logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/07/2012 lúc 01:04:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bắc Kinh với chính sách 'sự đã rồi' tại Biển Đông
UserPostedImage
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 22/07/2012. REUTERS/Nguyen Lan Thang
Các động thái gây căng thẳng trên Biển Đông của Bắc Kinh trong thời gian gần đây nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc đã thu hút mối quan tâm của báo Le Figaro. Trong bài viết mở đầu trang quốc tế, dưới dòng tựa lớn « Bắc Kinh đặt cơ sở trên Biển Đông », phóng viên Le Figaro tại Trung Quốc đã nhân sự kiện Bắc Kinh cho thành lập một đơn vị quân đội đồn trú tại Biển Đông để nêu bật dụng tâm của Trung Quốc muốn biến vùng biển mà họ đòi chủ quyền thành « lãnh địa » của mình.
Tác giả bài báo, Arnaud de la Grange, trước tiên ghi nhận : Trong cuộc tranh chấp vùng biển với các nước láng giềng, Trung Quốc không hề buông súng, mà trái lại nữa là khác. Cuối tuần qua, họ loan báo việc chính thức cho đồn trú một đơn vị quân đội tại thành phố Tam Sa bao trùm Biển Đông. Theo Le Figaro, đây là một bước mới nhằm « biến vùng này thành một thánh địa (sanctuariser) », bất chấp vô số tranh chấp với các láng giềng Đông Nam Á.

Nhắc lại việc quyết định trên lại do Quân ủy Trung ương đầy quyền uy công bố, Arnaud de la Grange cho rằng điều đó chỉ nhằm nhấn mạnh đến tính biểu tượng, vi trong thực tế Trung Quốc đã có một lực lượng khá hùng mạnh trong khu vực.

Theo tác giả bài báo, từ tháng trước, Bắc Kinh đã tiến thêm một bước rồi khi cấp cho vùng biển rộng lớn đó quy chế của một thành phố, lấy tên là Tam Sa, trực thuộc đảo Hải Nam. Trụ sở thành phố nằm ngay trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974.

Ký giả tờ Le Figaro nhận xét : Việt Nam đã lên tiếng phản đối ngay lập tức ‘cái gọi là’ thành phố Tam Sa, được thành lập bất hợp pháp trên vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của mình. Và lần thứ ba trong vòng một tháng, một cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra cuối tuần rồi tại Hà Nội.

Song song với việc áp đặt chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc còn phái một đoàn tàu đánh cá đến Trường Sa, một quần đảo tranh chấp khác trong khu vực. Nhận xét của Le Figaro rất rõ ràng :

Khi dựa trên một đoàn tàu gọi là « dân sự »ngày càng hùng mạnh của Cục Quản lý Đại dương hay của cơ quan Ngư chính, mà tàu thuyền hiện được trang bị vũ khí nặng, Bắc Kinh đang bền bỉ dùng chính sách « sự đã rồi » để áp đặt chủ quyền của họ. Le Figaro nhắc lại là vào năm 2010, Biển Đông đã được Trung Quốc nâng lên hàng lợi ích cốt lõi, ngang hàng với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào.

Trong cuộc tranh chấp hiện nay, tác giả bài báo nhìn thấy rằng cuộc đối đầu gay gắt nhất là với Việt Nam, thế nhưng tham vọng của Bắc Kinh đã va vào hầu hết các láng giềng.

Đối với Arnaud de la Grange, ngoài vấn đề tự hào dân tộc, nguồn dầu hỏa được cho là rất dồi dào của vùng này đã làm cho tình hình căng thẳng. Và cũng phải kể đến quyết định của Mỹ trở lại khu vực, làm cho tranh chấp trở thành quốc tế, điều mà Bắc Kinh không hề muốn.
Source: RFI

Sửa bởi người viết 24/07/2012 lúc 01:09:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 24/07/2012 lúc 01:10:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bắc Kinh: Tam Sa là thành phố mới nhất của Trung Quốc
UserPostedImage
Quốc kỳ Trung Quốc và một đĩa vệ tinh tại một khu nhà do Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa
Ngày 24/7, Trung Quốc tuyên bố đảo Tam Sa thuộc vùng biển Ðông đang có tranh chấp, một hòn đảo chỉ có khoảng hơn 1.000 cư dân sinh sống, là thành phố mới nhất của Trung Quốc.

Ông Tiêu Kiệt, người mới được bầu làm thị trưởng đầu tiên của thành phố, đã ca ngợi tầm quan trọng của Tam Sa trong việc bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc và nói rằng việc chỉ định Tam Sa là thành phố mới là “một quyết định sáng suốt” của đảng và chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc và tăng cường việc bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên.”

Chính quyền Trung Quốc đã tổ chức nghi lễ thành lập và gắn biển hiệu cho các cơ quan trực thuộc mà họ gọi là "thành phố cấp địa khu Tam Sa," tỉnh Hải Nam.

Theo hãng tin AP, thành phố mà Trung Quốc tuyên bố là mới nhất của họ là một hòn đảo rất nhỏ và xa xôi ở biển Ðông, chỉ vừa đủ cho một đường băng. Tại đó có một bưu điện, một ngân hàng, siêu thị và bệnh viện.
Chính quyền Trung Quốc trước đó đã tuyên bố thành lập hội đồng thành phố Tam Sa đặt trụ sở trên đảo Vĩnh Hưng mà Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm.

Thành phố Tam Sa được Trung Quốc chọn làm trung tâm hành chính để quản lý ba quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Các nước khác là Philippines, Malaysia, Brunei và Ðài Loan cũng tuyên bố chủ quyền một phần đối với quần đảo Trường Sa.

Hôm 22/7, một thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, việc lập Bộ chỉ huy đồn trú quân tại Tam Sa đã được Quân ủy Trung ương Trung Quốc thông qua. Bộ chỉ huy này sẽ chịu trách nhiệm huy động các đơn vị quốc phòng và lực lượng dự bị cho thành phố mà Trung Quốc mới lập và gọi là Tam Sa. Tuy nhiên, thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc không đề cập đến lịch trình thực hiện kế hoạch nói trên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị phát biểu trong một công bố rằng Việt Nam đã phản đối hành động này lên bộ ngoại giao Trung Quốc.

Ông Nghị nói rằng “việc Trung Quốc thành lập cái gọi là ‘Thành phố Tam Sa’ đã vi phạm luật quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.”

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói rằng Manila đã bảy tỏ quan ngại và đã mạnh mẽ phản đối quyết định thành lập đơn vị quân sự trên đảo Tam Sa.

Ông Hernandez phát biểu trong một cuộc họp báo rằng "Philippines không công nhận thành phóo Tam Sa và phạm vi tài phán của họ và coi những hành động gần đây của Trung Quốc là không thể chấp nhận được.
Source: AP, Bernama, Manila Bulletin, Dantri

Sửa bởi người viết 24/07/2012 lúc 01:16:53(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#3 Đã gửi : 24/07/2012 lúc 07:56:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trung Quốc lập đồn quân sự ở Tam Sa bất chấp biểu tình phản đối ở Việt Nam
UserPostedImage
Người Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 22/7/2012
Trung Quốc ngày 22/7 loan báo sẽ thành lập một đồn quân sự tại khu vực có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ở Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay sẽ cho binh sĩ trú đóng và hoạt động tại Tam Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa công bố thời điểm cụ thể triển khai kế hoạch này.

Trung Quốc nói lực lượng đồn trú Tam Sa sẽ có trách nhiệm bảo vệ quốc phòng và hoạt động quân sự tại khu vực.

Bắc Kinh có sự hiện diện quân sự đáng kể ở Biển Đông và quyết định mới loan báo này là một động thái thêm nữa của Trung Quốc hầu khẳng định chủ quyền trong khu vực.

Cũng trong ngày 22/7, chính quyền Trung Quốc tuyên bố thành lập hội đồng thành phố Tam Sa đặt trụ sở trên đảo Vĩnh Hưng mà Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm. Thành phố Tam Sa được Trung Quốc chọn làm trung tâm hành chính để quản lý ba quần đảo ở Biển Đông trong đó có Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.

Các loan báo này được đưa ra không lâu sau khi Bắc Kinh công khai mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Những động thái kiên quyết và dồn dập của Trung Quốc trên Biển Đông đã khơi mào cho cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ ba trong tháng này tại Hà Nội.

Ngày 22/7 hàng trăm người đã tuần hành tới đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để phản đối các hành động gây hấn liên tiếp của Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Tuy chính quyền Hà Nội không trấn dẹp hay bắt bớ người biểu tình như trong các cuộc tuần hành tương tự hồi mùa hè năm ngoái, nhưng lực lượng an ninh đã ngăn chặn người biểu tình từ xa, không cho họ tiến tới gần sứ quán.

Có mặt trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 22/7, anh Việt Dũng, cho Ban Việt ngữ VOA biết:

“Cuộc tuần hành hôm qua diễn ra ôn hòa và không có gì đáng tiếc xảy ra. Mọi người bắt đầu tập trung lúc 9 giờ ở Nhà hát lớn. Tới khoảng 9:20 phút mọi người bắt đầu tuần hành, đi dọc phố Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, dừng lại ở ngã 3 Trần Phú-Điện Biên Phủ vì bị hàng rào sắt chắn ở đấy, cách đại sứ quán khoảng từ 300 đến 400 mét. Mọi người hô vang khẩu hiệu ‘Phản đối Trung Quốc xâm lược’ và ‘Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam’. Sau đó, đoàn người quay về, đi hết đường Hàng Bông, dự định vào Tượng đài cảm tử nhưng không dừng ở đấy được, nên chúng tôi về thẳng Tượng đài Lý Thái Tổ. Lúc 11 giờ trưa đoàn người tự động giải tán một cách rất yên bình. Nói chung, lúc đầu cũng khá căng thẳng vì ban đầu có lời tuyên bố của ông Nguyễn Thế Thảo (Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) rằng tuần hành là gây rối mất trật tự. Tuy nhiên, những người từng tham gia vẫn quyết tâm thể hiện lòng yêu nước của mình. Như cụ Lê Hiền Đức, cụ muốn ra tuần hành ngay từ đầu, nhưng chính quyền địa phương đã yêu cầu cụ không ra khỏi nhà dù cụ rất quyết tâm đi. Họ đã đưa taxi tới bảo chở cụ đi, nhưng sau khi cụ lên taxi, họ chở đi lòng vòng tới 10 giờ mới thả cụ xuống. Ngay sau khi họ thả cụ về nhà, cụ tiếp tục bắt taxi ra gia nhập đoàn người.”

Bà Lê Hiền Đức, một trong những người tuy bị ngăn cản nhưng vẫn cố tìm cách tham gia đoàn biểu tình chống Trung Quốc hôm 22/7 ở Hà Nội, phát biểu:

“Hôm qua là lần thứ ba tôi đi biểu tình. Họ thuyết phục, ngăn chặn đủ mọi cách. Mấy chục công an bao vây nhà tôi, họ đến từ rất sớm, 5 giờ sáng họ đã có mặt rồi. Đến 8 giờ sáng, cả một đoàn người của chính quyền trong đó có Chủ tịch phường, Trưởng công an phường, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân kéo vào nhà tôi, thuyết phục tôi đừng đi. Tôi thể hiện lòng yêu nước là tôi vẫn có quyền. Không những thể hiện lòng yêu nước tôi xuống đường, mà tôi còn đi để quan sát thái độ hành xử của công an đối với dân, những người yêu nước.”

Trước đây trong tháng đã nổ ra hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 1 và 8 tháng 7. Tuy để cho biểu tình tái diễn năm nay, nhưng trong tất cả các lần này, Hà Nội đã nỗ lực ngăn chặn không cho một số blogger, các nhà hoạt động được nhiều người biết đến, và những người có nhiều ảnh hưởng trong các cuộc biểu tình trước tham gia.

Source: ABC, AFP, Reuters, Xinhua


Source: VOA
song  
#4 Đã gửi : 25/07/2012 lúc 09:47:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trung Quốc muốn áp đặt nhanh chóng tình trạng đã rồi về chủ quyền trên Biển Đông

Thành phố Tam Sa là tiền tuyến mới của Bắc Kinh trong « Trận chiến Nam Hải ». Báo chí Trung Quốc hôm nay 25/07/2012, đã đồng loạt đưa tin về việc chính quyền thành phố Tam Sa vừa thành lập để quản lý vùng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) chính thức ra mắt vào hôm qua. Theo báo giới Trung Quốc, việc Tam Sa được thành lập giúp Bắc Kinh giành thế chủ động trong điều họ gọi là « Trận chiến Nam Hải » nhắm khẳng định chủ quyền Trung Quốc trong khu vực.
UserPostedImage
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh. hoangsa.org
Theo nhiều nhà phân tích, các động thái của Trung Quốc trong việc dựng lên bộ máy chính quyền ở vùng Biển Đông đã được tiến hành một cách cấp tốc, tựa như Bắc Kinh muốn nhanh chóng bày ra một tình trạng đã rồi để buộc quốc tế và tất cả các nước tranh chấp chủ quyền với họ phải chấp nhận.

Đơn vị hành chánh Tam Sa - bao trùm ba quần đảo : Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa), và Trung Sa (bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough) - đã có từ lâu. Thế nhưng, vào hạ tuần tháng Sáu 2012, Trung Quốc đã quyết định nâng cấp đơn vị này lên hàng thành phố, trực thuộc tỉnh Hải Nam, với trụ sở đặt ngay trên đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) ở quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974.

Ý nghĩa của quyết định này được cho là rất quan trọng vì như thế hàng trăm hòn đảo, bãi đá, bãi san hô lớn nhỏ, cùng với hơn 80% diện tích của Biển Đông được thu về một mối, đặt dưới quyền điều hành của một « thành phố » duy nhất. Và ngay sau ngày quyết định nâng cấp được loan báo, Bắc Kinh đã dồn dập ban hành các biện pháp nhằm trang bị cho đơn vị này một chính quyền cụ thể và một đội quân thực thụ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Một cuộc bầu cử hội đồng thành phố đã mau chóng được tiến hành, chọn ra 45 người đại diện cho 1.100 cư dân rải rác trên toàn khu vực, và đặc biệt là quyết định của Quân ủy Trung ương, cấp lãnh đạo quân sự cao nhất tại Trung Quốc cho nguyên một đơn vị quân đội đồn trú trong vùng, mà căn cứ có rất nhiều khả năng được đặt trên quần đảo Hoàng Sa do vị trí địa dư gần lục địa nhất, và không phải là bãi ngầm.

Truyền thông Trung Quốc không tiết lộ quy mô của đơn vị đồn trú tại Tam Sa, tuy vậy, theo tuần báo Time tại Mỹ, một căn cứ tiền phương tại vùng Biển Đông có thể dễ dàng lên đến 10.000 quân. Đơn vị đồn trú tại Hồng Kông chẳng hạn có quân số là 6.000 người.

Theo báo Time, truyền thông Nhà nước Trung Quốc đã cho biết là đơn vị đồn trú tại vùng Biển Đông sẽ được trang bị giống như một sư đoàn chuẩn, tức là có cả lực lượng bộ binh, phương tiện cơ giới, pháo binh, xe bọc thép, cùng với lực lượng đổ bộ được phi cơ và trực thăng hỗ trợ.

Philippines, và nhất là Việt Nam, đã lên tiếng phản đối quyết định thành lập thành phố Tam Sa, xem đấy là hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của mình.

Riêng đối với Việt Nam, sự kiện Bắc Kinh chọn Hoàng Sa làm nơi đặt trụ sở cơ quan hành chánh và căn cứ của đơn vị quân sự đồn trú tại Biển Đông cho thấy rõ quyết tâm của Trung Quốc muốn hành xử quyền quản lý trên một vùng lãnh thổ đã bị họ chiếm bằng võ lực.

Điều đáng nói là Bắc Kinh đã nỗ lực tuyên truyền rộng rãi cho sự kiện này trong dân chúng. Tờ Minh Báo tại Hồng Kông hôm nay đã tiết lộ rằng giới lãnh đạo ngành tuyên truyền của Trung Quốc đã ra lệnh cho báo chí dựa theo Tân Hoa Xã để đưa tin rộng rãi về việc thành lập thành phố Tam Sa, với hàng loạt phóng sự của các nhà báo đến tận nơi để đưa tin.

Điều này sẽ lại càng in đậm trong tâm trí người dân Trung Quốc niềm tin là toàn bộ vùng Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, đẩy lùi khả năng Bắc Kinh nhượng bộ trên vấn đề tranh chấp biển đảo với nước khác, đặc biệt là với quần đảo Hoàng Sa.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.