logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/02/2024 lúc 09:44:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,720

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi. Đã đỡ ướt át khó chịu, tôi nhìn quanh. Thì ra bên cạnh tôi chỉ là hai đứa thiếu niên. Cô bé tuổi khoảng 15 hay 16, mặc váy ca-rô, áo sơ-mi trắng, toàn may bằng hàng mắc tiền trông rất sang trọng, trên tay cầm một cánh hoa hồng bọc giấy kính. Cậu con trai trắng trẻo, bảnh bao, cử chỉ đầy âu yếm khi bảo cô bé đưa cho cậu xem cành hoa hồng có bị ướt nước mưa không.
Chợt lòng tôi bồi hồi, lãng đãng buồn, không phải bởi cành hoa hồng trên tay cô nhỏ kia nhắc nhớ hôm nay là Ngày Tình Nhân ‘Valentine’, mà bởi chợt nhận ra gương mặt xinh xắn của cô nhỏ rất giống nhỏ Thi ngày xưa.
Hồi đó, vừa lấy xong cái cử nhân Triết ở tuổi 21, đã nhận sự vụ lịnh đi dạy lớp 12 ở một trường tỉnh lỵ, không hiểu do run rủi nào mà người yêu của tôi lại là một cô nhỏ lớp 10. Có lần cô nhỏ áo dài trắng này đột ngột như một cơn mưa không hẹn trước, bối rối đến tìm tôi ở trường Văn Khoa vì chuyện bị tai nạn… gãy guốc khi đi học về, đã khiến cho mấy cô sinh viên cùng lớp xì xào rằng “Cái tên Hùng chuyên môn chơi với con nít!” Tôi không thèm phân bua làm gì khi nhớ tới một cô nhỏ khác, tuổi chắc cũng bằng nhỏ Thi, gặp nhau trong một dạ vũ gia đình toàn dân trường Tây, giữa một bản slow mùi mẫn đã hỏi tôi: “Moa học ở Mari-Cút, lớp mấy hả, sixième thôi, còn toa, lên troisième chưa, trường nào?” Chắc lúc đó, dưới ánh đèn nhạc dance mờ mờ ảo ảo, cái mặt giáo sư dạy lớp 12 của tôi trông quá baby nên cô bé lớp 6 trường đầm kia mới nghĩ rằng tôi đang học tới lớp 10 trường tây. Tôi đành an phận làm baby và dĩ nhiên, không dám thố lộ câu chuyện buồn tủi này với nhỏ Thi. Chỉ có điều an ủi là qua chuyện này, tôi đã tìm ra triết lý mới, rằng trong giao du với phụ nữ ở lứa tuổi thích-ô-mai thì không nên đề cập tới chuyện tuổi tác, lớp liếc gì sốt!
Bên cạnh đó, một cô bạn dạy lớp 12 ban C, tức là có mấy tiết tâm lý học, đã hoàn thành một công trình nghiên cứu xuất sắc về xu hướng tâm lý “Chuyên môn chơi với con nít”. Rằng đó là những ẩn ức nội tâm đã hình thành từ quá khứ, rằng thuở bé tôi đã thiếu tình mẫu tử, hay trầm trọng hơn là tôi đã có bà mẹ quá nghiêm khắc, cứng cỏi, thậm chí là quá hung dữ, tàn ác, đã khống chế, dày vò tâm lý trẻ thơ trong tôi cho tới thời kỳ dậy thì, khiến nhân cách tâm lý tôi phát triển không bình thường, rằng là từ trong sâu thẳm của tiềm thức, tôi đã có mặc cảm sợ hãi, đố kỵ đối với mẹ nói riêng và phụ nữ nói chung, rằng đến cuối cùng, khi trưởng thành, trong ý thức của tôi về quan hệ ứng xử cùng quan niệm luyến ái, tôi tránh né mẫu người phụ nữ trưởng thành, cùng vai phải lứa với mình và chỉ hướng về mẫu phụ nữ “bé gái”, đối tượng mà tôi cảm thấy có thể an tâm giao phó tình cảm! Và rằng đây cũng là một trục trặc tâm lý có tính bệnh lý biến thái, vì nếu đã thiếu thốn tình mẫu tử thì đúng ra tôi phải hướng về mẫu đàn-bà-mẹ, đằng này tôi lại hướng về mẫu đàn-bà-trẻ-con!?

Nói cho thật lòng thì hồi đó, tôi không mắc cỡ gì cho lắm đối với cô bạn chuyên gia tâm lý học cùng toàn bộ công trình nghiên cứu rất đáng quan tâm nói trên. Tại sao tôi lại phải lên tiếng thanh minh một khi tình cảm và quan hệ giữa tôi và nhỏ Thi rất trong sáng? Thỉnh thoảng gặp nhau, có khi ở những quán café nhạc hay tiệm chè cốc-tai, có khi ở thư viện Đắc Lộ hay Trung tâm Văn hóa Pháp, thích nhất là ở khu thư viện cũ đường Lê Thánh Tôn, có quán cà phê Thằng Bờm và những đêm nhạc Trịnh Công Sơn, Khánh Ly. Có khi ở một góc vắng trên lầu ba trường Văn Khoa, trời mưa nhẹ, hai đứa tôi kéo những chiếc ghế gãy ra ngồi chông chênh, để tôi khe khẽ hát cho nhỏ Thi nghe phần lời mở đầu của một ca khúc – nhất định là về tình yêu chứ không gì khác được – mà tôi làm mãi không xong sau khi bày đặt theo học một khóa căn bản về sáng tác nhạc.
Và thời ấy, nhất định là chỉ có những cái nắm tay, chưa một nụ hôn đầu đời. Chỉ có thủ thỉ tâm sự, trêu chọc, hờn dỗi, làm lành rồi hờn dỗi tiếp. Chỉ có những câu hỏi ngây thơ, ngớ ngẩn và những câu trả lời ba xạo. Cứ thế mà qua đi những ngày mưa ngày nắng ở Sài Gòn, qua đi những mùa lá me bay lạc vào tách café ở cái quán cóc đường Nguyễn Du, cạnh nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, hay mùa của những hạt chong chóng cây sao xoay tít khi có gió lớn thổi tới đường Trần Quang Khải, Tân Định. Nếu là tình yêu thì chắc đây là kiểu tình yêu hình-như-là-tình-yêu. Trong tình yêu có lẽ không cần quá nhiều phân tích, tổng hợp mà có khi chỉ cần nói theo phim tình cảm Hồng Kông, rằng “Chỉ cần mình cảm thấy vui khi ở bên nhau là được rồi”.
Chỉ có điều, như số phận của đại đa số những mối tình đầu đầy vụng về, khờ dại, tôi và nhỏ Thi đã nghỉ chơi, chia tay sau hai năm vui vẻ. Tôi lại câm nín, chịu đựng, không thề oán trách “người ta” vì trước sau tôi có nói lời tỏ tình đâu nào? Có điều là nhỏ Thi đã nói với tôi nhỏ không cảm thấy vui bằng với một bạn nam sinh cùng lớp đã dạy cho nhỏ tập chơi bóng bàn. Trời ạ, hồi đó tôi 21 tuổi, giáo sư dạy Triết, còn chưa hiểu hết vui – niềm vui, hạnh phúc trong tình yêu – là gì, nói chi một cô bé 16 như nhỏ? Nhưng chắc rằng cảm nhận của nhỏ rất hồn nhiên, chân thực, cả khi thương tôi lẫn khi không thương tôi nữa.
Ngày giờ này, tóc đã hoa râm, trí tưởng đã mỏi mòn, tình cờ nhìn cô nhỏ váy đầm ca-rô kia mà tôi chợt bâng khuâng nhớ tới nhỏ Thi, nhớ tới chính mình của hồi xưa lãng mạn, lôi thôi, ngờ nghệch; nhớ tới chuyện bị người yêu nghỉ chơi vào đúng ngày lễ Valentine năm nào. Để rồi chính trong cái ngày mà thiên hạ gọi một cách đầy yêu thương, lãng mạn “Ngày Tình Nhân’, tôi lại đơn độc, tức tưởi ngồi viết đoạn cuối của mẩu tình khúc định tặng cho người yêu – giờ đây là một khúc vong tình…

Phạm Nga
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.