logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/04/2024 lúc 08:41:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngạn nói qua điện thoại:
– Cho tôi nói chuyện với Sớm Mai.
Đầu dây bên kia rè rè rồi có tiếng:
– Sớm Mai đây, xin lỗi ai gọi tôi đó.
Đúng là giọng nói của Sớm Mai, đã mười mấy năm mà giọng nàng vẫn không thay đổi chút nào. Ngạn đáp:
– Tôi là Ngạn, em của anh Ngữ, chị còn nhớ không?
Bên đầu kia tiếng nói vội vã:
– A, Ngạn, sao Ngạn biết số điện thoại của tôi?
– Tôi hỏi mấy người quen ở tiểu bang nầy, tôi tìm mà.
Tiếng bên kia của Sớm Mai:
– Cảm ơn, tôi nghĩ tôi qua đây là biệt tích giang hồ rồi, không còn ai biết nữa chứ. Kể cả tôi, tôi cũng quên tôi luôn mà, mà Ngạn đang ở đâu vậy?
– Waterloo.
– Waterloo là ở đâu?
– Sớm Mai không biết thật sao?
– Thật chứ, từ ngày qua đây tôi có đi đâu ngoài mấy cái chợ và lớp học Anh văn.
Ngạn cười.
– Sớm Mai tu rồi hả?
– Coi như tu.
Ngạn nói:
– Waterloo ở gần chỗ Sớm Mai mà, chạy xe khoảng hai tiếng rười đồng hồ thôi, hẹn một ngày đẹp trời nào đó tôi sẽ đến thăm.
Thật ra Ngạn cũng mới biết địa chỉ và số điện thoại của nàng từ tuần nay, kể từ ngày qua tiểu bang nầy làm trong hảng thịt. Sang Mỹ, về Cali do người anh họ bảo trợ, bước đầu tiên Ngạn cảm thấy cái ngột ngạt của căn nhà ở tạm. Gia đình Ngạn được chia ở căn phòng khách chung với một gia đình người anh khác cũng đi H.O qua trước. Buổi tối, ôm mền nằm dưới thảm, Ngạn nghe lạnh từ đầu đến chân, Ngạn qua Mỹ vào khoảng tháng hai nên trời còn rất lạnh, Ngạn quấn mền nằm co ro nghe đủ mọi thứ âm thanh, từ tiếng rì rào của máy hít, đến tiếng mớ ngủ của mấy đứa con Ngạn nằm bên kia. Từ một người tù đến người phu xích lô chiếm hết thờI gian trong qu ãng đời trai trẻ của Ngạn, đến trước ngày đi Mỹ, Ngạn còn ôm yên xe xích lô chạy kiếm tiền thì làm sao đầu óc và thói quen cho Ngạn văn minh lên được. Cái thuở mà đi ra đường gặp toàn bạn bè, ''chiến hữu một thời'' là phu phen, biết bao nhiêu s ĩ quan xích lô, sĩ quan đạp xe ba gát, sĩ quan vá xe đạp lề đường, trí thức dư thừa trong chế độ không được dùng đến nên phải tuôn ra đường để kiếm ăn. Bỏ yên xe xích lô chưa đầy nửa tháng là Ngạn sang Mỹ, được cư ngụ trong một căn nhà house của người anh họ, ở trong một con đường nhỏ yên tỉnh, Ngạn lớ ngớ như người Mán lạc xuống thị thành, vào toilet với hai tấm gương lớn soi đủ cả người, lavabô tráng men trắng ngà sạch sẽ, nước nóng, nước lạnh, vòi sen, đủ cả, cùng những vật dụng vệ sinh linh tinh khác, Ngạn không biết đường đâu mà rờ. Con Ngọc Lan, đứa con gái người anh, mỗi khi đi đâu về thường ngó ngang ngó ngữa như tìm kiếm những thiếu sót của các gia đình ngụ cư, rồi nói với giọng chủ nhà, ''Ai bật điện lên để không, không tắt, ai lau giấy vệ sinh bỏ ngoài thùng rác'', rồi nó vào phòng cặm cụi viết lên một tấm giấy to dán lên vách ''Lưu ý , mọi người hãy tự trọng, giữ vệ sinh chung, điều 1,2,3…'' Ngạn nghe ngán ngẫm quá, ở trong trại tập trung hơn 6 năm ròng rả, anh đã nghe biết bao nhiệu ''thông cáo'' ''lưu ý '' rồi, bây giờ qua Mỹ vẫn còn nghe cái giọng điệu nầy thì rầu hết biết. Mong ở đây vài tháng cho đỡ tiền thuê nhà, để dành tiền trợ cấp tìm mua chiếc xe cũ cho cả nhà chạy, làm cái chân đi làm kiếm cơm, mà cái điệu nầy e khó quá.
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''. Ngạn nói với Du Miên và Dạ Thảo, ''Các con ráng học, ba đi làm kiếm tiền về lo cho mẹ và các con, nghe''. Hai đứa con nhìn anh buồn bã không nói. Khi xe sắp chạy, Hậu, vợ anh, còn nhét vào túi anh chai dầu gió xanh, nói nhỏ, ''Anh đi bình yên, mau về với mẹ con em, nhớ giữ gìn sức khỏe, anh ở một mình biết ai săn sóc cho anh''. Ngạn nghe tim mình thóp lại như có ai bóp mạnh, cảm giác như ngày anh đi tù năm 75, ngày đó cũng Hậu và các con tiển anh ra bến xe lam Ngã Tư Bảy Hiền để anh đi học tập cải tạo, anh hẹn mười ngày sau sẽ về, không ngờ chuyến đi kéo dài suốt gần bảy năm, chuyến đi vạn dặm với thời gian cách xa đằng đẵng. Sao anh và Hậu luôn luôn phải cách xa nhau, ngày đi lính anh miệt mài hành quân suốt tháng suốt năm ở những chiến trường sôi động nhất, bây giờ là những ngày đoàn tụ mà mình vẫn sống xa nhau sao, Hậu ơi! Nhưng anh lại nghĩ, ''mình phải đi làm để kiếm tiền chứ, ngày đạp xích lô trưa nắng chói chan chở hai bà ''nái xề'' đạp xe lên dốc cầu Nhị thiên đường còn được, huống hồ gì bây giờ đi làm thịt bò''. Khi chiếc xe buýt rời khỏi trạm, anh nhìn qua kiếng xe thấy ba mẹ con Hậu còn đứng nhìn theo, anh nghe lòng mình hắt hiu quá đổi.
Trước ngày Ngạn đi, chị Như Nguyện nói với anh: ''Hình như gia đình con Sớm Mai đã qua Mỹ rồi, nghe nói qua đâu bên Iowa''. Ngạn hỏi: ''Chị biết số điện thoại không?'' Như Nguyện đáp: ''Không, nhưng có thể hỏi được, Ngạn qua bển tôi tìm rồi gọi phone qua cho''. Ngạn gật đầu, nói thêm ''chị nhớ nghe''. Chị Như Nguyện quả quyết: ''Ừ, nhớ mà''.
Ngạn biết chị Như Nguyện không quên, không phải là vì Ngạn, không phải vì Sớm Mai, mà vì anh Thụy, người chồng của Sớm Mai bây giờ và là người yêu của chị Như Nguyện một thuở, cái thuở ban đầu thật lưu luyến không nguôi, dù ở trong mỗi người đều chứa chất những mối hận lòng vô hạn.
Đến một tiểu bang xa lạ trong đất nước rộng bao la nầy mà được gặp một người đồng hương cũng là điều đáng mừng, huống hồ gì Sớm Mai, ngày xưa, Sớm Mai là cô nữ sinh rất đẹp, đẹp nhất một khu phố, phố Khu Bắc. HồiNgạn vừa mới lớn lên, mới biết cảm động vì sắc đẹp cuả một cô học trò duyên dáng thì anh Ngữ đã chiếm được cảm tình của cô nữ sinh áo trắng tóc thề nầy mất, anh Ngữ có duyên may là trọ học và ăn cơm tháng ở nhà Sớm Mai nên dể dàng gần gủi hơn. Ngạn nhìn theo cô bé học trò có mái tóc dài đen mượt, má lúm đồng tiền và đôi mắt to đen đang cùng với mấy cô bạn gái tung tăng đi học, ngang qua nhà anh ở trọ, Ngạn chỉ biết đưa mắt nhìn theo, như một bài hát nổi tiếng một thời, ''dáng em qua rồi còn anh đứng nhìn theo ''.
Mối tình của anh Ngữ và Sớm Mai là mối tình học trò hoa bướm, mộng mơ, thoảng qua như những ngày nghi hè thú vị. Từ đó Ngạn gọi Sớm Mai bằng chị nhưng trong lòng thì vẫn hậm hực khôn nguôi. Thời gian sau nầy, đẫy đưa mỗi người mỗi ngã nhưng Sớm Mai đối với Ngạn vẫn là cô nữ sinh có đôi mắt nhung thật kiêu kỳ huyền hoặc.
Cuộc sống và chiến tranh, rồi những luân lạc của cuộc đời làm Ngạn quên bẳng đi những con người cũ, nghe nói nàng có chồng có con, mối tình nầy cũng ly kỳ gay cấn lúc ban đầu. Cuộc sống sau nầy của nàng là những lời đồn đải không tốt về một ngườI đàn bà bỏ bê chồng trong thời gian người chồng vào trại tập trung, Ngạn vẫn đi ngoài những cuộc đời đó như một kẻ lãng du.
Bây giờ gặp lại trên điện thoại Ngạn cũng vô cùng xúc động, anh ở xứ nầy cô đơn quá, gần một năm sống ở tiểu bang lạnh, Ngạn như một người từ hành tinh khác, lạ lẫm với những cuộc ăn chơi hay những hẹn hò. Sáng sớm vào hảng thịt bò ''cày'' đến tối mịt mới về khu nhà chung cư, với một thân xác mệt mõi rã rời, Ngạn không biết gì hơn là lo mài dao cho thật bén để cắt miếng thịt cho ngọt xớt, lo chạy theo những đường “line” dây chuyền sản xuất mệt đừ người, tối về chỉ có một hạnh phúc là nằm sãi dài trên giường mà ngủ. Ngủ mê mệt cho đến năm giờ sang phải thức dậy để đi làm tiếp, trong cái lạnh buốt da của một miền tuyết phủ.
Một hôm, Ngạn đang nằm ngủ lơ mơ thì chuông điện thoại reo vang, anh bật dậy cầm ống nghe. ''Xin lỗi ai đó?'' Tiếng bên kia: “Ngạn đó phải không? Như Nguyện đây, Như Nguyện ở Cali đây''. Ngạn mừng quá, lâu rồi chị Như Nguyện không gọi, nên anh rất mừng, ở đây, được nói chuyện với một ngưòi quen ở một tiểu bang nhiều người Việt, như mình được bay bỗng, thoát khỏi vùng trời lạnh lẽo nầy. Ngạn hỏi thăm huyên thuyên đủ chuyện, như để được nghe, được nuốt, được ngấu nghiếng những tin tức của người khác ở xứ Cali, có vợ con anh đang ở đó.
Cuối cùng thì chị Như Nguyện cũng hỏi về anh Thuỵ ''Ngạn đã biết chỗ ở và số phone của Sớm Mai chưa?''. Ngạn nói: ''Tôi qua đây như người mù, đâu có biết ai đâu'', ''Thì tôi có số phone đây nầy, lấy giấy bút ra ghi đi''. Ngạn ghi số phone và nhớ nằm lòng câu nhắn gởi của chị Như Nguyện: ''Nhớ ghé nhà coi thử anh Thuỵ bịnh ra sao, nghe đâu bị bịnh tâm thần, con Sớm Mai nghe nói không hề “take care” ảnh gì hết, tội nghiệp, nhớ nghe''.
Ngạn OK nhiều lần và cúp máy, tự mĩm cười, Ngạn thì muốn gặp Sớm Mai mà chị Như Nguyện thì muốn gặp anh Thụy, cuộc đời vẫn là những quẩn quanh như thế.
Thế là Ngạn gặp Sớm Mai trên điện thoại, dù ngày xưa ít nói chuyện với nhau nhưng Ngạn vẫn nhớ y chan giọng nói ấy, cái giọng Quảng Nam nhẹ nhàng và lém lỉnh. Ở một nơi xa lạ mà nghe lại giọng nói của một người, mà một thời trẻ dại mình si mê cũng là điều hạnh phúc, dù bây giờ ở một cương vị nào đi chăng nữa. Ngạn cảm thấy như đang đi trên những con phố xưa của thị xã anh đã học suốt một thời thơ ấu, những con đường, những hàng cây, những quán sách, ôi chao, biết bao nhiêu k ỷ niệm thuở học trò oà vỡ trong anh, anh thấy mình vẫn là chú bé thơ ngây đi qua khu nhà sách Nam Ngãi, dọc theo quán chè Tao Nhân để được nhìn đôi mắt Sớm Mai một dạo.

*

Thị trấn nhỏ nằm dọc theo đường Quốc lộ số 1, bắt đầu từ tòa hành chánh tỉnh đến cuối là dòng sông, đi xe đò trên Quốc lộ nhìn thấy những hàng rào kẽm gai dăng chằng chịt trên những lô cốt là người ta biết được xe đã vào thị trấn. Chỉ có con đường Quốc lộ là con đường chính tráng nhựa, còn tất cả đều là tỉnh lộ, được rải đá sơ sài, nên những trưa hè bụi đỏ bốc lên mù mịt. Những con đường tỉnh lộ chằng chịt như khu bàn cờ . Đang thời chiến tranh, nơi đây là đất của bao nhiêu sắc lính hùng cứ, cứ mỗi đêm xuống, tiếng ì ấm của đại bác, tiếng rắc rắc u u của đèn trái sáng, tiếng gầm rú của xe nhà binh chở lính, tiếng xe tuần tiểu của cảnh sát quân cảnh, còn lại là sự im lặng rợn người của một thành phố chết, thành phố đang trong cuộc chiến nóng bỏng cận kề.
Đêm khuya tối mịt mùng, không ai giám ra đường, thị trấn chỉ còn một con đường Phan Chu Trinh là còn ánh sáng đèn, ánh sáng hắt ra từ mấy quán rượu về đêm mà khách toàn là những tay hảo hớn, là lính tráng, sĩ quan các đơn vị đồn trú chung quanh thị trấn. Lính biệt lập hùng cứ ở những xã vùng ven, lính nầy nguyên là nghĩa quân, sau Nguyễn Vĩnh gom lại chỉ huy và được bộ chỉ huy tiểu khu yểm trợ, đánh thắng nhiều trận nên được tiếng tăm và trở thành sứ quân hùng cứ một phương, lính Địa phương quân, từ ngày các liên đoàn Địa phương quân được thành lập, có trách nhiệm về an ninh lảnh thổ, tạo ra một lớp sĩ quan mới có nhiều quyền hành, thế lực và mau chóng giàu có, xây cất nhà to cửa rộng, lấy vợ đẹp. Phần nhiều là nữ sinh bỏ sách vở học trò đề làm bà lớn, đi chợ có lính lái xe xách giỏ, về nhà có sẳn đám lính kiểng để sai vặt. Lính sư đoàn đóng ở căn cứ Chu Lai sau những ngày tháng hành quân mệt mõi cũng trở về đây ăn chơi nhậu nhẹt, rồi nào lính Quân cảnh, cảnh sát sắc phục, cảnh sát dã chiến làm cha chú trên đường phố, tạo khung cảnh thị trấn về đêm một không khí hổn độn vô cùng. Những chiếc xe jeep lùn có gắn cần câu, máy PRC.25 mở lớn, chạy nghênh ngang ngoài đường phố, như đang chuẩn bị cho một cuộc hành quân quy mô nào đó, nhưng thực ra, đó là xe của các sĩ quan trấn đóng tại các đồn ven thị trấn, về phố ăn chơi. Sĩ quan ngồi trong phòng riêng có gắn máy lạnh bên cạnh các em kiều nữ thơm phức làm chỗ gát tay, uống hết két bia nầy đến két bia khác, để cho lính truyền tin và tài xế trực máy, nếu có lệnh của thượng cấp thì sẽ cầm máy trả lời ngay ''Trình Đại bàng, Thẩm quyền đang có mặt ở tọa độ xyz đang theo dỏi các đống đa (đại đội) hoạt động, các vị đơn vị trưởng nói xong liền bỏ cuộc vui ra lịnh cho tài xế lái xe về đơn vị ngay, coi như đã ứng chiến 100%.
Thị trấn có lúc lặng yên, có lúc nổi sóng với những cuộc đụng độ giữa các binh chủng, ở đâu cũng có anh hùng nên những sĩ quan chỉ huy đi đâu cũng mang theo những tay ''ô đô'' mặt mày bặm trợn, áo quần trận xốc xếch như từ chiến trường về, tay cầm M.16, thắt lưng dắt toàn lựu đan mini, khiến những dân thường nhìn vào đều kinh hồn bạt vía, trong cuộc sống đó, biết bao nhiệu nữ sinh bỏ học để đi lấy chồng, và mau chóng bước lên trên đài danh vọng.
Thụy ra trường bộ binh Thủ Đức được đưa về sư đoàn bộ binh, anh chuẩn úy non choẹt nầy cầm giử chức vụ trung đội trưởng một trung đội tác chiến. Cuộc sống chiến trường cho chàng nhiều kinh nghiệm xương máu, nên chỉ hai năm sau chàng được thăng Trung uý và được đề bạt giữ chức Đại Đội trưởng Trinh sát trung đoàn. Đây là một đơn vị sừng sỏ nhất của trung đoàn bộ binh, nơi nào tình hình căn thẳng thì đơn vị trinh sát nhảy vào để giải toả áp lực địch, lính tráng toàn là những tay đã từng qua 2,3 sắc lính nên chuyện chiến trường, hành quân, coi như cơm bữa, cuộc sống gắn liền với cái chết nên lính tráng sống bất cần đời, khi được về dưỡng quân là đám lính ùa ra thị trấn ăn uống nhậu nhệt thả dàn:

Mai ta đụng trận may còn sống.
Về ghé sông Mao phá phách chơi.
Chia sớt nổi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui.

Trong thờI gian nầy Thụy quen với Như Nguyện, Như Nguyện đang dạy tại một trường Tiểu học quận lỵ. Như Nguyện có vẻ đẹp phúc hậu, nhẹ nhàng, trong Thụy có những cảm giác êm đềm, ấm áp, yên ổn sau mỗI lần hành quân về nghỉ dưỡng quân, anh thường đến thăm Như Nguyện hay đón nàng lúc nàng tan trường. Hai người thường hay đi bộ dọc theo con đường có những hàng dương liểu lã ngọn reo vi vu. Thuỵ nghĩ, “Cố gắng lên Đại uý, nắm được chức Tiểu Đoàn Trưởng sẽ cưới nàng làm vợ''.
Một hôm, trong dịp dư ỡng quân, thằng Bá, tài xế, vừa lái xe chở Thuỵ đi ăn sáng, bỏ nhỏ với chàng:
– Trình trung uý, ở quán Tao Nhân có một em mới đẹp lắm.
Thuỵ nói như ra lệnh:
– Mày cho xe chạy lại chỗ đó thử coi.
Đối với Thụy, những cô gái bán ở quán nhậu chỉ là những cô gái làng chơi. Ở Chu Lai, mấy thằng lính của đại đội chàng đứng làm đầu nậu mấy động đĩ, chàng muốn “gái” nào mà chẳng có, chỉ cần búng ngón tay cái chách là có em ngọt lịm đến nơi hầu hạ chàng, nhưng Thụy đã chán lắm rồi, chàng biết nay chàng có quyền lực trong tay, muốn gì cũng được vì đang nắm sinh mạng và quyền lợi của đám lính dưới quyền, chứ một khi chàng “thôi giữ chức vụ”, thì muốn xin một bao gạo cũng rất khó khăn.
Hôm nay, nghe thằng Bá mách nước, Thụy cũng có ý tò mò muốn biết cô gái nầy, đẹp đến mức nào mà khiến tụi lính đồn dữ vậy, chàng cho xe đậu ngoài quán cùng đám đàn em khệnh khạng bước vào như nhân vật người hùng trong các phim võ hiệp kỳ tình đang hồi ăn khách ở các rạp chiếu bong.
Sớm Mai, lúc nầy, mười chín tuổi, nàng đang học lớp đệ nhị trường Trí Đức. Quán Tao Nhân là quán của người cô ruột, cô Trúc bảo với nàng: ''Con đi học, khi nào rảnh xuống quán ngồi thu tiền dùm cô, cô cho tiền mua sách vở học''. Nàng thấy cũng có lý và vui vui nên nhận lời. Sự xuất hiện của Sớm Mai ở quày thu ngân khiến quán Tao Nhân đắt khách nhất nhì thị trấn, người con gái học trò có đôi mắt to đen và nụ cười má lúm đồng tiền là đầu đề cho biết bao câu chuyện được thêu dệt.
Lúc nầy Sớm Mai đang có một người tình là Lâm, người con trai làm ở cơ quan Dao thuộc phái đoàn viện trợ Mỹ. Lâm trầm tỉnh, ít nói và hơi cộc cằn, có phải sự ít nói và hơi cộc cằn của Lâm khiến nàng yêu Lâm nhiều hơn không?
Nàng đã nói vớI Lâm:
– Anh đi hỏi em làm vợ đi.
Lâm đáp cộc lốc:
– Không được, chưa phải lúc nầy.
Nàng buồn bã vô cùng và đầy tự aí, người đẹp nào cũng vậy.
Thụy vào quán với đám lính, kêu bia uống, chàng nhìn vào quày thu ngân tìm kiếm và bắt gặp đôi mắt của Sớm Mai nhìn ra, chàng giật mình tự nhũ, ''nàng đẹp quá'' chàng nghĩ tiếp,''người con gái nầy là định mệnh của mình đây''.
Sau một tuần với năm lần từ đồn xuống quán, Thuỵ cùng đám lính nhậu nhẹt và chi tiền như ném qua cửa sổ. Chàng anh hùng với đám lính và đối với mọi người, nhưng với Sớm Mai, chàng chưa dám ngỏ được một lời nào để làm quen, chàng chỉ nói vu vơ, nhưng lần nầy, chàng mượn rượu để thêm can đảm:
– Sớm Mai, anh yêu em, anh muốn cưới em làm vợ.
Lúc nầy, Sớm Mai đang giận Lâm, nên nàng nói nửa đùa, nửa thực:
– Anh nói gia đình đến hỏi thì em ưng.
Chuyện như đùa, nhưng không ngờ, một tuần sau , ông già Thụy từ Quảng Trị vào, mang theo lễ mễ nào trầu, cau, rượu. Sớm Mai điếng người, nàng nói như dỡn chơi vậy mà Thụy làm thiệt, lúc nầy, nàng mới thấy ân hận, nhưng gia đình Thụy đã đến nhà ba mẹ nàng, nàng biết tính làm sao đây.
Lâm nghe tin Sớm Mai có người đi hỏi, Lâm đón đường nàng đi học về và nói:
– Em trả lễ của Thụy đi, anh sẽ đi hỏi em làm vợ.
Sớm Mai về nói với ba nàng chuyện nầy, người cha nổi giận đùng đùng mắng nàng như tát nước vào mặt và dọa đuổi nàng ra khỏi nhà. Buổi tối, Thụy đến, nàng bảo:
– Anh Thụy, tôi không yêu anh, tôi chỉ nói đùa thôi mà anh làm thiệt...bây giờ tôi nghĩ cũng chưa muộn, tôi trả lại anh lễ vật anh đi hỏi tôi, có gì tôi đền bù, anh thông cảm cho tôi, tôi xin lỗi.
Thụy nghe nói anh giận tím mặt, máu nóng bốc lên trên mặt nóng bừng, Thụy nói:
– Em nói gì, anh đã đi hỏi em rồi, em đồng ý, cha mẹ đồng ý. Em là vợ của anh, em không thể từ hôn.
Nàng bình tỉnh trả lời:
– Không thể được đâu anh, anh đưng ép tôi quá.
Thụy nghiến răng, cơn giận làm chàng mất khôn, chàng rút khẩu colt 12 đeo ở thắt lưng.
– Em nói sao?
Súng lên đạn và chỉa vào người nàng, Thụy nói tiếp:
– Lấy anh hay cùng chết.
Sớm Mai hoảng sợ thật tình, người cha nghe tiếng cải vả vội chay ra và nhào vô đẩy tay Thụy và súng nổ, vết đạn lướt qua mang tai nàng nghe lạnh buốt, nàng thàng thốt như đang sống trong một cơn mê nào đó. Thuỵ lên xe về đồn, nàng được vực vào nhà và người mẹ ỉ ôi:
– Cũng tại con thôi, ba me đâu biết nó là ai, con ưng nó ở đâu con đem về, bây giờ cha nó đã vào đây hỏi con cho nó, vậy mà sao con lại từ hôn, con ơi là con...
Sớm Mai không nghe gì nữa cả, nàng nghĩ đến phát đạn bay qua màng tang, hú vía, nếu không có ông già thì bây giờ nàng còn sống hay đã chết, một cái chết lãng xẹt vô nghĩa quá chừng, nàng căm hận Thụy vô cùng nhưng nàng không cựa quậy nổi ra khỏi chiếc lồng hôn nhân đã nhốt nàng trong đó.
Sớm Mai bỏ học, bỏ bán ở quán Tao Nhân, ra Huế sống với người dì trong ba tháng, sáu tháng sau Thụy đi cưới nàng, cũng tại Huế, nàng không trở về thị trấn nữa, không mời bạn bè nào đi đự đám cưới, chỉ có con Vân, con bạn ''lanh chanh'' chơi với nàng từ thuở nhỏ, đi xe đò ra làm phụ dâu. Nàng ôm Vân khóc và hỏi Vân:
– Mi có biết tin tức anh Lâm không?
Vân nói:
– Nghe nói đã đổi đi vào trong Nam mà không biết ở tỉnh nào.

*

Mười lăm năm mới gặp lại, mà chỉ gặp nhau nói chuyện trên điện thoại, Ngạn nghĩ Sớm Mai cũng cách xa lăn lắc. Mười lăm năm từ ngày Ngạn ở tù về, trong một chuyến về thăm quê với anh Ngữ, Ngạn đã gặp Sớm Mai ở nhà nàng, ngôi nhà ngày xưa cổ kính bao nhiêu, bây giờ trông trơ trụi quá. Ngôi nhà ngói đỏ, cũ kỹ, rêu phong phủ kín tường. Ngạn đi với anh Ngữ nên Ngạn chỉ là người dự thính. Ngày đó nàng vẫn trẻ trung với tuổi đời trên dưới ba mươi, bây giờ thì mười lăm năm nữa, thời gian thật quá vô tình.
Thế hệ Ngạn đã bước qua tuổi trung niên và sắp đi vào thế giới những người già, mười lăm năm với Thuý Kiều những tháng ngày lưu lạc, hay với bọn chàng lầm lủi sống lạc loài trên quê hương mình mà như đã đánh mất quê hương, nay thì trên quê người lưu lạc. Bây giờ nghe Sớm Mai nói, giọng nói mang âm điệu quê hương hoài cảm, quê hương Quảng Nam yêu dấu của chàng.
Ngạn lục lọi trong trí nhớ về hình ảnh của Sớm Mai ngày cũ, lúc nào cũng chỉ hiện lên trong Ngạn hỉnh ảnh của cô nữ sinh mặc áo dài trắng đạp xe đạp đi ngang qua nhà Ngạn trọ học, chàng không tưởng tượng nổi Sớm Mai trong thời thiếu phụ, Ngạn tìm về những tin tức đã được nghe về nàng coi có sự chính xác nào không?
Hồi còn ở Việt Nam, chị Anh, vợ đại uý Thiện, có một lần đã nói với Ngạn: ''Con Sớm Mai ác gướm, chồng đi cải tạo mười mấy năm mà nó bỏ, chứ có bao giờ nó thăm nuôi đâu, đến ngày ông Thụy về, nó còn đuổi ông ra khỏi nhà, làm ông Thụy ức uất quá nổi cơn điên, nó đi theo tay kép nào ở đoàn cải lương, có bầu đẻ con bỏ ở đâu không biết, về nhà mặt mày còn xanh lét, tóc rụng hết trơn.''
Câu nói đó Ngạn nghe đã lâu, bây giờ là một ám ảnh. Ôi! chuyện tù cải tạo, một câu chuyện dài với biết bao nhiêu đau buồn và nước mắt. Khi chồng là sĩ quan có danh có phận thì các bà hưởng, đi đâu cũng có kẻ hầu người hạ, lính tráng của quân đội mà các bà coi như của riêng, muốn sai gì cũng được, đến khi chồng thất thế đi cải tạo thì các bà ngoại tình, có người còn lấy thuộc cấp của chồng mình, còn có người đi lấy công an, bộ đội nữa kia. Chuyện đó đã xãy ra biết bao nhiêu hoàn cảnh đau thương, trong cơn luân lạc, miếng cơm không có mà bỏ vô miệng, đẩy đưa biết bao cảnh đời oan nghiệt, cho nên bây giờ đối với Ngạn, chuyện của Sớm Mai cũng là chuyện như trăm ngàn chuyện đời thường, mà thôi.

*

Tiếng nói của Sớm Mai bên kia đường giây điện thoại nghe như từ một cõi nào vọng tới.
– Ngạn qua Mỹ bao lâu rồi?
– Gần hai năm.
– Sao trễ vậy.
– Vì không có tiền làm dịch vụ.
– Qua ở luôn tiểu bang nầy hà?
– Đâu có, qua đây làm việc kiếm tiền một thời gian rồi về lại Cali.
– Ở Mỹ Ngạn thấy có vui không?
– Vui gì, buồn quá đi mất, không sống được ở VN thì phải đi thôi.
– Để Sớm Mai đọc cho Ngạn nghe một bài thơ của một ông HO, viết gởi cho một người bạn còn lại ở VN nghe, thấy đúng như hoàn cảnh mấy ông quá.
– OK, đọc đi.
– Đọc nè,

Mai mốt ông về có thằng túm hỏi.
Mày qua bên Mỹ học được củ gì?
Nói mầy nghe đưa ông cây chổi.
Ông ở bên nầy thượng đẳng cu li
Ông rửa bát chì hơn bà nội trợ
Ông quét nhà sạch hơn em bé ngoan

Ông học ở Mỹ đất trời bát ngát
Nhưng tình người bé nhỏ hơn que tăm. (*)

Ngạn nói:
– ''Bài thơ đúng quá''.
Hai người cùng cười vang trong ống nghe.

Trần Yên Hòa
(*) Thơ Cao Tần

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.304 giây.