Năm trăm năm trước công nguyên, khi phật Thích Ca còn tại thế, ngài du hóa, du hành không mệt mỏi khắp nơi nơi để giảng pháp, giảng pháp là ngài dậy về phật pháp cho được nhiều người bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, ngài giảng pháp và cũng là làm việc giáo dục đối với mọi chúng sanh khi ngài còn tại thế.
Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà.
Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai.
Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.
Bà cảm nhận như hơi ấm và niềm an ủi của Sa Môn Cồ Đàm tỏa ra vây bọc mẹ con bà, bà lấy lại bình tĩnh xin phật cứu con bà sống lại. Bà kể lể con bà mất vì bệnh hiểm nghèo và nó mất quá sớm.
Sa Môn Cồ Đàm đứng lặng nghe người mẹ kể lể. Rồi ngài trầm tư giây lát và phán rằng:
Này người, con hãy đi trong khắp thành phố này, vào đủ mọi nhà, xem nhà nào mà không có người nào đã chết, nhà ai họ cũng trồng rau cải, cứ nhà nào không có người bị chết, thì con xin họ một hạt cải đó về đây, xem ta có cứu sống được đứa con bé bỏng của con không!
Bà mẹ mừng rỡ ôm thi hài con ra đi xin hạt cải, hy vọng nhiều với pháp thần thông của phật, và nhất là với những hạt cải bà xin được, con bà sẽ sống lại.
Nhưng rồi hai mẹ con ôm nhau đi hoài, đi mãi, thì nhà nào cũng sẵn có những hạt rau cải, nhưng nhà nào cũng có người mất, người chết đi rồi, người mất cha, người mất mẹ, mất con, có người mất vợ, mất chồng, thậm chí cả anh, em chẳng nhà nào còn sống nguyên vẹn cả nhà, nên họ không cho bà được một hạt cải để làm phép thấy bà mẹ kể lể, khóc lóc, xúc động bồi hồi… có nhiều nhà mang hạt cải cho đại bà, nhưng rồi họ thú thiệt là họ cũng có chị và cô hay dì đã chết bà lại không dám cầm, sợ mất phép thiêng.
Sau cùng, đi rạc cẳng, hai mẹ con quay về gặp đức phật, thưa hết sự thiệt, là con không xin được một hạt cải nào… vì nhà nào cũng có người đã mất… vì cái chết đến với tất cả mọi người và mọi nhà.
Mặt trời lặn dần. Bà mẹ ôm thi hài con đứng bên ven đường và ôn lại những câu chuyện trong ngày, bà cũng khua tay vào cái túi rỗng không vì không xin được một hạt cải nào.
Tự nhiên bà nhận ra rằng không ai thoát được cái khổ đau vì mất người thân yêu, cái khổ đau này trước đây một ngày bà cứ đinh ninh là có một mình mình phải chịu… ờ đúng vậy, ta có tìm ra được một nhà nào mà chưa có người thân qua đời đâu? Cái chết đến với mọi người trong mọi nhà… vậy ta không phải là ngoại lệ và con ta cũng không phải là người duy nhất phải mất đi!
Bà mẹ ôm con trở về quỳ gối bên đức phật và trình thưa:
Bạch Đức Thế Tôn, con đã hiểu những gì ngài dậy con, cõi vô thường thì cái chết là tự nhiên, nhờ đó con đã thấy chân như, thường hằng.
Đức phật gật đầu, nhìn người mẹ mất con với ánh mắt từ bi, ngài chấp nhận lời thỉnh cầu là đưa thần thức đứa bé vào cõi an nhiên của tự tánh.
Ngày còn trẻ tôi đã đọc câu chuyện này, tôi hỏi sao phật không dùng phép thần thông mà cứu sống đứa bé? Nhưng ngày nay, tôi đã hiểu là đức phật muốn giáo dục một điều chân như, thường hằng.
Là có sống là có sự chết. Tôi rất xúc động khi nghe trong kinh sách biết rõ là câu chuyện có thiệt.
Thiệt như mọi lý lẽ vô thường. Vậy chết chỉ là một sự chuyển tiếp… và sống sót không hẳn là đã may mắn và sự chết đi chưa phải là rủi ro. Biết đâu? Trong quá trình chuyển tiếp đó sẽ có nhiều điều mới lạ và kỳ diệu… nhưng không đi mông lung quá xa điều đó. Ở đây phần chánh yếu là chúng sanh được biết rõ, dù là bậc toàn năng, đức phật không can thiệp vào nghiệp lực của bất cứ ai, ngài muốn làm công việc giáo dục cho mọi chúng sanh, để mọi người hiểu, tự hiểu rõ “Thập Nhị Nhân Duyên“ mà tự sống và tự tu tập trong cuộc đời, tự thắp đuốc lên mà đi và ai cũng phải tự làm, không ai làm dùm làm thế cho ai được.
Đạo đây không phải là nơi cho người bi quan yếm thế tìm chỗ nương tựa dung thân. Đây là nơi của Bi Trí Dũng… con phật là người tinh tấn, hướng vế đại trí (ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát) người phật tử luôn tinh tấn, tự tìm ra đường đi tới, tự chiến thắng Tham Sân Si trong chính mình trưóc cái vọng động của xã hội xung quanh.
Điều cốt yếu, chư phật đưa ra vẫn là sự cần thiết của giáo dục. Giáo dục mang tới đại trí, từ đại trí mới mang tới mở mang và chiến thắng.
Ngày nay, thấm buồn và e ngại khi một màn trình diễn đang dàn dựng như muốn chấm dứt hay đảo lộn giáo dục ở một quốc gia đại cường, theo tác giả Kalynh Ngô, nước Mỹ hùng mạnh có vẻ như muốn chấm dứt sứ mệnh vai trò quan trọng của giáo dục… tổng thống muốn xóa bỏ bộ giáo dục ư? Có là sự thiệt không? Chờ đợi và cầu mong đó không phải là khả thi!
Ngày xưa xa xưa, Tần Thủy Hoàng đốt sách vở và chôn sống các nho sĩ. Sau 1975, ở Việt Nam, cũng có màn thiêu sống bao nhiêu sách vở giá trị mà bọn cộng sản gọi là văn hóa đồi trụy… nỗi buồn đó, người Việt Nam chẳng bao giờ nguôi.
Chúa ơi, phật ơi, xin các ngài hãy đoái thương nhân loại, đoái thương những đứa trẻ con ngoan ngoãn ngây thơ đang cần sự giáo dục!
Que le Dieu de paix soit avec nous.
Paris tháng 3/2025
Chúc Thanh