logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/09/2013 lúc 09:08:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tin tổng hợp - Số bán điện thoại thông minh và máy tính bảng tăng vọt tại Việt Nam có thể thúc đẩy phong trào đòi bảo vệ quyền tự do internet. Đó là tựa một bài báo đăng trên tờ Wall Street Journal hôm 18 tháng 9. Bài báo nói rằng từng là hiện trường của cuộc đầu tiên chiến tranh được truyền hình đi khắp thế giới, Việt Nam ngày nay là một trong những điểm nóng tăng trưởng của mạng di động. Số bán các điện thoại Android và máy tính bảng của hai đại công ty Apple và Google tăng hơn gấp 3 hồi năm ngoái, theo công ty phân tích thị trường Flurry có trụ sở tại San Francisco. Đà tăng trưởng này được coi là nhanh nhất trên thế giới, chỉ đứng sau Colombia.

Nhưng trong khi việc sử dụng điện thoại di động và máy tính bảng rất phổ biến trên các đường phố Việt Nam, tờ Wall Street Journal nói rằng Việt Nam cũng là một trong những nơi nguy hiểm nhất đối với người sử dụng internet. Mới đây, giới lãnh đạo Việt Nam cho hay họ đang có các biện pháp để xử lý sự tăng vọt các dịch vụ nhắn tin qua mạng như Viber, WhatsApp và Line. Một số các blogger trong nước đã phản ứng bằng cách vận động chống lại việc Việt Nam xin gia nhập Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay.

Họ chống đối Điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, mà họ cho là buộc tội các hoạt động bị nhà nước gán là “tuyên truyền chống nhà nước” hay “quấy rối dân chủ.” Việt Nam đã bắt đầu thi hành nghị định 72 hạn chế các dịch vụ thông tin internet. Hoa Kỳ và các chính quyền khác đã cực lực đả kích các hạn chế internet tại Việt Nam… Tờ Wall ST. Journal nói rằng sự phát triển nhanh chóng của Internet tại Việt Nam, qua việc sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng đang gây áp lực đối với giới lãnh đạo tại nhiều nước Á Châu.
SBTN
phai  
#2 Đã gửi : 20/09/2013 lúc 05:33:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tablet, mobile tăng động lực đòi quyền tự do ngôn luận
UserPostedImage
Blogger nổi tiếng nhất và bị đàn áp khốc liệt nhất: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Là nơi có cuộc chiến tranh được truyền hình đầu tiên trên thế giới, Việt Nam ngày nay là một trong những điểm nóng của đà gia tăng sử dụng Internet di động. Doanh số những hệ điều hành I của Apple và Android của Google trong điện thoại và tablet tăng gấp hơn ba lần trong năm ngoái, theo số liệu của công ty phân tích Flurry, trụ sở ở San Francisco. Đà tăng trưởng như vậy chiếm hạng nhì toàn thế giới, chỉ sau Colombia.

Những quán café bên lề đường quanh Hà Nội đông chật những khách hàng vừa nhâm nhi ly cà phê vừa lướt ngón tay trên màn hình điện thoại, tablet. Vậy mà Việt Nam lại là nơi nguy hiểm nhất thế giới cho những người sử dụng Internet.
UserPostedImage
Phóng viên Không biên giới cho biết có đến 35 blogger và người sử dụng Web ở Việt Nam đang bị giam tù về tội "Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý chống chính phủ" Nhiều người chịu án tới 13 năm tù vì đăng blog và bài vở. Số người bị bắt giam chỉ kém Trung Quốc. Gần đây nhất, giới lãnh đạo Việt Nam nói họ đang thực hiện những biện pháp điều hành kiểm soát sự tăng vọt của hiện tượng sử dụng những dịch vụ tin nhắn Internet như Viber, WhatsApp và Line.
UserPostedImage
Blogger cựu chiến binh Ngô Hảo - RFA photo
Một số blogger Việt Nam đang gắng phản ứng bằng cách vận động ngăn trở Hà Nội ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong năm nay. Cụ thể, họ chống điều 258 trong bộ luật hình sự mà họ cho là nhằm kết tội "gieo rắc tuyên truyền chống Nhà nước" hoặc "sách động chống lại dân chủ" (ghi chú của người dịch (LND): Điều 258: 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.)

Nhiều điều hạn chế Internet khác cũng được áp dụng, kể cả điều cấm chia sẻ những bản tin tức và bình luận chính trị trên các blog, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9, 2013.

" Chúng tôi không vi phạm điều luật nào. Chúng tôi chỉ muốn có cuộc thảo luận về Internet, không làm gì hơn thế," một trong những blogger trong mạng lưới, Trịnh Anh Tuấn 25 tuổi, nói. "Nhưng điều 258 ngăn ngừa chúng tôi làm như vậy"

Internet phổ biến nhanh chóng, nhất là qua điện thoại và tablet, đang gây nhiều lo âu trong giới lãnh đạo của nhiều quốc gia châu Á.

Trung Quốc từ lâu vẫn đầu tư mạnh vào kỹ thuật lọc chặn Internet được nước ngoài gọi là "Hoả Đại trường thành Trung Quốc" . Nay Bắc Kinh lại gia tăng nỗ lực ngăn chặn phổ biến tin đồn chính trị. Thái Lan dùng đạo luật gọi là "tội phạm computer" để truy tố những ai chỉ trích hay đăng những tài liệu thẳng thắn, không tâng bốc chế độ quân chủ được tôn kính và có nhiều ảnh hưởng chính trị ở Thái Lan. Tháng 6, Singapore bắt đầu áp đặt luật lệ mới cho
các web mới ra, buộc hệ thống Yahoo Singapore và hai công ty truyền thông địa phương theo lệnh của chính quyền, tháo gỡ những nội dung "gai chướng" trong vòng 24 giờ, lại còn cung cấp 39 ngàn đô la tiền công trái để bảo đảm họ thi hành điều đó.

Tuy nhiên, riêng Việt Nam tỏ ra đặc biệt lo ngại.

Chính quyền Việt Nam nói những hạn chế Web của nhà nước nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giới hạn sự lan tràn của những điều mà họ coi là nội dung gây hại. Giới chủ nhân công nghệ thông tin cho là sự lo âu về những ứng dụng giao tế xã hội như "chat" có thể liên quan nhiều hơn đến việc chúng thu hút mất lợi tức của các công ty truyền thông của nhà nước. Một phát ngôn viên chính phủ khi được hỏi đã từ chối trả lời.

Tuy nhiên sự phổ biến Web tại Việt Nam đã bùng nổ vào giữa thời kỳ nóng bỏng khi Việt Nam gắng kéo nền kinh tế trở lại con đường phát triển sau khi cả thập niên bong bóng tín dụng nổ bùng vào năm 2009. Hậu quả bầm dập đưa đến một chuỗi hiện tượng mất giá tiền tệ và lạm phát với tỉ lệ hai con số, cùng với giai đoạn tranh chấp nội bộ kéo dài giữa những cấp lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản, khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh đàn áp những người hoạt động chính trị trên mạng.

Dù vậy, đến nay trên 100 bloggers đã ký tên trong bản tuyên bố chống lại điều 258. Họ nhắm sử dụng việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong cuộc bầu cử tháng 11 này làm đòn bẩy để Bộ chính trị Đảng ở Hà Nội nới lỏng những cấm đoán trên Internet.

"Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ cân nhắc việc bãi bỏ điều 258 để biểu tỏ quyết tâm và sự đóng góp trong việc cổ võ và bảo vệ nhân quyền" bản tuyên bố của Mạng lưới blogger này có đoạn ghi như vậy.

Ông Tuấn và các thành viên khác của mạng lưới nói họ nhìn nhận là họ có thể không tiến được xa lắm trong chiến dịch vận động này. Một lẽ là thành tích kém về nhân quyền ít khi cản trở việc được bầu vào Hội động nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong số ứng viên năm nay có Nga và Trung Quốc. Trong số các thành viên đương nhiệm còn có Libya, Kazakhstan và Congo.

Đó cũng là một thông điệp nguy hiểm để (cho người) phổ biến. Hai blogger đã bị cảnh sát bắt giam sau khi phổ biến nội dung Bản tuyên bố nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên vẫn có dấu hiệu chính phủ có thể sẵn lòng hạ giảm cường độ khốc liệt của chiến dịch chống những nhà bất đồng chính kiến trên mạng, khi chính quyền cảm nhận rõ hơn hình ảnh của mình ơ nước ngoài. Hoa Kỳ và nhiều chính quyền khác đã mạnh mẽ chỉ trích những quy định hạn chế Internet của Việt Nam, trong khi những nhà cung cấp Internet chính yếu như Google và Facebook lo ngại rằng việc nhà cầm quyền gia tăng nhiều biện pháp giới hạn có thể cản trở đà tăng trưởng của các doanh nghiệp dựa trên website.
Tháng trước Việt Nam trả tự do cho một người bất đồng chính kiến đã bị kết án, giảm hạn tù cho một người khác, theo lời GS Carl Thayer, giáo sư danh dự của Học viện quốc phòng Australia, cũng là một chuyên gia về Việt Nam. Ông cho rằng động thái ấy có thể giúp Hà Nội bảo đảm được vị trí trong Hội đồng của Liên Hiệp Quốc mà họ mong muốn, đồng thời giảm nhẹ căng thẳng với Hoa Kỳ, một đối tác thương mại chính yếu.

GS Thayer nói :"Nhân quyền có thể là yếu huyệt ("gót chân Achille") của Việt Nam, nhất là trong mối quan hệ với Hoa Kỳ"

Mối nguy cơ là giới lãnh đạo quốc gia sẽ tiếp tục nặng tay đàn áp các hoạt động Internet khi họ cảm thấy địa vị bị đe doạ. Hôm 11 tháng chín, một cựu chiến binh Việt Nam 65 tuổi trở thành blogger gần đây nhất phải nhận lãnh khổ nạn. Ông Ngô Hảo bị kết án 15 năm tù về tội vi p hạm một điều luật hình sự của Việt Nam, "thực hiện hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.