logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/12/2024 lúc 10:43:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
[img]UserPostedImage

Từ sự đổ nát trở về sự nguyên vẹn, từ hòa bình biến thành chiến tranh, hay từ vực sâu pháp lý vươn tới đỉnh cao chính trị, đây là 10 câu chuyện tin tức nổi bật toàn thế giới trong năm 2024:
10. Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa lại
UserPostedImage
Nhà thờ Đức Bà Paris, công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của nước Pháp, lấy lại vẻ tráng lệ khi mở cửa trở lại trước sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo thế giới. Năm năm trước, vào tối ngày 15 tháng 4 năm 2019, người dân Paris bàng hoàng chạy đến hiện trường và khán giả truyền hình trên toàn thế giới kinh hãi nhìn theo đám cháy bừng bừng khắp tòa thánh đường cổ kính, chóp tháp bị đổ và mái nhà bị sập. Hàng ngàn chuyên gia - từ thợ mộc, thợ xây đá đến nghệ nhân làm cửa sổ kính màu - đã làm việc suốt ngày đêm trong năm năm, sử dụng các phương pháp lâu đời để trùng tu, sửa chữa hoặc thay thế mọi thứ đã bị phá hủy hoặc hư hỏng. "Tôi đứng đây trước quý vị để tỏ lòng biết ơn của toàn thể nước Pháp, lòng biết ơn của chúng tôi đối với tất cả những người đã cứu giúp, bang trợ và tái thiết nhà thờ," Tổng thống Emmanuel Macron phát biểu bên trong nhà thờ trong lễ mở cửa lại vào ngày 7 tháng 12, nói thêm rằng với quá trình trùng tu nhanh chóng, nước Pháp đã "đạt được điều không tưởng." Giáo hội Công giáo kì vọng nhà thờ sẽ đón 15 triệu du khách mỗi năm.
9. Thế vận hội Mùa hè Paris 2024
UserPostedImage
Thế vận hội Mùa hè năm 2024 quay trở lại Paris lần thứ ba và đúng 100 năm sau khi nó được tổ chức lần gần đây nhất tại đây. Trong hai tuần rưỡi, người dân thủ đô nước Pháp và người hâm mộ thể thao khắp thế giới theo dõi những cuộc tranh tài gay cấn không chỉ trong nhà thi đấu mà còn trên dòng sông Seine, bãi cỏ dưới chân tháp Eiffel, bờ biển ở Marseille, và thậm chí trên những con sóng cao ngất ở Tahiti, lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Nam Thái Bình Dương. Léon Marchand trở thành “chàng trai vàng” của nước Pháp vì giành được bốn huy chương vàng và một huy chương đồng ở môn bơi, khiến anh trở thành vận động viên đạt được nhiều huy chương nhất tại kì Olympics này. Simone Biles, vận động viên thể dục dụng cụ Mỹ nổi tiếng, quay trở lại với thành tích gây ấn tượng là ba huy chương vàng và một huy chương bạc sau khi rút lui đầy tiếc nuối khỏi Thế vận hội Tokyo năm 2021. Khoảng 5 tỉ người – 84% khán giả toàn cầu tiềm năng – đã theo dõi Thế vận hội Paris, Ủy ban Olympic Quốc tế cho biết.
8. Donald Trump bị kết án ở New York
UserPostedImage
Donald Trump trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị tuyên phạm trọng tội khi một bồi thẩm đoàn ở bang New York vào tháng 5 phán quyết ông có tội đối với tất cả 34 cáo buộc trong một âm mưu gây ảnh hưởng bất hợp pháp đến cuộc bầu cử năm 2016 thông qua khoản tiền bịt miệng trả cho một diễn viên phim khiêu dâm, người nói rằng hai người họ từng quan hệ tình dục. Trong suốt phiên tòa xét xử trước đó, ông Trump luôn khẳng định ông không làm gì sai và vụ án này lẽ ra không bao giờ nên được đưa ra xét xử. Khoản thanh toán 130.000 đôla đến từ cựu luật sư cá nhân của ông Trump là Michael Cohen để mua sự im lặng của Stormy Daniels trong những tuần cuối cùng của cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2016 mà các công tố viên cáo buộc là một nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử. Vụ án tiền bịt miệng là vụ duy nhất trong bốn cáo buộc hình sự nhắm vào ông Trump được đưa ra xét xử. Các vụ án cấp liên bang về nỗ lực của ông đảo ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 và cách ông xử lý các tài liệu mật sau khi rời nhiệm sở đã được bãi bỏ, theo chính sách của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nói rằng tổng thống không thể bị truy tố ở cấp liên bang. Một vụ án hình sự khác liên quan đến cuộc bầu cử năm 2020 tại tòa án cấp bang Georgia hiện đang lâm vào bế tắc. Ông tuyên bố không có tội trong tất cả các vụ án.
7. Biến loạn chính trị ở Hàn Quốc
UserPostedImage
Hàn Quốc đang trải qua biến loạn chính trị trầm trọng nhất trong gần bốn thập niên giữa bối cảnh tổng thống tạm quyền và tổng thống chính thức của nước này bị luận tội và đình chỉ mọi quyền hành. Tổng thống Yoon Suk Yeol gây sốc cho cả nước và thế giới với loan báo vào tối muộn ngày 3 tháng 12 rằng ông sẽ áp đặt thiết quân luật để vượt qua bế tắc chính trị và xóa bỏ "các thế lực chống nhà nước." Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài giờ, các nhà lập pháp đã bất chấp rào chắn của quân đội và cảnh sát mà vào nghị trường để biểu quyết chống lại sắc lệnh của ông Yoon. Dù nhanh chóng hủy bỏ sắc lệnh, ông Yoon bị quốc hội luận tội và đình chỉ quyền hành về cáo buộc nổi loạn. Kể từ đó ông đã từ chối chấp hành lệnh triệu tập của nhà chức trách và các công tố viên điều tra vụ việc trong khi chờ đợi một phiên xét xử của Tòa án Hiến pháp về việc có nên khôi phục quyền hành tổng thống của ông hay không. Thủ tướng Han Duck-soo, người được chỉ định làm tổng thống tạm quyền từ ngày 14 tháng 12, hôm thứ Sáu bị quốc hội luận tội vì từ chối bổ nhiệm ba vị chánh án cho đủ sĩ số Tòa án Hiến pháp.
6. Cuộc chiến ở Ukraine đứng trước bước ngoặt
UserPostedImage
Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine tiếp diễn trong năm 2024 với việc Nga đang chiếm thế thượng phong trên các mặt trận khắp miền đông và nam Ukraine và đang tiến quân với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu khi quân Nga tràn sang nước láng giềng vào năm 2022. Cuộc chiến của Moscow cũng được yểm trợ bởi khoảng 10.000 binh sĩ mà Triều Tiên gửi sang cùng với đạn pháo, tên lửa chống tăng cũng như lựu pháo cơ giới và bệ phóng tên lửa. Ukraine tiếp tục chống trả cuộc xâm lược và thậm chí mở một cuộc xâm nhập bất ngờ nhằm chiếm giữ lãnh thổ bên trong Nga ở vùng Kursk vào tháng 8 nhằm buộc Nga rút bớt lực lượng ở miền đông. Dù vậy Nga vẫn tiến quân. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đang ráo riết vận động các nước Liên minh Châu Âu tăng cường hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh Mỹ, nước cấp viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukaine hiện nay, có thể đóng hầu bao sau khi Donald Trump nhậm chức tổng thống vào tháng 1. Ông Trump đã nhiều lần đặt câu hỏi về sự can dự của Mỹ trong cuộc xung đột, nói rằng các đồng minh Châu Âu nên chịu thêm gánh nặng tài chính.
5. Trung Quốc quyết liệt khẳng định chủ quyền
UserPostedImage
Năm 2024 chứng kiến một nước Trung Quốc tiếp tục có những hành động quyết liệt nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình ở những khu vực có tranh chấp với các nước láng giềng. Tại Biển Đông, tàu hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên đụng độ với các tàu tiếp tế của Philippines làm nhiệm vụ hỗ trợ các binh sĩ và ngư dân ở Bãi cạn Second Thomas (Cỏ Mây) và Scarborough, xịt vòi rồng và tông va vào những tàu này gây thiệt hại về tài sản và khiến một thủy thủ Philippines bị mất một ngón tay vào tháng 6. Trong khi đó, các ngư dân Việt Nam đánh bắt tại vùng biển Quần đảo Hoàng Sa và Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc kiểm soát đã bị tấn công, cướp phá tài sản, và bắt giữ vào cuối tháng 9. Một diễn biến khác cũng khơi lên phản đối của Việt Nam là việc Trung Quốc dường như đang xây dựng một hệ thống radar chống tàng hình mới trên đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, được nói là sẽ mở rộng đáng kể khả năng giám sát của Trung Quốc trong khu vực.
Trung Quốc tiếp tục gia tăng áp lực lên đảo Đài Loan được cai trị dân chủ mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của mình. Trong năm năm qua, Trung Quốc đã điều chiến hạm và chiến đấu cơ gần như hàng ngày vào vùng biển và vùng trời xung quanh Đài Loan trong một nỗ lực tăng cường đe dọa quân sự nhắm vào hòn đảo này. Vào đầu tháng 12, Đài Loan đi vào tình trạng báo động trong bốn ngày để ứng phó với điều mà họ nói là đợt tụ hội lực lượng hải quân Trung Quốc lớn nhất trong ba thập niên quanh Đài Loan và ở Biển Hoa Đông và Hoa Nam (tức Biển Đông). Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức, người nhậm chức vào tháng 5 và bị Bắc Kinh coi là “kẻ ly khai,” nói sự cưỡng ép của trung Quốc không thể khuất phục người dân Đài Loan và chỉ có họ mới quyết định tương lai của chính mình.
4. Nga, Triều Tiên xoay chuyển bàn cờ chính trị
UserPostedImage
Lần đầu tiên trong 24 năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến công du Triều Tiên và kí một thỏa thuận với lãnh tụ Kim Jong Un bao gồm một tuyên bố hỗ trợ quốc phòng tương trợ. Sự kiện này mở ra một thế trận chiến lược mới cho Nga, nước đang bị phương Tây cô lập vì cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, và Triều Tiên, nước chịu nhiều chế tài nặng nề của Liên Hợp Quốc liên quan đến chương trình hạt nhân của mình. Ông Putin cáo buộc Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và nói Triều Tiên có quyền tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Về phần mình, ông Kim bày tỏ "sự ủng hộ vô điều kiện" đối với "mọi chính sách của Nga," bao gồm "sự ủng hộ trọn vẹn và liên minh vững chắc" cho cuộc chiến của ông Putin với Ukraine. Triều Tiên, vốn đã bị cáo buộc cung cấp cung cấp phi đạn đạn đạo và đạn pháo mà Nga sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine, vài tháng sau đó gửi thêm khoảng 10.000 binh sĩ đến để yếm trợ cuộc chiến của Moscow. Dù vậy, Mỹ và Ukraine cho biết binh sĩ Triều Tiên đang chịu thương vong hàng loạt trên các chiến tuyến.
3. Chế độ Assad sụp đổ ở Syria
UserPostedImage
Chế độ chuyên quyền 24 năm của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ nhanh chóng ở Syria vào đầu tháng 12 trong một sự kiện gây chấn động vùng Trung Đông và khiến thế giới sững sờ. Phiến quân Syria chiếm quyền kiểm soát thủ đô Damascus vào ngày 8 tháng 12, buộc ông Assad phải tháo chạy sau hơn 13 năm nội chiến và chấm dứt nền cai trị nhiều thập niên của gia đình ông. Cuộc càn quét của phiến quân cũng kết thúc một cuộc chiến đã giết chết hàng trăm ngàn người, gây ra một trong những cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất thời hiện đại và khiến các thành phố bị tàn phá thành đống đổ nát, vùng nông thôn bị bỏ hoang và nền kinh tế lụn bại vì chế tài khắp toàn cầu. Sự sụp đổ của chế độ Assad cũng hé lộ mức độ tàn bạo của sự trấn áp mà ông ta đem tới cho những người chống đối nền cai trị của mình. Một mồ chôn tập thể được phát hiện ở phía bắc Damascus gần đây chứa thi thể của ít nhất 100.000 người bị sát hại bởi chính quyền Assad, một tổ chức vận động nhân quyền cho người Syria cho biết. Bên cạnh đó, tương lai chính trị của Syria vẫn là một dấu chấm hỏi lớn và cũng khơi lên lo ngại. Nhà lãnh đạo nắm thực quyền hiện thời của Syria là Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh nhóm phiến quân Hayat Tahrir al-Sham mà trước đây từng là một chi nhánh của nhóm khủng bố al Qaeda.
2. Chiến tranh Israel-Hamas lan rộng ở Trung Đông
UserPostedImage
Cuộc chiến giữa Israel và nhóm chủ chiến người Palestine, Hamas, tiếp tục là một trong những cuộc xung đột vũ trang nóng nhất thế giới trong năm 2024. Israel tiếp tục ráo riết truy kích các phần tử Hamas bằng cách gia tăng áp lực quân sự ở Dải Gaza nhằm buộc họ phóng thích những con tin người Israel vẫn còn đang bị cầm giữ. Hàng loạt những thủ lĩnh cao cấp của Hamas đã bị Israel trừ khử trong lúc tiến hành chiến dịch này, bao gồm Ismail Haniyeh ở Iran và Yahya Sinwar ở Gaza. Hassan Nasrallah, thủ lĩnh nhóm chủ chiến Hezbollah liên minh với Hamas và Iran, cũng bị tiêu diệt trong một cuộc không kích khi Israel mở rộng giao tranh sang miền nam nước láng giềng Lebanon. Các cuộc oanh kích của Israel cũng vươn xa tới Iran vào tháng 10, và Yemen vào cuối tháng 12 để tấn công các mục tiêu của nhóm người Houthi có liên kết với Iran. Chiến tranh Israel-Hamas nổ ra sau cuộc tấn công của Hamas nhắm vào miền nam Israel ngày 7 tháng 10 năm 2023, khiến 1.200 người thiệt mạng và 251 người bị bắt làm con tin ở Dải Gaza, theo số liệu của Israel. Chiến dịch của Israel ở Gaza đã giết chết hơn 45.300 người Palestine kể từ đó, theo các quan chức y tế Hamas. Phần lớn trong số 2,3 triệu người dân phải tản cư và phần lớn Gaza đã bị tàn phá.
1. Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
UserPostedImage
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 trong một sự trở lại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bầu cử tổng thống hiện đại của Mỹ. Bất chấp vai trò bị cáo buộc trong cuộc bạo loạn tấn công Điện Capitol vào năm 2021 sau khi ông thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và đối diện hơn 90 cáo buộc hình sự từ cấp bang tới liên bang, vị tỉ phú trực ngôn, ứng cử viên Đảng Cộng hòa, giành được sự tín nhiệm của người dân Mỹ một lần nữa và đánh bại ứng cử viên Đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, giữa những lo ngại về nền kinh tế và tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Cuộc vận động tranh cử năm nay đi vào lịch sử với những cơn địa chấn chính trị làm rung chuyển và xóc lại cuộc đua, như việc Tổng thống Joe Biden buộc phải dừng tranh cử vào tháng 7 sau cuộc tranh luận thảm hại và nhường lại chỗ cho cấp phó của ông là bà Harris, và việc ông Trump thoát chết trong gang tấc trong một vụ ám sát hụt khiến ông bị thương ở vành tai tại một cuộc tập hợp vận động tranh cử ở Pennsylvania cũng vào tháng 7. Với một nhiệm kì thứ hai và cũng là cuối cùng, ông Trump được dự báo sẽ đưa chủ thuyết MAGA (Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại) của mình trở lại vào hàng loạt những chính sách đối nội lẫn đối ngoại với cường độ mạnh mẽ hơn nhiệm kì đầu tiên, định vị lại vị thế và hình ảnh của nước Mỹ trong một thế giới mà kể từ sau khi ông rời đi đã chứng kiến chiến tranh liên miên và cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt.

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.110 giây.