logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/03/2024 lúc 09:06:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
TNLT Bùi Văn Thuận và giấy công an mời vợ ông làm việc về Facebook
Facebook/RFA edited

Một số thân nhân của tù nhân lương tâm (TNLT) gần đây bị công an địa phương mời lên đồn công an làm việc về các danh khoản mạng xã hội Facebook hoặc về an ninh trật tự tại địa phương, khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc có hay không một chiến dịch sách nhiễu mới của Bộ Công an.
Theo thông tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) nắm được, có ít nhất sáu người bị công an địa phương mời lên làm việc trong tuần này. Đó là bà Trịnh Thị Nhung- vợ của ông Bùi Văn Thuận, bà Lê Thị Hà- vợ của ông Đặng Đăng Phước, bà Đỗ Thị Thu- vợ của ông Trịnh Bá Phương,  Nguyễn Thị Tình- vợ của ông Nguyễn Năng Tĩnh, và cô Nguyễn Thị Mai- con gái của bà Nguyễn Thị Tâm.
Năm TNLT nói trên bị kết án từ năm năm đến 10 năm về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” và đang thụ án tù ở nhiều trại giam khác nhau.
Bên cạnh đó, bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ của cựu TNLT Phạm Minh Hoàng, cũng bị triệu tập lên làm việc vào sáng 13/3 về an ninh trật tự sau chuyến thăm chồng ở Pháp.
Năm 2017, ông Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam và bị trục xuất sang Pháp sau khi thụ xong án tù 17 tháng về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Miếng, trên Facebook cá nhân cho rằng “Dường như đang có chiến dịch quấy rối vợ của các tù nhân lương tâm.”
Từ Bangkok, ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS), chỉ trích Việt Nam trong việc sách nhiễu gia đình TNLT. Ông viết trong tin nhắn gửi RFA ngày 13/3:
“Chính phủ Việt Nam phải chấm dứt chiến dịch sách nhiễu đáng xấu hổ và đầy hận thù đối với vợ của các tù nhân chính trị vì những bài đăng trên mạng xã hội của họ.
Gia đình tù nhân không được trở thành mục tiêu chỉ vì họ đi tìm kiếm công lý cho người thân của họ. Thay vào đó, họ cần được thực hiện quyền tự do ngôn luận cơ bản của mình một cách ôn hòa mà không sợ bị trả thù.”
Bị tra hỏi về việc ký thỉnh nguyện thư
Trong tháng 2 vừa qua, nhiều tổ chức và cá nhân kêu gọi ký thỉnh nguyện thư yêu cầu chính quyền trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thuý Hạnh, người bị phát hiện mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 khi đang phải điều trị bệnh trầm cảm.
Bà bị bắt vào tháng 4/2021với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” nhưng sau một thời gian điều tra, bà bị chuyển đến Viện Pháp y Tâm thần Trung ương để điều trị bắt buộc bệnh trầm cảm.
Cựu TNLT Đặng Thị Huệ có lời kêu gọi trên trang Facebook của mình, và thu thập được hơn 200 chữ ký ủng hộ.
Bà Trịnh Thị Nhung bị Công an thị xã Nghi Sơn (Thanh Hoá) mời lên làm việc vào sáng ngày 13/3. Phía công an cho rằng bà Trịnh Thị Nhung sử dụng danh khoản Facebook Nhung Trịnh để ký vào đơn kiến nghị trên trang Facebook Huệ Như của Đặng Thị Huệ.
Bà nói với RFA sau khi trở về từ đồn công an phường Mai Lâm:
“Nay tôi lên làm việc với công an về nội dung thứ nhất là xác minh Facebook Nhung Trịnh, thứ hai là công an nói về vấn đề cái đơn kiến nghị được tại ngoại để chữa bệnh của cô Nguyễn Thuý Hạnh.
Công an yêu cầu không được comment (bình luận) lên đơn kiến nghị đó.”
Bà Nhung phủ nhận việc sử dụng danh khoản nêu trên, không đồng ý ký vào biên bản làm việc do công an soạn vì cho rằng "không đúng với thực tế nội dung làm việc giữa hai bên."
Bà Đỗ Thị Thu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương cho biết, Công an quận Hà Đông, Hà Nội mời bà làm việc vào ngày 14/3 về “thông tin đăng tải trên mạng Facebook.”
Tuy nhiên, bà không có ý định đi vì đang bận công việc chăm sóc vườn bưởi của gia đình ở tỉnh Hoà Bình. Bà nói với RFA trong chiều 13/3:
“Tôi định không đi gặp họ bởi vì họ đã mời tôi rất nhiều lần rồi và mỗi lần họ mời tôi lên làm việc thì đều xoay quanh việc tra hỏi tôi rằng Facebook (Thu Đỗ- PV) này có phải của tôi. Họ bảo tôi không được chia sẻ những bài viết có liên quan đến các tù nhân lương tâm.”
Một nhà hoạt động ở Hà Nội muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho rằng việc sách nhiễu gia đình tù nhân lương tâm nhằm triệt tiêu các mầm mống phản kháng, kể cả những người thân-hậu phương của các nhà hoạt động đang bị cầm tù, như Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị mới bị rò rỉ.
"Việc mời/triệu tập thân nhân của tù nhân nằm trong chủ trương chung của họ. Việc này sẽ gieo rắc sự sợ hãi và phiền toái cho các gia đình, làm cho xã hội nhìn vào đó để sợ. Làm phiền chục người, nhưng cả triệu người sợ. Sao họ không làm? Từ xưa đến giờ họ cũng đâu có xấu hổ về việc chà đạp nhân quyền đâu?”
Theo nhà hoạt động này, đây có thể là phản ứng của Hà Nội trước việc  cộng đồng quốc tế chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.
“Cũng có thể đây là phản ứng của Việt Nam khi bị cộng đồng quốc tế phản đối chiến dịch vận động cho nhiệm kỳ tiếp theo của Hà Nội trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc. Trước giờ, khi bị phản ứng gì, thì Việt Nam thường đem chuyện nhân quyền của dân ra như con tin để mặc cả. Việc bắt ba nhà hoạt động gần đây và việc sách nhiễu gia đình tù nhân lương tâm cũng vậy.”
Theo ông, bằng việc sách nhiễu gia đình tù nhân lương tâm, có thể bên an ninh muốn biết liệu có sự hỗ trợ nào phía sau và chính quyền cũng không muốn các gia đình tù nhân lương tâm xích lại gần và hỗ trợ nhau.
Không bằng lòng vì bị sách nhiễu
Bà Lê Thị Hà, vợ của tù nhân lương tâm Đặng Đăng Phước, nhận được giấy mời của Phòng An ninh Nội địa của Công an tỉnh Đắk Lắk lên “làm việc, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động sử dụng mạng xã hội Facebook” vào chiều 14/3.
Bà nói với RFA trong chiều ngày 13/3:
“Dù không muốn nhưng tôi cũng vẫn đi gặp coi họ muốn gì vì hồi giờ tôi có sử dụng mạng Facebook đâu nên tôi không biết.” 
Cũng như bà Nhung và bà Thu, bà Hà bày tỏ thái độ về sự sách nhiễu của công an địa phương trong khi chồng bà, cựu giảng viên âm nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, bị đưa đi thi hành án tù tám năm ở Trại giam Xuân Phước (tỉnh Phú Yên).
“Thật sự tôi thấy phiền nhiễu và ảnh hưởng tới công việc của tôi tại vì công việc ở trường tôi làm việc cả ngày và không có thời gian để nghỉ.”
Theo thống kê của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), Việt Nam đang giam giữ hơn 160 tù nhân chính trị. Còn theo tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), hơn 250 tù nhân lương tâm đang bị cầm tù ở Việt Nam.
Hà Nội luôn khẳng định không giam giữ tù nhân lương tâm mà chỉ có những người bị kết tội hình sự.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.