logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/09/2013 lúc 10:02:50(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Vụ án Nguyễn Phương Uyên ở Tòa án Long An ngày Thứ Sáu, 16-8-2013, mà kết quả phiên tòa cho thấy Tòa đã xử không theo tiền lệ, tức theo đề nghị của Viện Kiểm sát. Tòa đã xử cho Nguyễn Phương Uyên được hưởng 3 năm tù treo, và được trả tự do ngay tại tòa trong khi trước đó Viện Kiểm sát đề nghị y án 6 năm tù giam... Nhìn vào vấn đề “hậu trường” của vụ án xử Ls Lê Quốc Quân, mặc dầu không ai đoán được kết quả sẽ như thế nào, nhưng chuyện bất ngờ do “người ta” hối hả công bố Luật sư Lê Quốc Quân sẽ được đưa ra xét xử trước khi Nguyễn Tấn Dũng lên đường đi Pháp, từ 24 đến 26-9-2013; và Mỹ từ 26 đến 28-9-2013 chắc chắn là một tính toán mang đủ các yếu tố nội bộ, chánh trị và hồ sơ...


Theo định kỳ hàng tháng, ngày Chúa Nhựt, 8/9/2013, ông Trần Văn Huỳnh cùng gia đình đi thăm con trai là người tù lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, tại trại giam Xuyên Mộc. Khi ra về, vì không được gửi thư nên Thức có nhờ gia đình chuyển lời chúc mừng sinh nhật Luật sư Lê Công Ðịnh, cũng từng là người tù lương tâm, vào ngày 23/9 tới [có tài liệu ghi là 1/10/1968].
Ðược biết Luật sư Lê Công Ðịnh bị bắt từ tháng 6 năm 2009 và bị tuyên án hồi tháng 1 năm 2010 cùng với ba nhà hoạt động cổ xúy dân chủ tại Việt Nam là Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, và Nguyễn Tiến Trung.


Luật sư Lê Công Ðịnh từng du học ở Pháp và Hoa Kỳ, ông cũng từng là đại diện pháp lý bảo vệ cho các nhà hoạt động dân chủ bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” như Blogger Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải và các Luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Ðài... Ông cho rằng các Luật sư này “không tuyên truyền chống Nhà nước”, như bị buộc tội, mà họ chỉ “bày tỏ sự bất đồng chính kiến một cách hòa bình”.

UserPostedImage
Chính khía cạnh này đã góp phần không nhỏ trong việc Cộng sản Việt Nam tìm cách bắt giam ông, dùng nhục hình để ép cung, để xử tù, vì chúng cho rằng ông đã “Lợi dụng việc bào chữa cho các đồng nghiệp Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân và cho blogger Ðiếu Cày, để ‘tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật, lên án chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền’.”


Trong vụ án Lê Công Ðịnh nhiều người chỉ trích ông đã nhận tội, qua cuộc họp báo công khai của công an, làm mất đi thiện cảm của họ dành cho ông. Nhưng, cũng có không ít người lên án các thủ đoạn dùng “nhục hình và ép cung” của công an khiến ông nhận tội.


Ðồng thời, một số lớn khác nhìn thấy chiều sâu của vấn đề khi ông tự biện hộ cho mình trước tòa, để có dịp tự mình nói với tòa, với công luận trong nước, và thế giới rằng: “Các điều luật buộc tội ông ‘vi hiến’ nên nó không có giá trị; do vậy ông ‘vô tội’.” Nhưng rất tiếc các điều ông nói chỉ để cho dư luận đánh giá thực chất độc tài của tòa; chớ từ lâu lắm rồi các ông tòa Cộng sản Việt Nam chỉ là “trâu nghe đàn”; và lập luận của ông chỉ như “đàn gảy tai trâu”
UserPostedImage

Ðiều này nhắc dư luận nhớ lại các bài viết của ông được phổ biến trên các cơ quan truyền thông, trong đó có bài nhận định thẳng thắn rằng “Ðảng Cộng sản Việt Nam đứng trên Hiến pháp và không chính danh”. Mặt khác, trong một bài viết năm 2006, ông cũng nói về chủ nghĩa đa nguyên [tức phủ nhận độc đảng]:


“Ða nguyên không đáng ngại, mà trái lại rất cần thiết nếu biết điều tiết thích hợp... Ða nguyên là động lực của sự phát triển...”

UserPostedImage
Từ việc xử tù ông nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã bị các quốc gia phương tây như Anh, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu lên tiếng phản đối. Bộ ngoại giao Anh ra thông cáo và bày tỏ quan ngại rằng “Không thể cầm tù bất kỳ ai vì người đó bày tỏ quan điểm của mình một cách hòa bình”. Còn đại diện của Hoa Kỳ ra thông cáo cho biết “Chúng tôi cũng quan ngại về việc tiến hành phiên toà rõ ràng đã thiếu trình tự chuẩn mực, các bản án đã “đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, việc kết tội này cũng đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng đối với cam kết của Việt Nam về nền pháp trị và cải cách.” Ngoài ra, Tổ chức ân xá quốc tế cũng ra thông cáo nói rằng “Những người này đáng ra không bao giờ nên bị bắt chứ đừng nói là bị buộc tội và nhận án tù, phiên tòa rõ ràng là sự nhạo báng công lý.”


Sau đó, những áp lực quốc tế vẫn tiếp tục khiến Cộng sảnViệt Nam đã âm thầm nhượng bộ để ông được rời nhà tù, theo tin của đài VOA ngày 6/2/2013 cho biết:


“Luật sư bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến, ông Lê Công Ðịnh, vừa được phóng thích sáng ngày 6/2/2013. Ông được về với gia đình đón Tết Quý Tỵ, sau hơn 3 năm bị giam trong nhà tù, gọi là thi hành bản án tù 5 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.


Như vậy áp lực quốc tế đã thêm lần nữa giúp ông được ra tù sớm, trước thời hạn hơn một năm.


Nói về áp lực quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong việc này, gia đình Luật sư Lê Công Ðịnh xác nhận với đài RFA rằng:


“Bộ Ngoại Giao Mỹ và bộ Công An Việt Nam đang tiến hành những thủ tục cần thiết và ông Ðịnh sẽ xuất cảnh trong một ngày gần đây”.


Ðài này cũng nói tới trường hợp tương tự là “Nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy đã từ nhà tù qua Mỹ tị nạn cách đây vài tháng”.


Nói đến Luật sư Lê Công Ðịnh dư luận đặc biệt chú ý đế bài “Viết cho ngày sinh nhật Lê Công Ðịnh 1/10/2012” của Blogger Mẹ Nấm trên Mẹ Nấm’s Blog:
“...4 năm – nhắc lại trường hợp Lê Công Ðịnh, tôi vẫn còn được nghe nhiều về sự “đầu hàng”, sự “thỏa hiệp” nhiều hơn là sự dấn thân và từ bỏ những gì mà anh đang có ở thời điểm đó... Ðến tận bây giờ, tôi vẫn thấy nhiều người đổ lỗi cho sự đầu hàng của Lê Công Ðịnh là làm tiêu tan nhuệ khí đấu tranh, làm mất tinh thần và niềm tin của nhiều người dấn thân vì dân chủ... Ấn tượng của tôi về Lê Công Ðịnh đó là một trí thức có tài và trí lực, nếu cam tâm làm một con ốc trong guồng máy chính trị - xã hội Việt Nam hiện tại, hẳn anh sẽ còn tiến xa hơn và là một con ốc lớn nếu chấp nhận quy luật 3 không: không nghe - không thấy - không biết. Anh đã lựa chọn, và chúng ta ngồi đây phán xét sự lựa chọn ấy. Phải chăng chúng ta quá xét nét và nhẫn tâm với chính những người can đảm có cùng khao khát tự do như chúng ta?... Ðây không phải là thời kỳ của các anh hùng, đây là thời điểm của những con người đã can đảm, đang và sẽ can đảm. Những người can đảm đi tù hết thì sao? Thì chúng ta thôi can đảm và chấm dứt ước mơ về tự do ư? Không hề có chuyện đó... Chừng ấy năm qua đi, blogger Ðiếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG phải đối mặt với bản án khốc liệt vì đã nói những gì mình nghĩ, đã truyền bá suy nghĩ của mình đến với mọi người. Chừng ấy năm qua đi, Trung Quốc tiến thêm một bước dài, đánh dấu việc thành lập thành phố Tam Sa bằng những tuyên bố và những buổi lễ với đầy đủ nghi thức và cờ hoa. Còn chúng ta, chúng ta còn đang trăn trở và bất lực buông tay nhìn những người xung quanh mình bị đánh, bị tạm giữ, bị bắt giam mà không thể làm gì ư?... Ðừng để thêm một người yêu nước nào phải cảm thấy mình lẻ loi, đơn độc nữa mọi người ạ!” [Giáo Già in đậm].


Những lời viết của Mẹ Nấm nhắc Giáo Già nhớ thêm một Luật sư nữa, một người tù lương tâm nữa, mà áp lực của dư luận và quốc tế đã khiến Cộng sản Việt Nam lúng túng chùng tay, chưa biết phải xử trí thế nào. Ðó là Luật sư Lê Quốc Quân mà món quà sinh nhựt được Tuần báo Pháp ‘Le Nouvel Observateur’ ra ngày 12/9/2013 vinh danh, trong loạt bài hồ sơ đặc biệt về 50 người đang và sẽ “thay đổi thế giới”.


Tin được đài RFA phổ biến ngày 14-9-2013 cho biết:
“Luật sư đấu tranh cho nhân quyền Lê Quốc Quân vừa được tuần báo Nouvel Observateurs vinh danh là 1 trong 50 người góp phần làm cho bộ mặt nhân loại thay đổi trong tương lai. 50 người này là những nhà chính trị, kỹ nghệ gia, nhà khoa học và những nhà đấu tranh ở các quốc gia còn bị cai trị bởi những chế độ hà khắc. Từ Sài gòn, ông Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân trao đổi về sự kiện này với chúng tôi: ‘Ðây là một tin cho gia đình cảm thấy được động viên phần nào đó nhân ngày sinh của anh Quân. Ðó không chỉ là niềm khích lệ cho gia đình chúng tôi, mà nhiều anh em cũng cảm thấy được khích lệ, vì thực ra, trong Phong Trào ở VN, khi thế giới quan tâm đến cá nhân nào đó ở Việt Nam thì cũng là sự quan tâm chung của Phong Trào. Ðiều này rất tốt. Hôm thứ Sáu 13 tháng 9 là sinh nhật của anh Quân, cũng là lúc mà anh bị tạm giam đúng 8 tháng 16 ngày mà gia đình vẫn chưa được gặp mặt. Việc họ giam giữ anh Quân chờ xét xử đã qua thời hạn. Việc này hết sức bất thường đối với một vụ án kinh tế và cả vụ án chính trị ở Việt Nam. Do đó việc khiếu nại của các tổ chức NGO về chuyện nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ anh Quân một cách tùy tiện là hoàn toàn có cơ sở và đúng đắn. Có thể bây giờ anh Quân bị giam giữ mà chẳng có lệnh nào cả. Bởi vì các lệnh tạm giam anh ấy đã hết hạn từ thuở nào rồi. Và gia đình cũng không nhận được bất cứ thông báo nào cả’.” [xem hình bài báo “Les 50 qui changent le monde” trên tuần báo Nouvel Observateurs và xem phóng ảnh bài báo và hình trong phần phụ đính].


Sự lúng túng của Cộng sản Việt Nam đối với Luật sư Lê Quốc Quân khiến Cộng sản Việt Nam cũng tìm cách bắt giam, bỏ tù, nhưng chưa dám đưa ra tòa xét xử sau khi thời hạm tạm giam quá hạn theo luật rừng do chúng quy định, vì áp lực của dư luận và quốc tế. Nó coi như liên tiếp xảy ra kể từ trước năm 2007, khi ông là nhà tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP tại Việt Nam. Ông được hai tổ chức này khen ngợi vì dám lên tiếng bảo vệ quyền tự do tôn giáo và thể chế chính trị đa nguyên. Xin lượt kê một số dữ kiện khiến chúng lúng túng rất đáng lưu ý:

UserPostedImage
- Ngày 8 tháng 3 năm 2007, sau khi tham gia một khóa học của tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ trở về Việt Nam ông bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt. Lập tức ứng cử viên Tổng thống Mỹ John McCain, và nguyên Ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright viết thư phản đối. Tổ chứcAmnesty International gọi ông là Tù nhân Lương tâm. Ðại sứ Mỹ Michael Marine đã mời vợ ông tới dùng trà tại Tòa Ðại sứ nhưng bị công an ngăn cản. Nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam và buộc tội ông là đã có những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nhưng không đủ yếu tố đưa ra tòa xét xử. Sau hơn ba tháng giam giữ và tìm đủ cách ép cung không thành công, và với áp lực của Hoa Kỳ, công an đành thả ông vào ngày 16/6/2007.


- Ngày 29 tháng 1 năm 2009, ông tham dự cuộc diễn hành của một số tín đồ Công giáo tại Nhà thờ Lớn Hà Nội đòi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trả lại khu đất mà họ cho là thuộc quyền sở hữu của nhà thờ. Trong vụ này ông đã bị đánh đập bởi công an giả dạng côn đồ.
- Ngày 10 tháng 4 năm 2011, ông lại bị bắt cùng với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn khi tới quan sát vụ Tòa án xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, nhưng không vào được bên trong tòa, vì nhà cầm quyền cho là hai ông “phá hoại trật tự công cộng”. Chính phủ Mỹ và các tổ chức nhân quyền lập tức lên tiếng kêu gọi Cộng sản Việt Nam thả hai người và cả hai đã được cho rời nhà giam ra về vào ngày 13 tháng 4.


- Tháng 7 năm 2012, trang Independent Catholic News tường thuật là ông đã bị đe dọa bởi báo chí nhà nước vì những hoạt động của ông cho giáo phận của mình. Công an đã lục xét văn phòng của ông và định mang ông về đồn công an, nhưng bị ngăn chặn bởi những người ủng hộ ông.


- Tháng 8 năm 2012, ông bị tấn công bởi một nhóm người khi đang trên đường trở về nhà ở Hà Nội vào khoảng 8 giờ tối. Ông cho biết theo ông nghĩ cuộc tấn công này có liên hệ tới công an, bởi ông từng đã bị gây phiền toái trước đó.


Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam muốn bắt giam ông nhưng không tìm được những cớ lý chánh đáng, nên ngày 27 tháng 12 năm 2012 họ dựng đứng chuyện trốn thuế để buộc tội ông như chúng đã từng làm đối với Blogger Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải trước đó. Ông bị giam tại Trại giam số 1 Hỏa Lò từ đó đến nay. Trong nhà giam ông đã tuyệt thực để phản đối. Ðiều này đã được nguồn tin từ linh mục Ðinh Hữu Thoại thuộc Giòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn xác nhận như sau:


“Theo lời cô Hiền tức là vợ của anh Lê Quốc Quân xác nhận là anh Quân đã tuyệt thực trong trại giam. Bằng chứng là khi gia đình gởi đồ vào thăm nuôi thì trại giam nói là anh không nhận bất cứ cái gì, thậm chí lương thực của trại giam anh cũng không nhận luôn và anh tuyệt thực để phản đối chuyện bắt giam anh không đúng pháp luật.” Chuyện trại giam thu xếp để ông ăn trở lại không được tiết lộ.
UserPostedImage

Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez, Ðồng Chủ tịch Nhóm Congressional Caucus on Vietnam cùng một nhóm Dân biểu Quốc Hội thuộc lưỡng đảng vừa gửi thư đến Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mối quan tâm của họ đối với chính sách đàn áp nhân quyền trầm trọng gần đây tại Việt Nam. Lá thư đặc biệt kêu gọi ông Nguyễn Tấn Dũng dùng mọi biện pháp để bảo đảm sự tự do vô điều kiện cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, một cựu nghiên cứu sinh về nền dân chủ của chương trình học bổng Reagan-Fascell do cơ quan National Endowment for Democracy tài trợ. Các dân biểu đồng bảo trợ lá thư bao gồm: Chris Smith, Zoe Lofgren, Frank Wolf, Brad Sherman, Judy Chu, Adam Smith, James Moran, Michael Michaud, Alan Lowenthal, Susan Davis, và Scott Peters. [Xem nguyên văn của lá thư đề ngày 25-6-2013 được gửi đi trong phần phụ đính].
Nhận thấy không thể tạm giam ông lâu ngày, quá thời hạn được quy định bởi luật pháp, nên chúng quyết định tổ chức phiên tòa để xét xử ông vào ngày 9-7-2013. Lập tức, tối ngày 7-7-2013 hàng ngàn người đã tham dự lễ cầu nguyện và thắp nến kêu gọi công lý cho luật sư Quân tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội. [xem hình: Hàng đầu, từ trái sang: Cụ bà Lê Hiền Dức, Nhà giáo, cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng. Phương Anh (vợ Lê Anh Hùng), mẹ Luật sư Lê Quốc Quân. Hàng sau: Nhà văn Nguyễn Hoàng Ðức].


Cùng lúc, ở hải ngoại, hàng trăm người tề tựu về trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt trong khu Little Sài Gòn (miền Nam Tiểu bang California) tham gia Ðêm Không Ngủ do các hội đoàn trẻ tổ chức để “ủng hộ tinh thần yêu nước của luật sư Lê Quốc Quân và bày tỏ tình đoàn kết với các tù nhân lương tâm trong nước”.
Trong lúc hải ngoại và khắp cả ba miền Nam Trung Bắc Việt Nam, giáo dân Việt Nam hướng về nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, nơi đang giam giữ luật sư Lê Quốc Quân để cầu nguyện cho ông thì từ nhà tù khét tiếng này, Luật sư Quân chuyển ra ngoài một bức thư viết tay cám ơn những người đã lên tiếng, giúp đỡ và cầu nguyện cho ông, khẳng định ông hoàn toàn vô tội. Ông tố cáo các cáo buộc ông về tội danh “trốn thuế” là một âm mưu chính trị nhắm vào tiếng nói bênh vực nhân quyền bất khuất của ông. Ông nói tinh thần ông vẫn kiên định và đồng thời bày tỏ sự cảm kích trước sự quan tâm của mọi người khắp nơi.


Ngày 8/7, tổ chức Theo dõi Nhân quyền ra thông cáo yêu cầu Hà Nội phóng thích Luật sư Lê Quốc Quân. Human Rights Watch cũng kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam nhắm vào các blogger và những người chỉ trích chính phủ; cũng như áp lực Hà Nội phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm.


Trước đó, hơn chục tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác đã gửi thư đến Ðại diện Cấp cao phụ trách Chính sách Ngoại giao và An ninh của Liên hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton, đề nghị gửi một phái đoàn cấp cao đến Việt Nam tham dự phiên xử Luật sư Quân.


Thỉnh nguyện thư của 12 tổ chức bao gồm Phóng viên Không biên giới đề ngày 1/7 thúc giục EU lên tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân, người có tên trong danh sách của Liên hiệp Châu Âu về Các Tù nhân đáng Quan tâm.


Trước quá nhiều áp lực của dư luận từ quốc nội đến hải ngoại và quốc tế. Ðặc biệt số người mến mộ ông quá đông ở khắp ba miền Bắc Trung Nam dự trù lũ lượt kéo nhau về Hà Nội tham dự phiên tòa xử ông khiến công an lúng túng. Phần khác, cũng vì muốn tạo “hòa khí” với Hoa Kỳ cho chuyến đi gặp Tổng thống Obama của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7/2013 nên ngày 8-7-2013 Cộng sản Việt Nam cho đình chỉ phiên tòa xét xử Luật sư Lê Quốc Quân như dư định vào ngày hôm sau, 9-7-2013, với lý do rất “bất thường” như tin được phóng viên Chân Như của đài RFA phát đi ngày 8/7/2013 cho biết:


“Tòa án Nhân dân thành phố Hà nội ngày 8 tháng 7 năm 2013 ra thông báo hoãn phiên tòa xử luật sư Lê Quốc Quân. Theo dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 9 tháng 7. Lý do được nêu ra là chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Lê Thị Hợp bị cảm đột xuất, phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện và cần phải được bác sĩ theo dõi sức khỏe.” [xem phóng ảnh trong phần phụ đính].


Luật sư Hà Huy Sơn, người tham gia bào chữa cho Luật sư Quân, xác nhận theo luật thì phiên tòa được hoãn phải không quá 30 ngày. Nhưng, cho đến ngày sinh nhựt của Luật sư Quân, nạn nhơn ngồi tù đã hơn 2 tháng, tức hơn 2 lần 30 ngày, từ 9/7/2013 đến 19/9/2013, mà không ai nghe nói Bà Thẩm pháp Hợp đã hết “cảm đột xuất” chưa; và chừng nào thì phiên tòa sẽ mở. Luật sư Hà Huy Sơn cho biết ông đã hai lần có văn bản về vụ xét xử thân chủ khi việc hoãn được một tháng; và sau đó đến thời điểm hai tháng nó được nhắc lại lần nữa. Ông nói:


“Về sự vi phạm, tôi đã có văn bản có ý kiến với Tòa án thành phố Hà Nội rồi. Theo luật qui định hoãn phiên tòa chỉ có 30 ngày thôi, sau khi quá 30 ngày tôi có văn bản nêu ý kiến về việc quá hạn đó đối với Tòa án thành phố Hà Nội; nhưng họ không có ý kiến trả lời gì tôi cả. Hôm 3 tháng 9 vừa rồi tôi cũng có văn bản gửi chánh án tòa án thành phố Hà Nội là người có thẩm quyền tiếp tục giam giữ hay phải trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân. Tôi căn cứ vào các qui định pháp luật thấy không có căn cứ nào để tiếp tục giam giữ luật sư Lê Quốc Quân, tôi có ý kiến nói chánh án phải có trách nhiệm và phải trả tự do cho Lê Quốc Quân; nhưng đến nay tôi không nhận được trả lời nào từ phía tòa án cả. Tôi cũng đã đến gặp luật sư Lê Quốc Quân hôm thứ sáu vừa rồi. Cuộc gặp kéo dài khoảng hơn 20 phút thôi. Mục đích trao đổi tình hình sức khỏe và tình hình gia đình cho Lê Quốc Quân biết. Sức khỏe của Lê Quốc Quân dù không được khỏe nhưng bình thường, tinh thần tốt. Tôi có trao đổi về văn bản gửi cho chánh án; và tôi được biết ông Lê Quốc Quân bị tạm giam mà không theo qui định của Luật Tố Tụng...”


Song song với việc tuần báo Nouvel Observateurs vinh danh đúng dịp mừng sinh nhựt Luật sư Lê Quốc Quân, một số nhơn vật quan tâm đến ông cũng có lên tiếng chúc mừng và binh vực ông, tiêu biểu như:


- 2 dân biểu Pháp Olivier Faure và Jacques Bompard đã gửi thư cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vào ngày 17 và 19-7-2013 để lên tiếng bênh vực cho Luật sư Lê Quốc Quân.


- Một số ca nhạc sĩ người Việt tại hải ngoại của trung tâm Asia tổ chức chương trình âm nhạc kỷ niệm sinh nhật ông. Nhiều bloggers đồng quan điểm cũng chia sẻ và chúc mừng sinh nhật ông trên các trang mạng ngoài vòng kiểm soát của nhà nước CSVN.


- Dân Biểu Liên Bang đại diện cho vùng Hamilton-East thuộc tỉnh bang Ontario, Canada, và nhân viên của văn phòng ông cũng chúc gởi lời mừng sinh nhật và bày tỏ sự ủng hộ việc làm của Luật sư Quân.


- Dân biểu Mỹ ở Nam California cũng viết thư chúc mừng sinh nhật ông, đồng thời kêu gọi chính quyền Cộng sản Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho ông.


- Các tổ chức nhân quyền thế giới như PEN, Electronic Frontier Foundation, Media Legal Defence Initiative, Lawyers for Lawyers... cũng gởi lời chúc mừng sinh nhựt ông.


- Riêng tổ chức Article 19 đã gởi ông thông điệp: “Chúng tôi sẽ không ngừng nghỉ đấu tranh cho đến ngày anh được thả”...


Giữa lúc dư luận dồn dập gởi đến ông lời chúc mừng sinh nhựt và đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông thì bất ngờ, tin được biên tập viên Mặc Lâm của RFA phát đi ngày 20-9-2013 cho biết:


“Sáng ngày 20 tháng 9 luật sư Hà Huy Sơn người nhận bào chữa cho luật sư Lê Quốc Quân đã được tòa án thông báo lên nhận quyết định xét xử thân chủ của ông. Luật sư Trần Thu Nam, người cùng bào chữa với luật sư Hà Huy Sơn trong vụ án cho biết: ‘Phiên xử vào buổi sáng ngày 02 tháng 10 tại 43 Hai Bà Trưng quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Ðã có văn bản và hôm nay luật sư Hà Huy Sơn lên nhận’.”


Biên tập viên Mặc Lâm cho biết thêm: “Khi chúng tôi hỏi Luật sư Trần Thu Nam về việc trì hoãn thì được ông cho biết:


Cái hậu trường của người ta đằng sau nếu mọi cái đều theo phán đoán thì sẽ không chính xác vì theo tôi nó có nhiều yếu tố lắm. Yếu tố nội bộ, yếu tố chính trị, yếu tố hồ sơ... nói chung rất nhiều.”


Từ nay, 20-9-2013, đến ngày xử, 2-10-2013; còn 13 ngày nữa; chưa biết sẽ có những gì xảy ra khi mọi chuyện tùy thuộc rất nhiều yếu tố như nhận định của Luật sư Trần Thu Nam.


Ðiều này khiến mọi người nhớ lại vụ án Nguyễn Phương Uyên ở Tòa án Long An ngày Thứ Sáu, 16-8-2013, mà kết quả phiên tòa cho thấy Tòa đã xử không theo tiền lệ, tức theo đề nghị của Viện Kiểm sát. Tòa đã xử cho Nguyễn Phương Uyên được hưởng 3 năm tù treo, và được trả tự do ngay tại tòa trong khi trước đó Viện Kiểm sát đề nghị y án 6 năm tù giam.


Kết quả này đã được các hãng thông tấn quốc tế AP và AFP gọi là một màn “Trình diễn khoan hồng và rất hiếm hoi”; và ông Phil Robertson, đại diện Châu Á của tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Human Rights Watch cũng nói với AFP rằng:


“Có lẽ chính quyền Việt Nam rốt cuộc đã lãnh hội được thông điệp của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc cải thiện nhân quyền”.


Nhìn vào vấn đề “hậu trường” của vụ án mặc dầu không ai đoán được kết quả sẽ như thế nào, nhưng chuyện bất ngờ do “người ta” hối hả công bố Luật sư Lê Quốc Quân sẽ được đưa ra xét xử trước khi Nguyễn Tấn Dũng lên đường đi Pháp, từ 24 đến 26-9-2013; và Mỹ từ 26 đến 28-9-2013 chắc chắn là một tính toán mang đủ các yếu tố nội bộ, chánh trị và hồ sơ... như nhận xét của Luật sư Trần Thu Nam nêu trên.


Ðiều này cũng nhắc Giáo Già nhớ lại câu nói của Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc rằng: “Có thể nói, sức mạnh của các chế độ độc tài chủ yếu được xây dựng trên ba nền tảng chính: Một, phân hoá dân chúng, hai, lừa dối, và ba, khủng bố. Biện pháp đầu làm cho người ta nghi ngờ nhau; hai biện pháp sau làm cho người ta sợ hãi. Cũng có thể nói, sức mạnh các chế độ độc tài không nằm ở bản thân nó mà chủ yếu nằm ở sự chia rẽ và khiếp nhược của mọi người. Khi, vì lý do nào đó, mọi người đoàn kết và can đảm đòi hỏi quyền lợi và quyền lực cho mình thì các nhà độc tài chỉ có thể làm giống như Muammar Gaddafi ở Libya năm 2012: chui xuống ống cống.”


Do vậy, việc Luật sư Lê Công Ðịnh được rời nhà tù trước thời hạn; và giờ đây vụ án Luật sư Lê Quốc Quân bị đình hoãn bất thường quá thời hạn luật định rồi lại nghe Nhà nước loan báo sẽ được xét xử cũng rất bất thường có thể đang thể hiện sự lúng túng mang đủ sắc màu của một phép thử chuyển mình trong cơn khổ nạn sinh thành.

Giáo Già (Danlambao)
____________________________

Phụ đính:


Phần viết về LS Lê Quốc Quân trong Bài báo Les 50 qui changent le monde trên tuần báo Nouvel Observateurs. Photo courtesy of Nouvel Observateurs.

Sửa bởi người viết 21/09/2013 lúc 10:05:58(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.284 giây.