logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/09/2024 lúc 12:50:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dưới mắt của ‘trumpist”, những người cuồng Trump, Donald Trump là một khổng lồ. Có khả năng thiên sứ đến để thay đổi Hoa Kỳ thành một quốc gia độc tài và quyền lực cho người da trắng. Nhưng dưới mắt của các nhà tâm lý, ông Trump là một con bệnh tâm thần.


Các nhà tâm lý học mô tả cá tính cựu Tổng thống Trump như thế nào? Cá tính của ông — lập dị, táo bạo và hiếu chiến — thu hút sự chú ý, đặc biệt là vì ông muốn nắm giữ quyền lực to lớn.


Một số chuyên gia sức khỏe tâm thần đã công khai tuyên bố quan điểm của họ rằng hành vi của Trump phù hợp với các tiêu chí về rối loạn nhân cách tự luyến, rối loạn nhân cách chống đối xã hội và rối loạn nhân cách hoang tưởng, theo DSM-5. (Psycholody Today.)


Chứng tự luyến cực đoan hoặc bệnh lý (narcissistic personality disorder) bao gồm cảm giác được hưởng quyền lợi, bị bóc lột và suy giảm khả năng đồng cảm, cùng với các đặc điểm điển hình của chứng tự luyến:


Tin rằng bạn vượt trội hơn người khác
Mơ tưởng về thành công
Phóng đại tài năng và thành tích
Mong đợi sự ngưỡng mộ và khen ngợi liên tục
Tin rằng bạn đặc biệt, hành động theo cách thiên tài
Không nhận ra cảm xúc của người khác
Mong đợi người khác làm những gì bạn muốn
Lợi dụng người khác
Thể hiện khinh thường những người "kém cỏi"
Ghen tị với người khác
Dễ bị tổn thương và từ chối
Có lòng tự trọng mong manh
Trông có vẻ cứng rắn và vô cảm
Đặt ra các mục tiêu không thực tế
Không thể duy trì các mối quan hệ lành mạnh


Những tính tình này không thể phù hợp cho một vị lãnh đạo tốt. Cứ tưởng tượng tôi có một người chủ như vậy, làm sao tôi có thể thi thố tài năng? Làm sao tôi không trở thành người nịnh bợ, hoặc ngậm miệng làm thinh trước những sai trái?


Tiến sĩ Craig Malkin chỉ ra rằng chứng tự luyến bệnh lý có thể dẫn đến một vòng xoáy loạn thần của chứng hoang tưởng, suy giảm khả năng quyết định, mất ổn định, và thao túng tâm lý.


Tiến sĩ Lance Dodes đã nhắc nhở độc giả về các đặc điểm của rối loạn nhân cách chống đối xã hội:


Không tuân thủ luật pháp và chuẩn mực xã hội
Lừa dối
Bốc đồng
Cáu kỉnh và hung hăng
Bất chấp sự an toàn của người khác và bản thân
Vô trách nhiệm
Thiếu hối hận
Chứng ‘Rối loạn hành vi’ (bốc đồng, hung hăng, vô cảm và lừa dối bắt đầu trước 15 tuổi).


Thỏa thuận với quan điểm nêu trên là một số các giáo sư và các tâm lý gia như Craig Malkin, Ph.D; Lance Dodes, MD; Thomas Singer, MD; Darcia Narvaez, Ph.D; John D. Hartner, Ph.D; World Mental Health Coalition; vân vân.


Và “Các nhà tâm lý và nhà bình luận từ mọi phe phái tư tưởng đã sớm thống nhất về một nhãn hiệu rối loạn nhân cách tự luyến là tình trạng "giải thích" hành vi của Trump. Trong số những người đưa ra khẳng định này có hơn 70.000 chuyên gia sức khỏe tâm thần đã ký vào một bản kiến ​​nghị cảnh báo về khả năng nguy hiểm tiềm ẩn của Trump, bất chấp lệnh cấm lâu đời của các chuyên gia về việc "chẩn đoán" những nhân vật công chúng mà các chuyên gia chưa đích thân kiểm tra.” (Psychology Today.)


Họ chứng minh bằng những hành vi cụ thể của ông Trump qua những lời tuyên bố trước dân chúng.  Ông Trump đã đưa ra một số lời lẽ kích động nhất mà chưa có một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ nào sử dụng. Ông đã kêu gọi hành quyết cựu chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân. Ông thúc giục cảnh sát bắn những kẻ móc túi. Ông bắt đầu mô tả các đối thủ chính trị của mình là "sâu bọ" dưới mức con người và phải bị "tiêu diệt". Lặp lại Đệ tam Đế chế trong khi tuyên bố ông chưa bao giờ đọc "Mein Kampf", Trump đã tuyên bố những người nhập cư từ Châu Mỹ latinh, Châu Phi và Châu Á là “đầu độc dòng máu Hoa Kỳ.”


Viết đến đây tôi dừng lại soi gương, rõ ràng tôi là người nhập cư từ Châu Á. Theo như phán quyết của ông, tôi đã góp phần đầu độc dòng máu da trắng. Tội này có thể bị trục xuất hoặc bị đày xuống hàng công dân thứ hai hoặc thứ ba. Chắc chắn, tôi không bỏ phiếu cho ông và tự hỏi, những ai nhập cư từ Châu Mỹ Latinh, Châu Phi,và Châu Á, vì sao họ bỏ phiếu cho ông? Bỏ phiếu để được một vé máy bay một chiều miễn phí về Việt Nam vĩnh viễn? Hoặc bỏ phiếu để trở thành phó công dân, ăn sau, ngồi dưới?


Người Khổng Lồ Rối Loạn.


Trong giai đoạn này, dân chúng Mỹ nhìn thấy chính trị có hai tương lai: Một là ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống năm 2025. Hai là bà Harris trở thành vị nữ tổng thống da màu đầu tiên và ông Trump có khả năng cưu mang tù tội. Chính vì khả năng ông Trump có thể trở lại tòa Bạch Ốc khiến cho nhiều chuyên gia tâm lý và các nhà tư tưởng quan tâm đến tinh thần lãnh đạo của một ứng cử viên kỳ lạ nhất trong lịch sử tranh cử ở Hoa Kỳ.


Nếu Trump lại thắng, Mark Leibovich, tác giả của "Thank You for Your Servitude: Donald Trump's Washington and the Price of Submission" (2022) cảnh báo, thì chúng ta, những người Mỹ, sẽ cần phải từ bỏ quan niệm tự hào bản thân mà nghĩ rằng "đây không phải là con người mà chúng ta mong muốn".
"Dù sao thì 'chúng ta' là ai?" Leibovich hỏi. "Bởi vì có vẻ như rất nhiều 'chúng ta' này vẫn tiếp tục bỏ phiếu cho Trump". Làm sao một cựu tổng thống bị luận tội hai lần và phải đối mặt với 91 tội danh hình sự giờ đây lại có thể được ủng hộ để trở lại Phòng Bầu dục? Tại sao những người ủng hộ ông không lùi bước khi Trump hứa sẽ mở ra một chế độ độc tài với tư cách là tổng thống và đảm nhận vai trò độc tài ngay từ Ngày đầu tiên? Điều gì giải thích cho sức hấp dẫn lâu dài của ông?





Những câu hỏi như thế này đã được nêu ra kể từ khi Donald Trump bắt đầu giành được sức hút chính trị vào đầu năm 2016. Khi đó, ông tuyên bố, ông có thể bắn ai đó trên Đại lộ số 5 ở Thành phố New York và không mất một phiếu bầu nào. Kể từ đó, vô số nhà quan sát đã bối rối về sức ảnh hưởng không thể lay chuyển của ông đối với một bộ phận lớn cử tri Mỹ.


Hoặc là chứng Rối loạn nhân cách tạo ra sức hấp dẫn? Dường như là đúng. Gần một nửa dân chúng Mỹ ủng hộ ông Trump. Điều này khiến tôi tự hỏi: Làm sao cho tôi mắc chứng bệnh này? Có lẽ sẽ được nhiều độc giả việt ủng hộ? Có lẽ sẽ bán được nhiều sách? Có lẽ sẽ trở thành một nhà văn độc tài?
Hay là tôi nên bắt chước ông Trump, tự so sánh mình với một siêu anh hùng, tự mô tả mình là một "thiên tài ổn định" chưa bao giờ mắc sai lầm. Tôi không nói dối khi đưa ra những tuyên bố vô lý này, vì tôi bắt chước Trump thực sự tin rằng đó là sự thật, giống như ông đã hoang tưởng tự tin mình thắng cử năm 2020.


Tôi nên tập làm bản sao của ông để luôn nói về bản thân. Tôi nên giống Trump, theo trong tác phẩm “The Strange Case of Donald J. trump: A Psychologival Reckning” (2020) cho rằng, “Trump là một ngoại lệ kỳ lạ, ở chỗ dường như có rất ít câu chuyện trong đầu ông về việc ông là ai và ông đã trở thành như thế nào. Thay vào đó, ông là người được tác giả gọi là “người đàn ông theo từng giai đoạn”, sống ngoài thời gian trong khoảnh khắc vĩnh cửu, chiến đấu ở đây và bây giờ để giành chiến thắng trong trận chiến trước mắt, từng tập một, từng ngày một. Ở trung tâm tính cách của Trump là một khoảng trống tự sự, không gian mà câu chuyện cuộc đời tự định nghĩa nên ở đó nhưng không bao giờ có. Vì vậy, Trump hiếm khi hướng nội, hồi tưởng hoặc hướng tới ngày mai. Không có chiều sâu, không có quá khứ và không có tương lai.”


Hay là tôi tập giống Trump như lời nhà phê bình truyền hình của  New York Times James Poniewozik đã nhận xét: Donald Trump "thực sự" là một nhân vật truyền hình. Khi cố gắng dự đoán Trump sẽ làm gì, Poniewozik đã cảnh báo, "Điều quan trọng là phải nhớ rằng Donald Trump không phải là một con người." Ý của Poniewozik là hành vi của Trump không bị chi phối bởi các chiến lược, động cơ và niềm tin mà chúng ta thường gán cho những người hoàn chỉnh. Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về Trump, hãy tự hỏi mình điều này: Điều gì có thể xảy ra tiếp theo trên truyền hình? Một nhân vật truyền hình sẽ làm gì?”


Donald Trump không có đức tin tôn giáo. Ông ấy hầu như không biết gì về Cơ đốc giáo hay bất kỳ tôn giáo nào khác. Ông ta hầu như không bao giờ đến nhà thờ. Ông ta đã dành cả cuộc đời sự nghiệp của mình để tích lũy của cải vật chất và đánh bóng danh tiếng, không có bất kỳ bản năng từ thiện hay ý thức siêu việt nào. Được phân định bằng ba cuộc hôn nhân, cuộc sống cá nhân của ông ta giống như một bộ phim truyền hình tục tĩu, đầy rẫy bê bối tình dục và nhiều mối tình. Không ai từng nhầm Donald Trump với một cậu bé hát thánh ca hay một người đàn ông chính trực của Chúa.


Bất kỳ người ủng hộ nào của Trump cũng nhìn nhận Trump theo cách Trump nhìn nhận về chính mình. Trong suy nghĩ của họ, ông là một nhân vật ngưỡng cửa, siêu phàm theo một số cách nhưng cũng thiếu một số phẩm chất mà hầu hết mọi người, dù tốt hay xấu, đều sở hữu. Nói một cách khác, họ chấp nhận ông siêu việt với nhiều tính xấu. Và họ không có khả năng nhìn thấy hậu quả tai hại do ông gây ra đối với quốc nội cũng như quốc tế khi ông nắm giữ quyền hành tổng thống.


Và đó là lý do họ phóng đại Donald Trump trở thành người khổng lồ.


Lúc còn là học sinh năm đệ tam, lớp 10, trường Lê Quí Đôn, tôi đã đọc được một truyện ngắn, “Con Voi” của nhà văn Ba Lan Slawomir Mrozek. Đại khái theo trí nhớ truyện kể rằng, các em học sinh lớp nhỏ chưa bao giờ được thấy con voi. Có lẽ đất nước đó chưa có voi. Một hôm, nhà nước tuyên bố đã có một con voi trưng bày trong sở thú quốc gia. Thầy giáo đưa đoàn học sinh đến chiêm ngưỡng con vật khổng lồ. Quả thật, các em há hốc miệng khi thấy con thú vĩ đại. Ngay cả thầy giáo trí thức, các người lớn kinh nghiệm, các cụ già lão luyện đường đời cũng trố mắt ngưỡng mộ một hình ảnh hoàng tráng. Rồi, một cơn gió lớn xuất hiện, kéo theo bụi mờ, khi cơn gió đến gần, lạ lùng thay, con voi nhảy múa, xàng xê, từ từ bay lên, kinh ngạc xiết bao, toàn thể đám đông nhốn nháo, voi bay? 


Hôm sau, báo đăng trang nhất, con voi khổng lồ biết bay, đọc xong, có người tỉnh ngộ, có người tin thật. Những ai tin voi bay kết thành một hội có tên gọi là Trunkist, bảo vệ phép lạ, chửi bới những ai không tin. Trong tiếng Anh, trunk là vòi voi, “ist” ám chỉ những người những người đeo theo vòi voi để bay lên. Một tuần lễ sau, người ta tìm thấy xác con voi xẹp lép, nằm vắt trên tàng cây keo gai góc. Phần sau, từ chỗ “báo đăng …” do tôi thêm thắt vào cho hấp dẫn.


Bạn đọc đừng nghĩ, đảng Cộng Hòa là con voi; con voi khổng lồ là ông Trump; các “trumpist” là “trunkist”. Không đúng đâu, vì truyện con voi là hư cấu, còn chuyện Donald Trump có thật.
                                       
Ngu Yên.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.131 giây.