logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/02/2025 lúc 01:04:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,367

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Giữa lúc chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump ngày càng mạnh tay thực hiện chính sách trục xuất di dân không giấy tờ, thì trong làn sóng ủng hộ, tỏ rõ sự vui mừng ấy, có rất nhiều người Việt máu đỏ da vàng. Bất kể họ là ai, đến Mỹ thời điểm nào, hình như họ quên mất câu chuyện bắt đầu từ 50 năm trước, về những người Việt tị nạn đầu tiên đã đặt chân lên nước Mỹ, cũng mang trên mình căn cước “di dân bất hợp pháp.”  
 
50 năm trước
 
Thứ Hai, ngày 5/5/1975, hạm đội gồm hai hàng tàu VNCH từ từ cùng di chuyển về phía Vịnh Subic. Cho đến lúc đó, Lực Lượng Hải Quân Hoa Kỳ, Philippines, trụ sở chính tại Vinh Subic, và Washington vẫn chưa đưa ra chỉ thị rõ ràng trong việc đón những tàu VNCH và người tị nạn.
 
Bắt đầu xảy ra những vấn đề lo ngại về phân chia nhánh ngoại giao và pháp lý phức tạp liên quan đến các tàu và người tị nạn vào Vịnh Subic. Sài Gòn thất thủ, đồng nghĩa với thể chế VNCH và miền Nam Việt Nam không còn tồn tại. Kỹ Sư Trưởng Hugh Doyle của chiến hạm USS Kirk mô tả những con tàu của VNCH “như những con tàu vô tổ quốc.”
 
Bất chấp thực tế là căn cứ Hải Quân Vịnh Subic nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ theo thỏa thuận, nhưng những người có thẩm quyền ở Subic không biết chính phủ Philippines sẽ phản ứng thế nào về việc các tàu hải quân VNCH đi vào lãnh hải của họ – hoặc điều gì sẽ xảy ra với những người di tản. Trong các cuộc đàm phán với những nhà ngoại giao Hoa Kỳ thời điểm đó, Ferdinand Marcos, Tổng Thống Philippines, tỏ ra do dự trong việc chấp nhận dòng người tị nạn miền Nam Việt Nam đã đến trước “cổng nhà” của nước ông ngày càng đông kể từ tháng 4/1975.
 
Mật thư mà Hạm Trưởng Paul Jacobs của chiến hạm USS Kirk và Hạm Phó Dick McKenna nhận được trong đêm đến Vịnh Subic ám chỉ một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng đã xảy ra, một tình thế tiến thoái lưỡng nan đe dọa toàn bộ kế hoạch di tản, và quyền lợi của người tị nạn. Tổng Thống Ferdinand Marcos báo tin cho đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines, ông William Sullivan rằng kể từ khi chính thể VNCH không còn tồn tại, những tàu và người tị nạn của họ sẽ không được phép vào Vịnh Subic hoặc bất kỳ cảng nào khác ở Phillipines.
 
Ngay cả trước khi tiểu hạm đội VNCH xuất phát từ Đảo Côn Sơn, Tổng thống Philippines đã nói với đại sứ Sullivan rằng ông sẽ không nhận hơn 2,500 người tị nạn Việt Nam vào quốc gia của mình.
 
Rất may mắn, chiến thuật trì hoãn 24 giờ đã cho ông đại sứ Sullivan thêm thời gian để áp dụng kỹ năng ngoại giao của ông. Ông nhìn thấy một giải pháp khả thi – đó là điều khoản của Chương trình Hỗ trợ Quân sự (Military Assistance Programe - MAP) đề cập trước hết là cung cấp tàu cho hải quân Việt Nam. Nếu quốc gia tiếp nhận (miền Nam Việt Nam) không còn sử dụng – trong trường hợp này là những tàu của Hoa Kỳ – có thể trao trả lại cho chủ sở hữu là Hoa Kỳ.
 
Tàu Hải Quân VNCH sẽ trao trả cho Hoa Kỳ, và quốc kỳ VNCH sẽ được thay bằng quốc kỳ của Mỹ. Những con tàu tháo bỏ vũ khí, tiến vào Vịnh Subic với nhân danh là tàu Hải Quân Hoa Kỳ. Những người tị nạn có thể ở lại Philippines chỉ vài ngày cho đến khi Hoa Kỳ sắp xếp để chuyển họ đến nơi nào khác.
 
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến buổi lễ hạ quốc kỳ VNCH không bao giờ quên trong ký ức những người vượt biển trên các hạm đội năm đó. Chỉ như thế, đoàn người tị nạn miền Nam Việt Nam mới có thể vào Vịnh Subic an toàn. Dù cho đến lúc đó, họ vẫn là những người vô tổ quốc, những di dân bất hợp pháp.
 
Chúng ta là di dân!
 
“Hồi xưa, tàu của tui cập bến đảo của Indonesia, tui cũng là di dân lậu. Hàng chục ngàn người Việt được Hải quân Hoa Kỳ đưa vào Mỹ, trước khi được bảo trợ để định cư bên ngoài, họ cũng là những di dân lậu, bất hợp pháp .... Dù có được đưa vào bởi Hải quân Hoa Kỳ thi vẫn không thay đổi được sự thật di trú ‘bất hợp pháp’ ấy ... nhắc lại vẫn còn thấy đắng ở cổ.”
 
Một người vượt biển vào cuối những năm 80s đã nói như thế, khi nhận định về làn sóng cổ võ, ca tụng các cuộc bố ráp bắt di dân không giấy tờ trong thời của Tổng thống Trump.
 
Nhưng ngược lại, trên một trang truyền thông Việt ngữ, có ý kiến như sau:
 
“Phải vậy thôi. Nước Mỹ không phải thùng rác. Đã nhập cư lậu không giấy tờ. Chẳng khác gì bạn đang có người vô danh có thể gây nguy hiểm cho bạn và người thân, hơn nữa là an ninh quốc gia. Không đánh đồng hết người nhập cư lậu là xấu. Nhưng nếu họ ra đi có trật tự. Thì standing the line anywhere not impossible do it.” Đây chỉ là một trong rất nhiều ý kiến tương tự.
 
Có lẽ vị độc giả này không biết, hoặc đã quên, hoặc né tránh không muốn “đánh đồng” một trong những cuộc di tản hỗn loạn nhất trong lịch sử thế giới sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với những “di dân trèo tường” ngày nay. Có lẽ, trong tâm thức của những người ủng hộ chính sách bạch hóa nước Mỹ của Trump, trèo tường biên giới, vượt sông Rio Grande trên những chiếc thuyền phao mỏng manh, thì đó là những di dân sẽ gây nguy hiểm cho người thân của họ và an ninh quốc gia?
 


Có công bằng không khi chúng ta so sánh những cuộc chạy trốn của người Mexico, các quốc gia Trung Mỹ, India, Venezuela, và nhiều quốc gia khác trên thế giới, với cuộc di tản của dân tộc mình? Thời điểm có thể khác nhau, nhưng bản chất cuộc ra đi là một. Chúng ta cùng ra đi để mưu cầu sự sống.
 
Giá trị của nước Mỹ từ thưở khai thiên lập quốc chính từ giá trị gốc rễ của di dân. Trong một bức thư Tổng Thống George Washington viết năm 1783 gửi cho học giả, nhà văn và giáo sĩ François Van der Kemp: “Nước Mỹ dang rộng vòng tay để tiếp nhận không chỉ những người khách lạ sang trọng và đáng kính mà còn cả những người bị áp bức, ức hiếp từ tất cả các quốc gia và tôn giáo khác; những người mà chúng ta sẽ chào đón họ, cho họ được hưởng tất cả các quyền và đặc ân của chúng ta.”



 
Nước Mỹ tự hào là quốc gia hùng mạnh trên thế giới mấy trăm năm qua chính vì American Dream – Giấc Mơ Mỹ – điểm đến an toàn cho những người trốn chạy tìm tự do hoặc bị đe dọa mạng sống. Người Việt tị nạn sau chiến tranh, và nhiều dân tộc Đông Nam Á khác nằm trong số đó.
 
Nếu 50 năm trước không có chương trình MAP, một chương trình có chức năng tương tự như USAID nhưng đặc trách về lĩnh vực quân sự thì hơn 2,000 thuyền nhân đó sẽ bị trả về cho chế độ vừa mới tiếp quản Miền Nam.
 
Nếu 50 năm trước, nếu Tổng Thống Jimmy Carter không đánh đổi sự nghiệp chính trị và làn sóng phản đối để ký ký ban hành Đạo Luật Tị Nạn (Refugee Act of 1980) ngày 17/5/1980, cho phép gia tăng gần gấp ba lần số thuyền nhân vào Mỹ, từ 17,500/năm lên 50,000/năm, thì số phận hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt sẽ ra sao? Thời ấy, dù có đến 57% người phản đối việc chính phủ nới lỏng chính sách nhập cư cho những người tị nạn từ Đông Nam Á, nhưng đó là người Mỹ trắng.
 
Tổng Thống Carter đã nói với cử tri trong một buổi vận động tại vùng nông thôn tiểu bang Iowa vào ngày 23/8/1979: “Tôi muốn nhắc nhở quý đồng bào rằng Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ là một xứ sở di dân. Chúng ta là một đất nước di dân. Vì vậy, tôi hy vọng tất cả người Mỹ sẽ nhận ra rằng chính gia đình của quý vị đã đến đất nước này nhiều năm trước để mưu cầu cuộc sống, đây cũng chính xác là điều mà những người tị nạn Việt Nam đang tìm kiếm hiện nay.”
 
Những người Việt tị nạn ấy khi đặt chân vào Mỹ, không nghiễm nhiên họ trở thành “người Mỹ.” Nước Mỹ cũng không tự nhiên đón hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt vượt biển sống lây lất tại các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á vào thời điểm cuối thập niên 1970. Tất cả là những luật lệ, dự luật, rồi đạo luật, theo từng thời điểm.
 
Sau mấy mươi năm, rất nhiều những người tị nạn ấy, và cả những người nhập cư sau này, đang ủng hộ chính sách bài trừ di dân của tổng thống đương nhiệm, quên mất rằng, dân tộc của họ, những người đi trước, cũng từng khoác lên mình chiếc áo “Unauthorized immigrants” – nhập cư trái phép, trong một thời gian chờ Quốc Hội Mỹ thông qua các đạo luật cụ thể.
 
Lời hứa thiết lập lại hoàn toàn vấn đề nhập cư của nước Mỹ là chiếc vé đắt giá mà Donald Trump đã lấy được từ cử tri để quay trở lại Tòa Bạch Ốc. Trump và chính quyền của ông ấy đang chạy hết tốc lực, dù là đạp lên Hiến Pháp để “bạch hóa” nước Mỹ. Chính sách trục xuất của Trump bao gồm cả “Unauthorized immigrants” – những người nhập cư trái phép đang nhận quy chế bảo vệ tạm thời hợp lệ như Temporary Protected Status (TPS), ân xá nhân đạo hoặc trì hoãn (bao gồm cả DACA) vốn thường không bị trục xuất. Những tình trạng này được cấp trên cơ sở tạm thời hoặc tùy ý, nên chúng có khả năng bị thu hồi, do đó khiến cá nhân có thể bị trục xuất. Đặc biệt, dưới chính quyền của Donald Trump.
 
Niềm tin của Tổng Thống Washington về một quốc gia đa dạng nhưng gắn kết, nơi những người nhập cư có thể tự do phát triển và đóng góp vào lợi ích chung cho nước Mỹ đã chứng minh bằng con số cụ thể ở trăm năm sau. Tờ Bloomberg ghi nhận những người nhập cư chưa có giấy tờ (undocumeted immirgrants) đã đóng cho sở thuế vụ Hoa Kỳ gần $100 tỷ. Cụ thể hơn trên web của Viện Chính Sách Thuế Và Kinh Tế ghi nhận những người nhập cư không có giấy tờ đã nộp $96,7 tỷ đô la tiền thuế liên bang, tiểu bang và địa phương vào năm 2022. Phần lớn số tiền đó, $59,4 tỷ, trả cho chính quyền liên bang trong khi số tiền còn lại là $37,3 tỷ trả cho chính quyền tiểu bang và địa phương.
 
Hãy khoan vội thắc mắc vì sao người nhập cư không giấy tờ mà có thể đóng thuế. Tất cả đều là những kiến thức không khó tìm. Thay vào đó, chúng ta hãy cùng nhìn lại, chúng ta là ai?
 
Hàng triệu người Việt 50 năm trước đã cầu khấn mười phương tám hướng, chấp nhận chín phần chết một phần sống để ra đi. Đó là thời gian hoảng loạn của một dân tộc, và cả thế giới. Một nữ thuyền nhân năm xưa kể lại câu chuyện cả đời bà không thể quên, đó là khi bà chăm sóc cho cô gái duy nhất sống sót trên con thuyền trôi dạt vào đảo. Cô gái đó tỉnh dậy trong đôi mắt vô hồn, đôi mắt của một người điên, đôi mắt của người đã mất tất cả.
 
Chúng ta là dân tộc đã ra đi tìm giá trị dân chủ, sự công bằng, những điều không thể tìm được trên quê hương mình. Chúng ta chính là di dân!
 
Kalynh Ngô
  

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.