logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/10/2013 lúc 04:57:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nếu tham chiếu Tin Mừng Nhất Lãm, chúng ta sẽ thấy lý do tại sao các môn đệ xin Chúa Giêsu thêm

lòng tin cho họ. Theo trình thuật của thánh Máccô, thì hôm ấy, Chúa Giêsu và ba môn đệ đi vắng, khi trở

về nhà thì thấy một đám đông vây quanh các môn đệ. Theo lời một người cha thuật lại, thì ông có một

đứa con bị quỷ ám, ông đã đem cháu đến nhờ các môn đệ trừ quỷ, nhưng các ông không làm nổi.
Nghe thế, Chúa Giêsu đã khiển trách: “Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian tà.” Sau sự việc ấy,

các môn đệ đến hỏi riêng Chúa: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” Ngài trả lời: “Tại

anh em kém tin!” Các ông đã xin với Chúa: “Thưa thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”, và Ngài nói

tiếp:“ Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống

dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em.”

Sức mạnh của lòng tin
Lòng tin như thế không phải tự nhiên mà có, nhưng là một ân huệ mà ân huệ ấy chỉ có Thiên Chúa là

Đấng Toàn Năng mới có thể ban cho chúng ta được. Các môn đệ đã xin ban thêm lòng tin cho họ.
Có được sức mạnh để có thể trừ được quỷ, để khiến cho cây mọc trên đất, cắm rễ dưới biển, là tùy

thuôc vào mức độ của đức tin. Nếu có được đức tin bằng hạt cải thì cũng có thể làm được những việc

đó!
Khi xin như thế, các môn đệ cũng nhận ra đức tin của mình còn yếu.
Đức tin không thể cân đo đong đếm, nhưng Chúa đưa ra một hình ảnh cụ thể là hạt cải nhỏ bé của đức

tin để cho các môn đệ thấy sức mạnh của đức tin. Chỉ bằng hạt cải mà đã làm được những việc phi

thường như thế thì nếu lớn bằng hạt cam, hạt nhãn thì còn làm được biết bao chuyện phi thường hơn!

Hạt cải bé nhỏ ấy cũng là thước đo lòng tin, cậy, mến của chúng ta đối với Thiên Chúa, đo mức độ tuân

phục, phó thác vào quyền năng của Ngài. Không biết đã có ai có được đức tin bằng hạt cải chưa!
Đức tin là điều kiện phải có, là một đòi hỏi tiên quyết, một yếu tố quan trọng trong mối tương giao giữa

con người và Thiên Chúa.
Ân sủng đức tin đã được ban cho chúng ta khi nhận Bí Tích Rửa Tội, nhưng không phải ân sủng ấy

được ban cho một lần rồi thôi, mà chúng ta phải vun trồng, bồi đắp cho đức tin ấy. Thánh Phaolô cũng

đã nhắc nhở Timôthê, người con tinh thần của mình: “Tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên

Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh. Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta

một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức

mạnh, tình thương và biết tự chủ.”
Và để dời được núi kiêu căng, nhổ được rễ căn nguyên tội lỗi, thì sức mạnh của đức tin lại là ăn chay,

cầu nguyện như lời Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thứ quỷ ấy chỉ xua trừ được bằng cầu nguyện

và ăn chay.”



Lòng tin và phục vụ
Đức tin phải song hành với lòng trung thành phục vụ; chính trong sự trung thành phục vụ mà đức tin có

sức mạnh.
Nhưng phục vụ theo lệnh hay phục vụ theo tin yêu?
Chúa Giêsu đã đưa ra một ví dụ: “Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở

ngoài đồng về, lại bảo: Mau vào ăn cơm đi, chứ không bảo: Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn

cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau! Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo

lệnh truyền sao? Thầy nghĩ rằng: Không. Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh

phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.”
Người đầy tớ từ ngoài đồng trở về, sau một ngày làm việc, anh mệt nhọc, thế mà ông chủ không thông

cảm với sự cực nhọc của anh, lại ra lệnh cho anh: Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn

uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau!” Đó là bản chất của một ông chủ cay nghiệt, chỉ nghĩ đến mình

mà không thông cảm được với nỗi khổ cực của người đầy tớ; trái lại, vì yêu thương và cảm thông được

nỗi vất vả của người đầy tớ, ông đã ân cần bảo anh: Mau vào ăn cơm đi. Đó là bản chất của một ông chủ

đầy lòng thương xót, yêu thương người đầy tớ, là hình ảnh người chủ nhân lành, luôn quan tâm đến

người đầy tớ; đó cũng là bản chất của Thiên Chúa nhân hậu, đầy lòng thương xót đối với con người.
Đối với người đầy tớ, sau một ngày mệt nhọc, trở về nhà, lại phải phục vụ ông chủ một cách bất ưng

trong lòng, anh không mấy vui, nhưng vì lệnh phải làm; nhưng ngược lại, tuy mệt nhọc, anh vẫn vui vẻ tự

nguyện phục vụ ông chủ không phải vì lệnh mà vì lòng mến ông chủ, thì ông chủ sẽ vui.
Qua hai thái độ phục vụ trên, Chúa Giêsu đã khẳng định: “Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã

làm theo lệnh truyền sao?” và Ngài đã trả lời: “Thầy nghĩ rằng: Không, và áp dụng vào trường hợp các

môn đệ và cho cả chúng ta, Ngài nói: “Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh

phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”.


Đó là thái độ khiêm tốn trong phục vụ
Là người Kitô hữu, có lúc chúng ta nghĩ Thiên Chúa phải ban cho chúng ta ơn huệ nào đó khi chúng ta

theo Ngài. Ngài phải ban cho chúng ta thiên đàng vì chúng ta đã phục vụ Ngài nơi trần gian. Đó là thái độ

người làm thuê, vụ lợi. Chúng ta đặt Thiên Chúa, một người cha nhân hậu luôn quan tâm chăm sóc đến

con cái mình vào vị trí của một người mắc nợ chúng ta. Đức tin vụ lợi! Chúng ta mới chỉ là những đầy tớ

làm theo lệnh.
Chúng ta chưa phục vụ Thiên Chúa để cho “danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới

đất cũng như trên trời”. Cách phục vụ ấy đòi hỏi chúng ta phải chủ động, tích cực trong tin yêu.
Các thánh cũng làm theo bổn phận, làm theo thánh ý Thiên Chúa, nhưng các ngài không làm bổn phận

vì bổn phận mà làm bổn phận vì lòng tin yêu Thiên Chúa. Đức tin và phục vụ phải song hành: đức tin

trong phục vụ và phục vụ trong đức tin. Cả hai cần phải có “ân sủng của Thần Khí tạo sức mạnh, tình

thương và tự chủ” như thánh Phaolô đã nói. Trong tinh thần khiêm tốn, chúng ta cũng nhận mình là

những đấy tớ vô dụng, những đầy tớ chỉ làm theo lệnh, theo bổn phận; và như các môn đệ, chúng ta

cũng xin: “ Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”.

LM. Trịnh Ngọc Danh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.