logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/06/2024 lúc 06:32:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bà đi làm công nhân cho hãng sản xuất giầy để đi, một thời khá lâu, nên người ta gọi bà là bà BATA.



Bà Bata lấy chồng từ lúc còn rất trẻ, lúc mới ngoài đôi mươi, bà sống hạnh phúc với chồng là ông Thảo, ông chủ quán nhỏ, bán sách, tập cho học trò, bán luôn cả báo ngày báo tuần… ở ngã tư đường Lê Đại Hành và lối vào chợ đêm chợ Phú Thọ… họ sống chung, an cư ở đó đã hàng mấy mười năm, chồng cứ bán sách báo, vợ cứ đi may gầy dép, họ êm ấm lắm, chỉ kẹt một nỗi đã luống tuổi vẫn không có một đứa con.



Hình như vì không con cái, cứ năm này qua tháng nọ, vợ chồng cần cù làm việc nên cũng khấm khá. Khi mới ngoài ba chục tuổi, cả hai đã tậu được một căn nhà mái tôle ciment tường xây khá khang trang.



Nhà đẹp ở chỗ có vườn cây bao bọc xung quanh. Bên trái nhà, ngày đầu hồi, bà trồng cải xanh để có dịp ngắm hoa vàng nở rộ, đu đưa mùa xuân, mùa thu vào, bà có cải già làm dưa nén. Bên phải, song song với tường, ông bắt giàn trồng mướp, bí và bầu… thỉnh thoảng bà Bata cứ hỏi đùa với chồng là : sao bầu, bí, mướp hương… ra sai trái… thế mà mình không có một đứa con ? Ông mỉm cười… rồi sẽ có !



Cả khu vườn, mùa nào thức nấy, luôn luôn xanh tốt, tươi vui, đẹp, nhất là cái cổng vào vườn, tọa lạc từng bụi hoa thiên lý thơm và đong đưa, hoa theo gió… đúng mùa, giữa tháng bẩy hoa ra nhiều, có khi hàng xóm sang xin về nấu canh… ông bà thảo ăn, và hay cắt biếu tặng mọi người.



Rồi tình cờ một hôm đấy, một buổi chiều cuối tuần, hai ông bà đang lượm cỏ dại trong vườn, họ đang nói chuyện vãn với nhau thì chợt cả hai im bặt, vì nghe có tiếng khua, khuấy động rào rào như có một con mèo hoang hay một con thỏ lạc bầy nào đang nghịch ngợm, nô giởn trong đám lá rậm rạp !



Cả hai đi lần tới chỗ phát ra tiếng động, ôi trời ơi, họ dòm thấy một đứa bé con cỡ hai, ba tháng tuổi, ai đem bỏ trong khuôn viên mép cổng, đặt nằm trên manh chiếu cói nhỏ… chân tay bé quơ cào dẫy đạp lung tung ! Bà hơi sợ, bà lùi lại theo phản ứng bất ngờ !



Ông thì mạnh dạn hơn, ông ngồi xổm, dòm, rồi bồng bé lên, ông chìa đứa bé ra trước mặt vợ :

Nè, mang về nuôi, trời cho mình sợ cái gì ?



Ôi, trời làm túng đói, biết con ai bỏ đây, biết sự thể ra sao… bà ấp úng nói.



Ông vẫn ôm đứa bé trong tay nói tiếp :



Thì trời đất này, cộng sản nó tràn vô đây, làm xã hội túng bấn bần cùng, mà ai đó bỏ con, thôi mình cứ nuôi làm phước, có thể là sau này có ai tới đòi, thì mình trả cho họ, có sao đâu… có thể là bố nó đi tù hay đã chết đâu đó, mẹ nó nuôi không nổi mà mang cho ! Hai ông bà đã thỏa thuận với nhau như vậy, và cùng bồng bé “bỏ“ vô nhà, họ cưng lắm, bé có áo quần tươm tất và mẹ đẻ nó có để sẳn một bình sữa pha đầy bên cạnh. Bà Bata nhìn bé “bỏ“ rồi lạnh cả chân tay, bà rưng rưng nước mắt… rồi nức nở thương cảm cho người mẹ nào đó phải dứt ruột mà bỏ xa con !



Khi đấy việt cộng tràn vô, thì ông và bà Bata đều trở thành thất nghiệp, nên họ rảnh rang mà ờ nhà chăm nuôi bé “bỏ“…



Ông cũng khuyên bảo bà là, nếu chịu nuôi con, thì mình phải trình báo công an khu vực và chánh quyền sở tại, coi họ có chịu cho hai đứa mình nhận nuôi con nó không.



Trời thương, mọi việc êm đềm và khá trôi chẩy, ông bà Bata từ đó có một đứa con, đứa con trời cho. Trong nhà, từ đó có tiếng con trẻ u ơ và cười vui ríu rít.



Bé Tâm lớn lên, đẹp, kháu khỉnh và dễ bảo. Hàng xóm và bạn bè ai cũng mừng cho ông bà mát tay và như họ muốn nói là con nuôi dễ nuôi hơn con đẻ.



Họ đâu biết là từ một năm sát đó, cả hai đã không còn được đi làm việc và buôn bán nữa… nhưng họ may mắn, có chút tiền cất gìữ, ăn tiêu cần kiệm dè sẻn mà nuôi con.



Họ đâu có biết là khi ra công an phòng hộ tịch làm giấy khai sanh hợp lệ cho bé Tâm, họ để trên giấy tờ, bên cạnh tên đứa nhỏ là “con nuôi“… khi đấy, bà Bata hoa cả mắt và khó chịu… bà năn nỉ anh nhân viên cộng sản xóa bỏ, tẩy dùm đi hai chữ “con nuôi“… họ nhăn nhó, làm khó, bà phải nói nhỏ và năn nỉ và tháo vội cái cà rá vàng đeo trên ngón tay từ ngày bà đi lấy chồng, bà trao lẹ cho họ, họ mới làm theo lời thỉnh cầu của đương sự.



Xong việc, cầm giấy tờ về nhà, bà thở một hơi dài, hú hồn, từ đó bà luôn mỉm cười, tự mãn, con là con của mình, trời cho mình… không thể ông công an hay đứa cộng sản nào xía vô được !



Vậy mà cũng chưa xong đâu, bé Tâm lớn lên đi học mẫu giáo, là con nít lối xóm còn chạy theo nhạo báng :



Lêu lêu, đồ con nuôi, con nuôi, mày là con nuôi, má mày trắng mày đen… đồ con nuôi, ê, con nuôi…



Bé Tâm về nhà khóc với mẹ :



Tại sao bố má không sanh con ra? Mà lại đi xin con về nuôi? Lúc đó thì ông Thảo ôm con mà giải thích là:



Bị con lớn con quá, má con nhỏ xíu như con chuột nhắt, làm sao má con sanh con đặng… nên có một bà tiên đã mang con đến tận nhà mà trao cho bố má…



Tạm yên…



Nhưng khi bé Tâm 12 tuổi, vào học trung học, thì một hôm, cậu trở về nhà từ trường, ôm mẹ thiệt chặt và nói với mẹ rằng:



Má nè, hôm nay cô giáo con giảng một câu này thiệt là hay, là con ruột rà, cha mẹ sinh ra nuôi dậy là theo lẽ tự nhiên. Mà con nuôi, con nhận, không sanh ra, mà vẫn nuôi và yêu thương còn giỏi hơn nữa, má hả?



Con học cái bài gì mà cô giảng là vậy?



Con đang học nhị thập tứ hiếu!



Ờ, con nói đúng và cô giáo con cũng giỏi lắm!



Sau đó 5, 3 năm, thì ông bà quyết định bán nhà ở thành phố, dọn về Cần Thơ, là bản quán ông bà cố thân sinh từ nhiều đời, nơi đó có nhà từ đường, họ hang nội ngoại đông đủ hơn, coi như là vợ chồng bà Bata hưởng ứng chính sách đi kinh tế mới vậy, tuy nhiên họ tọa lạc an cư ngay đô thị Cần Thơ để tiện việc học hành thi cử cho bé Tâm.



Nuôi được bé Tâm những năm sau đó, ông bà cũng khá vất vả, nhưng cả hai quyết chí cho con ăn học, không nề hà mọi cản trở án ngữ… bà rủ ông nuôi tôm, nuôi cá… kiếm tiền, rồi bà tìm moi móc ra những món tiền của sau cùng lo cho con đi học, lo cho con thoát khỏi những nghĩa vụ quân sự, những nghĩa vụ cộng sản phải thi hành tận Campuchia… bà đút lót năn nỉ công an miễn trừ cho cu Tâm mọi công việc vô bổ tàn nhẫn của cộng sản Cần Thơ… làm mất học tập của con khi nó đã lớn, y như ngày nào nó còn bé bà đã lo lót cho nó một cái giấy khai sinh đẹp như ý của bà… con là con của ông bà, không thể là con nuôi, trong ý bà, bà Bata luôn nghĩ tại sao nó lại gặp bà, mà không gặp ai khác, bà niệm phật và cám ơn chư phật cho một đứa con đã đi lạc từ truyền kiếp nào đó đã trở về!



Rồi cuộc đời đưa đẩy, con đã lớn dần, đã phương trưởng thành, thành danh. Học xong tiểu học, trung học và đại học… và ra trường là một chuyên viên điện toán về công nghệ thông tin, con làm việc cho một hãng Nhật Bản.



Tuy bận rộn luôn luôn, Tâm vẫn từ nơi làm việc ở Sài Gòn đi đi về về Cần Thơ, thăm ông bà Thảo, mua bán và mang tiền về biếu mẹ, em biết mẹ cha đã lo cho em đến những đồng tiền sau cùng… bằng hai bàn tay chai sạn theo năm tháng làm giầy dép rồi bóc vỏ tôm!



… Nhưng không may là con mới đi làm việc được hai năm thì bà Bata ngã bệnh và mất đi. Bà bị bệnh tim, ngặt nghèo, khó chữa chạy. Còn một mình người cha, nhưng Tâm vẫn năng quay về chăm sóc ân cần như xưa.



Anh chú ý tới áo quần và mua bán cho những bữa ăn cho cha y ngày nào mẹ còn sống. Tháng nào không tiện về được hoặc áp lực công việc, hoặc phải di động đó đây, anh đều gởi tiền về biếu cha hàng tháng, một số tiền định kỳ đúng hẹn không sớm không trễ.



Rồi con trai ông Thảo, Tâm, cũng nghe lời ông mà lập gia đình với một cô bạn đồng nghiệp, Tú, con dâu ông, cũng ngoan hiền như con trai ông vậy.



Ít năm sau thì Tâm và Tú có con trai đầu lòng, rồi sau đó, thêm một con gái! Ông Thảo vui dạ vì có hai cháu nội, mà bố mẹ nó nhường cho ông đặt tên chúng là bé Nghĩa và bé Hiền.



Con cháu ở Sài Gòn tiện việc làm ăn, học hành. Ông Thảo vẫn ở lại quê, chăm lo hương khói nhà từ đường họ, mấy lúc sau này, ông chăm sóc thêm bàn thờ người vợ…



Bao quanh ngôi nhà cổ, ông cũng trồng đủ loại cây trái và rau, nhất là rau lang, rau lá thì luộc ăn, khi có củ thì gởi lên cho con dâu vì nó ưa thích lắm. Hoa bắp ra nhiều, lay động, làm ông bần thần nhớ thằng con trai, thằng Tâm, nay thì nó lớn lắm rồi, nó đã làm cha của hai đứa con 6 và 8 tuổi… vậy mà ông không hiểu sao, mỗi lần về thăm ông, nó năng nỏ đi lau bàn thờ cho mẹ nó và nó cứ hát đi hát lại mãi có hai câu hát cũ sì:



“… Đời bạc bẽo con về ôm gối mẹ…

Đêm san hô sào sạc suốt năm canh…“!



… Đời có bạc đãi nó đâu? Thôi để bữa nào hưỡu… hưỡu, thư thả… ông hỏi nó xem, ý muốn nói gì… qua mấy câu hát buồn buồn đó!



Nó vẫn gởi tiền tháng tháng biếu ông đúng kỳ hạn, ông có lần khuyên nó, cho ông nửa chỗ đó thôi, đặng để dành lại mỗi tháng năm triệu, mà sau này, còn lo cho Hiền, Nghĩa ăn học. Nó vâng vâng dạ dạ, “ai có phần người nấy rồi, ba cứ lo sống thoải mái như khi má con còn… còn sống bên ba“.



Rồi có một lần, ông dài cổ trông con về thăm, mà bặt đi cả bốn, năm tuần lễ, không thấy con về tuy là chi phiếu tiền vẫn về đúng thời hạn. Ông điện thoại gọi Tâm một vài lần, thì gặp bé Hiền trả lời ông nội:



Ông nội, ông nội khỏe không? Dạ dạ… ba con, đi Hà Nội bận dịch vụ ngoài đó, để con nhắc ba con kiếm chút thời giờ rảnh đặng kêu về thăm ông nội!



Ông muốn lên Sài Gòn thăm con, dâu và hai cháu. Ngặt cái ông đau lưng, di chuyển khó khăn. Có lúc đau như tê bại. Thành ra nhiều lần tính đi rồi lại hoãn, ngập ngừng. Ông cũng không muốn nói cho con hay, sợ rồi con lo lắng, vô ích… già thì sống với bệnh thôi.



Lủi thủi ngày tháng thoi đưa, ông mong là tết sắp đến, con cháu sẽ về… rồi chúng lại không về kịp chiều ngày cuối năm.



Ông đã chu đáo sắm sửa quà cho các con các cháu. Chỉ còn đợi thôi. Thì bất chợt khuya khuya con bé Hiền lại Allô ông nội!



Nội ơi, nội nè, nhà mình có tin vui, là ba con từ Hà Nội, giờ được gọi đi xuất ngoại làm việc, cả một năm nữa mới về… ba con xin lỗi quá vội vàng và hứa sẽ kêu điện thoại cho nội sau.



…Sau là bao giờ? Sao đi lẹ quá vậy cưng?

Là khi nào có chút thì giờ rảnh mà… mà ông nội đừng lo, má con cũng đã sắm sửa và đang trưng bầy bàn thờ cho bà nội trên đây nè…



Qua giêng năm đó, một tuần lễ sau, là ông Thảo quyết định lên Sài Gòn thăm con cháu xem coi sự thể thế nào ? Dù đau lưng, ông uống đủ thứ thuốc chống đau nhức rồi ra đi.



Vì từ lâu ông đã không gặp con cháu. Kỳ lạ, kỳ lạ, ông đi ra đi vô, rồi ông sợ con trai ông mắc bệnh tâm thần, ông nghe nói, thời đại bây giờ, xài iphone, ipad, điện thoại cầm tay, dùng máy vi tính suốt ngày sẽ rối loạn trí não… ông phải đi gặp mặt Tâm coi con ông khỏe yếu ra sao, nếu còn má nó thì đi hai người, vui hơn.



Tuy vậy, rồi ông cũng tới nơi… tới đô thành. Ông thuê xích lô từ xa cảng miền tây về khu Bàn Cờ, gần chợ Vườn Chuối khi xưa ông đưa số nhà con và ngủ gà ngủ gật trên xe… vì ỷ y người phu xe coi rất chân phương hiền lành.



Xe vừa đậu, thắng két trước cổng nhà Tâm, ông giật mình, ngồi ngay đếm tiền trả, cám ơn, rồi sách cái giỏ khá nặng ngó dáo dát…



Ờ ờ thì số này đây, nhà này đây, lúc trước kia ông đã lên vài lần mà, ông đâu có lầm, mà nay sao thấy là lạ… hình như chúng đã phá bỏ cây hoa bông giấy phía trước, thay vào đó là một hàng rào thưa trống vắng… đúng là số nhà đó mà. Ông săm săm mạnh bạo đẩy cổng… thì bất chợt hai đứa cháu nội, Hiền và Nghĩa, cũng bật tung cánh cổng chạy ùa ra đón ông, vừa đón ông, vừa như chúng ngăn lối vào, mỗi đứa nắm cứng một bên tay ông, giữ lại, miệng lắp bắp:



Nội, nội lên Sài Gòn sau không báo tụi con?



Nội, nội đừng vô nhà, bị…

bị má con đi vắng!



Má, ba bây đi vắng hết hả? Đâu có sao, ông nội vô được mà, mỏi chân quá chừng!



Không, nội đừng vô nhà… không được đâu.



Bộ ba má tụi bây đang cãi lộn hay đang đánh lộn nhau sao… mà bây cản…?



Nhưng rồi, sau vài phút giằng co, lôi kéo, một đứa nhỏ lùi lại sát một bên ông Thảo, nó ra dấu xua xua tay và nói với em nó:



Thôi, để ông nội vô đi, bề gì… có sao đâu…?



Nhưng mà có sao, là khi ông Thảo vừa bước qua ngạch cửa, thì ông thấy tọa lạc ở giữa nhà, là một bàn thờ rất rộng, rất mới, còn đầy mùi hương hoa trang trọng… nghi ngút bay lên, tọa lạc sau lư nhang là tấm hình bán thân của Tâm, con trai ông…



Ông cứ mãi nhìn con trên bàn thờ, mà hồn vô định, rồi ông vướng phải vật gì đó…



Trước khi té xuống đất và bất tỉnh, ông như còn nghe thấy lời con dặn dò: “ba ơi, ba cứ chi tiêu thoải mái như cho cả hai người, như ngày còn sanh tiền má… con !“



Mùa Vu Lan báo hiếu 2024
Chúc Thanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.305 giây.