logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/11/2023 lúc 06:07:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lâu lắm rồi chúng tôi – Nguyễn Hoàng Văn, Nguyễn Hưng Quốc, Lê Văn Tài và Võ Quốc Linh – mới có dịp hẹn nhau ở Sydney, tâm tình qua tô phở nóng và ly cà phê lạnh. Đang nhâm nhi cà phê, Võ Quốc Linh bảo phải chụp chung mấy tấm hình bởi, biết đâu được, đây có thể là lần cuối!
Ôi chao, đã nghe và đã bao nhiêu lần nghêu ngao hát theo những lời ca về tuổi già của Phạm Duy, hết:

Này em anh đã già
Tuổi cao thiếu sức khỏe
Dù sống với trái tim cằn khô
Này em anh đã về
Thì xin nghe anh kể
Chuyện mới, cũ, khóc vui tràn trề
(“Bình ca 1”)

thì:

Xuân xanh anh đà tóc trắng da nhăn
Sức sống anh là biển cũ mông mênh
Anh vươn từ bãi
Anh lên ngàn chơi
Thả khói lờ lững lưng trời...
(“Bình ca 5”)

mà lòng vẫn phơi phới tràn trề còn nay thì luống chút ngậm ngùi: này em anh đã già, gặp nhau lần này có thể là lần cuối.
Mà đây không phải là lần đầu tôi nghe câu này.
Mới Tết năm ngoái tôi về quê làm lễ mãn tang mẹ, vào Sài Gòn gọi đám bạn học cũ cùng kéo xuống Bà Rịa thăm một số bạn học khác đã an cư tại đây thì một người bạn thân -- vẫn thường đứng ra sắp xếp những cuộc hội ngộ như vậy -- lại báo kẹt, do gia đình đã sắp đặt chuyện đi đây đi đó nhân đứa con du học tại Mỹ về thăm. Nhưng chỉ cáo từ được vài tiếng đồng hồ, bạn tôi quyết định hủy chuyến đi chơi của gia đình bởi không lần này thì sẽ có lần khác, còn như bỏ lỡ cơ hội bạn bè lần này thì biết bao giờ mới gặp lại?
Nghĩa là, biết đâu được, lần này có thể là lần cuối!
Tôi lại nhớ, hai năm trước, đi viếng tang thân mẫu nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn, gặp lại một loạt những bạn bè và người quen đã ít nhất một năm rồi không thấy mặt, vì dịch. Gặp lại anh bạn thời sinh viên của Hoàng Ngọc-Tuấn, cũng tên Tuấn, một nhà kinh doanh thành công nhưng đang trong giai đoạn thoái trào vì đã… đủ và con cái đã lớn, chỉ dành thì giờ du ngoạn. Lâu không gặp, anh bạn hỏi thăm chuyện này chuyện nọ rồi trầm ngâm chép miệng, than thở năm nay bị giam chân, không đi đâu được, quanh quẩn ở nước Úc chỉ để dự tang: cái năm gì mà khiếp, người đi nhiều quá, hết người này “vô cùng thương tiếc báo tin” thì đến người thân khác “đau lòng thông báo”…
Nghe anh, tôi buột miệng, nước này mình phải tính… “break even”!
Anh bạn là nhà kinh doanh nên “break even” là mối quan tâm hàng đầu sau mỗi vố đầu tư. Đó là cái dấu mốc ngóng chờ, càng sớm càng tốt, lúc con số lợi nhuận thu vào cân bằng với vốn đã vung ra, nói nôm na là hòa vốn. Nhưng bây giờ, khi chuyện kinh doanh không còn là mối ưu tư hàng đầu và tần suất thiệp báo tang ngày càng tăng, thiệp tang nhiều hơn thiệp cưới, cái “break even” phải tính là số bạn bè đã ra đi và số vẫn còn đó với mình.

Đời người có lẽ ai cũng có một dấu mốc như thế nhưng ít ai để ý, ít ai lạnh lùng làm cuốn sổ kiểm toán về những bạn bè và thân nhân ở hai cõi âm dương.
Mười sáu năm trước, đọc lá thư tay của nhà văn Võ Phiến, tôi đã nhận ra rằng ông đã đi qua cái lằn ranh ấy khá xa:
“Năm xưa tôi đến Hội An, ở nhà Nguyễn Rô. Bạn cầm bút ở Quảng Nam có Bùi Giáng, Nguyễn Văn Xuân. Hồi nhỏ tôi có học cùng trường cùng lớp với Bùi Giáng 2 năm. Lớn lên vào Sài Gòn chúng tôi gặp lại; có hôm bất bình hờn giận vợ, tôi ôm mềm qua nhà Bùi Giáng (đang sống ở Trương Minh Giảng với các em) ngủ qua đêm. Nhưng kẻ sống đời tự do, người làm công chức giờ giấc gò bó nên không mấy gần nhau.
Bây giờ Bùi Giáng không còn. Nguyễn Văn Xuân suy kiệt, tôi tuổi hơn tám chục, bết bát chẳng còn viết lách gì nữa!” [1]
Bây giờ thì tất cả đều đã về “bên ấy”.
Đâu năm, sáu năm trước, không nhớ chính xác, đang thù tạc cùng một nhóm bạn bè già, trẻ, trong có nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc. Giữa chừng có điện thoại, anh Quốc bắt máy và đầu kia là Giáo sư Nguyễn Xuân Thu. Vừa mới ở Mỹ về, có lẽ lòng xốn xang không nói ra không chịu được, anh Thu gọi để san sẻ nỗi lòng, thề rằng đây sẽ là lần chót, sẽ không bao giờ đi Mỹ nữa: qua đó gặp lại những đồng môn, đồng nghiệp xưa chỉ để càng buồn, càng đau lòng thêm bởi người này suy kiệt, người kia thoi thóp trên giường bệnh, người nọ thì đếm từng ngày trong viện dưỡng lão.
Cái vạch “break even” ấy, xem ra, đã ở phía sau lưng anh Thu, khá xa.
Tôi đã chạnh nghĩ đến cái vạch ấy từ đâu tám, chín năm trước dãu hãy còn nằm ở phía trước khá xa sau khi liên tiếp nhận tin đứa bạn và người thầy thân thuộc bỏ bất ngờ rời bỏ cuộc đời, Sữu đã mất, thầy Tùng đã mất. Buồn, liên lạc với bạn học cũ đang sống tại Mỹ để rồi cùng bùi ngùi nhận ra rằng có những người, khi sống mình không để ý lắm, thế nhưng khi mất đi thì -- dù thân thiết hay không thân thiết lắm, dù nét đáng yêu nhiều hơn hay ít hơn nét đáng ghét – thể nào cũng nhận ra rằng người đó cũng đã đóng một ý nghĩa, một dấu ấn nào đó trong một chặng đời nào đó của mình.
Tất cả những điều như thế làm tôi nhớ lại một câu thoại trong phim Troy, cực hay “Thánh thần ganh tỵ với chúng ta. Họ ganh tị vì chúng ta sẽ chết. Bởi vì bất cứ khoảnh khắc nào đều có thể là khoảnh khắc cuối cùng của chúng ta. Mọi thứ sẽ đẹp đẽ hơn bởi vì phần số của chúng ta có hạn.” (The gods envy us. They envy us because we’re mortal. Because any moment might be our last. Everything’s more beautiful because we’re doomed.) [2]
Nhớ, năm mười bốn, mười lăm tuổi, tôi đã đọc ý tưởng từa tựa của Duyên Anh, trong một bài viết trên tạp chí Tuổi Ngọc, rầu rĩ than thở mình là “Con sên già lùi bước”. Nhưng rầu rĩ thì rầu rĩ, Duyên Anh lại cho rằng thánh thần trẻ mãi, sống mãi thì có cũng phải chán, thèm làm người: có làm người thì về già tuổi trẻ của mình mới đẹp đẽ hẳn lên và những ngày vàng son đã qua mới trở thành một “chiến khu kỷ niệm”.
Thôi thì cũng đừng quá bận tâm với những thiệp tang, với số bè bạn đã ra đi hay số còn ở lại. Hãy quý giá cái đời sống mà mình đang tận hưởng, hãy nghĩ đến cái bình thường mà mình vẫn thường “take for granted”, hãy nghĩ rằng khoảnh khắc nào cũng có thể là khoảnh khắc cuối cùng của đời mình để thấy rằng cuộc đời luôn rực rỡ và để thấy rằng cái dở, cái bậy bạ của những người gần gũi mình luôn đáng để thông cảm, để tha thứ…

Nguyễn Hoàng Văn
________________
Chú thích:
[1]https://www.tienve.org/h...work&artworkId=19223
[2] Phim được đạo diễn Wolfgang Petersen dựng theo trường ca Iliad của Homes, quy tụ những tài tử ăn khách nhất của Hollywood, từ Brad Pitt đến Eric Bana, Orlando Bloom, trong đó Brad Pitt đóng vai Achilles, nhân vật mà chúng ta quá quen thuộc với thành ngữ “Gót chân Achilles”. Câu thoại trên là của Achilles, nói với Briseis, vốn là nữ quản tế đền thờ Apollo.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.