logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/03/2024 lúc 08:22:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,228

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kén Chồng Cho Con. Của tác giả. Phạm Thành Châu



Ở xứ Mỹ nầy, thời đại văn minh mà nói chuyện cha mẹ kén chồng cho con thì nghe lạ tai. Vậy mà chuyện đó lại xảy ra. Chẳng phải ông bà giàu có, sợ gặp thằng rễ đào mỏ, mà cũng chẳng phải cô gái thuộc loại ngây thơ, e thẹn, kín cổng cao tường, không dám tiếp xúc với ai. Sự thực, cô đã trên ba mươi. Cô cũng xông xáo vào xã hội để kiếm sống, cũng nói năng giao thiệp rộng rãi. Cô lại đẹp nữa. Vậy mà gặp cậu nào còn độc thân là ông bà vui vẻ mời ghé nhà. Chẳng thấy ai quí khách bằng ông bà, nhưng rồi, hình như không đạt tiêu chuẩn nào đó, ông bà lại mời chàng khác ghé thăm, chuyện vãn. Những chuyện trên hắn chỉ nghe trong cộng đồng người Việt bàn tán thế thôi. Ông bố cô gái, hắn biết, vì trước bảy lăm (1975), hắn là nhân viên dưới quyền ông. Cả đến cô gái, hắn cũng biết nữa, nhưng hiện nay những tiêu chuẩn chọn khách đông sàng của ông bà thì ai cũng mù tịt. Đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi…? Tất cả chỉ là giả thiết. và vẫn còn trong vòng bí mật. Có một điều là bọn con trai, từ trẻ đến lớn tuổi đều suýt soa là cô quá đẹp. Đẹp dịu dàng, quí phái, thấy cô chỉ muốn ngắm mãi rồi thở dài vì biết mình không hy vọng gì.

Xin dài dòng về những điều hắn biết về ông bà và cô gái. Năm 1973 hắn tốt nghiệp đốc sự Quốc Gia Hành Chánh, được bổ về làm phó quận một tỉnh miền Trung. Lúc đó ông ta là đại tá tỉnh trưởng. Trong thời gian làm việc ở quận, thỉnh thoảng hắn phải về tỉnh họp. Hắn thấy ông có một phong thái rất đặc biệt. Ông như một ông vua con với bá quan. Thân mật nhưng có khoảng cách rõ ràng. Ông hết lòng với dân nhưng phục vụ dân như một thiên mệnh hơn là bổn phận, tưởng như chức tỉnh trưởng do trời ban cho chứ không phải do tổng thống bổ nhiệm, đúng ra ông giống như “ngài quận công” em ruột “đương kim hoàng đế” ngày xưa vậy. Chẳng bao giờ ông giữ kẻ điều gì. Ông muốn là làm. Ông có một thói quen buồn cười. Khi làm việc ở tòa Hành Chánh tỉnh, ông thường đến các ty phòng nội thuộc. Vừa nói mấy câu là ông vỗ vỗ túi áo rồi hỏi “Có thuốc không?” Ai cũng biết trước nên thủ sẵn một gói thuốc ông thường hút, đưa ra, ông lại hỏi “Có quẹt không?” Đưa quẹt cho ông, đốt thuốc xong, ông bỏ tất cả vào túi áo mình rồi đi nơi khác. Có điều lạ là không ai biết ông vất thuốc với quẹt ở đâu mà ngay sau đó chính ông tìm cũng không ra, rồi lại hỏi “Có thuốc không?” Mà chẳng phải ông nghiện thuốc, chỉ bặp bặp vài hơi là cắm điếu thuốc xuống cái gạt tàn, nói mấy câu, lại đốt điếu khác, hút tiếp, lại dụi bỏ. Ngồi họp mà có ông là hắn được cái thú đếm xem ông hút bao nhiêu điếu thuốc trong buổi họp. Đến ngày mất nước (1975), ông không bỏ chạy, ông đi tù. Lúc ở trại tù cải tạo Long Thành 15 NV hắn có gặp ông. Vẫn vẻ phong lưu, bất cần thiên hạ nên trông ông chẳng mất phong độ gì cả. Sau đó ông được đày ra Bắc. Chẳng biết bao lâu, cuộc đời dâu bể. Khi hắn qua Mỹ, ở Virginia, tình cờ gặp ông một lần. Chuyện nầy hồi sau sẽ kể rõ.

Còn chuyện hắn biết cô con gái của ông đại tá tỉnh trưởng (trước 1975) cũng có nguyên do. Năm đó, gần đến Tết, tay thiếu tá quận trưởng của hắn ngồi than thở là tết nhất mà không có quà cáp cho xếp thì thật khó coi. Hắn ta rầu rỉ bảo. – Nhưng trong túi “moa” (tôi) tài sản chỉ mấy nghìn, biết mua cái gì bây giờ? Một cành mai thì chắc có đứa đem đến rồi, mà thứ mai chấm trần nhà kia, tiền đâu chịu thấu. Một cặp bông hồng hay vạn thọ thì “hẻo” (tệ) quá! Hắn đề nghị mua một món đồ cổ, chẳng ai biết trị giá của nó nhưng trông đã đẹp lại quí. Thế là hắn được giao nhiệm vụ đó. Hắn đến tiệm đồ cổ, chỗ chân cầu Gia Hội (thành phố Huế) mua một cái tô, không biết cổ thực hay giả, lơn tơn đến dinh tỉnh trưởng. Ông đại tá không có nhà vì là giờ hành chánh, chỉ có cô gái ra tiếp. Cô mới mười lăm, mười sáu mà đẹp kỳ lạ. Cô như nụ hồng hé nở, ngây thơ, tinh khiết. Cô học trường Đồng Khánh, từ dinh tỉnh trưởng, cô chỉ đi mấy phút là đến trường. Chiều đó hắn ngồi tán tỉnh tía lia, khi ra về, em cho hắn ôm hôn lên má, rồi ôm cái tô ra về. Hắn hẹn với em vài hôm sau sẽ đến nữa. Đến hẹn, hắn lại ôm cái tô đến. Lính gác cổng thấy xe quận quen thuộc, không bận tâm. Em tươi cười, mừng rỡ chờ đón hắn. Gặp em được mấy lần thì ông tỉnh trưởng về sớm. – “Moa” (ta) nghe mấy bữa nay “toa” (cậu) cứ ôm cái tô đến trò chuyện với con bé Mai của moi mãi. Rứa là đủ rồi hỉ! Chờ ít năm, con bé lớn chút nữa, lúc đó mỗi lần đến đây, toa cứ nộp một cái tô, cái dĩa cổ chi đó là được. Moa hứa với toa nhưng không bảo đảm gì cả nghe! Dù sao thì hắn cũng được em cho ôm hôn mấy lần và cả hai cũng có tặng hình cho nhau gọi là “Để kỷ niệm những ngày mới quen nhau” Hình em mặc váy đầm, tóc thắc bím, ôm búp bê. Hình hắn tặng em là cảnh hắn đứng vênh mặt trước trường Hành Chánh, chụp hôm tốt nghiệp, coi rất bảnh trai. Sau tấm hình hắn ghi cho em một câu đúng điệu nhạc vàng “Anh hứa yêu em suốt một đời”. Một lần, ôm hôn em, hắn thì thầm “Em làm vợ anh nghe!” Có lẽ em không biết rõ “làm vợ” là làm gì, nhưng em vẫn ngước nhìn hắn cười và gật đầu. Đáng lẽ chuyện tình của hắn với em sẽ còn dài, nhưng sau đó sập tiệm (miền Nam bị đô hộ 1975). Hắn đi tù, ông (đại tá) bố em, cũng đi tù. Em như cánh chim giữa cơn bão, phiêu bạt về phương trời nào hắn không rõ. Hình em tặng, hắn cũng đánh mất từ lâu. Cho đến khi nghe chuyện ông bà kén chồng cho em, hắn vẫn không hình dung được em ra sao, vì lâu quá, nhưng vẫn nhớ là em rất đẹp. Và nếu trước kia, đứng trước em hắn tự tin bao nhiêu thì nay hắn không dám gặp cả em nữa vì mặc cảm tự ti. Ra tù, thân tàn ma dại, qua xứ Mỹ, hắn cũng chẳng hơn gì con gà mắc mưa, hắn đứng bán McDonald! Cho đến một sáng chủ nhật, hắn ghé tiệm chạp phô mua ít vật thực. Vừa ra khỏi xe, hắn thấy một chiếc xe nhỏ chạy trước, xe cảnh sát chớp đèn chạy sau. Hai xe ngừng lại trước tiệm chạp phô. Tay cảnh sát xuống xe đến hỏi thăm sức khỏe người lái xe, có lẽ vi phạm giao thông gì đó. Hóa ra đó là ông bà đại tá tỉnh trưởng của hắn ngày trước. Hắn thấy tay cảnh sát Mỹ xì xồ mấy câu nhưng ông vẫn tỉnh bơ, chẳng nói năng một tiếng, cứ ngồi nhìn tay cảnh sát như người xem TV nhìn cái quảng cáo. Không vui, không buồn, không sợ, không xun xoe, và cứ trơ ra như thế. Có lẽ tay cảnh sát tưởng ông không biết tiếng Mỹ, lại già cả, nên lên xe bỏ đi. Lúc đó ông mới nhìn hắn cười chúm chím rồi hai ông bà vô tiệm. Hắn có thể đến chào hỏi, tự giới thiệu để chuyện trò nhưng kẹt vì biết ông bà đang kén rễ nên hắn nghĩ tốt hơn đừng để họ tưởng mình có ý đồ gì. Nghe nói có mấy tên bác sĩ, kỹ sư đẹp trai, đi xe đắc tiền còn bị loại, sá gì đến hắn mà đèo bòng nên hắn phe lờ. Trong lúc hắn đứng trước quày đồ khô thì ông ta đến bảo. – Toa thấy moa có nhanh trí không, làm rứa là hắn chịu thua, mình khỏi bị ticket. – Tôi thấy đại tá mới biết cách đó. Cái khó là giữ vẻ mặt sao cho tay cảnh sát vừa chán nản vừa thông cảm mới được. Tôi mà làm thế, hắn còng tay ngay. Ông ta ngạc nhiên. – Ủa, sao toa biết moa? Lúc đó hắn mới bảo là hắn có làm phó quận trong lúc ông làm tỉnh trưởng. Thế là cả hai vui vẻ chuyện trò. Lát sau bà vợ ông ta đến, sau khi giới thiệu nhau, họ đã trở nên thân mật. Đàn bà đều giống nhau, thích tò mò chuyện đời tư người khác. – Chớ vợ con mô mà đi chợ một mình? – Tôi chẳng có vợ con gì cả. Như lúc nãy ông đại tá biết, tôi ra trường năm bảy ba, đến năm bảy lăm (1975) sập tiệm. Tôi đi tù về, không ai thèm nhìn, đến khi có vụ HO (tù cải tạo đi Mỹ) thì chẳng hề quen biết mà cũng có người kêu gả con cho, tôi chán quá, không thèm lấy vợ nữa. Ông ta bảo. – Moa mà như toa đi chợ chi cho mệt. Ghé tiệm, quán ăn nào đó, ăn xong trả tiền, khỏi chợ búa phiền phức. – Nhưng tôi còn bà mẹ, mọi khi tôi đưa bà cụ đi chợ, mấy hôm nay bà cụ mệt, dặn tôi mua các thứ về bà cụ nấu. Chuyện trò đến đấy thì hắn xin cáo từ, ông bà có mời hắn ghé nhà, cho số nhà, số điện thoại đàng hoàng. Hắn không có thì giờ thăm viếng linh tinh, vả lại tuổi tác chênh lệch mà gia cảnh cũng không thích hợp nên hắn quên luôn. Bẵng đi một thời gian, một sáng chủ nhật, đi chợ, hắn lại gặp ông bà. Họ coi bộ mừng rỡ lắm, nhất định mời hắn ghé thăm nhà, uống trà nói chuyện cho vui. Nể tình, hắn theo họ về nhà. Đó là một căn apartment, chẳng giàu sang gì, nhưng cách bài trí sắp xếp trong nhà ra người phong nhã, trí thức. Lúc ngồi ở phòng khách, cô gái của ông bà bưng trà ra mời khách. Hắn không dám nhìn sợ bất nhã, nhưng thoáng thấy, hắn nhận ra ngay cô bé ngày xưa và cô vẫn đẹp, còn đậm đà, chững chạc hơn trước. Thực ra hắn biết thân phận mình nên dửng dưng. Sáng hôm đó, ông bà nghe hắn kể lại những nhận xét, cảm tưởng của hắn lúc ông ta làm tỉnh trưởng, họ cười như chưa bao giờ vui đến thế. Dĩ nhiên hắn chẳng dại gì nhắc đến chuyện hắn tán tỉnh cô con gái của ông bà, coi nham nhở quá, vả lại cô ta mà nghe được, ghét hắn ra mặt thì chẳng vui gì. Những lần sau đó, ông bà có gọi điện thoại mời hắn đến uống trà trò chuyện. Hắn không thích lắm nhưng có cô gái ra mời khách, nghe mấy tiếng “Mời chú ạ!” ngọt như đường, hắn đâm ra mong được nghe cô mời trà để ngắm hai bàn tay búp măng, trắng tinh, dịu dàng. Một lần nhân chủ nhà vô ý, hắn nhìn quanh tìm cô ta thì y như rằng, cô đăm đăm nhìn lại và tặng hắn một nụ cười. Hắn chới với, ngất ngây như say rượu. Một nụ cười đẹp hơn tất cả các nụ cười trên thế gian. Cả tuần lễ sau, hình ảnh người đẹp cứ ở mãi trong đầu hắn. Nhưng hắn đã lớn, lại ở tù ra nên chín chắn chuyện đời chứ không bộp chộp như mấy cậu thanh niên. Giá như hắn tốt nghiệp đại học Mỹ, có job thơm, hắn đã đường hoàng nhào vô một cách tự tin. Về ngoại giao thì hắn đã có chút cảm tình của ông bà rồi, đối với cô ta, nếu không mặc cảm hắn đâu có khù khờ, ú ớ như bây giờ. Thế nên tim hắn rung động nhưng đầu óc hắn tỉnh táo. Hắn dặn lòng “Yêu thì cứ yêu cho đời có chút hương vị, nhưng chớ dại mà biểu lộ cho người ta biết, chắc chắn bị từ chối, lại rước thêm cái xấu hổ vào thân. Nhớ nhé!”” Cho đến một buổi sáng, hắn nghe điện thoại reo. – Thưa chú, ba mạ cháu mời chú qua uống trà. Các cô gái Huế mà pha giọng miền Nam nói chuyện thì nghe như chim hót, ngọt ngào, ngây thơ không thể tả. Hắn giả giọng Huế hỏi lại. – Chớ ba mạ cháu ở mô rứa? – Dạ, ở nhà. – Còn cháu ở mô? – Dạ, cũng ở nhà. – Rứa là biết rồi hỉ. Cám ơn cháu, chú qua ngay bây chừ. Hắn tự hỏi, tại sao ông bố không gọi mà để cô gái gọi hắn? Khi hắn đến, mọi việc vẫn như trước, người đẹp ra mời trà, rồi chuyện trên trời, dưới đất với ông bà. Khi giả từ, bà lại hỏi. – Bà cụ có mạnh khỏe không? – Dạ, cám ơn. Những người lớn tuổi không bịnh nầy thì bịnh kia. Hắn tố thêm một đòn về gia cảnh của hắn. – Tôi đi làm không đủ tiêu, bà cụ phải giữ trẻ cho người ta. Tôi thật xấu hổ, không nuôi nổi mẹ. Tưởng ông bà sẽ dội ngược không ngờ lại hỏi địa chỉ và bảo sẽ đến thăm. Kể dài dòng chỉ thêm mất thì giờ. Đại khái họ đến thăm lúc hắn đi làm. Mẹ hắn chất phác nên gần như ông bà nắm vững gia phả và đời tư của thắn. Theo mẹ hắn kể, ông bà cứ suýt soa rằng hắn có hiếu, họ rất quí trọng những người con có hiếu. Ông bà cũng nói về gia đình họ, về cô con gái đã lớn mà không chịu lấy chồng. Cứ bảo sợ gặp người không tốt, bỏ cha mẹ già không ai săn sóc tội nghiệp. Mẹ hắn vừa kể vừa cười coi bộ hắn lọt mắt xanh của gia đình kia rồi. Hắn không nói gì, sợ mẹ buồn, nhưng hắn bắt đầu nghi ngờ về thái độ của họ. Họ có điên mới gợi ý gã cô con gái xinh đẹp như hoa cho một thằng không ra gì như hắn. Còn cô ta, nếu bằng lòng thì thần kinh cũng không hơn gì bố mẹ. Nhưng rõ ràng, họ đã lộ ý rồi. Hắn đánh cờ tướng loại khá. Vì không biết ý định của ông bà, nên một lần được mời đến uống trà, hắn đánh nước cờ cầu may bằng cách báo với họ ý định sẽ đi tiểu bang khác làm ăn, ở đây sống khó khăn quá (Hắn chuẩn bị đi thực). Xong hắn chờ đối phương đi nước cờ “tiếp chiến”. Hôm đó, chủ nhật đầu năm, cộng đồng Việt Nam có lệ chào quốc kỳ (Việt Nam Cộng Hòa) trước chợ Eden (tiểu bang Virginia) Tối thứ bảy, đi làm về, hắn được điện thoại của mẹ cô gái gọi. – Sáng mai Tuấn có đi chào cờ ngoài Eden không? – Dạ cháu cũng chưa có ý định, phải đưa bà cụ đi chợ, e trễ mất. – Tuấn cố gắng đưa bác và em Mai ra Eden, sáng mai lúc chín rưỡi. Xe của em bị hư, còn ba nó phải ra sớm, chuẩn bị trước cho buổi lễ. – Dạ, cháu sẽ cố gắng đưa bác và cô Mai ra đúng giờ. Nước cờ đến đây đã rõ mục đích. Họ đẩy cây xe ngon lành (cô gái) đến trước miệng con chốt (là hắn), nhưng nguyên nhân vẫn còn trong vòng bí mật. Ông bố đã lùi một bước để bà mẹ đứng ra đạo diễn, rủi thất bại cũng giữ được tướng an toàn. Sáng đó, thấy hắn ăn mặc tươm tất, mẹ hắn lại cười. Đàn bà nhạy cảm chuyện nầy lắm, huống gì đó là một bà mẹ. Bà biết hắn đã yêu cô gái. Chính hắn cũng không hiểu mình yêu cô ta từ lúc nào. Tình yêu không đến trực tiếp từ cô gái mà đi vòng từ bố mẹ cô ta. Hắn không cần biết nguyên nhân, nhưng sự sắp xếp của họ khiến hắn cảm động và hắn tin chắc rằng sự sốt sắng đó đã được thúc đẩy từ cô gái cưng của họ. Nhưng hắn với cô ta đâu có tình ý gì với nhau bao giờ? Đến nơi hắn để hai mẹ con vào đứng với đồng bào. Hắn thối thác chào quốc kỳ. Khi mới đặt chân lên đất Mỹ, lần đầu thấy lại lá cờ vàng ba sọc đỏ, hắn đứng khóc ngon lành như một đứa trẻ. Ngày Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, hắn cũng khóc cả buổi mà không hiểu sao lòng mình tan nát đến như vậy. Thời đi học, mỗi đầu tuần đến trường, hắn đã chào cờ, hát quốc ca… Tình yêu nước đến lặng lẽ trong tim hắn theo thời gian như tình yêu thương mẹ, khi mất nước, mất mẹ mới thấy mình bơ vơ. Kẻ mất nước như người mất hồn, như người thất tình. Thế nên hắn sợ mọi người thấy hắn ứa nước mắt khi hát quốc ca. Một lý do nữa là hắn nghĩ. Đứng cạnh cô thì thích quá rồi, nhưng rủi cô xích ra xa hoặc bỏ đi chỗ khác thì có nước độn thổ mới hết nhục. Ông bà có tử tế với hắn nhưng chuyện cô yêu hắn là viễn vông, vô căn cứ. Cho nên khi nghe hắn bảo sợ bị xúc động khi chào cờ phải đi tránh chỗ khác, bà mẹ thông cảm nhưng cô gái xụ mặt lại. Thấy cô như giận, hắn mừng trong bụng, muốn đổi ý nhưng đã lỡ rồi nên đành vào một tiệm sách tìm đọc vớ vẩn gì đó nhưng hồn vía để cả vào người đẹp ngoài kia. Nghe chào cờ xong, hắn đi ra, định lò dò theo trò chuyện với cô gái nhưng mẹ cô lại nhờ hắn đưa bà về sớm, còn cô gái thì ở lại với bố. Hắn đành vâng lời. Về đến nhà, bà mẹ lại bảo hắn vô nhà nhờ chút chuyện. Hắn lại vâng lời. Hắn ngồi ở phòng khách. Chẳng cần rào đón, sau khi hỏi hắn sẽ đi tiểu bang nào, ngày nào đi? Đột nhiên bà vào thẳng vấn đề. Bà nói về cô con gái hiếu thảo của bà vất vả, tần tảo để thăm nuôi bố trong tù. Qua xứ Mỹ, nói gì cô cũng không chịu lấy chồng, sợ bỏ cha mẹ già không ai săn sóc. Cô ra điều kiện chỉ lấy người có hiếu với cha mẹ thôi. Nay thấy hắn thương mẹ, cô tỏ ý vâng lời. Hắn nghe mà tưởng mình nằm mơ. Đời nay mà có cha mẹ hạ mình năn nỉ gã con gái xinh đẹp, nết na cho một thằng chẳng ra gì như hắn!? Hắn biết ông bà sốt ruột thật vì cô gái đã lớn mà cứ ở vậy, nhưng lý do chữ hiếu hình như là cái cớ thôi, chứ nguyên nhân nội vụ thì chưa rõ. Thế nên hắn xin phép bà được gặp riêng cô Mai để nói chuyện thông cảm nhau trước khi hắn nhận ân sủng đó. Bà mẹ chịu liền.

Thế rồi một buổi chiều, hắn đến gõ cửa, cô ra mở cửa. Cô chào hắn mà không cười, vẻ mặt nghiêm trang, nhưng hắn nhận được từ đôi mắt cô những tia nhìn như reo vui. – Chào chú ạ! – Chú đến thăm Mai. – Dạ, mời chú vào. Cô lùi lại, hắn bước vào, cô gần như đứng sát bên hắn. Cô mặc một bộ đồ lụa trắng, hơi rộng nên trông thước tha. Mặt cô bầu bỉnh, có đánh chút phấn hồng, mắt đen nhánh. Vì cô thấp hơn hắn nên khi cô ngước nhìn, đôi mắt cô đẹp hết sức, vừa long lanh vừa như ngạc nhiên điều gì. – Có ông bà cụ ở nhà không? – Dạ không. Mời chú ngồi. Cô ngồi đối diện. Cô rót trà rồi mở hộp bánh ra. – Mời chú! Hắn cầm tách trà lên nhấm nháp rồi làm bộ suýt soa như bị nóng lắm. Bấy giờ cô mới cười. – Trà còn nóng, cháu vừa mới pha. Hắn cầm tách trà nửa chừng và nhìn cô. Cô cúi mặt xuống. Chúa ơi! Cô đẹp thế kia, trong trắng thế kia sao lại chịu đi bên cạnh cuộc đời bầm dập của hắn được? Thật khó tin! – Mai biết vì sao chú đến thăm Mai không? – Dạ không. – Thế mạ có nói chuyện nầy với Mai không? – Dạ có. Không khí như căng thẳng, hắn phải sửa giọng nhẹ nhàng hơn. – Chú xin lỗi đã làm Mai bối rối. Bây giờ chú đề nghị thế nầy, mình kể chuyện linh tinh gì đó cho vui. – Dạ. – Trước hết chú kể chuyện của chú cho Mai nghe. Chú học hành chánh ra trường làm phó quận được hơn một năm thì đi tù sáu năm. Ra tù chú làm đủ nghề đạp xích lô, bán vé số… Qua đây chú đi làm trong tiệm McDonald. Kể ra thời đi học có vui chút đỉnh, đi làm cũng vui nhưng sau đó chán ngấy, hết đi tù thì làm những nghề mạt hạng, qua Mỹ, cũng chẳng khá hơn. (Hắn rào đón trước) Một mình, kiếm sống còn vất vả, họa chăng có cô nào điên mới chấp nhận sống với chú. – Cháu thấy, ở đây, có nhiều cặp vợ chồng cũng lao động chân tay mà vẫn sống đầy đủ, hạnh phúc. – Mai nói vậy, sao Mai vẫn sống độc thân? – Sau năm bảy lăm (1975), cháu chưa đến tuổi trưởng thành thì bị họa mất nước. Tảo tần vì đời sống, lo thăm nuôi ba trong tù hơn chục năm, tâm trí đâu mà nghĩ đến chuyện yêu đương. Qua Mỹ, vì cuộc sống, cháu cũng phải đi làm. Sáng đi, chiều về, chẳng có thì giờ tiếp xúc với ai mà nói chuyện lập gia đình. Rồi cô lắc đầu, trầm ngâm. – Thực ra, lòng cháu đã nguội lạnh từ lâu rồi, chẳng có ai làm cháu xao xuyến. – Chú đoán. Hoặc Mai đang mang một mối tình câm, hoặc đã bị phụ tình. Đúng không? Cô ngước nhìn hắn vẻ bí mật. – Cháu bị cả hai, nhưng không bị phụ tình. Bị người ta vô tình thì đúng hơn. Hắn làm bộ bất mãn. – Tay vô tình nầy thật đáng trách, và cũng đáng tiếc nữa. Mai có thể cho cho chú tên người đó không? Cô nhìn hắn, buồn buồn. – Cháu đã gọi đó là người vô tình rồi mà! – Vẻ buồn rầu của Mai làm chú nhớ lại ánh mắt của một cô bạn nhỏ ngày xưa, cũng nhìn chú lưu luyến khi chú từ giả cô ta để ra về. Chuyện đã lâu. Nay thì cô ta đã quên chú rồi! Thấy buổi trò chuyện kéo dài mà không đi đến đâu, hắn quyết định từ giả. – Chú đến thăm Mai, có lẽ là lần cuối. Ít hôm nữa, chú sẽ đi sang tiểu bang khác. Cô nhìn hắn, vừa ngạc nhiên vừa tức giận. – Vậy chứ mạ cháu dặn chú đến gặp cháu vì chuyện gì? Hắn bối rối. – Mạ Mai bảo chú đến gặp Mai để biết rõ tình cảm của Mai đối với chú? Nhưng thấy Mai chuyện trò, tâm sự với chú như với người bạn nên chú không dám hỏi. Điều chú phân vân vì sao Mai để ý đến chú, có cảm tình với chú? Trẻ và đẹp như Mai, biết bao người xứng đáng với Mai. Sao Mai lại chọn chú? Vì không rõ lý do, nên chú không dám nhận những cảm tình của Mai ban cho chú. – Cháu đã nói từ lúc nãy đến giờ mà chú vẫn không hiểu cháu. Cháu đã nói. Từ nhỏ đến lớn, cháu chỉ yêu một người thôi. Nếu không có vụ mất nước, cháu và người ấy đã nên vợ chồng từ lâu rồi. Đâu đến nỗi gần như suốt đời cháu phải đi khắp nơi tìm người ta. Nước Mỹ mênh mông.. . Rồi cô úp mặt vào hai bàn tay khóc nức nở, đôi vai rung lên… Hắn ngồi chết sững. – Cho chú xin lỗi Mai. Thú thật. Đời chú quá vất vả. Chú không còn tâm trí đâu mà nghĩ đến chuyện tình cảm với ai. Tình yêu của Mai dành cho chú thật kỳ lạ. Giống như là một chuyện cổ tích. Cô lau nước mắt. – Cổ tích sao được. Chú chờ cháu. Cô đứng lên, vào phòng một lúc rồi đi ra, tay cầm một tấm hình, trao cho hắn. – Chú xem đi! Hình ai trong đó? Hắn ngạc nhiên kêu lên. – Ôi. Hình chú đây mà! Đó là tấm hình hắn đứng vênh mặt trước trường Hành Chánh hôm tốt nghiệp. Sau tấm hình là câu (thề non hẹn biển) “Anh hứa yêu em suốt một đời” Cô hằn học. – Chú chú, cháu cháu! Bộ xưng “anh” sợ bị lính bắt hay sao?

Hôm đám cưới, vợ chồng hắn phải đi từng bàn tiệc chào mừng, cám ơn quan khách, bà con, bạn bè. Mỗi nơi cô dâu chú rể phải uống với khách một ly rượu nhỏ. Vợ hắn chỉ thấm môi nên hắn phải uống hết. Nhiều ly nhỏ thành ly cối. Hắn không biết uống rượu nên say mềm. Bố vợ hắn cũng say. Ông say vì vui nên nói hơi nhiều. Khi khách khứa đã về cả rồi, ông đến bên cạnh, vỗ vai hắn lè nhè. – Cụ mi rứa là tốt phước. Không có ai chung tình như con bé Mai của moa. Cụ mi biết không? Hắn hành vợ chồng moa đi tìm cụ mi chết xác luôn. Bốn năm đi bốn nơi. Nam Cali tìm cụ mi, Bắc Cali tìm cụ mi, xuống Texas tìm cụ mi, qua đây tìm cụ mi. Chỗ mô hắn cũng tham gia cộng đồng, cũng hội họp để tìm cho ra cụ mi. Hắn nói moa có hứa với cụ mi rồi thì phải tìm cụ mi cho hắn. Nhưng moa có nhớ hứa hẹn gì, khi mô đâu? Mà vợ chồng moa đâu biết cụ mi là ai, mặt mũi ra răng. Tấm hình cụ mi chụp tặng hắn, đã mấy chục năm, có ai trẻ mãi không già? Rứa mới chết chớ! Rứa là gặp đứa mô cỡ tuổi cụ mi cũng rước về nhà cho hắn nhận diện. Cũng may! Hắn còn đòi đi Canada và Úc tìm cụ mi nữa đó. Mà moa nói có ai đi HO qua đó đâu?!..

Đáng lẽ, chuyện tôi kể còn dài, nhưng phải tạm ngưng ở đây, vì tôi nghe vợ tôi nôn ọe, ói mữa gì trong phòng tắm. Trăng mật cho cố, bây giờ ói mật xanh, mật vàng! Tôi phải vào với cô ấy, xem sao?
Phạm Thành Châu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.321 giây.