logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/01/2024 lúc 10:22:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân.


Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân. Người dân có học thức, có lý tưởng, có sáng tạo, chăm chỉ làm việc và phục vụ xã hội và quốc gia thì sẽ làm cho đất nước văn minh, tiến bộ và thịnh vượng, còn ngược lại thì đất nước suy tàn, lạc hậu.


Chính vì người dân có vai trò quyết định đối với vận mệnh của một dân tộc và đất nước như thế mà các chính trị gia từ xưa tới nay đều lấy dân làm đối tượng cơ bản. Nhưng với hai phương thức và mục đích trái ngược nhau: một là tôn trọng ý muốn của dân để tận tâm phục vụ cho dân; hai là chỉ xem dân như một lực lượng để phục vụ cho tham vọng cá nhân hay đảng phái, chủ nghĩa. Khuynh hướng chính trị thứ nhất cổ võ và thực hiện nền dân chủ, tự do và tôn trọng nhân quyền. Khuynh hướng chính trị thứ hai thi hành đường lối làm chủ dân để thống trị và nô dịch người dân nhằm phục vụ cho mưu đồ vị kỷ.  


Dân chủ và chủ dân, vì thế, luôn luôn là hai mặt của xã hội tương đối và bất toàn. Trên thực tế, đôi khi khó có thể phân biệt rạch ròi và minh bạch như giữa trắng và đen. Các nền dân chủ không phải không có những thiếu sót và các chế độ làm chủ dân thường núp dưới những chiêu bài mị dân rất tinh khôn. Chẳng hạn ở đâu đó chúng ta đã từng nghe nói rằng, “cán bộ là đày tớ của nhân dân,” nhưng trên thực tế xã hội thì hoàn toàn ngược lại. Rồi gần đây không xa, chúng ta lại nghe có người dõng dạc tuyên bố rằng, họ “phải lấy lại nước Mỹ nếu không thì sẽ bị cộng sản nhuộm đỏ,” v.v… Các kiểu rêu rao cường điệu chính trị như thế không phải là không có người cúc cung tận tụy tin theo. Chính những yếu tố này đã góp phần xóa mờ biên giới giữa dân chủ và chủ dân để làm cho người dân dễ nhầm lẫn giữa dân chủ đích thực và các thế lực có âm mưu làm chủ dân.


Để hiểu rõ hơn về gốc gác của các thể chế cộng hòa và dân chủ, chúng ta sẽ lần lượt bàn về dân chủ thời xưa, dân chủ thời nay và thế nào là các thế lực làm chủ dân.

Dân chủ thời xưa

Điều thú vị là trong Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) của Trường A-hàm (Dīrgha-āgama), theo bản dịch Việt của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã kể rằng vào thời khai thiên lập địa khi con người mới có mặt trên thế gian này, lúa gạo tự động mọc lên khắp nơi và con người chỉ cần ra ngoài đồng để gặt hái đem về ăn. Trải qua ngày tháng sau đó, có người nghĩ rằng tại sao phải nhọc công đi tới đi lui nhiều lần trong ngày để lấy lúa gạo, mà không lấy một lần cho nhiều để tích lũy rồi từ từ ăn. Suy nghĩ như vậy rồi người đó làm theo. Đến giờ ăn mọi người rủ người đó đi ra đồng lấy lúa gạo thì người đó nói đã lấy và tích chứa nhiều rồi nên không cần phải đi nữa. Thấy vậy, nhiều người làm theo. Khái niệm về quyền tư hữu xuất hiện từ đó. Nhưng khi mọi người đều làm vậy thì có sự tranh giành nhau để lấy cho nhiều nên xảy ra tranh chấp và phải phân chia ruộng đất ra làm từng mảnh nhỏ cho mọi người.


Tuy nhiên, từ đó lại nảy sinh ra nạn trộm cắp lúa gạo. Vì vậy phải cần người làm trọng tài phân xử các tranh chấp kiện tụng. Mọi người bàn với nhau bầu ra một người lương thiện, có trí tuệ hơn người, không thiên vị ai và được mọi người tin tưởng để đứng ra làm trung gian phân xử. Mọi người đều gọi người này là  mahāsammato (Hán dịch là Bình Đẳng Chủ) và mọi người cùng trích một phần lúa gạo của mình để chu cấp cho Bình Đẳng Chủ vì người này phải dành hết thời gian lo việc công.


Mahāsammato là người được đại chúng hay quần chúng bầu lên với sự đồng ý của mọi người để phục vụ theo ý muốn của người dân. Đây có thể nói là sự thực hiện dân chủ đầu tiên trên thế gian này.  


Vào thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch, tại Ấn Độ nhiều bộ tộc như Shakyas, Koliyas, Moriyas, Mallakas, và Licchavikas, v.v… đã thiết lập thể chế cộng hòa rất sớm.(1) Bộ tộc Shakyas (Thích-ca) thành lập tiểu quốc Shakya với thủ đô là Kapilavastu (Ca-tì-la-vệ), nơi quê hương của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni Buddha). Nhà nước cộng hòa Shakya được điều hành bởi một Hội Đồng (Gaṇasaṅgha) gồm các rājās, các tiểu vương, hay các thân vương thuộc dòng họ Cồ-đàm (Gotama). Người lãnh đạo tối cao của nhà nước cộng hòa Shakya là một thủ lãnh được bầu chọn, có danh hiệu là đại vương (mahārājā), chịu trách nhiệm điều hành chính sự của nhà nước cộng hòa với sự trợ giúp của Hội Đồng.


Hội Đồng lãnh đạo nhà nước cộng hòa Thích-ca hội họp trong một hội trường (anthāgāra) chính đặt tại Thủ đô Ca-tì-la-vệ. Quyền tư pháp và lập pháp của Hội Đồng lãnh đạo nhà nước Shakya trong thời kỳ này không được phân định rõ. Mỗi khi hội họp họ bàn về nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến chính sự, như chiến tranh, hòa bình và các đồng minh. Khi có các khóa họp của Hội Đồng được tổ chức, các tiểu vương tập trung vào hội trường. Ở bốn góc phòng có bốn ủy viên đặc biệt (amaccās) để nghe và ghi những phát biểu của các tiểu vương. Khi Hội Đồng đã vân tập đầy đủ, đại vương vào ghế ngồi đã được định sẵn và bắt đầu nêu ra các vấn đề để thảo luận và lấy quyết định bằng cách dong tay hay sử dụng các thẻ bằng gỗ.(2)


Cũng vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, nền dân chủ sơ khai cũng đã được thiết lập tại Thành phố Nhã Điển (Athen) của Hy Lạp.(3) Chữ dân chủ (democracy) bắt nguồn từ chữ Hy Lạp cổ δημοκρατία, được dịch sang tiếng La Mã là dēmokratía, mà trong đó chữ dēmos có nghĩa là người dân và chữ kratos có nghĩa là quyền lực.


Dân chủ thời nay

Ngày nay trên bình diện quốc tế mà đại biểu là cơ quan Liên Hiệp Quốc đã công nhận tính phổ quát của dân chủ, tự do và nhân quyền qua các văn bản như Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị được công bố vào ngày 16 tháng 12 năm 1966.


Ký giả Karl Popper nói rằng quan điểm cổ xưa về dân chủ là, “đại khái, dân chủ là quyền lực của người dân, và rằng người dân có quyền cai trị [đất nước].”(4) Trong khi đó, cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cho rằng, “có nhiều hình thái dân chủ khác nhau khi có nhiều quốc gia dân chủ trên thế giới.”(5) 


Theo Bách Khoa Từ Điển Mở Britannica,(6) các nguyên tắc dân chủ được phản ảnh ở việc tất cả công dân hợp pháp đều bình đẳng trước pháp luật và quyền tiếp cận bình đẳng đối với các tiến trình pháp luật. Thí dụ, trong nền dân chủ đại diện, mỗi lá phiếu có sức nặng ngang nhau, và quyền tự do của các công dân hợp pháp được bảo đảm bởi các quyền và các quyền hợp pháp và các quyền tự do thường được ghi trong hiến pháp. Những cách sử dụng “dân chủ” khác có thể bao gồm nền dân chủ trực tiếp, mà trong đó các công dân bỏ phiếu trực tiếp các vấn đề.


Theo Clifford Christians, ngày nay có hai loại hình dân chủ phổ biến: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.(7)


Dân chủ trực tiếp hay còn gọi là dân chủ thuần túy, là loại hình dân chủ mà nơi đó người dân điều hành chính sự trực tiếp. Điều này đòi hỏi sự tham gia rộng rãi của người dân vào chính trị. Dân chủ Nhã Điển, hay dân chủ cổ thời là loại hình dân chủ trực tiếp được phát triển tại Thành phố Nhã Điển của Hy Lạp. Dân chủ phổ thông (hay đại chúng) là loại hình dân chủ trực tiếp dựa trên việc trưng cầu dân ý và các công cụ khác để trao quyền và cụ thể hóa ước muốn của dân chúng.


Dân chủ đại diện là loại hình dân chủ gián tiếp mà ở đó quyền làm chủ thuộc các đại diện của người dân. Dân chủ cấp tiến là dân chủ đại diện với việc bảo vệ tự do cá nhân và tài sản theo pháp luật. Dân chủ đại diện gồm nhiều loại, ở đây chỉ kể ra vài nền dân chủ tiêu biểu:


-Dân chủ bầu cử là loại dân chủ đại diện dựa trên việc bỏ phiếu, dựa vào cử tri đoàn, như các nền dân chủ phương tây hiện đại hay dân chủ tự do.


-Hệ thống đảng thống trị là hệ thống đảng dân chủ nơi mà chỉ có một đảng chính trị có thể thực sự nắm chính quyền, bởi chính nó hay trong một chính phủ liên hiệp.


-Dân chủ nghị viện là hệ thống chính quyền dân chủ nơi mà hành pháp của chính quyền nghị viện thường là một nội các, và được lãnh đạo bởi một thủ tướng là người được xem như là lãnh đạo chính quyền.


-Dân chủ tổng thống là hệ thống chính quyền dân chủ nơi mà một vị lãnh đạo của chính quyền cũng là người đứng đầu nhà nước và hành pháp riêng biệt với lập pháp.

Làm chủ dân



Do lòng tham có sẵn trong bản chất từ lâu đời, nhiều người luôn luôn muốn chiếm hữu cho mình, từ của cải vật chất đến danh vọng và quyền lực. Bởi vậy thời nào trong lịch sử loài người cũng có các cá nhân và chế độ chính trị phản dân chủ, mà ở đây tạm gọi là tham vọng muốn làm chủ dân, hay nói gọn là chủ dân.


Vì biết mọi người dân đều muốn sống tự do, muốn các chế độ làm theo nguyện vọng của dân (dân chủ) và được tôn trọng phẩm giá làm người (nhân quyền), các thế lực chủ dân tìm mọi cách, từ chủ thuyết, lý thuyết cho đến thực tế, kể cả mánh khóe, chiêu bài mị dân để làm chủ được người dân, vì có làm chủ dân họ mới thực hiện được mưu đồ thống trị dân tộc và đất nước.


Ngày xưa ở Trung Hoa, học thuyết Nho Giáo của Khổng Tử chủ trương rằng các ông vua là con của trời (thiên tử) và do trời sai xuống nhân gian để cai trị thiên hạ làm cho quốc thái dân an. Trời là tối cao mà mọi người đều tôn thờ, cho nên người thừa mệnh trời (thiên tử) cai trị dân thì dân phải tùng phục mà không thể chống lại. Ai chống lại thiên tử là chống lại mệnh trời, tức là chống lại thiên mệnh, mà chống thiên mệnh thì bị “trời tru đất diệt.” Vào thời xa xưa, khi nhận thức con người đối với trời đất và vạn vật còn mông muội thì ông trời là quyền lực huyền bí và tối cao. Con ông trời (thiên tử) cũng vậy, cũng nắm quyền sinh sát thần dân trong tay. Cho nên, người dân Việt Nam ngày xưa hay nói “làm trời, làm đất” để chỉ thái độ và hành động của người nào đó không xem ai ra gì, muốn làm gì thì làm. Giống như ông trời muốn làm gì thì làm, mà con người không thể kháng cự.


Lý thuyết thiên tử là lá chắn bảo vệ chế độ quân chủ suốt cả ngàn năm ở Đông Á. Mục đích của lý thuyết đó để làm cho người dân tin rằng vua có quyền lực tối tôn, bởi vì do trời sai xuống, thừa mệnh trời trị dân. Khi người dân tin như vậy thì sẽ khiến cho họ cúc cung tận tụy phục tùng mà không có ý định hay hành động chống lại vua.


Quan niệm “trung quân ái quốc” phát xuất từ niềm tin tuyệt đối vào lý thuyết thiên tử. Trung thành với vua chính là yêu nước. Người ta đem tinh thần yêu nước ghép vào với việc trung thành với vua để người dân nào có lòng yêu nước thì không dám bất trung với vua.


Quan niệm này nghe quen quen ở Việt Nam từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, khi có nhiều biểu ngữ, khẩu hiệu nói rằng, “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa.” Rồi người ta đặt ra đủ thứ yêu nước cho các tổ chức tôn giáo, chẳng hạn, “Phật giáo yêu nước,” “Công giáo yêu nước,” v.v… để các tín đồ nghĩ rằng đã yêu nước thì không thể chống lại xã hội chủ nghĩa.


Chưa hết, trong những mánh khóe, những chiêu bài của các nhà lãnh đạo, các chế độ quân chủ, độc tài, toàn trị cộng sản dùng để làm chủ dân, để biến người dân thành kẻ bị trị mà không đứng lên chống lại chế độ, còn có chiêu bài tôn giáo.


Lenin (1870-1924) đã từng nói rằng, “Đảng phải thông qua tôn giáo để tập họp quần chúng.”(8) Vì vậy, các nhà lãnh đạo và các chế độ muốn làm chủ dân thường có các chính sách tôn giáo rất tinh vi để qua đó nắm lấy quần chúng, loại trừ thành phần dân chúng chống đối. Chẳng hạn, chế độ toàn trị cộng sản tại Việt Nam đã thành lập các giáo hội nhà nước Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, v.v…, mà nhiều người gọi là giáo hội quốc doanh. Chế độ sử dụng các chức sắc tôn giáo để kiểm soát, lũng đoạn, phân hóa nội bộ các tôn giáo. Chế độ cho các giáo hội nhà nước phát triển về mặt hình thức, nhưng làm rỗng nát về mặt nội lực, qua sự kiểm soát chặt chẽ của Mặt Trận Tổ Quốc, Ban Tôn Giáo Chính Phủ và công an đặc trách tôn giáo. Nhà nước sử dụng hình thức phát triển bề ngoài này để khoe khoang thành tích tự do tôn giáo với quốc tế, đồng thời xoa dịu hay làm hài lòng các tín đồ tôn giáo nhẹ dạ, dễ tin để dễ dàng “tập họp quần chúng,” như Lenin chủ trương.


Đó là mánh khóe làm chủ dân ở các nước quân chủ, độc tài toàn trị. Còn ở các nước tự do và dân chủ phương Tây thì sao?


Ở đây xin nêu ra trường hợp đặc biệt của nền dân chủ Mỹ. Trong khoảng sáu bảy năm trở lại đây, nền dân chủ Mỹ gặp phải sóng gió liên tục, mà cao trào là cuộc tấn công ngày 6 tháng 1 năm 2021 vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ của hàng ngàn người ủng hộ Tổng Thống Hoa Kỳ lúc đó là Donald Trump, vừa thất cử trong cuộc tổng tuyển cử vào đầu tháng 11 năm 2020, với âm mưu ngăn cản cuộc đếm phiếu các cử tri đoàn để tuyên bố ứng cử viên Tổng Thống Đảng Dân Chủ Joe Biden thắng cuộc. Từ đó đến nay, nền chính trị Mỹ nằm trong tình trạng bất ổn, mà nguy cơ một cuộc khủng hoảng khác có thể sảy ra trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm 2024, với sự tham dự của ứng cử viên Tổng Thống Đảng Cộng Hòa Donald Trump.


Donald Trump đã không ngừng tung nhiều chiêu thức để lấy lòng cử tri nhằm mục đích thực hiện việc làm chủ dân khi được tái đắc cử tổng thống Mỹ vào năm 2024. Trong số các mánh khóe chính trị mà Donald Trump sử dụng có chiêu bài tôn giáo, mà qua đó Trump tung quảng cáo nói rằng “Thiên Chúa đã ban Trump cho chúng ta,” theo bản tin của Việt Báo ngày 5 tháng 1 năm 2024.(9) Bản tin của Việt Báo viết rằng:


“Trong một bài đăng trên nền tảng Truth Social của mình, Trump đã quảng cáo một video tuyên bố thẳng thừng rằng ‘Thiên Chúa đã ban Trump cho chúng ta’ với tư cách là đại diện cá nhân của Thiên Chúa để lãnh đạo Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


“Trong số những điều khác, đoạn video tuyên bố rằng Thiên Chúa cần Trump ‘chiến đấu với những người theo chủ nghĩa Marx’ ở Mỹ đồng thời làm việc đến quá nửa đêm mỗi đêm, mặc dù thực tế là lịch trình của Bạch Ốc bị rò rỉ cho thấy Trump hầu như dành hàng đêm để xem Fox News thay vì họp với các nhà lãnh đạo thế giới.


“Đoạn video sau đó có mục đích trích dẫn câu nói của Thiên Chúa, ‘Tôi cần một người có cánh tay đủ mạnh để chiến đấu với Nhà Nước Ngầm nhưng cũng đủ dịu dàng để sinh ra đứa cháu của chính mình.’ Ở một đoạn khác trong video, người kể chuyện tuyên bố rằng ‘Thiên Chúa phải có ai đó sẵn sàng đi vào hang rắn lục, tung tin giả bằng lưỡi sắc như rắn, nọc độc của rắn lục ở trên môi họ... vậy nên Thiên Chúa ơi ngài đã tạo ra Trump.’”


Điều đó cũng dễ hiểu thôi, bởi vì có tới 62% người Mỹ cho rằng “Thượng Đế đã ban cho nước Mỹ vai trò đặc biệt trong lịch sử nhân loại,” và tín đồ Thiên Chúa Giáo mới “là người Mỹ thật sự,” theo hai giáo sư Keith Gaddie của Đại Học Oklahoma và giáo sư Kirby Goidel của Đại Học A&M Texas.


“Theo cuộc thăm dò được Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng (PRRI) thực hiện vào tháng 7 năm 2019, 62% người Mỹ hoàn toàn đồng ý hay đồng ý hầu hết rằng “Thượng Đế đã ban cho nước Mỹ vai trò đặc biệt trong lịch sử nhân loại.” 52% nói rằng “tin vào Thượng Đế” và 33% nói rằng “là tín đồ Thiên Chúa Giáo” là rất quan trọng để “là người Mỹ thật sự.” Những phát hiện tương tự cũng được tìm thấy trong các cuộc thăm dò khác đối với công chúng kể từ năm 2010. Họ cũng đã đầu tư rất nhiều vào chữ nghĩa trong Thánh Kinh. Sự đồng thuận với những tuyên bố này được liên kết chặt chẽ với tình cảm chống Hồi Giáo và chống di dân trong số những người Mỹ da trắng. Do đó, chính trị và tiến trình lập quốc của Mỹ là vấn đề của mức độ và cường độ của việc Thiên Chúa Giáo hóa.”(10)


Khi những cử tri Mỹ tin rằng Donald Trump là người do Thiên Chúa sai xuống để cai trị nước Mỹ thì họ sẽ bỏ phiếu cho ông ấy và sẽ cúc cung tận tụy để phục tùng theo ông ấy. Giống như khi người ta tin rằng vua là con trời (thiên tử) thì người ta một lòng “trung quân, ái quốc.”

Kết luận

Triết gia và Văn sĩ Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778) đã viết trong tác phẩm Khế Ước Xã Hội (The Social Contract) rằng, “Con người sinh ra tự do, nhưng xiềng xích ở khắp mọi nơi.”


Bởi thế, tự do, dân chủ và nhân quyền không phải tự nhiên mà có. Muốn có được những thứ ấy, con người ở mọi thời đại, mọi nơi đều phải kiên trì đấu tranh, nhưng chưa chắc đã thành công.


Tuy nhiên, người dân từ xưa nay có thứ khí giới vô cùng lợi hại: lá phiếu. Ở các nước dân chủ lá phiếu là phương tiện hữu hiệu để thể hiện quyền lực của người dân. Thực ra nếu tất cả những người yêu chuộng tự do và dân chủ ở độ tuổi hợp pháp đi bầu cùng nhau thực thi quyền bầu cử của mình thì sẽ đánh bại những kẻ chủ dân.


Vấn đề là ai có thể làm cho tất cả những người yêu chuộng tự do, dân chủ bước ra khỏi nhà để đi bầu cử? Câu trả lời là khi người dân bị đặt vào hoàn cảnh hay tình thế bức bách, mà Rousseau gọi là xiềng xích, chẳng hạn, bị kỳ thị và đàn áp khốc liệt, bị tướt mất các quyền tự do và dân chủ, thì lúc đó họ mới ra khỏi nhà để đi đến thùng phiếu thực hiện quyền lực công dân của họ. Cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ vào năm 2020 đẩy Donald Trump ra khỏi Bạch Ốc đã chứng minh điều này.


Nhưng hãy coi chừng, vì những kẻ có tham vọng làm chủ dân cũng biết cách để giành phiếu!


Huỳnh Kim Quang
_____________

(1) Batchelor, Stephen (2015). After Buddhism: Rethinking the Dharma for a Secular Age. New Haven, Connecticut, United States: Yale University Press.
(2) Sharma, J. P. (1968). Republics in Ancient India, C. 1500 B.C.-500 B.C. Leiden, Netherlands: E. J. Brill.
(3) John Dunn, Democracy: the unfinished journey 508 BC – 1993 AD, Oxford University Press, 1994.
(4) Popper, Karl (23 April 1988). "The open society and its enemies revisited", The Economist (2016 reprint).
(5) Annan, Kofi, "Democracy", Council of Europe.
(6) www.britannica.com
(7) Christians, Clifford (2009). History of Communication: Normative Theories of the Media: Journalism in Democratic Societies. The United States: University of Illinois Press.
(8)Thích Tuệ Sỹ, Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sỹ Trẻ, www.thuvienhoasen.org
(9) https://vietbao.com/a317914/tr
(10) Keith Gaddie and Kirby Goidel, The American Nationalism Problem,
https://www.huffpost.com

Sửa bởi người viết 19/01/2024 lúc 10:36:17(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.329 giây.