logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/01/2024 lúc 08:29:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình chụp từ trên cao cầu Bãi Cháy ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hôm 28/12/2023 (minh họa). AFP

Suy giảm kinh tế cộng với suy thoái chính trị kéo dài và mang tính cơ cấu củng cố cho lập luận rằng mô hình phát triển có xuất sứ từ Trung Quốc đang kết thúc. Được dẫn dắt bởi tư tưởng thực dụng, “mèo trắng mèo đen không quan trọng miễn bắt được chuột”, và duy ý chí về năng lực lãnh đạo của chế độ chính trị tập quyền dựa vào chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa Mác – Lênin để chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường, một mô hình chuyên chế - tăng trưởng được thiết lập. Nó đã làm Trung Quốc thoát nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình cao nhờ “đánh đổi” dân chủ, nhân quyền lấy tăng trưởng kinh tế để đảm bảo tính chính danh cho chế độ Đảng cộng sản toàn trị. Kết quả tăng trưởng “thần kỳ” kéo dài trong suốt hơn ba mươi năm khiến mô hình này trở thành “lý tưởng” cho nhiều quốc gia đang phát triển. Là nước láng giềng tương đồng về thể chế chính trị, Việt Nam đã noi theo áp dụng, nhưng ‘kém’ thành công hơn. Tuy nhiên, những gì diễn ra ở Trung Quốc, về cơ bản, cũng xảy ra ở Việt Nam. Cải cách mô hình chuyên chế - tăng trưởng thế nào đang là vấn đề lớn hiện nay hàm ý cho Việt Nam.
Bài viết trước chỉ ra thực trạng chống tham nhũng của Đảng CS vẫn khó khăn, nguy cơ tồn vong chế độ vẫn lớn, “Đảng – Nhà nước” vẫn chưa “trong sạch” trong khi dân chủ, nhân quyền bị cấm đoán và kinh tế trì trệ. Căn nguyên của vấn đề nằm ngay trong mô hình chuyên chế - tăng trưởng khi nghịch lý tăng trưởng nhanh và tham nhũng tràn lan, một trong những hình thức tham nhũng, chiếm vị trí thống trị, trong đó việc trao đổi quyền lực và của cải của giới lãnh đạo đã trở thành “luật bất thành văn”. Nay, trong bối cảnh ‘khủng hoảng’ “nghịch lý” đã đảo chiều thành “thuận lý” khi quyền lực bị tuyệt đối hoá, lạm dụng bạo lực để chống lại sự tha hoá quyền lực đang làm huỷ hoại động lực tăng trưởng nhờ thị trường.
Lý thuyết và thực tế đã chứng minh rằng, nghịch lý nêu trên, mặc dù không biểu thị mối tương quan nhân quả, nhưng từ các dữ liệu điều tra từ 65 quốc gia, tức một phần ba tổng số nước, Tổ chức Hướng dẫn rủi ro quốc gia quốc tế (Tiếng Anh là ICRS - International Country Risk Guide ) đã xác lập mối quan hệ đồng biến giữa mức độ tham nhũng và tăng trưởng. Ngoài ra, một nghiên cứu thực tế ở Trung Quốc của phó giáo sư khoa học chính trị Yuen Yuen Ang (洪源远) có ý nghĩa ứng dụng quan trọng được trình bày trong cuốn "Thời đại vàng son của Trung Quốc: Nghịch lý của sự bùng nổ kinh tế và tham nhũng tràn lan" (Tiếng Anh là China's Gilded Age: The Paradox of Economic Boom and Vast Corruption, 2020). Học giả về Trung Quốc tại Đại học Michigan, Mỹ đã chỉ ra rằng, đây là quá trình ‘tiến hóa’ tương tự như Thời đại Vàng của Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, sự khác biệt các hệ thống chính trị ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đã dẫn đến những phản ứng trái ngược nhau trước sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản thân hữu. Ở Mỹ là quá trình cải tiến thể chế dân chủ để kiểm soát quyền lực trong khi ở Trung Quốc củng cố chế độ tập quyền tuyệt đối bằng chống tham nhũng kiểu “đả hổ diệt ruồi.”
Làm sâu sắc thêm thực tế này ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không những chỉ vì chiến dịch “đốt lò” đang gặp thách thức ngày càng lớn khiến niềm tin chính sách giảm sút, diễn ra đồng thời với việc hạn chế các quyền về tự do, dân chủ và nhân quyền khi mô hình chuyên chế ‘kiểu cũ’, kiểu Mao, đang quay trở lại “mạnh mẽ” mà còn vì động lực tăng trưởng nhờ thị trường bị huỷ hoại nghiêm trọng dẫn tới kinh tế trì trệ, ảm đạm. Mặc dù, tỷ lệ tăng trưởng GDP theo thống kê là nhanh nhưng đã được ‘cảnh báo’ là “không bền vững”, bất cập về cơ cấu. Nền kinh tế có độ mở cao cho thương mại nhưng ngày càng lệ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài, lĩnh vực bất động sản trở thành trục tăng trưởng quan trọng nhưng “mong manh” trước vấn nạn đầu cơ, trong đó chủ yếu là nguyên nhân “sở hữu toàn dân” về đất đai và tính đại diện quản lý của nhà nước bị trục lợi do tha hoá quyền lực, đầu tư công cũng ì ạch… Hơn thế, một thể chế “khai thác” chi phối nền kinh tế khi lý luận giáo điều về chủ nghĩa xã hội lấn án kinh tế thị trường…
Gần đây, đã có sự thừa nhận quan trọng rằng các thể chế thực sự quan trọng. Nghĩa là, các cấu trúc chính trị – như quyền sở hữu, sự ổn định, cải cách luật pháp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng giao dịch thương mại… là nền tảng của tăng trưởng kinh tế. Giới điều hành kinh tế - Chính phủ luôn nhấn mạnh sự cấp thiết về cải cách thể chế. Điều khiến các nước nghèo trở nên nghèo không phải là thiếu nguồn lực. Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác chiến lược của Việt Nam, cho thấy họ thiếu nguồn lực thế nào để bắt đầu con đường phát triển của mình. Đúng hơn, chính việc thiếu thể chế đã khiến các quốc gia trở nên nghèo nàn. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc chống tham nhũng có thể ‘thành công’ chỉ khi được thực hiện bởi thể chế dân chủ, kiểm soát quyền lực bởi tam quyền phân lập, xã hội dân sự… Nhưng cải cách thể chế là một quá trình, vì vậy việc tập trung vào cải cách khu vực công, nâng cao năng lực công chức để làm những việc “vi dân” và đồng thời thiết lập những nguyên tắc cơ bản cho kinh tế thị trường vận hành là những bước đi cần thiết. Việc dự báo kinh tế đang thiếu yếu tố thể chế sẽ giảm ý nghĩa cho việc hoạch định và thực thi chính sách!
Mô hình chuyên chế – tăng trưởng kiểu Trung Quốc đang ‘khủng hoảng’ ở Việt Nam, biểu hiện rõ rệt là sự suy giảm tăng trưởng và suy thoái chính trị. Thể chế chính trị đang suy thoái bởi hai cội nguồn chủ yếu, trước hết, là quốc nạn tham nhũng được che đậy bởi nghịch lý nêu trên, nghĩa là sự ‘chấp nhận’ hay ‘đánh đổi’ tham nhũng lấy tăng trưởng đã biến giới lãnh đạo, giới tinh hoa của chế độ thành tầng lớp quyền lực và giàu có trong khi phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn. Họ theo đuổi mục đích duy trì hệ thống chính trị tập quyền bằng bạo lực, trấn áp, từ mầm mống, xã hội dân sự, dân chủ và độc quyền về tư tưởng và truyền thông, ngăn cản các quyền tự do cá nhân. Chống tham nhũng kiểu “ta đánh ta” không thể hiệu quả khi nguyên tắc công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình bị huỷ hoại.
Thứ hai, đó là sự cứng nhắc về thể chế và nhận thức. Chế độ luôn nhấn mạnh vai trò của các tổ chức theo cách hiểu của V. Lênin về nhà nước chuyên chế. Theo đó, những quy tắc chi phối cuộc sống của mình cần được tạo ra và, sau đó cố bảo vệ nó bằng mọi giá theo cách “cực kỳ bảo thủ.” Ngay cả khi thực tế chỉ ra thế giới không hoạt động theo cách đó, nhưng việc thay đổi mô hình khiến giới lãnh đạo rất ‘do dự.’ Fransis Fukuyama, giáo sư tại Đại học Stanford, Mỹ, trong một cuốn sách  về thể chế chính trị, đã được dịch sang tiếng Việt, của mình cho rằng chủ nghĩa thân hữu ở Mỹ trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là “một cuộc đấu tranh kéo dài gần hai thế hệ.”  Mô hình chuyên chế - tăng trưởng ở Trung Quốc, theo GS Fukuyama, là một kiểu ‘mô hình tinh thần’, đã không thực sự tương ứng với thực tế thị trường nhưng người ta vẫn không muốn thay đổi chúng. Chế độ chính trị dưới sự lãnh đạo toàn diện của độc đảng CS trong những năm gần đây đã quay lại mô hình toàn trị kiểu Mao với những chính sách mang tính đối phó với những bất cập, mâu thuẫn trong khi áp dụng những ‘tiêu chuẩn kép’. Điển hình như chính sách ‘nhích’ gần phương Tây - cơ chế dân chủ để ‘mời gọi’ đầu tư nước ngoài trong khi kiểm soát gắt gao tự do cá nhân, dân chủ và xã hội dân sự trong nước.
Sự suy giảm tăng trưởng và suy thoái chính trị mang tính xu hướng báo hiệu rằng mô hình chuyên chế - tăng trưởng kiểu Trung Quốc không còn phù hợp với thực tế với những mâu thuẫn ngày càng căng thẳng Trong trường hợp này lý thuyết của Các Mác về xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở sẽ dẫn đến sự thay đổi chế độ. Cải cách chuyển đổi dân chủ hướng đến một  ‘thể chế bao trùm’ để tăng trưởng bền vững là tất yếu nhưng trước hết đòi hỏi sự thay đổi ‘đột phá’ về tư duy. Dù sự chuyển đổi dân chủ chỉ là một cái “hành lang hẹp” (Tiếng Anh: The Narrow Corridor) nhưng cần hy vọng. Mới đây, ngày 16/1/2024 ông Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, rằng: “Không quốc gia nào phát triển nhanh nếu giữ tư duy cũ!”

TS. Phạm Quý Thọ (VOA)
TS. Phạm Quý Thọ - nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam
_______________________
Tham khảo:
(1) Tăng trưởng GDP trong thời kỳ đổi mới: https://infographics.vn/interactive-gdp-cua-viet-nam-qua-35-nam-doi-moi/21395.vna; https://kinhtemoitruong.vn/infographic-tang-truong-gdp-viet-nam-qua-cac-nam-84290.html.
(2) Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI): https://www.transparency.org/en/cpi/2022 ; https://vi.wikipedia.org/wiki/Chỉ_số_nhận_thức_tham_nhũng.
(3) Mức tăng trưởng GDP so với chỉ số nhận thức tham nhüng (CPI) tai Việt Nam từ năm 2012-2022:  https://www.worldbank.org/en/publication/worldwide-governance-indicators 
(4) Vụ án AIC Đồng Nai: https://tuoitre.vn/vu-aic-cuu-bi-thu-dong-nai-linh-11-nam-tu-cuu-chu-tich-tinh-9-nam-tu-20230103235034039.htm; Vụ án ‘những chuyến bay giải cứu’ : https://tuoitre.vn/vu-chuyen-bay-giai-cuu-so-tien-cac-doanh-nghiep-dua-cho-cac-bi-cao-la-dac-biet-lon-2023072810153938.htm; Vụ án ‘Việt Á’: https://tuoitre.vn/vu-viet-a-muc-an-toa-tuyen-cho-38-bi-cao-20240112170357182.htm; Vụ án ‘Vạn Thịnh Phát’: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/truy-na-7-bi-can-trong-vu-an-xay-ra-tai-ngan-hang-scb-va-tap-doan-van-thinh-phat-119231029192725111.htm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.