logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/12/2023 lúc 12:21:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn
Việt Nam Thời Báo

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra thông cáo ngày 30/12 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn, người đang trong tình trạng nguy kịch theo như lời người thân cho RFA biết gần đây.

Giám đốc Văn phòng Châu Á- Thái Bình Dương của RSF, ông Cédric Alviani, nêu rõ trong thông cáo báo chí “Lê Hữu Minh Tuấn là một nhà báo độc lập đã can đảm liều mình thông tin cho công chúng các nỗ lực dân chủ hóa do tổ chức xã hội dân sự Việt Nam này đi đầu; lẽ ra ông Tuấn không hề phải chịu giam giữ chứ chưa nói đến việc phải nhận bản án tù nặng nề như thế. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực đối với chính phủ Hà Nội cho ông Tuấn được tạm tha vì lý do y tế cũng như bảo đảm ông này được trả tự do trước khi quá muộn.”

Như tin RFA loan, một người thân của ông Tuấn cho biết, trong buổi thăm gặp ngày 26/12 vừa qua tại Trại giam ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, gia đình nhận thấy ông Tuần chỉ còn da bọc xương, xanh xao. Ông Tuấn cho biết không thể căn bất cứ gì, chỉ có thể uống sữa với cháo loãng để cầm cự; vì ăn gì vào cũng không thể tiêu hóa.

Ông Tuấn tự đi ra gặp người thân được nhưng chậm chạp và gắng gượng, đồng thời nhắn lại rằng bản thân "chịu hết nổi rồi, không thể cầm cự được nữa.”

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban châu Á của HRW khi biết tin này đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Tuấn ngay lập tức. Ông nói trong tin nhắn gửi RFA ngày 28/12:

“Vì các nhà tù ở Việt Nam hầu như không cung cấp dịch vụ y tế, Lê Hữu Minh Tuấn cần được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện để ông có thể nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc y tế mà ông đang rất cần từ gia đình. Không nên có lời bào chữa nào cả, cuộc sống của ông rõ ràng phụ thuộc vào đó.”

Chuyên gia của HRW về nhân quyền Việt Nam cho rằng Hà Nội phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu chuyện không hay xảy ra với ông Tuấn:

“Việc Lê Hữu Minh Tuấn thực hiện quyền của mình lẽ ra không nên bị coi là tội phạm. Do vậy, nếu ông chết trong tù thì chính quyền Việt Nam phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc hủy hoại tính mạng của ông và những thiệt hại sau đó đối với gia đình ông.”

Ông Lê Hữu Minh Tuấn, 34 tuổi, là biên tập viên của trang Việt Nam Thời Báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức đấu tranh cho tự do báo chí ở trong nước nhưng không được Nhà nước công nhận.

Ông đang thụ án tù 11 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” trong cùng vụ án với Chủ tịch Phạm Chí Dũng và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ- người cũng là blogger của Đài Á Châu Tự Do (RFA).

Thông cáo ngày 30/12 của RSF nêu rằng tại Việt Nam những nhà báo bị cầm tù hầu như phải chịu sự đối xử tồi tệ một cách có hệ thống và bị từ chối cho chăm sóc y tế. Vào tháng 8/2022, ông Đỗ Công Đương chết trong trại giam ở tuổi 58 do bị ngược đãi. Gần đây, tù nhân Lê Trọng Hùng sụt 11 kilogram sau một tháng tuyệt thực kể từ tháng chín nhằm phản đối điều kiện giam giữ đối với ông.

Việt Nam xếp thứ 178 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng hàng cuối bảng Chỉ số Tự do báo chí của RSF năm 2023; và thuộc nhóm giam tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.032 giây.