logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/05/2025 lúc 10:11:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,504

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mùa xuân vốn dĩ là mùa của đoàn tụ, nghỉ ngơi, giải trí - là khoảng thời gian an vui và hạnh phúc đối với người Việt Nam. Thế nhưng, liệu người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Nam Việt Nam đã từng có một mùa xuân đúng nghĩa như lời ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên của nhạc sĩ Văn Cao?
 
Nhạc sĩ Văn Cao hoàn thành ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên theo đơn đặt hàng của báo Sài Gòn Giải Phóng. Ca khúc được đăng lần đầu trên số báo Xuân của tờ Sài Gòn Giải Phóng dịp Tết Bính Thìn, năm 1976. Thực tế, ý tưởng cho nhạc phẩm này vốn dĩ đã được ông ấp ủ từ năm 1973 – thời điểm sau khi các bên gồm Hoa Kỳ, Bắc Việt, Việt Cộng và Việt Nam Cộng hòa đã ký kết Hiệp định Paris vào ngày 27 Tháng Một năm 1973. Hiệp định này kêu gọi việc ngừng bắn giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, đánh dấu bằng việc quân đội Hoa Kỳ rút về nước.
 
Dường như "mùa xuân đầu tiên" ấy chỉ thực sự hiện diện ở miền Bắc khi họ đã thỏa mãn được ý muốn chiếm miền Nam hay thậm chí chỉ có trong mơ ước của nhạc sĩ Văn Cao, khi ông viết ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên. Qua đó, bức tranh yên bình trong mơ của nhạc sĩ Văn Cao được ông “vẽ” bằng những hình ảnh "khói bay trên sông, gà đang gáy trưa, người mẹ nhìn đàn con nay đã về" và cảm động nhất là “từ đây người biết yêu người”. Trong khi đó, miền Nam cùng thời lại chìm trong bầu không khí ảm đạm, vì nhiều gia đình phải ly tán, xã hội nghèo đói và hỗn loạn …
 
Sau năm 1975, cuộc sống của nhiều gia đình ở miền Nam Việt Nam hoàn toàn đảo lộn. Các sĩ quan của chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị đưa đi cải tạo, nền kinh tế về đối nội bị “ngăn sông cấm chợ”, còn đối ngoại lại bị Hoa Kỳ cấm vận nghiêm ngặt. Thanh niên trai tráng lúc đó bị bắt đi lính để tham gia chiến trường Cambodia với danh nghĩa là “làm nghĩa vụ quốc tế”, dẫn đến hậu quả là nhiều gia đình có con bị chết mất xác, nếu may mắn trở về cũng bị tàn phế thân thể hoặc tâm thần có vấn đề. Những thanh niên còn ở lại nhà thì bị bắt đi làm thủy lợi (đào lòng hồ, đào kênh) với danh nghĩa là “nghĩa vụ lao động” như chính sách trong thời miền Bắc chưa chiếm được miền Nam.
 
Các gia đình có liên quan đến “Mỹ, ngụy” đều bị ép đi kinh tế mới ở nơi thâm sơn cùng cốc, con cái họ muốn học đại học cũng bị từ chối. Quyền tự do con người ở miền Nam hoàn toàn bị tước đoạt. Ví dụ quyền bầu cử chỉ là hình thức. Người lớn lúc ấy thường truyền tai nhau rằng việc họ buộc phải đi bầu cử chỉ là hình thức, bởi các chức vụ lãnh đạo đã được các ông bà cán bộ chỉ định sẵn.
 
Đứng trước tình cảnh ngặt nghèo sau khi Sài Gòn sụp đổ, nhiều người miền Nam dường như chưa từng có mùa xuân, buộc phải lựa chọn con đường “chôn dầu vượt biển” để tìm kiếm tự do. Nỗi đau ly hương và khát vọng tìm tự do đã được nhạc sĩ Châu Đình An bày tỏ trong ca khúc Đêm Chôn Dầu Vượt Biển được sáng tác hồi Tháng Năm 1980 tại trại tị nạn Hồng Kông. Những hình ảnh bi thương trong bài hát khiến lòng người không khỏi se thắt:
 
“Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn,
Đêm nay đêm tối trời anh bỏ quê hương
Ra đi trên chiếc thuyền hy vọng vượt trùng dương…
Anh phải bỏ đi thắp lên ngọn lửa hy vọng
Anh phải bỏ đi để em còn sống
Anh phải rời xa mẹ Việt Nam đau đớn…
Hiên ngang trên sóng gào tự do đón chào
Xin chào tự do với nỗi niềm cay đắng…”
 
Từ đó đến nay, dòng người Việt Nam nói chung và người miền Nam nói riêng vẫn không ngừng ra đi tìm tự do và cuộc sống tốt đẹp hơn tại các quốc gia dân chủ, phát triển. Những quốc gia đó là Nhựt Bổn, Đài Loan, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Malta, Singapore v.v… Cá biệt, có không ít người khi bị quy kết là “phản động” phải “vượt biên” bằng đường bộ đến Cambodia để tìm cơ hội sống sót.
 
Nếu thế hệ thuyền nhân (thập niên 80 – 90) phải liều mình vượt biên trên những chiếc thuyền nhỏ bé đầy nguy hiểm, thì ngày nay, người Việt tiếp tục rời bỏ quê hương bằng nhiều cách, từ hợp pháp đến bất hợp pháp. Hợp pháp là đi theo diện đoàn tụ gia đình, du học, đầu tư (mua thẻ xanh), kết hôn với người có quốc tịch ngoại quốc, xuất khẩu lao động, hay giám hộ học sinh du học chưa đủ tuổi trưởng thành. Còn bất hợp pháp là xin visa du lịch nhưng sau đó trốn ở lại; đi ra ngoại quốc bằng hợp đồng lao động chính thức nhưng sau đó trốn ở lại làm việc bất hợp pháp; ẩn mình trong những xe tải để vượt biên giới từ Pháp sang Anh hoặc từ Trung – Nam Mỹ đến Mỹ…
 
Điều khôi hài là số người tìm đủ mọi cách ở lại ngoại quốc hợp pháp hay bất hợp pháp đều có dân miền Bắc, “cái nôi” của cộng sản Bắc Việt.
 
Mặc dù chưa có số liệu chính thức cho biết có bao nhiêu người Việt Nam đang sinh sống ở hải ngoại, nhưng rõ ràng, số lượng người Việt đang định cư tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, ngày càng tăng. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại ngày càng phình to, không khỏi làm người trong nước trăn trở phận mình.
 


Theo thống kê về người Việt sinh sống tại 49 quốc gia, tính đến năm 2023, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đứng đầu trong danh sách người Việt ở hải ngoại, với khoảng 2,346,000 người. Một con số khôi hài khác là tại Cambodia hiện có từ 400,000 đến 1,000,000 người gốc Việt, đưa quốc gia này lên vị trí thứ hai về số người Việt định cư. Đứng thứ ba là cộng đồng người Việt tại Nhựt Bổn, với khoảng 520,154 người (năm 2023). Tại Pháp, cộng đồng người Việt được xếp ở vị trí thứ tư, với khoảng 400,000 người (năm 2022). Trong khi đó, Úc giữ vị trí thứ năm với 334,781 người (năm 2021). Các quốc gia tiếp theo trong danh sách gồm: Canada với 275,530 người (năm 2021), Đài Loan với khoảng 246,973 đến 470,000 người (năm 2023), Nam Hàn với 209,373 người (năm 2022), và Đức với khoảng 215,000 người (năm 2023).
 
Đến khi nào không còn những dòng người bỏ quê hương ra đi thì may ra đất nước Việt Nam mới có “mùa xuân đầu tiên” đúng nghĩa. Những người bỏ nước ra đi không chỉ để tìm “mùa xuân” cho bản thân mà còn mang “mùa xuân” về cho gia đình, “mang tiền về cho mẹ”, để thỏa lòng mong ước cho “bầy trẻ thơ  ngây chờ mong anh trai sẽ đem về cho tà áo mới. Ba ngày xuân đi khoe xóm giềng” (trích lời ca khúc Xuân Này Con Không Về).


Sự kỳ vọng của gia đình, cha mẹ và các em dành cho người ra đi đôi khi mãi mãi không trở thành hiện thực, bởi không ít người đã phải bỏ mạng nơi xứ người. Nếu như trước đây, những người vượt biên từng mất xác trên biển, thì ngày nay, những người đi tìm "mùa xuân" ở đất khách có thể mất mạng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Mới đây, trang báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin bốn công dân Việt Nam - hai nam và hai nữ - đã thiệt mạng tại Đài Loan, nghi do ngộ độc khí carbon monoxide (CO).


Danh tính các nạn nhân được xác định là anh Nguyen (22 tuổi), anh Tran (27 tuổi), chị Nguyen (23 tuổi) và chị Phan (20 tuổi). Trong đó anh Nguyen và anh Tran bị nghi là người lao động nhập cư bỏ trốn; chị Nguyen có giấy phép lao động hợp pháp tại Đài Loan; còn chị Phan là du học sinh chương trình trao đổi - đang theo học tại một trường đại học ở miền Nam Đài Loan.


Như vậy, có thể thấy rằng nhiều người dân Việt Nam thà chấp nhận rời bỏ quê hương, dù biết có thể mất mạng, còn hơn là tiếp tục sống trong một đất nước chưa từng có “mùa xuân” thực sự. Thử hỏi một đất nước làm sao có “mùa xuân” trong khi đến nay vẫn chưa có bất kỳ chính sách miễn phí nào dành cho giáo dục, y tế?


Hậu quả là trẻ em nhiều nơi phải bỏ học vì không đủ tiền đi học, bệnh nhân nhiều người bị chết oan, buộc phải bỏ điều trị vì không đủ tiền tạm ứng viện phí. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ từ nhà nước nếu có thì hầu như không đáng kể. Chẳng hạn, chính sách khuyến khích phụ nữ sinh hai con chỉ hỗ trợ tối đa ba triệu đồng mỗi người - một khoản tiền chẳng đáng là bao, thậm chí không rõ là được cấp theo tháng, theo năm hay chỉ một lần duy nhất. Trong khi đó, chi phí để nuôi dạy một đứa trẻ hiện nay đang là gánh nặng cho phụ huynh, khiến nhiều người trẻ không dám kết hôn và không dám đẻ con, dẫn đến tỷ lệ sinh con ở thành thị ngày càng thấp.  


Trong khi đó nhà nước chỉ tìm cách thu từ người dân đủ loại phí. Mới nhất trong hai năm nay là loại phí 600,000 đồng/năm đối với từng gia đình, trong đó bao gồm: “Quỹ vận chuyển chất thải rắn” (trong khi mỗi gia đình ở thành thị đều phải đóng tiền đổ rác theo tháng), “Quỹ xã hội” (không hiểu loại quỹ này chi cho việc gì), “Quỹ phường bình yên” (có bị cướp mất điện thoại hay bị giật giỏ xách gần nhà thì cũng đừng mơ công an tìm cho), “Quỹ phòng chống thiên tai” (loại quỹ này huy động mỗi năm từ trường học đến công sở, nhà máy), “Quỹ quà tặng thanh niên nhập ngũ” (tại sao phải tặng quà cho thanh niên phải làm nghĩa vụ quân sự), “Quỹ biển đảo quê hương” (tàu lạ tấn công bắt cóc ngư dân và quân nước lạ đổ bộ lên một đảo thuộc Trường Sa vẫn xảy ra mới đây)!!!


Thay vì những khoản chi cho mục đích này phải được trích từ ngân sách nhà nước - tức là từ chính nguồn thuế thu từ dân thì... chính quyền cộng sản buộc mỗi gia đình phải đóng góp tiếp! Điều khốn nạn là dù bất bình, không gia đình nào được từ chối đóng góp, vì từ chối sẽ bị công an tới điều tra, quấy nhiễu!


Vì thế, những người ra đi, nếu may mắn, có thể đã tìm thấy nhiều mùa xuân nơi đất khách quê người. Ngược lại, có lẽ họ phải mang theo hy vọng ấy sang một thế giới khác. Còn đối với những người vẫn còn kẹt tại Việt Nam - những người có cái nhìn đúng đắn về lịch sử và thể chế hiện nay- thì họ hiểu rằng, miền Nam Việt Nam chưa từng có một mùa xuân đầu tiên nào cả. Khi mà từng giờ từng phút họ sống trong lo âu, sợ bị chính quyền “mời lên phường” chỉ vì dám phản ảnh tình trạng trì trệ hay bất cập trong cách quản lý của nhà nước trên mạng xã hội.
 
Thật nực cười (hay cười ra nước mắt) khi người dân phải chạy đôn chạy đáo lo toan cho cái ăn, cái mặc, và còn phải nạp đủ thứ loại phí do nhà nước đặt ra, thì tiền hối lộ cho đám cán bộ ngày càng tăng, tính từ triệu Mỹ kim trở lên!!!
 
Tidoo Nguyễn
 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.