logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 10/09/2013 lúc 06:59:50(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Hồ Ngọc Nhuận
Trong hồi ký “Đời” của Hồ Ngọc Nhuận, tác giả có nói đến gia thế, tổ tiên của ông gốc dòng Hồ Đắc ở

Huế, lưu lạc vào tới ấp Tân Hội Tây, Tiền Giang đã bảy đời nay. Ông cho biết chuyện nhà, “cái sợ lớn

nhất của cha” trong câu nói của ông cụ nói với ông:
- “Đời cha sợ nhất là mất con! Có ba cách mất: một là con theo gánh hát, hai là theo cộng sản, ba là theo

Công giáo!” (Chương I – trang 8 – xb 2010)
Theo gánh hát thì chắc nếu có, cũng là chuyện đàn đúm thuở nhỏ; chơi với các thứ linh mục thân cộng

như Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Trần Thế Luân…

chưa phải là theo Công giáo vì tiểu sử không nói ông đã rửa tội chưa; chỉ có chuyện rõ ràng Hồ Ngọc

Nhuận đúng là đứa con đại bất hiếu là bất chấp lời cha mà đi theo cộng sản.

Trước năm 1975, Hồ Ngọc Nhuận là dân biểu “đối lập” thời VNCH, Giám đốc Chính Trị báo Tin Sáng

của Ngô Công Đức, tòa soạn cũng là nơi lui tới của Việt Cộng. Hồ Ngọc Nhuận thú nhận: “Tôi chỉ thiếu

đi vô khu như anh Nguyễn Ngọc Lan hay anh Châu Tâm Luân mà thôi. Hay chính xác hơn là vô hụt… “

(trang17). Sau 1975, Hồ Ngọc Nhuận là cộng sản thứ thiệt: Ủy viên Ủy ban TƯMT Tổ quốc Việt Nam,

Phó Chủ tịch

UBMThttp://vi.wikipedia.org/...H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh

Tổ Quốc Việt Nam TP HCM.
Sau khi hy vọng “phá xiềng” để theo Lê Hiếu Đằng, trong bài viết mới đây “Đàng hoàng hơn!” ông Nhuận

lên án cộng sản không tiếc lời, chỉ tiếc là quá muộn màng, sau một thời gian dài, tạm thời giả định là 38

năm, từ khi ông theo cộng sản.
- Ông cho rằng cộng sản không có luật pháp (… đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo ở đây tự vẽ ra

Hiến pháp, ngồi xổm trên luật pháp – những bản án đã được định sẵn).
- Ông cũng nói cộng sản không có tự do báo chí: “Như về báo chí, miệng thì nói tự do báo chí, luật thì

viết báo chí tự do, nhưng đốt đuốc cũng không tìm đâu ra một tờ báo tư nhân, mà toàn là báo của các

ban ngành đoàn thể của Đảng và Nhà nước, từ trung ương đến các địa phương”.
- Ông tố cộng sản cho lập hội theo hiến pháp, nhưng dù là Hội Đá Banh, Hội Nuôi Chim, hay mỉa mai

hơn là Hội Người Mù “cũng phải do một đảng viên Cộng sản đứng đầu làm hội trưởng”.
- Ông viết quốc hội chỉ là ổ đảng: có “thiên la địa võng” để chận bất cứ ai không là người của Đảng,

không do Đảng cắt cử, để Đảng tha hồ một mình một chợ ở Quốc hội”.
Ông cũng than phiền cái mặt trận mà ông cúc cung tận tụy từ bao nhiêu năm nay, không có thực quyền

(!)
Theo luật bầu cử thì Mặt trận Tổ Quốc của ông có quyền chọn người trước khi đưa ra cho cử tri bầu cử,

nhưng nay ông Hồ ngọc Nhuận, Ủy Viên Mặt Trận Trung Ương này, lại tố cáo chính tổ chức của ông:

“100% thường trực lãnh đạo, từ cấp trên đến cấp dưới, là đảng viên Cộng sản. Kèm bên là một Đảng

Đoàn Mặt Trận. Kèm trên là một Ban Dân vận Mặt trận. Rồi Đảng ủy Khối, Đảng ủy cơ quan… cho tới

Đảng ủy thành, Đảng ủy tỉnh, Đảng ủy trung ương…” Mặt khác nhiệm vụ ghê gớm nhất của Mặt Trận là

“giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước”, mà ông

đã thú nhận “cũng không ai thấy tổ chức Mặt trận giám sát được gì từ mấy chục năm nay”. Nghĩa là cái

tổ chức Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam chỉ là cái vật trang trí cho đảng, như con công, con phụng người ta

vẽ trước cổng chùa, hoàn toàn không có thực quyền.
Nhưng không lẽ đến nay gần nửa đời người ông mới thấy ra! Ông thú nhận là từ năm 1975 ông đã là

thành viên của MTTQ, vậy 38 năm nay, ông “nín thở qua sông”, “ngậm miệng ăn tiền” hay là giả mù, giả

điếc!

Chuyện tự do báo chí, vào tháng 8/1975, khi tờ Tin Sáng của ông và Ngô Công Đức, và Đứng Dậy của

LM. Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan được Trần Bạch Đằng, Trưởng ban Tuyên huấn Miền, cho sống lại,

thì cũng không ai trách các ông, những người không hiểu gì về cộng sản, ngỡ là mình có công trạng

được CS tin dùng. Nhưng không lẽ, sau đó đến năm 1981, những tờ báo này bị đóng cửa với lý do đã

“hoàn thành nhiệm vụ”, như ý Lê Đức Thọ: “dù có công, tồn tại là sai lầm “hữu khuynh” nên dẹp bỏ!” các

ông lại chưa chịu mở mắt hay sao? Công đó là công gì? – Công phá nát VNCH. “Nhiệm vụ” đã hoàn

thành là nhiệm vụ gì? Phải chăng là nhiệm vụ lót đường hay nhiệm vụ của những tên hề trong gánh hát

mua vui cho khán giả trong khi chờ màn chính khai diễn?
Cả cái tổ hợp sơn mài Lam Sơn của nhân viên Tin Sáng cũng bị bóp mũi.

Tuần trăng mật kéo dài như vậy cũng đã quá lâu rồi. Cái ngày mà “Trung Ương Đảng và Chính Phủ dành

chiêu đãi các đoàn đại biểu miền Nam” như Lê Hiếu Đằng đã kể lại trên Tin Sáng: “… Những cái hôn

thắm thiết, những bàn tay siết chặt tưởng chừng như không muốn rời ra, những tràng cười thoải mái, cởi

mở… Tất cả tạo nên một bầu không khí thắm đượm tình nghĩa đồng bào, đồng chí. Đúng như Bác Tôn

đã nói: “Đây là cuộc Bắc Nam sum họp một nhà cảm động và đông đủ nhất.”
Nhưng một trong những điều đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc là hình ảnh các linh mục Nguyễn Ngọc

Lan, Chân Tín, Nguyễn Huy Lịch ngồi bên đồng chí Lê Duẩn, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, Xuân

Thủy nói cười vui vẻ và cùng nhau nâng cốc mừng thắng lợi; hình ảnh của giáo sư Lý Chánh Trung,

người trí thức “tìm về dân tộc”, miệng vẫn ngậm tẩu, thú vị đứng nghe anh Xuân Thủy đọc thơ; hình ảnh

của một Kim Cương mà phong cách vẫn rất là “Sàigòn” ngồi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về vở

kịch “Lá Sầu Riêng” của mình; hình ảnh một Hồ-Ngọc-Nhuận-nhà-báo xông xáo chạy đi chạy lại để chụp

những tấm hình “ăn ý” nhất cho những số báo Tin Sáng tới…”
Vậy mà bây giờ, câu kết luận của Hồ Ngọc Nhuận là: “Ở đây, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, trên

mọi lãnh vực, là ‘nói một đường làm một nẻo’”. Câu nói này hình như ông dân biểu phản chiến, thân

Cộng cũng đã nghe quen quen hồi còn ngồi ở Brodard hay La Pagode Saigon rồi!
LM. Nguyễn Ngọc Lan của tạp chí Đối Diện (1970,) “đồng chí” với Hồ Ngọc Nhuận là cây bút với các bài

viết thiên Cộng rõ rệt. Từ năm 1966, Nguyễn Ngọc Lan đã chọn đứng hẳn về phía MTGP, viết lách và

hành động dưới sự chỉ đạo từ mật khu và sau Tết Mậu Thân 1968, đã bí mật ra “bưng” để ra mắt và

nhận lệnh của Trần Bạch Đằng. Chính Phạm Hùng, Bí thư Trung Ương Cục miền Nam, đã chỉ thị cán bộ

CS phải bảo vệ cho Nguyễn Ngọc Lan vì ông linh mục “thờ ma cộng sản” này thường “đi lại bằng một

chiếc xe gắn máy cũ kỹ, rất dễ bị ám hại”. (Trần Bạch Đằng. Tiễn biệt anh, anh Nguyễn Ngọc Lan.

vietbao.vn).

Không ngờ nỗi lo của Phạm Hùng đã trở thành sự thật. Ba mươi năm sau, ngày 4 tháng 5 năm 1998,

Cựu Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan (1) và LM. Chân Tín đã bị “kẻ lạ” đạp vào xe Honda, trên đường đi

đám tang một người phản tỉnh khác vừa từ trần là Nguyễn Văn Trấn (Bảy Trấn), nhưng lần này không

phải do công an VNCH mà do “ngưu đầu mã diện” của chế độ mới. Theo tờ Tin Nhà, số 34, Tháng 7

năm 1998, Pháp, trang 20, thì “Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan bị bất tỉnh ngay tại chỗ, mất nhiều máu, đưa

vào bệnh viện khâu năm mũi ở đầu và bị nứt xương vai. Chụp scanner thấy trong đầu có máu bầm…

Chân Tín bị xây xát”.
Một khi đã phản tỉnh và lên tiếng phê phán chống lại đảng Cộng Sản, LM. Chân Tín và GS. Nguyễn Ngọc

Lan phải chấp nhận đòn thù. Vì ba tập Nhật Ký, ngày 05/8/1990, Công An tới khám xét nhà của Nguyễn

Ngọc Lan và tuyên lệnh quản thúc ông 3 năm tại gia vì “vi phạm luật pháp, xâm phạm đến an ninh quốc

gia và trật tự an toàn xã hội”. Vì ba “Bài Giảng Sám Hối”, LM. Chân Tín bị trục xuất khỏi thành phố, biệt

xứ tại Cần Thạnh, một họ đạo nhỏ ở huyện Duyên Hải. Đặc biệt nghiêm trọng là việc GS. Nguyễn Ngọc

Lan và LM. Chân Tín bị mưu sát ngay trên đường phố Sài Gòn như đã thuật ở trên. (Về Nhân Vật

Nguyễn Ngọc Lan – Bạch Diện Thư Sinh).
Sau khi Lê Hiếu Đằng đòi lập đảng “đối lập” và Hồ Ngọc Nhuận liên tiếp trong ba bài viết, lên tiếng ủng

hộ chuyện này cũng như đã không tiếc lời lên án đảng Cộng Sản, nhiều nguồn dư luận cho rằng hai

nhân vật này hiện đang là “cò mồi”, được chỉ thị của đảng cầm quyền, “lập đảng để cứu đảng”. Nhưng

nếu đây chỉ là thái độ của kẻ đi lầm đường biết dừng chân lại, nhìn lại vũng bùn, máu mình đã lội qua, và

nếu đảng còn mang não trạng lo sợ có những “tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước, đi theo chủ nghĩa

xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài” thì số phận những kẻ phản tỉnh phải được xử lý như

những chuyện đã xảy ra trong bất cứ một chế độ cộng sản độc tài nào, từ Liên Xô, Trung Cộng, Bắc

Hàn cho đến Việt Nam.
Một lúc nào đó, ông Hồ Ngọc Nhuận phải nhớ lại “lời cha dặn” là một trong ba cách mất con là con đi

theo cộng sản. Ông là đứa con bất hiếu, đã phản bội đồng bào, phản bội tổ quốc, nhưng nếu là một

người biết phản tỉnh, xin ông “bảo trọng”, và nhớ khi ra đường đừng dùng xe gắn máy, và cũng đừng đi

xe ôm để vô tình có thể làm oan mạng người tử tế!
Huy Phương
31/8/13
—————
(1) Đã cởi áo dòng và lập gia đình năm 1976.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.139 giây.