logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 06/09/2013 lúc 09:11:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Thác Bản Giốc. Nguồn Google
Ngày 3-9-2013 vừa qua, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng bài “Sự thật về Thác Bản Giốc và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử”[1], thực ra là một bài phỏng vấn ông Tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, người trực tiếp tham gia đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam – Trung Quốc nói chung, khu vực Thác Bản Giốc nói riêng) do phóng viên Hồng Thủy thực hiện. Vì bài phỏng vấn nhằm vào cá nhân tôi và bài viết của tôi nhan đề “Sự thật về Thác Bản Giốc”[2], tôi thấy cần phải làm rõ một số điểm được nêu trong bài phỏng vấn, nhằm tránh sự hiểu lầm cho người đọc.

1) Bài phỏng vấn được mở đầu như sau: “Thời gian gần đây một số hãng truyền thông phương Tây và các trang mạng xã hội đăng tải bài viết “Sự thật về Thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh, trong đó có những nhận định và quy chụp hết sức chủ quan khi cho rằng Việt Nam đã bán đất cho Trung Quốc khiến dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nhiều người vẫn cảm thấy mơ hồ khi nhắc tới địa danh này.”

Ngay từ lời giới thiệu này, Tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam đã tỏ ra không sòng phẳng và thể hiện sự “quy chụp”.

Trước hết, nói “thời gian gần đây” là không đúng sự thật. Bài viết của tôi hoàn thành xong đã gửi đăng trên một số trang mạng vào thượng tuần tháng 2 năm 2012 (trên trang Bauxite Vietnam là vào hai ngày 10 và 11-2-2012). Ngoài ra còn có nhiều trang mạng khác đã đăng lại, nhưng chậm nhất cũng chỉ trong tháng 3 năm 2012, như vậy là đã một năm rưỡi.

Khi rút ngắn thời gian một năm rưỡi bằng cụm từ “thời gian gần đây”, cả tòa soạn báo lẫn phóng viên Hồng Thủy đã cùng với ông Trần Công Trục tìm cách gán ghép bài viết của tôi với một sự kiện nóng hổi mới xảy ra gần đây. Đó là việc ông Sam Rainsy – lãnh đạo đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia, đang tố cáo phía Việt Nam lấy đất của Kampuchea. Đây là một dụng ý không tử tế nhằm đánh lạc hướng dư luận. Bởi vì bất cứ ai đọc kỹ các bài viết của tôi đều thấy rõ giữa quan niệm của tôi và quan niệm của ông Sam Rainsy, không có gì giống nhau. Điểm căn bản là ở chỗ: ông Sam Rainsy là một nhà chính trị, đứng đầu một đảng chính trị ở nước láng giềng, muốn lấy lòng cử tri nên kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi, còn tôi tuy luôn luôn bàn đến chính trị, nhưng lại không liên quan đến một đảng chính trị nào, vì thế không có động cơ phe phái. Hơn thế nữa, tôi cũng không liên quan gì đến cái mà ông Tiến sĩ Trần Công Trục gọi là “quan niệm về chủ quyền lịch sử”, nghĩa là “ngày xưa cha ông ta ở đâu thì đất đó là của Việt Nam”. Hãy đọc kỹ các bài viết của tôi về vấn đề biên giới Việt-Trung. Bất cứ bài nào cũng chỉ nhằm để bảo vệ “đường biên giới lịch sử” đã tồn tại từ khi có các công ước Pháp-Thanh vào cuối thế kỷ 19. Mà đường biên giới lịch sử này thì chính các tiền bối của ông Tiến sĩ Trần Công Trục trong Đảng cộng sản Việt Nam cũng như trong ngành ngoại giao cũng đã từng coi là căn cứ quan trọng nhất trong các cuộc đàm phán với phía Trung Quốc.

Tôi xin phép trích dẫn một đoạn văn trong cuốn “bị vong lục” (memorandum) do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào năm 1979 để làm rõ vấn đề:

“Lập trường của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được nêu rõ trong Công hàm ngày 2 tháng 3 năm 1979 gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc: những người cầm quyền Trung Quốc đã gây chiến tranh xâm lược Việt Nam thì họ phải vĩnh viễn chấm dứt xâm lược; phải rút ngay, rút hết, rút không điều kiện quân đội của họ về phía bên kia đường biên giới do lịch sử để lại như hai bên đã thoả thuận; triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Ngày 6 tháng 3 năm 1979, phía Việt Nam đã tuyên bố:

“ Nếu Trung Quốc thật sự rút toàn bộ quân của họ khỏi lãnh thổ Việt Nam như họ đã tuyên bố, thì sau khi quân Trung Quốc rút hết về bên kia đường biên giới lịch sử đã được hai bên thoả thuận tôn trọng, phía Việt nam sẵn sàng đàm phán ngay với phía Trung Quốc ở cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao về việc khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước. Địa điểm và thời gian sẽ do hai bên thoả thuận”

Nếu những người cầm quyền Trung Quốc tiếp tục chính sách xâm lược chống Việt Nam thì quân và dân Việt Nam sẽ dùng quyền tự vệ thiêng liêng, kiên quyết chiến đấu chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.

Nhân dân Việt Nam quyết tiếp tục làm hết sức mình gìn giữ tình hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên quyết đòi nhà cầm quyền Trung Quốc:

[1] Vĩnh viễn chấm dứt xâm lược, phải rút ngay, rút không điều kiện quân đội của họ về nước; chấm dứt mọi hành động tội ác đối với nhân dân Việt nam; triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; tôn trọng đường biên giới do lịch sử để lại như hai bên đã thoả thuận; phải chấm dứt ngay việc dời cột mốc biên giới và những hành động khác nhằm thay đổi đường biên giới đó.

[2] Cùng phía Việt Nam sớm mở cuộc thương lượng nêu trong Công hàm ngày 15 tháng 3 năm 1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhằm đem lại hoà bình và ổn định ở vùng biên giới giữa hai nước, khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước.”[3]

“Đường biên giới lịch sử” mà văn bản này nói đến chính là đường biên giới được hoạch định bởi các công ước Pháp-Thanh ký hồi cuối thế kỷ 19.

2) Ngay trong lời giới thiệu bài phỏng vấn cũng như trong câu hỏi của phóng viên, câu trả lời của ông Tiến sĩ Trần Công Trục, đều có những sự xuyên tạc đầy ác ý nhằm kích động người đọc nghĩ xấu về tôi. Xin dẫn chứng một số ví dụ sau:

- PV: Quay lại câu chuyện tài liệu “Sự thật thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh đưa ra các tài liệu lịch sử, chứng cứ lịch sử để khẳng định rằng toàn bộ ngọn thác này thuộc chủ quyền của Việt Nam và quy kết các nhà đàm phán, lãnh đạo Việt Nam đã nhân nhượng vô nguyên tắc, bán đất cho TQ. (…)

- “Câu chuyện về Sam Rainsy và một số nhóm chính trị đối lập tại Campuchia viện dẫn những quan điểm sai trái về chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử để đưa ra những tuyên bố vô lý về vấn đề chủ quyền, gây rối loạn xã hội Campuchia, chia rẽ quan hệ Campuchia – Việt Nam. Điều này không khác gì hiện nay trong dư luận đang sử dụng yếu tố lịch sử để lật lại vấn đề đàm phán biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và tung tin các nhà đàm phán Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam bán đất cho Trung Quốc.” (Trích lời ông Trần Công Trục).

Đây là điều bịa đặt nhằm mục đích kích động dư luận. Trong toàn bộ bài viết của tôi, tuyệt nhiên không có chỗ nào nói “lãnh đạo Việt Nam bán đất cho Trung Quốc.” Chỉ có một đoạn như sau liên quan đến chữ “bán”: “Ở chỗ này, nếu nói chúng ta bán đất thì hoàn toàn vô lý. Pháp lý lẫn thực tiễn đều không cho phép chúng ta giữ chủ quyền trên toàn bộ thác Bản Giốc.” Nhưng câu này không phải là lời của tôi, mà chỉ là câu trích dẫn lời nói của ông Lê Công Phụng – nguyên Thứ trưởng Bộ ngoại giao.

3) Ông Trần Công Trục nói: “Công ước Pháp – Thanh 1887 và Công ước Pháp – Thanh bổ sung 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo được công ước trên xác nhận và quy định mới được xem xét là có giá trị khi đưa ra đàm phán các khu vực có tranh chấp về chủ quyền. Tất cả các tài liệu, chứng cứ lịch sử như bản đồ, thư tịch, sách giáo khoa, bưu ảnh, ghi chép cá nhân nằm ngoài phạm vi của 2 bản Công ước trên đều không được chấp nhận, kể cả là ta hay TQ.”

Đúng là một số tài liệu tôi nêu ra chỉ là tài liệu dùng để tham khảo, không phải là căn cứ pháp lý. Nhưng nêu những tài liệu đó là điều cần thiết để chứng minh một sự thật: ít nhất là từ khi nhà Thanh và người Pháp ký các công ước về biên giới vào cuối thế kỷ 19 cho đến khi có hiệp định 1999, toàn bộ Thác Bản Giốc vẫn thuộc về nước ta.

Mặc dù ông Trục khoe rằng “đã đọc kỹ bài viết này của ông Mai Thái Lĩnh”, trong thực tế ông đã không đọc kỹ bài viết đó. Vì vậy ông đã không nhận ra “những bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý”. Trong phần kết luận, tôi đã viết như sau:

“Trước hết, về căn cứ pháp lý để chứng minh chủ quyền của nước ta đối với Thác Bản Giốc, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng có trong tay ít nhất là 4 hồ sơ: [1] Tài liệu về việc Trung Quốc “sửa bản đồ” vào năm 1955-56 để âm mưu chiếm cồn Pò Thoong và một phần Thác Bản Giốc, [2] Tài liệu về việc xây dựng trạm thủy văn trên cồn Pò Thoong vào thập niên 1960, [3] Tài liệu về việc Trung Quốc lấn chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 và [4] Hai tờ bản đồ Trùng Khánh số hiệu 6354-IV do Quân đội Nhân dân Việt Nam in vào những năm 1976 và 1980.”

Và tôi đã đặt câu hỏi: “… tại sao các nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng đã bỏ qua, không sử dụng những tài liệu này trong đàm phán?”

Nếu ông Trục không coi đây là những bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý thì ông phải nói rõ lý do, chứ không nên lờ đi, vì các bằng chứng này có liên quan đến chính quyền mà ông Trục phục vụ, và cả Đảng cộng sản Việt Nam – mà ông Trục là một thành viên.

4) Ông Trần Công Trục luôn mồm rao giảng về sự khác nhau giữa một bên là “chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử, quan điểm lịch sử” và bên kia là “các chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo luật pháp quốc tế”. Tự coi mình là người am hiểu và nắm vững vấn đề hơn người khác, ông luôn mồm chê bai người khác là “nhầm lẫn”, là “nhận thức hạn chế”, v.v… và v.v…

Vì vậy, tôi thấy cần nhấn mạnh đến “những chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý” trích từ cuốn Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc xuất bản năm 1979, mục II ( Tình hình Trung quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay), nói về việc “nhà cầm quyền Trung Quốc đã lần lượt lấn chiếm hết khu vực này đến khu vực khác của Việt nam, từ khu vực nhỏ hẹp đến khu vực to lớn, từ khu vực quan trọng về quân sự đến khu vực quan trọng về kinh tế”:

[3] Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.

Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất.

Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 20 tháng 2 năm 1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc. (tr. 11-12)

[7] Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới.

Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong. (trang 14)

Đề nghị ông Tiến sĩ Trần Công Trục cho biết: những hồ sơ nêu trên có phải là “những chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý” hay không?

Riêng tôi thì tin rằng khi viết những dòng chữ này trong bản “bị vong lục” năm 1979, Bộ Ngoại giao do cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch[4] lãnh đạo đã có sẵn những chứng cứ pháp lý cụ thể kèm theo. Nếu ông Trần Công Trục thật sự có “tinh thần tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc và có lợi cho việc gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển đất nước” thì ông nên đề nghị ông đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh mở kho lưu trữ để công bố các hồ sơ nêu trên cho toàn dân biết. Trong các hồ sơ đó, dĩ nhiên có cả những bản đồ chi tiết về cột mốc 53, về cồn Pò Thoong, v.v… – nhất là chứng cứ về việc Trung Quốc đã sửa bản đồ tỷ lệ 1/100.000 như thế nào nhằm “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong”.

Cũng cần nhấn mạnh đến ý kiến của ông Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng chỉ có “các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo” hai công ước Pháp-Thanh và được hai công ước ấy “xác nhận và quy định” mới được xem xét là có giá trị khi đưa ra đàm phán, còn tất cả các chứng cứ khác (kể cả bản đồ) “nằm ngoài phạm vi của 2 bản Công ước trên” đều không được chấp nhận. Theo tôi, một khi đã chấp nhận điều kiện này, ông Trục và những người tham gia đàm phán về phía Việt Nam đã rơi vào bẫy của phía Trung Quốc.

Vì sao? Vào cuối thế kỷ 19, khi ký kết các công ước giữa Pháp và nhà Thanh, trình độ kỹ thuật chưa cho phép người ta vẽ bản đồ với độ chính xác cao, nhất là chưa có tọa độ địa lý. Vì vậy nếu chỉ dựa vào những bản vẽ ấy, không thể xác định được chính xác các cột mốc biên giới. Chính phía Trung Quốc cũng biết rõ như thế cho nên họ mới tìm cách “sửa bản đồ”, “dời cột mốc”, và sau khi đã ký được hiệp định 1999, hoàn thành việc cắm mốc, họ đã vội vàng dỡ bỏ mọi cột mốc lịch sử để “phi tang”, xóa dấu tích nhằm che giấu những việc làm ám muội của họ.

Vì thế, cần phải căn cứ vào các tài liệu – nhất là bản đồ của thời Pháp thuộc, để xác định đường biên giới Pháp-Thanh đã được thể hiện rõ ràng trên thực tế. Cho đến nay, các nhà ngoại giao tham gia đàm phán (kể cả ông Trần Công Trục) đều cố tình lờ đi hai tài liệu quan trọng: bản đồ gốc tỷ lệ 1/100.000 (tức là bản đồ do người Pháp in trước năm 1954) và bản đồ in lại đã bị Trung Quốc sửa chữa. Chính sự mờ ám đó khiến cho nhân dân hoài nghi vào “lòng yêu nước”, “tính trung thực” của những người tham gia đàm phán hiệp định biên giới Việt-Trung, chứ không phải là do những bài viết của tôi và các nhà nghiên cứu khác.

Điều mà các bài viết của tôi nhắm tới chính là “đường biên giới do lịch sử để lại” mà bản “bị vong lục” năm 1979 đã nhiều lần nhắc tới. Đường biên giới lịch sử ấy chính là đường biên giới do các công ước Pháp-Thanh quy định vào cuối thế kỷ 19. Đường biên giới lịch sử ấy có thật sự được tôn trọng hay không? Hiệp định biên giới trên bộ năm 1999 có bảo đảm được “đường biên giới lịch sử” ấy hay không? Đó mới thật sự là điều những người Việt Nam yêu nước băn khoăn, lo nghĩ.

Vì vậy, không thể đánh lận con đen, quy tôi vào quan niệm “chủ quyền lịch sử” theo kiểu của Tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam và ông Tiến sĩ Trần Công Trục. Tôi đâu có đòi lại đất Quảng Tây hay Quảng Đông mà bảo tôi “nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử”?

Cuối cùng, tôi đọc được câu sau đây trên trang mạng Giáo dục Việt Nam – cơ quan ngôn luận của “Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập”: “Mọi ý kiến nhận xét, phản biện về các nội dung trong bài viết trên tinh thần tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc và có lợi cho việc gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển đất nước, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẵn sàng đăng tải. Tiến sĩ Trần Công Trục sẵn sàng trao đổi để làm rõ những thắc mắc, nghi vấn xung quanh vấn đề này.”

Dựa trên tinh thần đó, tôi chính thức đề nghị báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết này cùng với toàn văn bài viết “Sự thật về Thác Bản Giốc” bên cạnh bài trả lời phỏng vấn của ông Trần Công Trục để độc giả tiện so sánh, đánh giá, phản biện.

Đà Lạt ngày 5-9-2013

MAI THÁI LĨNH (Danchimviet)
___________________
[1] “Sự thật về Thác Bản Giốc” và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thứ ba 3-9-2013:

http://giaoduc.net.vn/Xa...-quyen-lich-su/315145.gd

[2] Mai Thái Lĩnh, Sự thật về Thác Bản Giốc, Bauxite Vietnam 10 và 11-2-2012:

http://boxitvn.blogspot....at-ve-thac-ban-gioc.html

http://boxitvn.blogspot....ve-thac-ban-gioc_11.html

[3] Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1979, trang 34-36. Những đoạn gạch dưới là do tôi nhấn mạnh (MTL).

[4] Theo Wikipedia bản tiếng Việt, ông Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương) là thân sinh của ông Phạm Bình Minh – Bộ trưởng Ngoại giao hiện nay.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.253 giây.