logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/06/2024 lúc 06:30:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ông Hậu mở closet gần cửa ra vào lấy chiếc áo khoác vắt ra ghế sofa gần đó rồi lấy đôi giày của mình trên kệ giày dép đi vào. Ông vừa “thông báo” với Quỳnh con dâu là ông muốn đi dạo ngoài công viên, con dâu đứng trong bếp dặn dò:

- Ba đi chừng một tiếng về nhà ăn cơm là vừa, chiều nay chồng con đi làm về anh còn ghé tiệm thuốc tây lấy thuốc cho ba.

- Ba biết rồi…

Sau khi đội chiếc mũ beret đen lên đầu ông Hậu bước ra ngoài, thấy lòng thoải mái hẳn ra, ở trong nhà này toàn là “luật lệ” ăn cơm đúng giờ, đi ngủ đúng giấc, con dâu “kiểm tra” ông từng tí một “Ủa hôm nay sao ba tắm trễ, tắm vào buổi tối dễ bị cảm lạnh đó ba.” Con trai cũng “để ý” ông từng tình huống: -“Tối qua ba thức khuya quá, 12 giờ đêm con dậy đi tiểu thấy phòng ba còn sáng đèn. Ba nên ngủ sớm dậy sớm tốt cho sức khỏe”. Ông có niềm vui với computer lúc đọc báo xem tin tức, xem you tube mọi đề tài, lúc nghe nhạc, lúc vào group trò chuyện với bạn bè gần xa, ngồi với computer cả ngày cũng chưa chán. Thế mà con cũng… phê phán.

Có lần ông vào bếp định lấy thứ gì thì con dâu… phát hiện ngay, nó thể hiện chủ quyền:

- Ba cần gì con lấy cho.

Ông khó chịu:

- Chẳng lẽ ba muốn lấy đôi đũa cái chén cũng phải kêu con…

- Con sợ ba chưa quen nhà, không biết chỗ nên con lấy giúp ba cho mau lẹ.

Lúc vợ còn sống ông đã thoải mái biết bao, dù hai vợ chồng chỉ sống trong căn phòng Apartment nhỏ, không nhà to nhà đẹp như của con trai. Ông muốn ăn ngủ, muốn làm gì trong nhà là quyền của ông. Khi bà lâm bệnh nặng trước khi qua đời bà đã khuyên ông nên về ở với gia đình Dũng đứa con trai duy nhất của hai ông bà cho thuận tiện và đỡ tốn kém. Ông thì vụng về, xưa nay toàn bà hầu hạ cơm nước, việc nhà ông không hề biết tới, bà lo ông sống một mình sẽ… khổ, sẽ đơn độc buồn chán, nhất là ông ở xa nhà con cả tiếng đồng hồ lái xe, nếu chẳng may ông có chuyện gì thì con cái không biết được. Thế là sau khi vợ mất ông đã về ở với gia đình con trai được mấy tháng nay.

Ông Hậu thong thả đi bộ tới công viên chỉ cách nhà chừng nửa mile, công viên đẹp với cỏ xanh, cây xanh, có hồ nước trong xanh nhởn nhơ đàn ngỗng bơi lội dưới hàng cây xỏa bóng mát mùa hè.

Ông Hậu rút chiếc iphone trong túi quần ra và bấm gọi cho ông Thuận một người bạn tốt tính hay đùa vui mà ông rất mến và chơi thân từ hồi trung học ở Việt Nam tới giờ cả hai cùng đầu bạc, cùng tuổi 75. Một công đôi việc ông Hậu vừa đi bộ thể dục vừa tha hồ tâm sự với bạn già mà không ngại con cái nghe thấy. Như mấy lần trước ông Hậu lại thở than bị tù túng, bị mất quyền tự chủ khi ở với con. Ông Thuận từ đầu dây bên kia lại an ủi và khuyên:

- Tôi nhận thấy vợ chồng thằng Dũng có chỉ huy gì ông đâu, có nặng nhẹ gì ông đâu. Chắc tại ông chưa quen khi sống với con và mặc cảm tự ái khi phải sống trong nhà con, phải nương tựa con lỡ khi trái gió trở trời. Bạn ơi, khi ta sống riêng thì quyền ta, ta làm chủ, nhưng sống với con cháu thì ta hãy theo nếp sống nhà nó cho đề huề vui vẻ nhé.

Rồi ông Thuận cười ha hả tiếp:

- Tôi đây, mất tự do từ khi thanh xuân mới cưới vợ về cho đến giờ vẫn chịu đựng được nè. Thấy mấy ông già Việt kiều độc thân tung tăng phơi phới về Việt Nam lấy vợ trẻ mà... ham.

Ông Thuận chưa nói hết ý bỗng tiếng phụ nữ réo ầm lên vọng cả vào phôn:

- Ông Thuận đâu rồi, cơm nước tôi dọn ra không ăn đi cho nóng sốt, cả ngày hết ôm cái computer lại ôm cái điện thoại.

Ông Thuận vội vàng xuống giọng nói nhỏ với ông Hậu:

- May quá chắc vợ không nghe thấy tôi vừa nói gì. Mình nói đùa cho sướng miệng chứ vợ nhà vẫn là nhất, dù mụ vợ tôi càng già càng khó tính, dữ như chằng. Tôi bị vợ quản lý mấy chục năm nay, ông mới về ở với con cái mấy tháng mà đã than mất tự do. Thôi, tôi cúp máy ăn cơm kẻo vợ cằn nhằn điếc cả tai.

Ông Hậu cất phôn vào túi và đi bộ vòng vòng quanh bờ hồ. Nãy giờ mải nói chuyện ông Hậu không để ý, bây giờ mới cảm thấy lạnh lạnh cả người, xem ti vi thời tiết hôm nay nhiều gió và lạnh vào buổi chiều, lúc nãy chuẩn bị đi ông đã cẩn thận lấy ngay cái áo khoác bằng da để ra ghế sofa cho khỏi quên thế mà… lại quên, đúng là tuổi già nhớ trước quên sau.

Ông Hậu bực với chính mình và tiếc rẻ giá mà mang theo áo ấm thì ông sẽ đi bộ thoải mái tận hưởng một buổi chiều đẹp dù trời nhiều gió. Gió thổi mạnh, cây cành vi vu theo chiều gió còn ông thì càng lúc càng lạnh, ông không chắc là có thể đi dạo tiếp trong công viên và đi bộ nửa mile về nhà. Đang lúc này thì ông nghe tiếng gọi vọng đến:

- Ba ơi…

Ông ngạc nhiên quay ra thấy con trai đã đậu xe bên lề đường và đang chạy đến, chẳng lẽ nó lại “chỉ huy” ông cái gì đây, chưa đến giờ ông phải về ăn cơm mà .

Dũng đến gần, trên tay cầm theo chiếc áo khoác mà ông đã để quên trên ghế sofa:

- Ba ơi, trời gió...

Ông Hậu khựng người lại ngạc nhiên, Dũng tiếp:

- Trời gió lạnh. Con đi làm về mở cửa thấy cái áo của ba ở ghế, biết ba đi dạo quên mang theo áo ấm nên con mang ra ngay cho ba.

Ông Hậu mặc chiếc áo khoác vào người, thấy ấm hẳn lên, cảm động nhìn con trai:

- Ừ, ba đang lạnh, may quá con đã giúp ba.

- Ba có muốn lên xe về với con bây giờ không?

- Đáng lẽ ba còn đi nửa tiếng nữa cho khỏe, nhưng thôi sẵn đây ba về với con luôn.

Lần đầu tiên ông Hậu không cảm thấy bị con “chỉ huy” khi ông nghe theo lời nó.

Về tới nhà, thằng cu Tí 5 tuổi chạy ra đón cha và ông nội, cu Tí hỏi:

- Ông nội đi ra park phải không?

Ông Hậu gật đầu thế là thằng bé phụng phịu:

- Sao ông nội không rủ cháu đi, cháu muốn ra bờ hồ chơi với mấy con ngỗng trong hồ.

Ông Hậu đã vài lần dắt cháu ra công viên, ông thì tản bộ, thằng cháu thì vui thích chạy tứ tung với những trò chơi của nó. Ông Hậu dỗ dành cháu:

- Hôm nay trời gió lạnh lắm. Mai ông cháu mình sẽ ra công viên.

Được lời hứa của ông nội cu Tí cười hài lòng. Nhìn nét mặt vui của cháu lòng ông Hậu vui theo, chiếc áo khoác chiều nay ông có thể quên nhưng nhất định chiều mai ông sẽ không quên lời hứa với cháu.

Con dâu đang sửa soạn dọn cơm ra bàn, Quỳnh khoe với ba chồng:

- Anh Dũng nói con làm món cá thu kho thơm cho ba. Anh nói ngày xưa má hay nấu món này.

Thì ra con quan tâm đến ông nhiều mà ông không nhận ra, có lẽ chỉ vì mặc cảm ở nhờ nhà nó sống nương tựa vào nó như ông Thuận đã nhận xét. Ông may mắn có đứa con trai hiếu thảo và con dâu hiểu biết, yêu chồng và nể nang cha chồng. Ông Hậu dịu dàng đáp:

- Trời lạnh ăn cá thu kho thơm ngon đấy. Ba không ngờ Dũng nhớ sở thích này của ba.

Con dâu nhớ ra:

- Ba, anh Dũng đã lấy thuốc refill về cho ba, lát ba nhớ uống thuốc.

Con dâu nhắc nhở ông uống thuốc chứ nó “chỉ huy” ông đâu. Ông Hậu trả lời như một đứa học trò ngoan:

- Ba nhớ rồi. Cám ơn con.

Ông đã cảm nhận ra tình cảm yêu thương của con trai con dâu và cả thằng cháu nội bé bỏng Cu Tí nữa, nó luôn quấn quýt bên ông.

Ông biết mình có lỗi, từ lúc về đây ở ông luôn bất bình với con, luôn nhận xét từng hành động lời nói của con dâu và con trai một cách ác cảm.

Ông Hậu thấy mình may mắn khi ông còn sức khỏe, được sống gần con cháu, nghĩ đến ông Thuận tuy than thở vợ dữ như bà chằng nhưng ông Thuận cũng may mắn còn vợ còn chồng lo lắng cho nhau trong khi nhiều người già bệnh hoạn ốm đau nằm một chỗ hay phải sống lẻ loi quạnh quẽ không có một tình thân bên cạnh.

Chiều mai dắt cháu nội ra công viên chơi ông Hậu sẽ gọi phôn cho ông Hậu kể lại tâm tình này.

Buổi tối ông Hậu vào xem computer, ông sẽ nghe lời con trai không thức quá khuya nữa. Con lo cho sức khỏe ông chứ nó có “chỉ huy” ông tí nào đâu.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.