logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/09/2024 lúc 08:52:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bài về Chu Ngọc Quang Vinh trên báo Pháp Luật Việt Nam ngày 2 tháng Chín, 2024.

Trứng khôn hơn vịt, là câu ngạn ngữ như thể “độc quyền” của người lớn dành mắng con trẻ mỗi khi cho rằng chúng còn trẻ người non dạ mà dám ngạo mạn, coi thường lời răn dạy của người trên.
Ấy thế mà ở xứ Việt ta lại có hẳn hai câu chuyện đình đám, na ná nhau, cách nhau 18 năm (2006, 2024), “trứng” lại như vô tình “dạy” khôn cho rất nhiều “vịt” lớn nhỏ.
“Trứng” ở đây là hai cậu bé - cùng lớp 12, cùng ở tuổi bẻ gãy sừng trâu, cùng là học sinh trường chuyên, giỏi giang cả. Các cậu đã làm xã hội “náo loạn” cả lên, từ ngoài đời cho tới trên mạng xã hội, từ các chuyên gia tới ông bộ trưởng, từ các ban ngành, cho tới báo giới.
Đáng buồn, và thật buồn cười, là các “vịt” vẫn không rút ra được kinh nghiệm, học nhau, học kinh nghiệm người trước, để mà “khôn” hơn, mà chỉ làm cho các “trứng” nay sợ hãi hơn, nhưng coi thường “vịt” hơn mà thôi.
“Trứng” thứ nhất, năm 2006, học sinh Bùi Minh Trí
Em học lớp 12 lý-tin, trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long. Ngày 27/11/2006, Trí đã táo tợn hack vào trang web của Bộ GD-ĐT, gỡ ảnh ông bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, rồi thay vào đó là ảnh mình đang cởi trần.
Thật hỗn xược phải không? Nhưng … nó có nguồn cơn trong đó.
Vì theo báo chí cho biết (1), trước đó nhiều tháng, 7/2006, Trí đã phát hiện ra lỗi bảo mật của trang web này, em đã để lại một file để cảnh báo. Chưa hết, sau đó em còn trao đổi qua mạng với người quản trị trang, họ cũng đã tìm cách khắc phục, nhưng không xong. Rồi em lại liên hệ với người quản trị mạng của VDC (công ty đồng quản trị trang web này). Đến tháng 11/2006, thử kiểm tra, Trí thấy trang web đó vẫn còn lỗi bảo mật. Thế là em mới hành xử sai trái như nói ở trên.
Lập tức, hàng loạt cơ quan, cá nhân quan trọng đã vào cuộc, như Quách Tuấn Ngọc (giám đốc Trung tâm tin học, bộ GD-ĐT), Nguyễn Tử Quảng (giám đốc Trung tâm an ninh mạng BKIS, Phan Đức Hải (quản trị mạng VDC), và bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, rồi các cơ quan chức năng như sở Bưu chính viễn thông, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tỉnh Vĩnh Long, C15 Bộ Công an, v.v..
Ở đây không bàn tới việc “trứng” Trí đã sai ra sao, cần sửa mình cho tới khi thành “vịt”, mà chỉ muốn lưu ý rằng các “vịt” đã phải học ở “trứng” rất nhiều. Đó không chỉ là chuyên môn tin học, mà lớn hơn là cách hành xử.
Ông Quách Tuấn Ngọc, trong một chương trình Gặp nhau cuối năm của VTV, đã dùng những từ ngữ nặng nề như “tội phạm”, “bố con chúng nó” để nói về Trí, hay khi trả lời báo chí cũng vậy, … rồi sau đó ông đã phải nhận lỗi trên trang Edunet và trả lời phỏng vấn của báo (2).
Ông Nguyễn Tử Quảng, trong một bài báo, đã vội làm thay công an, khi cho rằng Trí có “dấu hiệu tội phạm” vì dùng thẻ tín dụng mang tên người khác để mua bán trên mạng. Thế nhưng sau đó, thượng tá Trần Văn Hòa, trưởng phòng Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C15) thì cho biết: “Khi chưa có kết luận cuối cùng, chúng tôi không thể trả lời ngay được” về hiện tượng đó (3).
Ông Nguyễn Thiện Nhân, tối 28/12/2006, đã có bức thư gửi đăng báo Thanh niên, trong đó ông viết sai rằng em Trí đã hack trang web của Bộ vào đúng ngày 20/11 (chứ không phải là 27/11. Phải chăng ông muốn cái “tội” của Trí có thêm “tình tiết tăng nặng”?). Và ông chỉ tập trung phê phán em Trí mà không hề đề cập tới mặt đáng khen từ những gì em đã làm trước khi hack trang web; ông cũng không hề phê bình năng lực, trách nhiệm của cấp dưới mình liên quan tới trang này (4). Ngoài ra, ông Nhân còn phải đích thân bay từ Hà Nội vào Vĩnh Long làm việc với lãnh đạo nhà trường của Trí. Liệu có nên, có cần thiết đến thế không, với cương vị vừa là một bộ trưởng lại vừa đang là “nạn nhân” của vụ việc? (5). Đáng nói hơn, là ông lại không hề gặp gỡ Trí cùng gia đình em, và việc này đã được báo chí khi đó mổ xẻ, nhắc khéo tới hai chữ “quân tử”. (6)
Cơ quan công an liệu có cần đối xử với Trí như với tội phạm, một khi chưa có quyết định khởi tố, khám xét? Đó là việc “kiểm tra nhà”, “niêm phong” máy tính, … trong khi Trí đã công khai bản thân, phía các cơ quan, tổ chức liên quan đều đã biết rõ việc làm của Trí (7).
Nhà trường/ ngành Giáo dục. Mặc dù thái độ của nhà trường nơi Trí học đối với em nói chung nhẹ nhàng, thế nhưng, việc kỷ luật em làm nảy sinh một vấn đề mang tính pháp lý, mà hầu như ít thấy được đề cập với cả những vụ việc học sinh vi phạm ngoài phạm vi nhà trường. Đó là việc Trí hack trang web của Bộ GD-ĐT khi em ở nhà, chứ không phải đang ở trường, vậy liệu nhà trường có trách nhiệm, quyền hạn để “xử lý” đối với em hay không? Luật Giáo dục cùng các văn bản liên quan có bao quát được những tình huống này hay không?
Các cơ quan truyền thông, dù có hai luồng – bênh/chỉ trích – nhưng thường luôn có xu hướng chỉ đưa thông tin một chiều. Như vậy, tính khách quan của báo chí là thiếu (8).
“Trứng” thứ hai, tháng 9/2024, học sinh Chu Ngọc Quang Vinh
Em học lớp 12 Anh, trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái, là quán quân tháng 1, quý I/ 2024 cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia (9).
Thế mà, ngày 2/9/2024, theo báo chí, Sở GD-ĐT Yên Bái “có báo cáo gửi các cấp chức năng”, cho biết “qua tìm hiểu, nắm tình hình”, thì đêm hôm trước, 1/9, trên mạng xã hội, tài khoản của em Vinh “có bài viết có nội dung chưa phù hợp, gây xôn xao và dậy sóng dư luận”… (10)
Tiếp đến, thôi thì … hàng loạt động thái nghiêm trọng của sở, trường, rồi ngành công an, báo chí, rồi mạng xã hội bàn luận, tranh cãi suốt nhiều ngày qua.
Nếu chỉ đọc báo nhà nước, thì người ta không thể hiểu nổi cái sự “chưa phù hợp”, “gây xôn xao …” kia là cái gì mà ghê gớm vậy. Cũng có báo mạnh dạn trích đăng bài viết của Vinh, nhưng lại cắt xén, làm sai lệch ít nhiều bản chất sự việc.
Lại phải lên mạng xã hội, phải tìm đọc, nghe báo đài quốc tế thì mới rõ sự việc. Theo đó, em Vinh viết trong bài trên trang cá nhân của mình, chỉ chia sẻ trong nhóm 16 người, (11) (12) (13). Toàn văn bài đó là:
Tôi và Đảng
Cuối cấp 2 là lúc tôi tiếp cận với văn hóa phương Tây một cách cao trào nhất. Dần dần tôi phát hiện ra những gì mình được học ở trường bấy lâu này không hoàn toàn là sự thật. Tôi coi Đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân và tôi tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài.
Rồi tôi ôn Olympia để “sống ở nước ngoài” và dù muốn hay không thì vẫn phải học lịch sử theo góc nhìn của Đảng. Rồi tôi được Đảng ban tặng nhiều thứ vì thành tích của mình, nên dần nhìn Đảng một cách thuần hơn.
Và đến lúc giấc mộng O[lympia] của tôi cũng phải chấm dứt, tôi không biết làm gì tiếp theo, nhưng nhìn lại những gì tôi có ở đây, tôi nghĩ ở Việt Nam không tệ. Tôi sẽ kệ Đảng và tập trung vào tôi.
Và giờ tôi lại muốn rời Việt Nam. Chắc là tôi sẽ không bao giờ nhìn Đảng một cách tích cực được nữa, dù tôi đã từng cố để ít nhất là “kệ” Đảng. Người dân ở đất nước tôi sinh ra chọn status quo, nên thôi, mình không ủng hộ thì mình đi.
Anyway, mai là Quốc khánh, chúc nước Việt Nam dù dưới chế độ nào cũng ngày càng phát triển về mọi mặt, vì quê hương của tôi mãi là Việt Nam.
Và, còn được biết thêm rằng em Vinh chỉ lưu bài đó trên mạng khoảng 1 giờ đồng hồ, rồi 6 giờ sau em có bài xin lỗi. Nhưng đã có một ai đó trong số 15 người bạn mà em chia sẻ bài đã phát tán rộng rãi bài viết lên mạng, để từ đó, các cơ quan vào cuộc.
Vậy trong vụ này, “trứng” kia đã dạy các “vịt” điều gì?
Với hệ thống báo chí nhà nước. Đóng vai trò, nhiệm vụ đưa tin, tuyên truyền, giáo dục, ấy vậy mà hầu hết báo chỉ thông tin chung chung, lấp lửng; không (muốn) cho biết vì sao sở GD-ĐT lại “tìm hiểu” được vụ việc nhanh đến vậy; không (dám) công bố toàn văn bài viết của Vinh. Đành rằng nếu họ cho bài đó có nội dung “phản động”, “xúc phạm” (tới Đảng chẳng hạn), nên không muốn “tiếp tay”, thì chí ít cũng cần có tóm lược nội dung. Có vậy, độc giả, người dân, và nhất là lớp trẻ như Vinh mới biết để mà “chừa”, sau không dám “nói xấu” chế độ kiểu đó nữa.
Chưa hết, có báo còn có bài viết chỉ trích nặng nề em, là “vô ơn với đất nước”, là “hỗn xược”, trong khi trích dẫn không đầy đủ (lược bỏ nội dung có chữ “Đảng”, nhưng lại cho là em “vô ơn” với Đảng), suy diễn (em đâu có gì để bị coi là “vô ơn với đất nước” – không lẽ đánh đồng Đảng với nước hay sao?) (14). Ở đây xin chưa bàn tới quan điểm của bài viết, mà chỉ nói về tính khách quan, trung thực của nó khi trích dẫn mà thôi. Nó nằm trong tư cách của người viết, của một tờ báo.
Trên mạng xã hội, có không ít những người lên tiếng mạt sát Vinh không thương tiếc, thậm chí còn có những gợi ý kỳ lạ là phải cấm xuất cảnh, phải “trục xuất”, cấm thi tốt nghiệp phổ thông, v.v.. đặc biệt dữ dội là những trang được cho là của đội quân “Dư luận viên” ăn lương nhà nước, gồm hàng ngàn “vịt” ẩn danh, giấu mặt. Hầu như chỉ có những lời lẽ tức tối, thóa mạ, không có chút giá trị giáo dục gì. Nó như những màn “đấu tố”, “đánh hội đồng”, “ném đá giấu tay”, chẳng xứng đáng là người lớn chút nào. Nhưng những nội dung đó đã nhận được ào ạt những bài phê phán lại, nhất là của những cây viết nổi tiếng, sắc sảo, phân tích công phu, có chừng mực đến nỗi có bài kiểu rủa xả đó bị chủ nhân của nó lặng lẽ gỡ bỏ.
Ngành công an cũng vào cuộc. Ngoài việc xác minh sự việc, Công an Yên Bái còn mời Vinh cùng mẹ và cô giáo lên làm việc. Ở đây có ít nhất hai câu hỏi. Một: vụ việc có đáng phải bị kiểu “hình sự hóa” như vậy không? Hai: công an đã điều tra và trả lời cho công luận chưa - rằng ai (trong số 15 người trong nhóm?) là người ngay sau đó phát tán nội dung bài viết của em Vinh lên mạng cho hàng triệu người biết? Người đó làm có mục đích gì, có phải như thể “đồng phạm” với Vinh (thậm chí “tội” nặng hơn), hay là “có công” tố cáo?
Và ngành giáo dục. Cũng như trường hợp của Trí năm 2006, Vinh viết bài, rồi đăng lên mạng, có lẽ không phải khi đang ở trường. Như vậy làm sao nhà trường, ngành giáo dục lại phải chịu tránh nhiệm và có quyền hạn để can dự vào vụ việc này công phu đến vậy?
Từ đó …
Thử hỏi, có nên, có đáng không với cả bầy “vịt” ào ào như vậy? Chính cái sự ngược đời, trớ trêu này đang như một hình ảnh tự nhiên cho thấy “trứng” đã vô tình “dạy” cho đàn “vịt” đó. Bởi sẽ có ngày bình tĩnh lại, “vịt” sẽ phải thấy tự xấu hổ, ít ra là mình không đáng phải xúm vào cắn hội đồng một sinh linh nhỏ bé hàng con cháu mình như vậy. “Trứng” cũng gián tiếp “dạy” khôn đàn “vịt”, thông qua những búa rìu dư luận mà “vịt” nhận được qua mạng xã hội, báo đài quốc tế. Lại nữa, hầu hết các “trứng” từng được giải Đường lên đỉnh Olympia đã “dạy” khôn các “vịt” kia bằng những cuộc ra đi không trở lại (15). Có cần chúng phải “dạy” các “vịt” để biết tại sao có tình trạng đáng buồn, xấu hổ cho chế độ như thế hay không, nhỉ?
Trong cơn nóng giận đang lan truyền kiểu bầy đàn, các “vịt” không thể tĩnh trí để nghĩ tới những hậu quả xấu một khi “trứng” bị dồn tới đường cùng mà liều lĩnh làm chuyện đáng tiếc …
Đó chắc chắn không phải là lối giáo dục văn minh, đúng đắn, từ gia đình, nhà trường, cho tới xã hội của những bậc cha chú đối với các con cháu chúng ta. Và cũng vẫn phải cần nhắc lại, là bài này còn chưa bàn tới một điều mà rất nhiều bài viết có giá trị đã đề cập trong mấy ngày qua, đó là quyền tự do biểu đạt, tự do tư tưởng của một công dân mà Hiến pháp đã minh định.
Tĩnh trí đọc kỹ cả bài viết của Vinh, sẽ thấy trong đó một tâm trạng khắc khoải, giằng xé của một người trẻ nhiệt huyết trước thực trạng đất nước, đang tìm cho mình một tương lai chắc chắn, chứ không phải chỉ là căm ghét, phỉ báng một chiều.
Tĩnh trí nữa, chắc các “vịt” sẽ phải nhớ tới câu Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại và câu Gậy ông đập lưng ông mà suy nghĩ. Bởi một khi, hàng ngàn vạn các bạn bè cùng trang lứa của Vinh, qua mạng xã hội, biết được một học sinh ưu tú như vậy mà đã có những suy nghĩ về Đảng, về chế độ như thế, khiến cả một “hệ thống chính trị” như hốt hoảng phải nhao “vào cuộc”, thì ắt sẽ ngờ rằng những suy nghĩ đó, phải chăng … quá ĐÚNG? Nó “đúng” hơn bằng minh chứng của những biến động chính trị “độc nhất vô nhị” trên thế giới hiện đại, không che đậy được, khi mà chỉ trong vòng hai năm qua, không chỉ phải thay “tướng”, “soái”, “tể tướng” gấp mấy lần cuộc chiến Nga-Ukraine, mà còn thay cả … “vua” xoành xoạch như thay áo. Lại thêm lớp trẻ sẽ được thỏa thuê đọc trên Facebook những bài phân tích sâu của những nhân vật tiếng tăm quanh hiện tượng Quang Vinh Olympic. Nghĩ ra được hệ quả đó, chắc các “vịt” sẽ thấy rằng mình quá dại, lúng túng đi cùng não quá bé để rồi tự “bới thối” cho thiên hạ ngửi.
Cuối cùng, xin mời các “vịt” hãy trở lại vụ việc 18 năm trước, để đọc một bài viết trên chính báo nhà nước, “Đừng quên chúng ta là người lớn!” (16)
***
Nhìn lại hai vụ việc, có nhiều nét tương đồng, nhưng thêm mùi chính trị khét nồng ở vụ thứ hai, và một điểm chung chính là thái độ và tư thế của người lớn trước giới trẻ.
Từ lâu rồi, ít ra là phần tư thế kỷ nay, từ khi có Internet, người lớn (lẽ ra) phải học hỏi được nhiều điều từ con cháu, về tư tưởng dân chủ, ý thức tôn trọng nhân phẩm con người, và hơn thế nữa là vô vàn kiến thức phong phú của thế giới văn minh bên ngoài Việt Nam; mà bởi “mù” tin học, “điếc” ngoại ngữ lại thêm ù ù cạc cạc vì phải mải mê “học tập chính trị” trong những con người độc đoán dưới chế độ độc đảng nên người lớn không thu nạp được.
Giờ dẫu muốn học hỏi, nhưng xin chớ như … Nước đổ đầu vịt, để rồi lại bị rủa … To đầu mà dại, …!
Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
Theo VOA
____________________
Chú thích:
https://tuoitre.vn/hoc-s...xu-ly-hinh-su-179485.htm
https://dantri.com.vn/gi...-minh-tri-1167455957.htm
https://tuoitre.vn/lai-l...-bui-minh-tri-181135.htm
https://dantri.com.vn/gi...-20112006-1167459351.htm
https://thanhnien.vn/bo-...-em-be-tac-185420210.htm
https://dantri.com.vn/gi...hien-nhan-1168659242.htm
https://khoahoc.tv/bai-h...n-hay-tuoi-hoc-tro-11177
https://thanhnien.vn/pha...i-minh-tri-185288579.htm
https://duong-len-dinh-o..._Ng%E1%BB%8Dc_Quang_Vinh
https://laodong.vn/giao-...dinh-olympia-1388459.ldo
https://www.youtube.com/...i%E1%BA%BFngVi%E1%BB%87t
https://www.facebook.com.../videos/1257587988932817
https://www.voatiengviet.com/a/7769765.html
https://congthuong.vn/na...o-342956.html&link=2
https://baophapluat.vn/t...oi-o-lai-post317819.html
https://nld.com.vn/thoi-...-la-nguoi-lon-176600.htm




Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.301 giây.