logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/05/2024 lúc 09:09:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình ảnh người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' trên mạng xã hội. Ông thu hút rất đông người đi theo ở mỗi địa phương ông đi qua. (Ảnh chụp màn hình VnExpress)



Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ hôm 16/5 cùng ra văn bản nói rõ quan điểm về vụ việc ông Thích Minh Tuệ, một hiện tượng trên mạng xã hội Việt Nam trong thời gian qua, và đều khẳng định rằng ông ‘không phải nhà sư’.

Ông Thích Minh Tuệ xuất hiện liên tục trên các trang mạng xã hội như TikTok, Facebook và YouTube trong thời gian qua dưới hình ảnh giống như một nhà sư với chiếc đầu đã cạo tóc, mặc trang phục giống như cà sa nhưng chắp vá, đầu để trần, đi chân đất, tay ôm nồi cơm điện đi bộ từ Nam ra Bắc.

Trong các đoạn video được đăng tải, ở mỗi địa phương ông Thích Minh Tuệ đi qua đều có nườm nượp người kéo tới theo dõi, đi theo, đảnh lễ, cúng dường, quay phim, chụp ảnh… gây náo động cả một vùng.

Nhiều người thậm chí còn tôn sùng ông như một ‘bậc chân tu’, ‘hành giả đích thực’, ‘tu theo hạnh đầu đà’, ‘theo đúng giáo pháp Đức Phật’, thậm chí có người còn gọi ông là ‘Phật sống’.

Nhiều ý kiến đã lấy hình ảnh ông Thích Minh Tuệ để so sánh với cách tu của các vị tăng, ni đang tu hành trong các tự viện ở Việt Nam. Từ đó, họ đả kích Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Việt Nam nói chung là ‘suy đồi’ và ‘tha hóa’.

Tuy nhiên, cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ đều khẳng định rằng ông Thích Minh Tuệ ‘không phải là nhà sư’, theo công văn của hai cơ quan này gửi ra được báo chí trong nước đăng tải.

Theo đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người đàn ông này ‘không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam’.

Theo kết quả xác minh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ‘sư Thích Minh Tuệ’ có tên thật là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông hiện sinh sống tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

Ông từng là cán bộ đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên, nhưng sau đó đã bỏ việc để đi bộ từ từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại. Hiện giờ, ông đang đi qua địa phận các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh xuôi vào Nam, vẫn theo văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ cũng khẳng định giống như Giáo hội Phật giáo Việt Nam về nhân thân của ông Thích Minh Tuệ, và cho biết ông Lê Anh Tú ‘tự xưng là Thích Minh Tuệ’ chứ ‘không phải tu sỹ Phật giáo’.

Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết ông Lê Anh Tú ‘đi bộ theo hình thức thực hành phương pháp tu tập hạnh đầu đà’ và ‘đã ba lần đi bộ từ miền Nam ra miền Bắc và ngược lại’.

Cả hai cơ quan này đều cho rằng sở dĩ có ‘hiện tượng Thích Minh Tuệ’ là do có những Facebooker, TikToker và YouTuber đi theo ông để quay clip đăng tải và phát trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội nhằm câu view vì những lần trước ông thực hiện hành trình, ‘không có mấy ai quan tâm’.

Tuy nhiên, cả hai cơ quan này đều không chỉ trích hay lên án hành vi của ông Thích Minh Tuệ nhưng cho rằng hình ảnh của ông đã bị lợi dụng ‘để bình luận xuyên tạc về đời sống tu hành của tăng ni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam’.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu Ban Trị sự các tỉnh, thành thông báo rõ ràng tới Phật tử và nhân dân 'để tránh ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư' và đề nghị chính quyền địa phương 'có biện pháp ngăn chặn những bình luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên mạng xã hội'.

Ban Tôn giáo Chính phủ thì cho rằng hành trình của ông Lê Anh Tú ‘làm ảnh hưởng an ninh trật tự và giao thông trên các địa bàn’ và yêu cầu các cơ quan trực thuộc ở các tỉnh thành khi ông Tú đi tới địa bàn ‘không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, gây cản trở và ảnh hưởng an toàn giao thông, gây phức tạp về an ninh trật tự, đặc biệt không để các thế lực xấu lợi dụng, xúi giục, lôi kéo gây mất đoàn kết tôn giáo và vi phạm pháp luật’.

Cơ quan quản lý tôn giáo Nhà nước cũng đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng dẫn tăng ni, Phật tử tu học theo đúng chính pháp của Đức Phật đồng thời vẫn ‘tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và cách thức hành trì của mọi người nhưng cần đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật’.

Bản thân ông Lê Anh Tú khẳng định ông không phải là tu sĩ Phật giáo, không thuộc bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà chỉ nghe lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tập học tu hạnh đầu đà.

Trả lời báo chí trong nước hôm 17/5, ông cho biết ông từng có thời gian ngắn tu tập tại một ngôi chùa và pháp danh Thích Minh Tuệ được đặt tại ngôi chùa này. “Sau này khi cảm thấy không còn duyên ở chùa, con ra ngoài và vẫn giữ pháp danh này,” ông nói với VnExpress.

Về cách tu ‘hạnh đầu đà’, trên tờ Thanh Niên, Hòa thượng Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, giải thích rằng đó là cách tu khổ hạnh được chế định để ‘thúc liễm thân tâm, thanh tịnh ba nghiệp’.

Cách tu hạnh đầu đà được quy định rất chặt chẽ và khắt khe, vị hòa thượng này cho biết, chẳng hạn như chỉ mặc y phấn tảo, tức là y được chắp vá từ những mảnh vải nhặt ở lề đường hay đống rác; chỉ đi xin ăn từng nhà không phân biệt giàu, nghèo; chỉ khất thực trước ngọ; chỉ ăn một lần trong ngày; không để dành lại thức ăn; có gì ăn đó không phân biệt ngon, dở; không được ở trong thành thị hay làng xóm mà chỉ được ở rừng, ở nghĩa địa, ở ngoài trời; ngủ trong tư thế ngồi, không ngủ một chỗ quá một đêm và thời gian buổi chiều phải được dành để thiền quán, thiền hành để ôn lại những lời dạy của Đức Phật.

Hòa thượng Thích Chân Tính cho biết mục đích của cách tu hạnh đầu đà là để ‘rèn luyện tính thiểu dục tri túc’. Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có tôn giả ‘Ca Diếp’ được Đức Phật chấp thuận cho tu theo hạnh đầu đà và Ngài đã được tôn xưng là ‘Đầu đà Đệ nhất’.

“Trong điều kiện sống ngày nay, khó ai có thể thực hành được mười ba hạnh đầu đà này,” Hòa thượng Thích Chân Tính được Thanh niên dẫn lời nói.

Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khởi thủy tu theo lối khổ hạnh, ép xác trong rừng già suốt 6 năm. Sau đó, Ngài bị kiệt sức và nhận thấy rằng tu khổ hạnh là ‘cách tu cực đoan’, không thể phát huy được trí tuệ nên đã từ bỏ lối tu này để đi theo con đường trung đạo. Sau đó, Ngài đã nhận bát sữa cúng dường, dần dần lấy lại sức khoẻ và đạt được Giác Ngộ sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ đề.

Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 17/05/2024 lúc 09:36:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi muốn tu phải được... công nhận

UserPostedImage
Sư Minh Tuệ khẳng định mình không phải nhà sư và lý do ông đi bộ từ Nam ra Bắc ‘chỉ là để rèn luyện sức khỏe chứ không phải tu tập’.

Dư luận vừa dậy lên thành bão sau khi Hội đồng Trị sự (HĐTS) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG VN) gửi Thông báo cho Ban Trị sự GHPG VN các tỉnh, thành phố về “người được mạng xã hội gọi là ‘sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật giáo”.

Thông báo vừa kể nhấn mạnh “người đàn ông mang hình dáng nhà sư bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại” đang “gây ra nhiều dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. HĐTS của GHPG VN cho biết “đã xác minh” và “khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điều này cũng đã được chính người đàn ông này khẳng định trong các clips trên mạng xã hội”. Theo HĐTS của GHPG VN thì “người đàn ông này có tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông Tú sinh sống tại huyện Eakar tỉnh Đắk Lắk. Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại. Tuy nhiên lần này một số người dùng mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh đi bộ của ông Lê Anh Tú tạo sự hiếu kỳ, thu hút nhiều người dân đi theo, tạo nên hiệu ứng câu views và có nhiều bình luận xuyên tạc đời sống tu hành của tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. HĐTS của GHPG VN đề nghị Ban Trị sự GHPG VN các tỉnh, thành phố thông báo để không gây ngộ nhận ông Tú là “nhà sư”.

Đáng lưu ý là HĐTS của GHPG VN đề nghị Ban Trị sự GHPG VN các tỉnh, thành phố “liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam” [1].

***

Trên thực tế, người đàn ông tên là Lê Anh Tú được nhiều triệu người Việt ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam ngưỡng mộ, tán thán với tên “sư Thích Minh Tuệ”, không phải nguyên nhân dẫn tới thực trạng mà GHPG VN cho là “dư luận xúc phạm”. “Dư luận xúc phạm” đã dậy lên từ lâu sau khi nhiều tăng, ni của GHPG VN vừa phô bày sự xa hoa, vừa đốc thúc Phật tử dâng sao giải hạn, cúng dường, chuyển khoản, thậm chí hiến kế cho nhau để tăng nguồn thu.

Không chỉ Phật tử mà công chúng nói chung chú ý đến “sư Thích Minh Tuệ” bởi sự khiêm cung, con đường tu tập mà ông chọn cho thấy nghị lực phi thường, nỗ lực buông bỏ tất cả để đạt đạo.

Có không ít người chẳng hạn như Thái Đức Phương đã so sánh cách thức tu trì của “sư Thích Minh Tuệ” với thực tế tu tập, thuyết pháp của nhiều tăng ni trong GHPG VN và chính sự so sánh này khiến HĐTS của GHPG VN cảm thấy đó là “dư luận xúc phạm”...

Theo Thái Đức Phương thì “ông Minh Tuệ” có “bảy cái sai”. Chẳng hạn ông chỉ “khất thực” chứ không chịu nhận “cúng dường”, đặc biệt là từ chối nhận tiền. Ông chọn lối tu tập... “khoe hình ảnh” đầu trần, chân đất ngoài đường trong khi nhiều vị tăng nổi tiếng ở Việt Nam thường khiêm tốn “ẩn mình” trong Mercedes, Audi,... Đã vậy ông còn “phân biệt” trong việc nhận đồ cúng, khác với những vị tăng nổi tiếng nhận hết, không chừa thứ gì. Chưa hết ông làm “tổn phước” vì khiến người ta cãi nhau về pháp tu của ông, do vậy mới có vị tăng quở ông, ông bị trách vì không biết tu theo “miệng đời”, sửa mình cho khớp với cái tham – sân - si của thiên hạ để vuốt ve Phật tử khiến Phật tử hăm hở cúng tài vật. Thái Đức Phương nói thêm, “ông Minh Tuệ” còn sai ở chỗ chỉ tu cho mình, “xưng con với tất cả mọi người, không chịu nhận là sư hay là thầy của ai, không chịu hoằng dương đạo pháp”. Cuối cùng ông “ép xác”, sai với “con đường trung đạo của Phật” bởi theo cách hiểu của số đông, trung đạo là tương đối, chẳng hạn đối với những người thu nhập bèo bọt như Thái Đức Phương, “đi xe máy là trung đạo, còn đối với những sư thầy vang danh thiên hạ có hàng trăm tỉ trong tài khoản ngân hàng thì đi Mercedes hay Audi là trung đạo”.

Tuy nhiên Thái Đức Phương thừa nhận: Hình ảnh của ông Minh Tuệ đã truyền cho tôi rất nhiều cảm hứng khi thực hành tâm nhẫn trong công việc. Một người “tập học” theo Đức Phật, chưa làm gì lỗi đạo thì đáng được tán thán, chứ không đáng bị gọi là “thằng ba trợn” như một vị “nhân tài đất Việt thời kỳ hội nhập quốc tế” đã gọi. Nhờ những Youtuber và đoàn Phật tử đã đi theo ông Minh Tuệ suốt ngày đêm mà người ta biết được ông tu tinh tấn cỡ nào. Trước, tôi không tin có người thực hiện được hạnh ngủ ngồi suốt nhiều ngày liền và cho rằng đó chỉ là chuyện bịa ở trong kinh. Giờ điều đó đã có người làm được một cách nhẹ nhàng. Trước, người ta chỉ nghe giảng về buông xả, vô ngã qua miệng các nhà sư, thì giờ đây bỗng có người “dám” đem điều đó ra thực hành, cả xã hội ồ lên, nhận ra thế nào là “thực hành” và bọn tu mõm thì nhảy sồn sồn. Nhờ có ngắn, người ta mới biết thế nào là dài. Nhờ có bầu trời đêm, người ta mới thấy được các vì sao. Nhờ có bọn tu mõm, người ta mới biết được thế nào là một người “tập học” theo Phật. Tôi hiểu chữ “thực” trong câu “Có thực mới vực được đạo” nghĩa là “thực hành”. Phật pháp bị mạt phải chăng là do người ta mải rao giảng Phật pháp mà không chịu thực hành. Theo tôi, chỉ có thực hành đạo pháp mới mong vực dậy được đạo pháp [2]...

***

Không phải tự nhiên mà càng ngày càng nhiều người gọi GHPG VN là “Phật giáo quốc doanh”. Thông báo về “người đàn ông mang hình dáng nhà sư bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại” của HĐTS GHPG VN khiến rất nhiều người phẫn nộ như Phạm Hải: Phật giáo có từ hàng ngàn năm, GHPG VN lấy tư cách gì định đoạt ai là tu sĩ, ai không phải tu sĩ? Có người mỉa mai như Phạm Minh: Vợ em không tham gia Hội Phụ nữ Việt Nam, vậy vợ em có phải phụ nữ không ạ [3]? Cũng có người nhận định về những khác biệt khiến GHPG VN không thể dung “sư Thích Minh Tuệ” như Tran Nhat Binh: Người này làm gì có ‘chùa’ mà được nhận vào băng nhóm của các ông! Người này vô sản, làm sao ngồi chung với các ông dưới một mái nhà! Người này không vợ, không con, ăn chay... làm gì được ngồi chung mâm với các ông! Người này không livestream câu view kiếm tiền, không tu online... làm sao ngồi chung bàn với các ông! Người này không khuyên thiên hạ cúng dường, giải hạn, đuổi ma, trừ tà, mê tín dị đoan... làm sao được nhận vào hội của các ông! Người này chân trần, áo rách, da bọc xương, làm sao có thể lên chung một xe với các ông! Người này ăn nói khiêm nhường, một lòng tu thân tích đức, làm sao dám đi cùng một đường với các ông [4]!

Sau khi xem thông báo của HĐTS GHPG VN, có người như Chanh Tam thắc mắc mà như than: Hội đồng Trị sự sức giấy cho Ban Trị sự các tỉnh, thành phố chuyện nội bộ của giáo hội mà nơi gởi có A02 Bộ Công an? Để nhờ công an phối hợp đôn đốc, nhắc nhở hay gì [5]? Phải chăng tiêu chí “đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội” mà GHPG VN quyết tâm hướng tới đã đẩy tổ chức tôn giáo này đến chỗ khiến Phật tử nói riêng, dân chúng nói chung nhìn thông báo vừa đề cập chỉ là vấn đề như Hai Tran cảm nhận: Ông Minh Tuệ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong trào vận động cúng dường và giải oan gia trái chủ của Hiệp hội Doanh nghiệp cổ phần chùa Việt Nam [6]. Hoặc là chuyện như Hoàng Thanh Tâm bỡn cợt: Đề nghị “người đàn ông mang hình dáng nhà sư” trả lại NỒI CƠM cho GHPG VN vì đã làm bể nồi cơm của hội rồi! Hay buộc Tri Do phải thở dài: Văn phong của Trung ương Phật giáo quốc doanh mạnh như nghị quyết của chính quyền. Kinh thật! Chuyển qua Bộ Công An theo dõi, xử lý? Sợ lắm! Ôi thời mạt vận, miệng mồm mấy thầy chùa quốc doanh có gang, có thép gớm [7]!

Trân Văn (VOA)
_______________
Chú thích

[1] https://www.facebook.com...B79Won6vKLy94bS3bC8Ee5Wl

[2] https://www.facebook.com...y1euzBC3U3dW1Yf2mgjtFfHl

[3] https://www.facebook.com...rYpn2tHXmgQaqPhsubs7NUhl

[4] https://www.facebook.com...VcYaTWgYpF6GiA337HNuPFZl

[5] https://www.facebook.com...WJhbyRXeYP8pi6MYQuC7vWFl

[6] https://www.facebook.com...B79Won6vKLy94bS3bC8Ee5Wl

[7] https://www.facebook.com...VJsjksxSTtKaGobVqA6AHnQl
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.193 giây.