logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/06/2024 lúc 09:31:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Trương Huy San tức Huy Đức là nhà báo và tác giả sách nổi tiếng Việt Nam



Ít giờ sau khi công an Việt Nam chính thức công bố việc họ khởi tố và bắt giam ông Trương Huy San, tức blogger và Facebooker Osin Huy Đức nổi tiếng, Human Rights Watch gửi ra thông cáo từ New York, Mỹ, vào chiều ngày 7/6 đề nghị chính quyền Việt Nam “cần ngay lập tức phóng thích” ông San cũng như hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông.

Thông cáo của Human Rights Watch (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) tiếp nối vào những lời kêu gọi trước đó của 3 tổ chức Bảo vệ Ký giả, Ân xá Quốc tế và Văn bút Mỹ rằng nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả tự do cho ông San.

Như VOA đã đưa tin, Bộ Công an Việt Nam cáo buộc ông San phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo điều 331 của Bộ Luật Hình sự, một điều luật bị các nước phương Tây và các tổ chức cổ súy cho nhân quyền coi là có nội dung quá rộng mà nhà nước Việt Nam thường sử dụng đối với những người lên tiếng phê phán chính quyền.

Human Rights Watch nói trong thông cáo gửi đến VOA và các cơ quan báo chí rằng công an ở Hà Nội đã câu lưu ông San vào ngày 1/6 và nhận xét thêm rằng việc chính quyền để cho 7 ngày trôi qua mới thông báo với gia đình ông về việc bắt giữ, tạm giam đã “gây ra nhiều quan ngại về sự an nguy của ông”.

VOA được biết kể từ khi nhà báo kiêm tác giả sách Trương Huy San tức Huy Đức bị tạm giữ, cả luật sư lẫn gia đình ông đều chưa được phép gặp ông.

“Với việc bắt giữ Huy Đức một cách sai trái, nhà cầm quyền Việt Nam đang nhắm vào một trong những nhà báo dũng cảm và nhiều ảnh hưởng nhất Việt Nam”, bà Patricia Gossman, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Human Rights Watch, nói trong thông cáo của tổ chức này và cho rằng “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam cần lên án việc bắt giữ Huy Đức như một đòn đánh trực diện vào quyền tự do biểu đạt, và thúc đẩy để ông được trả tự do ngay lập tức.”

Ông San sinh năm 1962, từng phục vụ trong quân đội rồi trở thành nhà báo với bút danh Huy Đức và xây dựng danh tiếng qua các bài viết đanh thép về chính trị của Việt Nam. Ông đặc biệt nổi danh khi làm việc cho báo Sài Gòn Tiếp Thị, với phóng sự phơi bày một vụ tham nhũng lớn liên quan tới các hợp đồng ưu ái và các vụ mua bán đất đai mờ ám của gia đình một vị thủ tướng chính phủ, Human Rights Watch điểm lại.

Một thành tựu khác được xem là đáng chú ý nhất của ông là hồi năm 2012, trong lúc học ở Đại học Harvard, Mỹ, theo học bổng Nieman, ông viết cuốn sách Bên Thắng Cuộc, được đánh giá là một biên niên sử báo chí về thời kỳ hậu chiến của Việt Nam. Sách này chưa được bán một cách chính thức ở Việt Nam.

Trong mười mấy năm nay, theo quan sát của VOA, sử dụng bút danh Huy Đức và Trương Huy San trên mạng xã hội, ông đã bình luận, phân tích và phản biện về nhiều vấn đề chính trị và xã hội nan giải ở Việt Nam.

Chỉ vài ngày trước khi bị bắt, ông đăng lên Facebook một bài cảnh báo về nhiều mối nguy từ tình trạng tập trung quyền lực về Bộ Công an Việt Nam. Tiếp đến là một bài phê phán những nhược điểm của làn sóng chống tham nhũng do người đứng đầu Đảng Cộng sản chỉ đạo.

Sau khi ông bị bắt, trang Facebook của ông đã bị vô hiệu hóa, không còn truy cập được nữa trên mạng internet.

Giới quan sát quốc tế cho rằng trong mấy tháng trở lại đây, chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp, bắt bớ một loạt các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, nhà hoạt động môi trường và những người khác lên tiếng phê phán, chỉ trích chính quyền hoặc kêu gọi cải cách.

Báo chí Việt Nam dẫn lại thông tin từ Bộ Công an cho biết hôm 7/6 rằng ngoài ông Trương Huy San, cũng bị khởi tố và bắt tạm giam trong cùng vụ án là ông Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Công an nói rằng kết quả điều tra ban đầu xác định hai ông San và Triển đã “vi phạm pháp luật, lợi dụng các quyền tự do dân chủ, đăng tải các bài viết trên mạng xã hội Facebook xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

VOA liên lạc với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Việt Nam để tìm hiểu phản ứng của họ đối với những tuyên bố, thông cáo của 4 tổ chức nước ngoài về vụ bắt giữ ông San, nhưng chưa nhận được hồi đáp.

Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 09/06/2024 lúc 09:39:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
HRW : "Blogger Huy Đức bị bắt giữa đợt đàn áp nhân quyền đang gia tăng" ở Việt Nam

Sáng 08/06/2024, bộ Công An Việt Nam thông báo chính thức vụ bắt Osin Huy Đức (tên thật Trương Huy San) và luật sư Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng Luật sư Vì dân, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, và ra quyết định khởi tố vụ án « Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ». Hai tổ chức Quan Sát Nhân Quyền và Phóng Viên Không Biên Giới đã yêu cầu trả tự do cho nhà báo độc lập.
UserPostedImage
Hình ảnh nhà báo độc lập Huy Đức ngày 10/04/2021. © AFP

Trong thông cáo tối 07/06, tổ chức Quan sát Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) kêu gọi « chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông » Huy Đức và chỉ trích « chính quyền đã để 7 ngày mới thông báo với gia đình Huy Đức về việc bắt giữ và tạm giam ông, trên thực tế là buộc ông bị mất tích, gây ra nhiều quan ngại về sự an nguy của ông. Kể từ khi bị tạm giữ, cả luật sư và gia đình ông đều chưa được phép gặp ông ».
Ông Trương Huy San, bút danh Osin Huy Đức, bị công an ở Hà Nội câu lưu ngày 01/06/2024. Bà Patricia Gossman, phó giám đốc Ban Á Châu của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền, cho rằng « với việc bắt giữ Huy Đức một cách sai trái, nhà cầm quyền Việt Nam đang nhắm vào một trong những nhà báo dũng cảm và nhiều ảnh hưởng nhất Việt Nam », « Bắt giữ một nhà báo vì ông ta viết bài phê phán chỉ thể hiện rằng chính quyền Việt Nam đang càng ngày càng rời xa dân chủ và pháp quyền ».
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), được AFP trích dẫn, cũng ra thông cáo kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà báo blogger Huy Đức. Ông Cédric Alviani, giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF nhấn mạnh « những bài viết của nhà báo độc lập Huy Đức là một nguồn thông tin vô giá cho phép người Việt Nam tiếp cận những thông tin (khác với) thông tin bị chế độ Hà Nội kiểm duyệt ».
Blogger Huy Đức có hơn 350.000 người theo dõi trên Facebook. Từ năm 2020, ông viết hàng loạt bài về chính trị và xã hội ở Việt Nam, kể cả các vấn đề môi trường như nạn phá rừng. Theo HRW, « những bài đăng trên Facebook mới nhất trước khi ông bị bắt cảnh báo về hàng loạt mối nguy trước tình trạng tập trung quyền lực về bộ Công An Việt Nam vốn nhiều tai tiếng về bàn tay đàn áp, do ông Tô Lâm, tân chủ tịch nước, lãnh đạo trước đó ».
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 11/06/2024 lúc 08:38:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng sau khi Việt Nam khởi tố nhà báo Huy Đức

UserPostedImage
Nhà báo Trương Huy San, trong bức ảnh chụp ngày 10/4/2021 tại Hà Nội, vừa bị nhà chức trách Việt Nam bắt giữ và khởi tố về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.

Mỹ kêu gọi Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận của mọi người dân và tái khẳng định nhân quyền là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau khi Bộ Công an Việt Nam tuyên bố đã bắt giam nhà báo Trương Huy San vì những đăng tải trên mạng xã hội của ông.
Cơ quan điều tra an ninh của Bộ Công an hôm 7/6 ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với nhà báo lấy bút danh là Huy Đức, khẳng định những thông tin trước đó được nhà văn Trần Thanh Cảnh nói với VOA và từ mạng xã hội về sự “mất tích” của nhà báo này từ ngày 1/6.
Theo truyền thông trong nước, cơ quan an ninh điều tra khởi tố ông Huy Đức tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, một cáo buộc thường bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích vì cho là vi phạm các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế.
“Chúng tôi thường xuyên kêu gọi Việt Nam tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người ở Việt Nam, phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình, đồng thời trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ oan uổng,” một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong email trả lời yêu cầu bình luận của VOA về việc Việt Nam bắt giữ nhà báo Huy Đức, người từng được Bộ Ngoại giao Mỹ trao học bổng Humphrey Fellowship để tu nghiệp tại Đại học Maryland từ 2005-2006.
Nhà báo Huy Đức, tác giả cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” không được lưu hành chính thức ở Việt Nam, cũng là người nhận học bổng của Nieman Foundation tại Đại học Harvard ở Mỹ vào năm 2012-2013 và từng xuất hiện trong bộ phim tài liệu “Cuộc chiến tranh Việt Nam” của Đạo diễn Ken Burns ra mắt năm 2017 với tư cách một người được phỏng vấn.
Vụ bắt giữ nhà báo Huy Đức “thể hiện một cuộc tấn công đáng báo động vào quyền tự do báo chí và là vụ mới nhất trong một cuộc đàn áp đang diễn ra nhắm vào các nhà cải cách,” Dự án 88, nhóm giám sát đa quốc gia về nhân quyền ở Việt Nam, nói trong một tuyên bố được AP trích dẫn.
Tổ chức phi lợi nhuận đăng ký hoạt động tại Mỹ này đã kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt Hà Nội vì đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Trả lời yêu cầu phản hồi của VOA trước lời kêu gọi của Dự án 88, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói hôm 10/6 rằng “nhân quyền là trụ cột trung tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và chúng tôi thường xuyên tham gia với các đối tác chính phủ Việt Nam trong các cuộc trò chuyện thẳng thắn về các mối quan ngại về nhân quyền ở mọi cấp độ, tìm kiếm tiến bộ trong các vấn đề như tự do ngôn luận, tự do hiệp hội và tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng.”
Trước khi bị bắt, ông Huy Đức đã đăng tải những bài viết trên trang Facebook cá nhân, hiện đã bị đóng kể từ khi có tin ông bị cơ quan chức năng đến khám nhà và đưa đi hôm 1/6, trong đó ông chỉ trích về sự tập trung quyền lực quá mức của Bộ Công an trước khi Bộ trưởng Tô Lâm lên làm chủ tịch nước và kết quả không như mong muốn của chiến dịch chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo.
Cơ quan điều tra nói rằng ông Huy Đức “có hành vi vi phạm pháp luật” và cho “đăng tải các bài viết trên mạng xã hội Facebook xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân."
Các tổ chức quốc tế, gồm Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW), Bảo vệ Ký giả (CPJ), Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Văn bút Mỹ (PEN America) đã lên tiếng kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam thả tự do cho nhà báo Huy Đức một cách vô điều kiện và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông. Giám đốc Văn phòng châu Á của RSF nói trong thông cáo đưa ra hôm 7/6 rằng “các bài viết của nhà báo độc lập Huy Đức là nguồn thông tin vô giá giúp công chúng Việt Nam tiếp cận những thông tin bị chế độ Hà Nội kiểm duyệt.”
VOA đã gửi yêu cầu bình luận tới Bộ Ngoại giao Việt Nam trước những lời kêu gọi của Bộ Ngoại giao Mỹ và các tổ chức quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội thường bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền của các tổ chức quốc tế và khẳng định rằng chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị bắt giữ ở Việt Nam.
Vụ bắt giam nhà báo Huy Đức và Luật sư Trần Đình Triển, người cũng bị Công an khởi tố cùng tội danh theo điều 331, diễn ra không lâu sau khi Liên minh châu Âu công bố phúc trình nói rằng không gian dân sự ở Việt Nam ngày càng bị thu hẹp trong khi Ân xá Quốc tế nhận định rằng “giới bất đồng chính kiến tiếp tục bị đàn áp” và “quyền tự do biểu đạt của họ bị xâm phạm.”
Hoa Kỳ “kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền của những người bị giam giữ cũng như tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và lập hội của mọi người dân Việt Nam,” người phát ngôn BNG Mỹ nói.
CPJ xếp Việt Nam trong số những quốc gia bỏ tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới và RSF đưa quốc gia Đông Nam Á vào nhóm những nước có ít tự do báo chí nhất trên toàn cầu.
Theo VOA
song  
#4 Đã gửi : 11/06/2024 lúc 06:19:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
IFJ: nhà báo nổi tiếng Huy Đức bị bắt do những bài bình luận trên mạng xã hội

UserPostedImage
Nhà báo Huy Đức
Facebook Truong Huy San

Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) trụ sở chính tại Bỉ, vào ngày 11 tháng 6 ra thông cáo lên án việc Việt Nam bắt giữ nhà báo Huy Đức (ông Trương Huy San) và kêu gọi trả tự do ngay cho phóng viên nổi tiếng này.
Thông cáo của IFJ nhắc lại công bố của cơ quan chức năng Việt Nam hôm ngày 7 tháng 6 về biện pháp bắt giữ nhà báo và nhà văn Huy Đức. Biện pháp này được tiến hành một tuần trước khi có công bố chính thức. Cáo buộc đối với ông này là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” liên quan đến các bình luận mang tính phê phán của ông đăng trên mạng xã hội.
IFJ cho biết ông Trương Huy san, người được  biết đến qua bút danh Huy Đức, hôm 1 tháng 6 đã không thể đến dự một hội thảo mà dự kiến tại đó ông có một phát biểu chính. Điều này khiến các đồng nghiệp và những người ủng hộ ông quan ngại.
Đến ngày 7 tháng 6, Bộ Công an thừa nhận đã bắt giữ nhà báo Huy Đức và luật sư Trần Đình Triển theo Điều 331 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Nếu bị kết tội, cả hai có thể phải đối diện với mức án bảy năm tù.
Trước khi “mất dạng”, ông Trương Huy San có đăng bình luận về tân Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng với chất vấn về vai trò của công an và lực lượng an ninh trong nền chính trị Việt Nam và những diễn biến chính trị khác tại Việt Nam mà ông Tô Lâm từng nắm giữ chức Bộ trưởng Công an suốt nhiều năm.
Đến ngày 3 tháng 6, trang Facebook cá nhân của nhà báo Huy Đức không thể truy cập được nữa.
Các tổ chức theo dõi nhân quyền gồm Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Giám sát Nhân quyền (HRW) đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam công khai việc bắt giữ ông Trương Huy San, hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.132 giây.