logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/12/2023 lúc 11:45:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung và vợ khi vừa đến Frankfurt, Đức, ngày 15/12/2023. Hình do Nguyễn Tiến Trung cung cấp cho VOA.



Hôm 15/12, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung và gia đình đáp máy bay đến thành phố Frankfurt, Đức để định cư, ông cho VOA biết qua email.

Giới hoạt động trong và ngoài nước bày tỏ sự vui mừng việc ông Trung và gia đình đến Đức, quốc gia phương Tây thường lên tiếng về vấn đề nhân quyền và tiếp nhận cựu tù nhân chính trị từ Việt Nam.

Nhà hoạt động nhân quyền Grace Bùi ở Thái Lan viết trên trang Facebook hôm 15/12 rằng ông Trung và gia đình đã rời khỏi Việt Nam trước đây và lánh nạn tại Thái Lan một thời gian trước khi đến Đức.

“Khi còn ở Thái Lan thì Trung đã bị an ninh Việt Nam theo dõi và Đức đã cấp visa khẩn cấp cho Trung”, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ viết. “Cảm ơn Đại Sứ Quán Đức đã làm việc với chúng tôi và trong một ngày đã cấp visa cho Trung và gia đình”.

Đại sứ quán Đức và Bộ Ngoại giao nước này chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng không phản hồi.

Vào năm 2014, sau khi thụ án tù gần 5 năm với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, ông Trung phải chịu thêm 3 năm quản chế tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Tiến Trung, một thạc sỹ công nghệ thông tin tốt nghiệp tại Pháp, là một người tích cực vận động dân chủ cho Việt Nam, sáng lập viên của Tập hợp Thanh niên Dân chủ.

Ông bị tuyên án 7 năm tù cùng với các nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, và Lê Thăng Long trong cùng phiên xử hồi năm 2010 gây chú ý công luận quốc tế. Đến nay, ông Thức vẫn còn bị giam cầm.

Sau khi ra tù, ông Trung tích cực đóng góp bài viết về tình hình chính trị Việt Nam trên trang VOA Tiếng Việt.

Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 19/12/2023 lúc 11:40:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nguyễn Tiến Trung: Tôi âm thầm hoạt động vẫn bị chính quyền vây bắt

UserPostedImage
Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung và vợ tại thành phố Cologne, Đức, tháng 12/2023.

Nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung vừa cùng gia đình đến Đức tị nạn chính trị giờ đây chia sẻ với VOA về lý do ông phải rời Việt Nam và đối mặt với các hoạt động theo dõi của an ninh tại Thái Lan.
Từ khi ông đến Đức hôm 15/12 đến nay, các bộ ngoại giao của Thái Lan, Việt Nam và Đức vẫn chưa hồi đáp cho đề nghị bình luận của VOA

VOA: Xin chào ông Nguyễn Tiến Trung. Ông có thể cho biết hành trình của ông từ Việt Nam và đến Đức diễn ra như thế nào không ạ?
Nguyễn Tiến Trung: Xin chào đài VOA. Ngày thứ Sáu 18/8/2023, buổi sáng hôm đó khi tôi ra khỏi nhà tôi đi mua đồ ăn sáng, tôi đi bộ thì có các nhân viên an ninh mặc thường phục chặn tôi lại và họ...muốn đưa tôi lên đồn công an. Tôi đã từ chối. Sau khi cự cãi một hồi thì có đông người nữa trong quán cafe đầu ngõ nhà tôi bật dậy muốn bắt tôi, thì tôi mới chạy ngược về nhà tôi. Rất là may mắn tôi chạy thoát được.
Bữa tối 18/8 tôi mới rời khỏi nhà tôi và tôi tìm cách đến Thái Lan, tìm đến trụ sở của cơ quan tị nạn LHQ để xin tị nạn trị. Rất là may mắn là sau gần 4 tháng, từ 18/8 đến ngày 14/12/2023, tôi đã đến được nước Đức để tị nạn chính trị.
VOA: Khi đến Đức thì ông có cảm xúc như thế nào?
Ông Trung: Cảm xúc của tôi về Đức là tôi thấy vui, vì cả gia đình tôi đã thoát đi được và an toàn ở Đức. Còn tôi cũng buồn là vì công việc của tôi về dân chủ hóa Việt Nam ở trong nước nó còn dang dở và còn nhiều anh em đồng đội của tôi còn ở trong nước. Và họ cũng có thể gặp nguy hiểm. Và việc rời đi của tôi cũng có thể gây buồn cho anh em... Thì đó là những cảm xúc lẫn lộn của tôi khi tôi mới đến Đức.

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...42-01fc-08dbfda862e5.mp4

VOA: Ông có kể về sự kiện vào ngày 18/8, đây có phải là lần mới nhất và có phải là lần duy nhất ông bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu kể từ khi ông ra khỏi nhà tù vào năm 2014 không?
Ông Trung: Không, từ khi ra khỏi nhà tù vào năm 2014, tôi đã bị quản chế đến tầm 2017. Trong 3 năm quản chế, lúc nào hàng tháng tôi vẫn phải lên phường làm việc, trả lời cái việc hỏi cung của an ninh. Trong thời gian từ 2014 đến lúc tôi phải rời khỏi Việt Nam, an ninh Việt Nam vẫn thỉnh thoảng đến nhà tôi sách nhiễu, hoặc là bắt bớ những người bạn bè của tôi lên đồn công an để hạch hỏi về tôi. Và những người đó họ cũng kể lại cho tôi. Hoặc là một số lần vào ban đêm họ muốn xông vào nhà tôi, họ đòi kiểm tra hộ khẩu... Đó những cái mà trong cái thời gian ở Việt Nam là tôi đã phải trải qua.
VOA: Sau khi ông hết bị quản chế thì họ có cho ông tự do đi lại và ông có được cấp hộ chiếu phổ thông?
Ông Trung: Trong thời gian tôi bị quản chế tôi không được đi đâu hết và muốn đi đâu thì phải xin phép. Thực ra là hết thời gian quản giới năm 2017, sau đó tôi vẫn không được cấp lại hội chiếu.
Tuy nhiên, sau khi có một cái scandal là Trịnh Xuân Thanh bị chính quyền Việt Nam bắt cóc ở Berlin, thì tạo ra mối quan hệ sóng gió ngoại giao giữa Đức và Việt Nam.
Trong những điều kiện mà phía Đức nêu ra với Việt Nam để bình thường hóa quan hệ thì phải trả lại hộ chiếu cho một số những nhà hoạt động. Tôi rất là may mắn là đã được cấp lại hộ chiếu sau khi sự việc Trịnh Xuân Thanh nổ ra, nhờ vào sự can thiệp, vận động của chính phủ Đức.
VOA: Khi ông đã ra khỏi Việt Nam, ông nghĩ đến sẽ định cư đến quốc gia nào và vì sao Đức là nằm trong sự lựa chọn của ông?
Ông Trung: Thật ra khi tôi rời khỏi Việt Nam, điều quan trọng nhất đối với tôi phải rời nhanh chóng rời khỏi Thái Lan càng nhanh càng tốt. Cho nên tôi đã đăng ký xin tị nạn chính trị ở nhiều nước, nhưng mà nước Đức là nước giải quyết hồ sơ của tôi nhanh nhất cho nên tôi đi Đức. Lý do là đơn giản thôi.
VOA: Với quá trình mà ông xin visa nhanh như thế thì ông có thể chia sẻ kinh nghiệm để cho những nhà hoạt động khác hay là những người đang tìm quy chế tị nạn khác có thể có những thông tin cần thiết?
Ông Trung: Thật ra đây không phải là kinh nghiệm gì mà do phía Đức cũng những đại sứ quán của các nước dân chủ phương Tây ở Việt Nam là họ đều biết về quá trình hoạt động của tôi từ rất là lâu rồi.
Sau khi tôi ra tù năm 2014, tôi cũng đã hợp tác chặt chẽ với họ trong vấn đề báo cáo về tình trạng vi phạm dân quyền của chính quyền Cộng sản Việt Nam. Cho nên đó là một trong những lý do phía an ninh Việt Nam muốn tìm bắt tôi.
Vì có một cái quá khứ là làm việc chặt chẽ với các sứ quán, cho nên khi tôi có vấn đề về an ninh thì các sứ quán đều hết lòng giúp đỡ tôi. Lý do là như vậy, tôi không có kinh nghiệm gì trong vấn đề xin visa hay làm sao định cư nhanh được hết.
VOA: Tại Bangkok trong thời gian vài tháng như thế, trải nghiệm của ông là gì? Và những khó khăn đối với những nhà hoạt động và những người xin tị nạn? Ông có thể chia sẻ một đôi điều đối với bản thân ông và những người mà ông đã chứng kiến?
Ông Trung: Tôi có thể chia sẻ một câu chuyện liên quan đến bản thân tôi. Đó là tôi cũng bị phía an ninh Việt Nam dò ra tung tích ở Bangkok. Thế là trong lúc mà tôi đã đi ra một cái chợ, thì tôi thấy có một người đã đi theo tôi và họ liên tục nhìn vào điện thoại để kiểm tra xem đúng là cái gương mặt của tôi trên Google Image hay không. Đó, cho nên là tôi phát hiện ra là tôi đã bị theo dõi.
Sau đó tôi phải nhanh chóng rời khỏi nơi cũ và tôi đến nơi ở mới an toàn hơn. Trước tình hình khẩn cấp như vậy thì phía sứ quán Đức đã nhanh chóng cấp visa khẩn cấp cho tôi. Tại vì họ không muốn lặp lại tình trạng như là anh Trương Duy Nhất và Thái Văn Đường đã bắt cóc ở Thái Lan và đem trở về Việt Nam.
Tôi chia sẻ một chuyện như vậy để mọi người thấy là tình hình ở Thái Lan không an toàn và các anh chị em có thể bị theo dõi và có thể bị bắt trở lại Việt Nam bất cứ lúc nào nếu như phía chính quyền Việt Nam muốn.
VOA: Khi đến Đức thì ông có gặp những trở ngại và có cần sự giúp đỡ ở phía Đức?
Ông Trung: Từ phía Thái Lan thì tôi đã được phía Đại sứ quán Đức ở Bangkok Thái Lan giúp đỡ rất là nhiều. Anh Maximilian, viên chức chính trị của Đại sứ quán Đức ở Thái Lan, đến tận sân bay để tiễn tôi lên máy bay. Lúc đó là đã là gần 0 giờ khuya.
Khi mà tôi đến Đức là có cảnh sát Đức dẫn đường cho đi xuống bằng đường riêng, để hồ sơ thủ tục cho nhanh vì tôi có con nhỏ. Tôi ấn tượng với nước Đức rất là tốt, và tôi rất cảm động.
Còn khi tôi được phân ở trong một cái khu gọi là trại tị nạn, gọi là trại tị nạn nhưng nó giống như một cái building. Nhà tôi được phân trong một cái phòng lớn, được cấp đầy đủ mọi nhu yếu phẩm hàng ngày.
Tôi thấy là nước Đức đối xử với người thị nạn rất là tốt. Đó là cái ấn tượng cực kỳ tốt của tôi về nước Đức.
VOA: Ông có thể chia sẻ kế hoạch tương lai của mình?
Ông Trung: Trước mắt tôi sẽ cố gắng học tiếng Đức và hòa nhập với đời sống Đức càng nhanh càng tốt, cũng như kiếm công việc làm.
Tôi cũng mong muốn kiếm được việc làm trong những tổ chức phi chính phủ (NGO), hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền quốc tế, để tôi có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Và đương nhiên một lý do tôi chọn thành phố Cologne của Đức là tại vì Cologne gần với Pháp, Bỉ, Hà Lan…thì tôi có thể đi qua Brussels là trung tâm của Châu Âu rất là dễ dàng, cũng như đến Strasbourg ở Pháp, trụ sở của EU rất là dễ dàng.
Tôi sẽ tiếp tục công việc hoạt động dân chủ hóa Việt Nam. Đó là lý do tại sao tôi chọn thành phố Cologne của Đức. Đó là những kế hoạch tôi sắp tới và tôi sẽ tiếp tục công việc dân chủ hóa Việt Nam cũng như là bảo vệ nhân quyền, những việc mà tôi đã làm bao nhiêu năm nay rồi.
VOA: Ông lưu tâm đến vấn gì nhất khi nói đến tiến trình dân chủ hóa và hoạt động nhân quyền tại Việt Nam?
Ông Trung: Trong năm 2023, cũng như các năm trước, chính quyền Việt Nam đàn áp rất khốc liệt. Kể cả tôi, là một người hoạt động rất âm thầm và cũng không có làm gì quá đáng cả, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn kiên quyết bắt tôi, thậm chí họ bắt cóc những người bạn của tôi và buộc những người bạn của tôi viết đơn tố cáo tôi là tôi “dụ dỗ lôi kéo” họ tham gia vào công cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam
Tình hình rất tệ và các phía tổ chức xã hội dân sự không dính dáng gì đến chính trị cũng vậy. Mọi người cũng biết những nhà hoạt động môi trường như là chị Ngụy Thị Khanh, anh Đặng Đình Bách, anh Mai Phan Lợi vẫn bị bắt.
Cho nên là tôi thấy tình hình rất khó khăn. Và sắp tới tôi cũng chưa thấy có cái gì sáng sủa hơn.
Cho nên tôi nghĩ là thời điểm này tốt nhất là tôi nên ra ngoài để có thể học thêm kiến thức, kinh nghiệm để sau này có thể trở về mình đóng góp cho nước tốt hơn.
VOA: Một số người nhận định rằng phong trào dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam đang ở một cái hình thái gọi là thoái trào. Ông có đồng ý với nhận định như thế không?
Ông Trung: Đúng như vậy. Tôi đồng ý với những nhận định như vậy ạ. Cho nên tôi mong các nhà hoạt động trong nước phải bình tĩnh và giữ mình để qua được cái giai đoạn này, chứ không nên đương đầu hay đối đầu với nhà cầm quyền.
VOA: Xin cảm ơn ông Nguyễn Tiến Trung.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.