logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/10/2024 lúc 09:48:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,232

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Có thể nói không ngoa, rằng bầu cử Tổng Thống Mỹ được cả thế giới quan tâm, huống chi Canada là hàng xóm kế bên, hỏi sao không “hot”?



Ngay tại chỗ làm của tôi, một Retirement Home, các ông bà già Canadian còn minh mẫn, hổm rày cũng xôn xao tám chuyện xứ Mỹ. Người trẻ tuổi cũng thế, có vài đứa trong nhóm Practical Nurses, nhỏ tuổi hơn con gái tôi, giờ break tụi nó mở facebook hoặc youtube, xem tin tức bên lề cuộc bầu cử đang vào giai đoạn nước rút.



Ở nhà tôi thì khỏi nói đi, chồng tôi từ xưa đến nay, hễ chiều đi làm về, ăn cơm xong là lên Tivi, nếu không là Sports Chanel (chủ yêu là xem golf) thì bảo đảm là tin tức xứ Mỹ. Tôi đã từng thắc mắc:

- Ủa, mình là dân Canada, sao anh không xem tin tức xứ mình?

- Có chứ, nhưng tình hình politic của Canada êm đềm quá, bình lặng quá, không sôi động như bên Mỹ, coi hổng đã!

- À, cũng giống như một cô gái dịu dàng thì không thú vị bằng một cô gái có cá tính, lâu lâu … hờn mát “sáng nắng chiều mưa” cho vui cửa vui nhà, phải không anh?

Chồng liếc tôi:

- Thì đại loại là vậy đó. Nhưng đừng nên hờn mát nhiều quá, mệt lắm!



Đến ngày bầu cử thì chồng rủ tôi cùng nghỉ làm, tôi cự :

- Anh đi làm đến chiều về, vẫn chưa có kết quả bầu cử, vậy có cần thiết phải nghỉ không?

- Cần chứ! Anh thích cảm giác thong thả, thức dậy muộn một chút, pha café, ăn sáng, rồi bắt đầu xem tivi, xem đủ các đài, nghe người ta bình luận, xem các điểm bỏ phiếu đầu tiên. Nói chung là dành cả ngày “vacation”, bốn năm mới có một ngày được xem “show” miễn phí, bỏ uổng.



Vậy đó, tôi cũng bị lây, lần nào cũng hào hứng lấy ngày nghỉ để xem bầu cử Mỹ .



Còn cộng đồng người Việt ở đây thì sao? Ở các quán café Tim Hortons, Starbucks, nhiều nhóm đàn ông Việt vừa nhâm nhi café vừa bàn tán, có cá độ hẳn hoi, y như mỗi lần có giải bóng đá WorldCup, Euro. Còn ở chợ búa, nhà thờ, chùa chiền, nhờ thời đại công nghệ, tin tức tràn lan, cũng có mấy bà mấy cô quan tâm chuyện thời cuộc rộn ràng . Tôi dám chắc rằng, nếu chính phủ Mỹ cho phép những công dân Canada “rảnh rỗi” qua Mỹ bỏ phiếu bầu cử, thì sẽ có nhiều người sẵn sàng mua vé bay qua đó, vừa kết hợp đi chơi luôn thể .



Riêng tôi, bắt đầu biết đến chuyện bầu cử Mỹ từ năm 1992, khi tôi còn ở trại tỵ nạn Panatnikhom, Thailand. Khi ấy tôi còn làm ở Post Office, hàng ngày bà boss đem vào tờ báo Bangkok Post, tôi xem báo, theo dõi và cùng mấy anh trong bưu điện ngồi tán dóc chuyện bầu cử. Ở trại mấy năm, cứ vài tháng lại có phong trào viết thỉnh nguyện thư cho Đức Vua Thái và cho Tổng Thống Mỹ là Bush (Cha) để xin họ cứu dân tỵ nạn, thế nên năm đó chúng tôi ủng hộ Bush (Cha) vì … quen tên, chứ chẳng rành rẽ gì chuyện politic Mỹ, nhưng đến đêm nghe đài VOA thì biết Bill Clinton đã thắng. Chúng tôi bảo nhau:

- Từ nay viết thỉnh nguyện thư nhớ sửa lại tên Clinton cho đúng nha. Ai làm Tổng Thống Mỹ cũng được, miễn sao cứu được đồng bào tỵ nạn cuối mùa không bị trả về với Cộng Sản Việt Nam.



Từ đó, những cuộc bầu cử tiếp theo, sau thời đại Clinton là đến Bush (Con) chiến thắng Al Gore, rồi Obama thắng McCain, rồi Trump thắng Hilary Clinton, rồi Biden thắng Trump …tôi đều xem đầy đủ trong nhà với chồng. Nhưng chẳng hiểu sao, vô tình, mà kỳ bầu cử năm 2020, tôi bỗng trở thành “head quarter”, “trung tâm theo dõi” cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ tại… Edmonton, Canada.



Bắt đầu từ lúc 6-7 giờ tối, khi cuộc kiểm phiếu bắt đầu, tôi vào nhóm facebook của mấy người bạn chung trại tỵ nạn cũ hiện đang ở Việt Nam và bên Mỹ. Trong thành phố Edmonton thì có nhỏ em trong ca đoàn cũng text tôi để chia sẻ sự hồi hộp, đó là chưa kể bà chị ruột bên Texas và ông anh ruột bên Oklahoma nhấp nhỏm đứng ngồi không yên, cứ viber tôi tới tấp để dò hỏi tâm tư tình cảm của dân Canada đối với hai ứng cử viên Tổng Thống.



Thế là tôi bị quay như chong chóng, ngồi dán mắt vào tivi mà nào có yên, vì cứ vài phút phone lại “ting ting” lên những tin nhắn, tôi lại phải trả lời cho từng người, cũng như update kết quả, bình luận tình hình, nhất là cho các bạn bên Việt Nam, nơi ấy thông tin không được rõ ràng chính xác. Cũng may mắn là kỳ bầu cử đó khá đặc biệt, nên bên Việt Nam chỉ cần biết kết cục, ai sẽ thắng, chẳng ai còn tâm trí để nhớ lại câu thắc mắc “kinh điển” thường gặp mỗi mùa bầu bí, là tại sao không dùng popular vote, mà cử tri đoàn là cái gì thế, tôi đỡ phải mất công gõ phím giải thích dài dòng, mỏi tay.



Kết quả năm đó như thế nào ai cũng biết rồi, tôi chỉ ghi lại đây những mẩu đối thoại từ… “head quarter” và các ủng hộ viên:



Anh bạn tỵ nạn bên Việt Nam rên rỉ:

- Trời đất quỷ thần thiên địa ơi! Đây là lần đầu tiên tui theo dõi bầu cử TT Mỹ mà huyết áp tăng đột biến và đứng tim mấy lần. Từ nay xin chừa, tôi thề sẽ không xem nữa.



Tôi vội vàng an ủi:

- Thôi ráng đi anh, coi như đổi “khẩu vị”, vì xưa nay anh xem bầu cử xứ Việt Nam Cộng Sản chưa bầu đã biết kết quả nhất trí 100%, chán bỏ xừ.



Nhỏ em tỵ nạn bên Mỹ thì nửa khuya mắt nhắm mắt mở:

- Chị ơi, đã 1 giờ khuya rồi mà kết quả vẫn mờ mịt, sáng mai em còn phải đi làm sớm, và chiều nay em đã làm hai cữ cà phê rồi đó chị!



Tôi xúi đại (không phải …xúi dại):

- Vậy thì em mắc cở gì mà không làm thêm …một cữ nữa? Bốn năm mới có một đêm như thế này, nay mai có muốn xem cũng không được á!

- Dạ, em nghe lời sư tỷ, sáng mai đi làm mà phát thuốc lộn bệnh nhân là …tiêu đời em.

- Tiêu đời em chớ đâu có ...tiêu đời chị mà chị lo.



Dễ thương nhứt là cô em trong ca đoàn:

- Chị ơi, em yếu bóng vía lắm, sao bỗng nhiên em đổ mồ hôi hột, tim đập mạnh, đầu choáng váng, tay chưn run rẩy, thấy căng thẳng hồi hộp quá chừng?!



Nó nghĩ tôi là …bác sỹ chắc? Nhưng tôi cũng mạnh dạn …kê toa:

- Nhà có Tylenol thì uống hai viên nha. Cố gắng uống nhiều nước, và ráng giữ sức khoẻ theo dõi đến phút cuối, đừng bỏ cuộc giữa chừng. Nếu lạnh thì đắp thêm cái mền …

- Dạ chị! Để em chạy ra bếp lấy thêm đồ ăn và lon bia.



Nhưng cỡ nửa tiếng sau, cô ấy lại nhắn:

- Thôi chị ơi, em không đủ can đảm xem nữa, em sẽ tắt tivi và off facebook. Giờ đây em thú thật với chị, em theo bác Trump, nên em nhờ chị một việc, khi nào Trump thắng chị nhớ phone cho em, khuya cỡ nào em cũng đợi chị báo tin vui thì em mới ngủ ngon được.

- OK, chị đồng ý, chị sẽ phone. Mà nè, nếu Trump có thua chị cũng vẫn phone, cho em “thức trọn đêm nay để nhớ thương Trump” luôn nha.



Vừa tiễn cô em ca đoàn đi ngủ thì cô em tỵ nạn ở San Jose cũng chịu hết nổi:

- Mắt em mở không lên nữa rồi chị ơi! Hai giờ sáng rồi, em biến nha, chị xem tới sáng giùm em nha, cầu nguyện cho bác Biden chiến thắng giùm em nha.



Ủa ủa, chị là dân Canada mà biểu chị chờ xem kết quả giùm dân Mỹ, mơ đi cưng. Tôi cũng bye bye chồng rồi vào phòng ngủ cho khoẻ. (Gia đình, họ hàng tôi bên Mỹ cũng theo “hai phe” nên vợ chồng tôi quyết định xem bầu cử Mỹ như xem … thể thao, dù kết quả thế nào cũng ok, tình gia đình là số 1, vẫn còn nguyên vẹn).



Nằm mơ màng được vài tiếng, tôi trở dậy, pha cà phê sáng, chuẩn bị một ngày hóng tin tiếp theo thì có tiếng phone reo. Đầu dây bên kia là nhỏ em thân thiết, ngày xưa ở chung xóm bên Việt Nam, hiện nay đang ở cùng thành phố Edmonton. Tôi hỏi:

- Có chuyện gì mà phone chị sớm vậy em?

- Dạ, không có gì! Em chỉ phone hỏi thăm chị…

- Cám ơn em. Chị vẫn khoẻ.

- Dạ không, ý em là hỏi thăm chị …về tình hình bầu cử Tổng Thống Mỹ kìa!



Cái cô em này, quanh năm chỉ biết đi lễ nhà thờ, đọc kinh, đi làm, về nhà tất bật cơm nước cho chồng con, vậy mà hôm nay cũng bày đặt tài lanh hỏi về bầu cử Mỹ. Tôi hỏi:

- Nay em cũng quan tâm “chính trị chính em” rồi sao?

- Chả dấu gì chị, ở hãng em có cá độ, em có tham gia 50 đồng, chớ em biết gì chuyện thời sự. Thủ tướng Canada tên gì em còn hổng nhớ, nói gì bên Mỹ.



Vừa dứt phone, chưa kịp cầm ly cà phê, thì phone lại réo ầm ĩ. Lần này là một cô em khác trong xóm, tôi vừa mở phone chưa nói được gì, cô nàng đã xả một tràng, vì cả đêm thức khuya mà sáng nay kết quả vẫn chưa xong. Chờ nó qua cơn thiếu ngủ, tôi nói:

- Ủa, tụi mình là dân Canada, mắc mớ gì mà tự …đày đoạ nhau vì cái cuộc bầu cử bên nhà hàng xóm?!

- Chị nói vậy mà nói được à? Cả thế giới nín thở chớ đâu riêng gì chị em mình.

- Ừ hén, dù sao mình cũng là láng giềng núi liền núi sông liền sông với bên đó, hạnh phúc hay khổ đau cũng phải chia sẻ, vậy thì em còn than thở cái nỗi gì!?

- Thì em còn biết tâm sự với ai, ngoài …chị? (Nó nghĩ tôi là …bà Tám sao?), thôi em phải đi chợ vì tối qua cả nhà em chỉ ăn mì gói với chả lụa.



Bởi vậy, rút kinh nghiệm, kỳ này tôi quyết chí sẽ off phone, không mở facebook, để bình tâm thanh thản xem bầu cử trong nội bộ gia đình mà thôi.



Hồi cuối tháng bảy vừa qua, đại gia đình tôi bên Mỹ qua Canada ăn đám cưới con gái tôi. Anh em ruột thịt, các cháu, các anh chị em họ, từ California, Texas, Oklahoma, Washington, Utah đến đông đủ hơn mấy chục người. Trong một buổi tối trà dư tửu hậu, mọi người rôm rả nói chuyện theo từng nhóm, bỗng có ai đó đề cập đến chuyện bầu cử Mỹ vào tháng mười một năm nay. Bà chị họ liền đứng dậy có ý kiến. Chị này, theo vai vế, là con gái cả của bác cả, nên coi như là “chị lớn”. Về thời gian ở Mỹ cũng thuộc loại thâm niên, nhà bác cả di tản theo tàu Trường Xuân từ tháng 4/1975, rồi định cư ở Quận Cam, California cho đến nay. Sau mấy chục năm làm cho Sở An Sinh Xã Hội, chị đã về hưu.



Chị nói:

- Đề nghị chúng ta không nên nói chuyện bầu cử Mỹ ở đây, để tránh những tranh luận vì quan điểm khác biệt, nhất là đang dịp Family Reunion và đám cưới con gái em Loan đây. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, dù Đảng nào thắng trong cuộc bầu cử này, thì chúng ta vẫn là gia đình, và nước Mỹ vẫn là nước Mỹ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nước Mỹ mãi mãi mạnh giàu, tiếp tục là quốc gia hàng đầu của thế giới . Mọi người có đồng ý không ?



Tôi đồng ý!


10/2024
KIM LOAN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.138 giây.