logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/09/2024 lúc 10:40:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,232

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thời dịch bệnh covid xẩy ra, có rất nhiều chuyện buồn nhà của anh Tâm và chị Thu cũng xẩy ra một chuyện không vui, đó cũng là một việc buồn lòng cho cả hai vợ chồng và cả hai đứa con anh chị… suýt đi đến xé tan một gia đình hạnh phúc… cái buồn thời cuộc khó né tránh, cũng phần nào do tánh tình con người nóng nảy, khó kiềm chế. Có lúc muốn kiềm chế, kham nhẫn mà tình cảnh và ngôn ngữ thúc ép quá, đưa con người đi sai đường, khó trở về chỗ khởi đầu vốn êm đẹp.



Cuối năm 2021, lúc dịch bệnh lên cao độ, đường xá vắng hoe, anh Tâm đi làm về tới nhà, ở một ngoại ô Montreuil chợt tiếng phone điện thoại trong giỏ sách anh reo lên, có vẻ khẩn cấp…



Allô, oui…



Thì ra viện dưỡng lão gọi điện anh mau mau tới đón mẹ anh về, vì trong viện đã có nhiều người đã nhiễm bệnh, có nhiều người đã dương tính với corona. Viện sắp phải đóng cửa trong nhiều ngày.



Tâm lúng túng khoảng 15 phút, rồi quyết định đi đón mẹ về nhà anh. Anh thu xếp, dọn dẹp qua loa cái garage sát bên nhà khách, hút bụi, rồi mang cái ghế bố rộng phủi sạch bụi bám, dọn một chỗ ở tạm cho mẹ. Gọi là garage, chớ cũng rộng hoảng 20m² tường xây kiên cố như bên nhà ở, có điều anh để đồ làm vườn và một số đồ cũ chiếm một nửa diện tích. Vì không còn thời gian, anh đẩy dồn tất cả đồ cũ và cái máy giặt áo quần về một phía… anh quét sơ sơ mấy vách tường cho hết mạng nhện… quên, anh phải lên lầu, kiếm cái gối, chăn, vài cái ly, 1 cái bình thủy sang cho bà cụ…



Xong hết, anh chạy ra đường, chạy xe vội đi tới viện dưỡng lão, anh vượt luôn đèn đỏ hai lần, chẳng biết caméra có chụp anh chưa? Anh chép miệng, thây kệ, rồi tính sau… anh cũng không nhớ ra chiều tối rồi, vợ sắp tan sở làm, 2 con gái Thi và Thơ, sắp tan trường, không ai đón, và nhà thì chẳng biết còn gì ăn tối nay?



…Khi anh tới cổng viện dưỡng lão, trời đã chạng vạng tối, chỉ còn bà mẹ anh và bà thư ký ngồi co ro trên ghế đá… họ đợi anh, bà thư ký vội báo cho anh hay là anh hãy canh giữ, nuôi bà cụ khoảng một tháng, chờ tình hình dịch bệnh tăng giảm ra sao, rồi thành phố sẽ quyết định và nhà già sẽ liên lạc với anh ngay sau đó.



Bà thư ký đi khỏi, anh quay lại ngó mẹ và đau lòng thấy bà cụ co dúm như một mớ giẻ rách khô… anh đỡ mẹ ra xe, và nhỏ nhẹ khuyên trấn an:



Mẹ cứ về ở với con ít lâu, coi tình hình ra sao?



Lỡ mà vợ con, con Thu và hai con nó Thi và Thơ, chúng nó không bằng lòng thì sao…? Con đã hỏi ý kiến ba mẹ con nó chưa?



Con làm gì có thì giờ đâu mà hỏi với thưa, thôi, không sao con cứ đưa mẹ về nhà con, rồi tính sau!



Đáng lý ra con phải hỏi ý kiến chúng trước.



Lỡ rồi, thôi mình về… ở đây lạnh chết!



Mẹ lo quá, lỡ vợ con không bằng lòng cho mẹ về ở chung, rồi vợ chồng con lại lời qua tiếng lại bất hòa!



Không, mẹ về, ở bên garage chớ có ở chung nhà đâu.



Garage thì cũng là nhà, thông qua lại nhà nó.



Sao bất tiện quá, kẹt quá, năm kia mẹ đã bảo để mẹ ở yên bên Việt Nam… thì con cứ khăng khăng đòi mẹ qua Tây… con gây ra toàn là chuyện phiền.



Mà phiền thiệt, từ lúc Tâm mang mẹ về garage nhà anh, vợ anh giận hờn không nói với anh một câu nào. Chị phàn nàn anh không bàn với chị một lời… chị cho là anh gia trưởng, quyết đoán một mình… chị còn nói thêm là sống với một người chồng gia trưởng thì cuộc tình chỉ là một nhà tù!



Nếu mà tôi hỏi ý em trước, tôi biết chắc chắn là em sẽ từ chối.



À anh biết tôi từ chối… thì anh cứ tự ý làm ư?



…Cứ thế hai vợ chồng gây lộn, lời qua tiếng lại, gay gắt như muốn đánh lộn nhau.



Hai đứa con vừa sợ vừa chán nản bỏ vô phòng riêng và im lặng. Chúng không biết bênh ai bỏ ai.



Sau ít ngày, chị Thu thấy chồng dọn áo quần và mang sang garage ở luôn với mẹ, anh mua một cái bếp điện nhỏ và mẹ con nấu ăn riêng bên đó.



Chị không biết làm gì hơn, liền thu gom một ít vật dụng tùy thân, dắt hai đứa con gái về nhà mẹ ruột chị, sống ở một thành phố khá xa Montreuil, vì đó cũng là dịp các con nghĩ hè. Trước khi đi, chị còn kịp tỉnh táo, dắt 2 con sang chào má chồng:



Má nằm nghỉ, tụi con chào má, tụi con đi khỏi. Vì chồng con không còn quan tâm tới tụi con nữa, con xin phép má con mang 2 cháu đi…



Bà mẹ yếu sức và buồn phiền… bà không còn đủ sức khuyên can, bà chỉ đưa tay lên và lặng lẽ nhìn chị Thu và 2 đứa bé khép nhẹ cánh cửa lại…



Cánh cửa đời ngày sau đó cũng khép lại với bà mẹ già, bà chưa bị covid, nhưng nỗi sợ hãi, nỗi buồn phiền do các con giằng co, to tiếng làm bà lên cơn đau tim và thở yếu dần, yếu dần rồi mất một mình trong căn nhà xe vắng lạnh.



Anh đưa mẹ anh lên chùa xin thầy lo cúng lễ thất tuần sau đám tang tẻ lạnh. Từ nơi này, nghe giảng pháp mà anh lờ mờ rồi mới dần dần hiểu ra mọi sự tan vỡ, do không may mắn mà anh chưa kịp hiểu ra một tinh thần kiên nhẫn. Mà nói theo tiếng trong nhà chùa, gọi là kham nhẫn.



……………



Vợ con anh đi xa rồi, mẹ anh cũng không còn bên cạnh nữa. Anh một mình, anh có lúc đang sám hối và ôn lại những lời giảng giải rất sâu lắng nhưng rất kiên định của thầy Thích Bổn Điền: đó là anh tập, học tập lấy bài học chế ngự bản thân.



Có lúc anh cho là anh hành xử và học tập quá trễ rồi. Nhưng thầy trụ trì đã dậy là học đạo để làm người lúc nào cũng là rất tốt, rất đúng và nhứt là không bao giờ trễ cả.



Và thầy đã giảng là: sự chế ngự hay còn gọi là sự hướng dẫn đứng đắn các giác quan, được coi như là cách thức phát triễn những giai đoạn sống cao hơn.


Con người, nói theo một cách đơn giản, sơ khai, cũng như muôn loài muông thú, luôn tìm cách thỏa mãn những tham vọng bản năng. Nhưng bên cạnh những tham muốn đó, nói ra có phần nghịch lý, là họ cũng có đồng thời những khát vọng thanh tịnh, đây là một đặc ân mà chỉ có con người trong số tất cả vạn vật có thể có được mà thôi.



Chế ngự bản thân ở trong các tôn giáo, được dậy như là căn bản của đạo đức, của đạo hạnh. Khổng giáo, thiên chúa giáo, bà la môn giáo đều coi như vậy là đúng. Phật giáo, không ngoài ngoại lệ, đề cao sự kham nhẫn, có kham nhẫn mới đi vào đạo và hành đạo.



Nói cách khác, phật giáo như là một tôn giáo của sự chế ngự bản thân: chú Lan có xúc động, có yêu Ngọc tới mấy đi nữa cũng không dám bỏ rời chùa Long Giáng đi theo Ngọc! (hồn bướm mơ tiên).



Một phật tử tiến hành tốt việc chế ngự bản thân, là một phật tư toàn hảo. Arsitote cũng khuyên theo việc chế ngự bản thân mà sống trong phật giáo, việc kiềm chế bản thân còn có ý nghĩa toàn hảo hơn, là luôn luôn, suốt chặng đường dài, từ lúc bắt đầu sống, tu học và diễn biến chế ngự bản thân luôn luôn liên tục thông qua cả một đời người.



Đối tượng chính của chế ngự là tâm. Nêu tâm được kiềm chế tốt thì năm giác quan và các dạng thức của hành vi ứng xử sẽ được kiềm chế tốt là sẳn sàng tuân lệnh, gọi là kham nhẫn.



Bà Mirka Kuaster là người Châu Âu, đã tu học và dậy học nhiều năm về thiền vipassana cũng đã nghiệm ra rằng : “con người ta dễ nóng giận rất nhanh. Ta cần kiên nhẫn. Nếu ta thường nóng giận thì mối liên hệ giữa ta và mọi người sẽ không tốt đẹp. Vì vậy, hãy tập kiểm soát tâm, dừng lại nóng giận, nếu ta tập được vậy, kiên nhẫn sẽ đến“ thầy Thích Minh Niệm cũng giảng dậy thiền vipassana với ý nghĩa nhằm ổn định tâm.



Khởi đầu là với sáu giác quan, chúng luôn luôn được xem như là sáu cánh cửa (dvara) mà thông qua đó những điều xấu ác xâm nhập vào tâm ta, làm ta chợt nóng giận có thể. Do đó phải canh giữ và coi chừng chúng. Nếu ta chế ngự, làm yên tịnh được những điều thô ác, làm cho tâm ta thanh tịnh là tu tập tốt.



Việc kiểm soát các giác quan và ngăn chặn những điều không tốt rong ruổi dần, làm hình thành tập quán tu tập của tôn giáo.



Đức phật phân chia hội chứng của các tỳ kheo làm hai phận:



Một phần buông lơi: không biết kiểm soát và chế ngự cảm xúc, để tâm thức rối loạn, gọi đó là những hội chứng thiển cận.



Một phần khác là họ khéo léo kiểm soát các giác quan và kỷ luật được các cảm xúc, gọi đó là những hội chứng sâu sắc.



Điều này chứng tỏ đức phật nhấn mạnh vào việc kiểm soát và điều khiển các giác quan như thế nào.



Con người là những động vật, vốn có cảm xúc hay bản năng mạnh và người ta luôn luôn khao khát thỏa mãn chúng tối đa. Do đó nếu con người không được kiềm chế bằng những phương pháp tu tập của các tôn giáo mà tu tâm. Nếu như bỏ mặc cho tâm ý, cảm xúc, bản năng chạy ào ào theo khát vọng tự nhiên mà không hề được kiềm chế, kết quả sẽ là sự suy thoái toàn bộ đạo đức cá nhân và đưa đẩy lẹ tới sự hủy diệt trật tự xã hội.



Xã hội sẽ đầy là kẻ cắp, kẻ cướp, kẻ ăn hối lộ, kẻ đầu tư bất chánh thao túng thị trường, kẻ quyền thế áp đảo trấn lột mọi người xung quanh.



Như Lai giảng thuyết rõ ràng: tâm con người vốn sáng rỡ, nhưng nó bị ô nhiễm bởi những thứ ô uế xấu ác, những điều tệ hại này luôn tìm cơ hội thâm nhập vào tâm thức bằng cách đi qua, thông qua cánh cửa của 6 căn. Do đó phần việc khôn ngoan của phật tử là phải canh chừng ngăn cản các ác ý nhiễm vô tâm.



Chúng ta khép lại cánh cửa giác quan, hoặc là canh chừng giác quan để chống cự những điều xấu, song song việc đó, con người đóng lại cánh cửa hành vi đó là cách tốt nhứt để kiềm chế bản thân ở cả 3 nơi thân, khẩu, ý.



Một tâm thức hoàn toàn được giải thoát mọi loại xấu, ác, được gọi là tâm tự do hoàn toàn vimuttactita TD: một vị tỳ kheo tu tập đúng, biết chế ngự, vị ấy không đánh mất ý thức (hay đánh mất mình) trong bất kỳ tình huống nào mà mình hiện diện: trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, khi nói, khi cảm nhận, luôn luôn tự nhiên với ý thức kham nhẫn.



Ngài Gotama dậy rằng: “tâm rất khó chế ngự, nhưng nó có thể chế ngự được. Và khi nó được chế ngự để thoát khỏi những vọng tưởng đảo điên, thì phước đức tối thượng sẽ đến.“


Chúc Thanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.142 giây.