến rồi tìm vần thơ, nhớ những những kỷ niệm thanh xuân còn bỏ lại nơi quê nhà xa xôi.
Căn nhà này, cũng đã đón tiếp nhiều chuyến viếng thăm của người thân hai bên nội ngoại từ Mỹ và Canada, những buổi BBQ nơi sân sau với bạn bè, những buổi birthday parties của các thành viên trong gia đình, những ngày mưa Thu ngắm lá rụng dưới cội táo già, nhìn dòng xe nối tiếp nhau giờ tan tầm bên ngoài cửa sổ, cảm nhận niềm hạnh phúc bình yên nơi phòng khách ấm cúng với ly trà nóng thơm mùi peppermint.
Giờ đây mọi ký ức như bừng sống lại, thời gian như cơn gió vô tình, các con đã lớn, chúng tôi cũng không còn trẻ nữa, mà ngôi nhà cũ vẫn còn đây, chất chứa biết bao niềm thương nỗi nhớ dạt dào mỗi khi đi ngang về chốn xưa.
Thật ra, căn nhà này vẫn là của tôi. Gia đình tôi dọn nhà qua khu mới, phía Bắc thành phố, và cho người ta mướn căn nhà cũ, nên thỉnh thoảng tôi vẫn được ghé qua, đi vào nhà khi có việc cần theo yêu cầu của người mướn nhà.
Bước vào nhà, mọi thứ thay đổi, cách trang trí sắp đặt các vật dụng hoàn toàn khác, nhưng tôi vẫn đứng ngẩn ngơ ngay giữa căn bếp, hiện về trong tâm trí bao nhiêu lần tôi đã đứng nơi đây, làm những bữa cơm cho cả nhà.
Cũng giống như nhiều gia đình Việt Nam khác bên hải ngoại, tôi tin là như thế, máy rửa chén nhà tôi cũng chỉ dùng để… đựng chén dĩa muỗng nĩa cho khô ráo, và chỉ sử dụng máy thi thoảng khi nhà nấu thức ăn nhiều, có khách, hoặc khi mệt mỏi.
Và vì tôi rất say mê, yêu thích rửa chén, nên trong sự phân chia nhân sự và công việc nhà, phần “rửa chén” đã thuộc… về tôi. Chỗ đứng rửa chén nhà tôi nhìn thẳng ra khung cửa sổ sau vườn nhà, không phải cái cửa sổ be bé mà là ba cái cửa sổ lớn nối liền nhau, và đó là một bức tranh thiên nhiên bốn mùa cho tôi thong thả nhìn ngắm mỗi khi rửa chén.
Mùa Xuân và mùa Hè, gió nhẹ đong đưa những cành cây dưới màu nắng tươi, nghe cả tiếng ong vo ve hút mật trên những chùm hoa táo màu trắng toả hương thơm vương vấn. Mùa Thu, hàng cây cao của vườn sau nhà kế hàng rào chuyển sang một màu vàng lãng mạn, mỗi cơn gió đến làm những chiếc lá vàng rơi lả lơi trên không gian và rải lác đác trên sân cỏ nhà tôi (một màu Thu rất đẹp và cũng rất buồn, đôi khi!). Mùa Đông, đó là một bức tranh màu xám của mây trời và tuyết trắng, nhưng được chấm phá bằng những nét màu nâu, đen sinh động của những nhành cây khẳng khiu, cuối chiều tà có con chim lẻ bạn lạc loài đang ngơ ngác tìm đường về tổ.
Khi rửa chén, vừa ngắm “bức tranh cửa sổ” tôi vừa mở nhạc du dương, cũng có khi có những âm thanh của tivi ngay phòng khách hoặc tiếng ồn ào khác trên lầu của các thành viên khác trong nhà. Cũng có khi rất im lặng chỉ mình tôi thả hồn, nghĩ suy về một bài viết hay một câu thơ…
Với tôi, rửa chén cũng là một phương pháp tập thể dục, thân thể thả lỏng, relaxing, trí óc bay bổng nhẹ nhàng và là phương pháp “thiền” rất thú vị. (Có mâu thuẫn không, khi tôi không biết nấu ăn, không đam mê bếp núc, nhưng lại yêu… rửa chén?)
Tạm biệt căn nhà cũ, lái xe trở về căn nhà hiện tại, tôi vẫn còn lâng lâng cảm xúc buồn vui, năm nay tuyết đã đến sớm từ đầu tháng 11, tháng tận năm cùng rồi còn gì, lại sắp bước qua một năm mới, hỏi sao không bâng khuâng?
Ông xã nghe tôi kể nguyên do nỗi buồn “có tên và không tên” bèn châm chọc cho tôi vui, cái câu muôn thuở tôi nghe cả trăm lần:
- Trời ơi, em cứ yếu đuối đa sầu đa cảm, tâm tình sáng nắng chiều mưa như thế thì không bao giờ làm chủ cả, làm boss được đâu nhé.
Tôi vẫn bâng quơ nhìn tuyết rơi ngoài sân, hờn mát:
-Em có bao giờ mơ ước làm boss làm chủ ai đâu chớ! Trong căn nhà chỉ có bốn người này, em còn đứng thư tư nữa mà!
Biết tôi còn đang cảm xúc chưa nguôi, chồng tôi bỏ lên lầu, kẻo tôi lại mất hứng nấu cơm chiều thì coi như đói rã họng, lại phải ăn cơm nguội với mì gói.
Đó là câu chuyện thật. Còn sau đây là… chuyện bịa:



HỎI ANH CÒN NHỚ



Về ngang qua nhà cũ

Lòng anh có nao nao?

Một thời là mái ấm

Một thời là của nhau



Mình đã là chồng vợ

Hạnh phúc với con thơ

Bao ngày vui rộn rã

Nghe trẻ cười bi bô



Con lớn theo ngày tháng

Đời buồn vui sớt chia

Tình có khi lạnh, ấm

Cùng cảm thông, thứ tha



Vì sao mình chia tay?

Làm sao mà em biết

Vì lỗi của cả hai

Hay nợ duyên đã hết!



Kìa khóm hồng vẫn nở

Nơi mảnh sân trước nhà

Mình đã cùng vun xới

Nâng niu từng cành hoa



Phòng ngủ còn hơi ấm

Những mặn nồng ngày qua

Gối chăn còn vương vấn

Những ân tình thiết tha



Bàn ăn thừa một chỗ

Chiếc ghế trống chơ vơ

Anh không còn ngồi đó

Chén dĩa khua hững hờ



Đèn vẫn vàng căn bếp

Bữa tối em và con

Món ăn anh yêu thích

Dường như chẳng còn ngon



Về ngang qua nhà cũ

Anh có thấy bồi hồi

Bóng em bên cửa sổ

Nhìn thời gian dần trôi



Về ngang qua nhà cũ

Anh có thấy lòng đau

Có nghe tiếng con hỏi

Ba bây giờ ở đâu ?


11/2023
Kim Loan

—Kim Loan

(Tháng 11/2023)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.304 giây.