logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 07/10/2013 lúc 06:33:19(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

_A lô! Chị Lan hả? My đây, chị có nhìn thấy cái chén của em không?
_chén nào…?
_Cái chén kiểu cổ có vân hoa đó
_ Bao nhiêu chén ở nhà em đều cổ và có kiểu vân hoa, ai biết chén nào!..có chuyện gì mà quan tâm đến cái chén đó dữ vậy?
-Chị làm ơn đến nhà em tìm hộ đi, tại chị hết…..Ai biểu hôm qua chị dọn dẹp tủ bếp em làm tùm lum đây nè.
_Xì… người ta đến giúp mà còn than phiền ,biết vậy mặc kệ em cho rồi, tha hồ để mình em dọn cho biết tay. Người ta cũng mệt dữ lắm chứ bộ!
Tôi xuống giọng nằn nì:
_Xin lỗi chị ,tại em nóng ruột tìm hoài cái chén không được nên hơi gắt, chị làm ơn ghé gấp nha, phải tìm cho được cái chén đó, nếu không má em biết bị mất là chết em đó.
_Gì dữ vậy, cái chén có sự tích hả, tí nữa đến kể chị nghe hén?
_Đưọc rồi! nhanh chân nha…

Khi chị Lan gõ cửa thì cái nhà bếp của tôi đã bị bày bừa ra hết, không những chỉ dụng cụ nồi niêu xoong chảo, bát đĩa,v…v..mà ngay cả đến thực phẩm đồ khô, gia vị muối mắm cũng giàn rộng chiếm đến sát gần cánh cửa ra vào của căn chung cư, chị phải đứng đợi hồi lâu bên ngoài đến khi tôi vất vả dọn tạm một chỗ cho chị vào. Số là building tôi đang ở cứ 3 năm phải xịt thuốc chống gián một lần. Ba năm trước, gia đình tôi đi vacation xa nên được may mắn thoát nạn không phải lôi tung huê tất cả những thứ đồ lỉnh kỉnh từ tủ nhà bếp do bởi cái tính muôn thuở từ nào đến giờ, má tôi, ngoài việc thích “sưu tầm” mấy bát đĩa sale ,còn đèo thêm tính tích trữ như sợ phạm tội uổng phí khi vất bỏ những thứ như hộp mủ ,thìa muỗng plastic, thứ mà bên này thường người ta xử dụng chỉ một lần rồi thôi. Cái tính “tích tiểu thành đại” hầu như ăn tận sương tủy bao đời của người đàn bà vốn quen tằn tiện, tích trữ phòng cơ xưa nay khó sửa đã khiến cho ba tôi lắm lúc bực mình vì mỗi lần ông mở tủ bếp muốn lấy một thứ gì là trăm lần như một cả một núi đồ linh tinh vụn vặt đổ nhào ra chào mừng. Nên hễ có bất kỳ dịp thanh tảo nào tủ nhà bếp , ông luôn luôn khuyến khích chúng tôi nên bỏ bớt đi cho đỡ gánh nặng.
Nói trở lại việc cái chén, chị Lan vừa thả dép ở ngưỡng cửa là tôi đã hốt hoảng vừa hỏi vừa tả lại dồn dập về cái chén mà tôi ngờ chị đã để nó lẫn vào thứ cần thanh trừng ở một xó xỉnh đâu đó
Sau một thoáng đăm chiêu, chị đưa tay phác họa trên không :
_cái chén dáng cổ có hơi mẻ một chút ở vành ,phải không?
chị nhớ có đem xuống một chồng chén sứt cũ để bỏ đi, chẳng biết nó có nằm trong số đó không …,mà em lo gì, nếu là dượng ba ( chị gọi ba má tôi là dì dượng), thì dượng cũng về phe tụi mình ủng hộ chuyện đem bỏ cái chén cũ mèm te tua đó
_Ý trời! ba em biết được chị bỏ nó , ông còn làm lớn chuyện nữa đó
Trong khi chị lục lọi một mớ hỗn độn trên dưới, trong ngoài ngăn tủ bếp ,tôi từ từ kể lại câu chuyện về cái chén không chỉ là một kỷ vật , mà còn là một huyền thoại khó tin xảy ra giữa thời đại nhiễu nhương lúc bấy giờ.

*********************************
Má tôi là đứa con cầu tự rất khó nuôi. Bà ngoại vất vả ghê lắm trong những tháng ngày má tôi còn giai đoạn bú mớm mãi đến hơn hai tuổi rưỡi. Tưởng mọi chuyện ăn uống được thuận buồm xuôi gió khi má tôi lớn dần lên và đang bắt đầu tập làm quen với việc ăn cơm, có ngờ đâu …., bất cứ đưa vào miệng thức ăn gì má tôi cũng không giữ được lâu trong bụng, ói ra bằng thích. Đi bác sĩ, họ đều phán rằng bao tử của má tôi vốn bẩm sinh có kích thước bé nhỏ hơn so với trẻ em cùng tuổi bình thường, thân thể lại ít hoạt động sinh ra èo uột yếu đuối, bao tử làm trọn chức năng của nó mới là lạ. Bà ngoại đau khổ xót xa vô cùng! đúng là lòng mẹ lúc nào cũng lai láng, nuôi con bằng tấm lòng trời biển, bà đâu chịu thua, càng dốc tâm gắng sức để làm sao cho con phát triển trí thân bằng người. Không sai bảo kẻ ăn người làm , bà tự mình lăn xả vào bếp, tận tay hết nấu rồi say mọi loại thức ăn dinh dưỡng, đặc biệt thay đổi hằng ngày để má tôi ăn ngon uống mát. Rồi phải đóng vai một người bạn nhỏ cùng má tôi vui đùa, chạy nhảy như một phần chương trình thể dục gây kích thích ăn uống và đưa đến việc tiêu hóa dễ dàng .
Tỉ mỉ thế, kiên nhẫn nhiều mà kết quả chẳng là bao. Câu nói “còn nước còn tát” thật đúng cho cảnh tình bà ngoại lúc này, tội thân Bà ngoại, tất tả ngược xuôi học hỏi, lắng nghe họ hàng, bà con, bạn bè để học những kinh nghiệm dân gian, những lời mách bảo hữu ích để có thể áp dụng đúng tình huống cho việc nuôi đứa con đầu lòng . Trời như trêu người, cho nên cái tuổi lên 5 của má tôi vẫn bị quở là một cây sậy biết đi thua cả đứa trẻ lên 2 .
Một bữa, có đoàn lân dừng ngang tiệm nhà bà ngoại( bà ngoại lúc bấy giờ mở một tiệm tạp hoá nhỏ) múa lân xin tiền ăn tết. Sau khi trình diễn xong màn múa sinh động, một đứa bé gái trong đoàn trạc tuổi má tôi đứng ra xin tiền. Cái mồm nhỏ linh hoạt, ăn nói lễ phép khéo léo thật ngoan của cô bé đã chiếm ngay tình cảm nồng hậu của bà ngoại cũng như của những người xung quanh . Chẳng mấy chốc, những đồng tiền rào rào của bá tánh tung ra lấp lánh đầy cả cái chén đang cầm trên tay cô bé.
Cái chén xin tiền không đặc biệt lắm về hình dáng, chỉ có điều kích thưóc nó nhỉnh hơn chén ăn cơm bình thường , nhưng nó lại lôi cuốn mắt người bởi sắc mầu xanh nhạt hoa lý dịu dàng đến lạ lùng, những vân hoa điểm nhẹ quanh vành bát tăng thêm phần xinh xắn. Má tôi lúc ấy, đúng trước cửa nhà, sau phút ngẩn ngơ tiếc nuối với hồi chiên trống kết thúc màn lân nhanh quá, tò mò chạy đến cạnh cô bé đang cúi đầu cám ơn cô bác tặng thưởng. Đôi mắt má tôi bỗng sựng lại và dừng chăm chú trên cái chén thật lâu ,cứ y như bị cái mã đẹp đẽ như một món đồ chơi thần kỳ ấy làm cho hút hồn đến nỗi thần trí mê man, nên nhất định đòi cho bằng được làm chủ riêng mình. Bà ngoại, thoạt đầu cố gạt đi cái tính vòi vĩnh trẻ con bằng sự dỗ dành, dụ khị môt món đồ chơi khác thay thế, nhưng cuối cùng đành phải nhượng bộ để chiều lòng má tôi, vừa mới ăn xong, sợ má tôi khóc quá sẽ bị ói ra hết, thế nên ngoài số tiền thưởng hậu hĩnh đoàn múa lân, bà thương lượng trả thêm cho đoàn biểu diễn một món tiền nhỏ nữa như hình thức mua lại cái chén.
Thực là một sự mầu nhiệm nào đó khó nói, vì từ lúc có cái chén, không hiểu lý do gì má tôi ưa thích và quý nó lắm, tất cả thức ăn gì cũng yêu cầu được đựng vào cái chén ấy mặc kệ cho ai trêu chọc nói ra nói vào. Đặc biệt là khi dùng cái chén đó, má tôi ăn uống ra chiều ngon lành, tự nhiên bình thường mà không còn bị hành hạ ói mửa như trước. Làm sao diễn tả lên nỗi vui mừng của ngoại tôi! Dĩ nhiên ngoài việc cúng tạ ơn Trời đất thật là linh đình, bà còn làm thêm công quả tích phước bằng cách giúp đỡ tài vật cho những gia đình nghèo, neo đơn trong xóm hằng bao năm trời.
Cái chén được ngoại tôi nâng niu, quý hoá, giữ gìn như vật bất ly ,dặn người làm rửa riêng và thật nhẹ tay, cũng cấm tất cả trẻ nhỏ con họ hàng đến chơi đừng léng phéng chạm đụng vào cái chén ấy vì sợ họ lỡ tay làm bể thì nguy to. Để an toàn hơn bà ngoại thuê người đặc biệt làm lớp bọc chung quanh phần dưới của cái chén bằng khối nhựa dẻo cách nhiệt, như một lớp đệm vừa tránh trơn tuột vừa không bị bỏng tay khi thức ăn hơi nóng. Bà nhất nhất dặn kỹ má tôi là phải bảo vệ cái chén và dọa rằng thật sẽ chẳng có chén thứ hai nào tìm thấy y hệt có thể thay thế nó dẫu có nhiều tiền đi chăng nữa.
Có cái chén đó rồi ,thì từ má tôi trở về sau, các dì cậu tôi ra đời đều dễ nuôi vô cùng vì bà ngoại tôi dùng cùng cái chén đó để bón cơm đút cháo một cách nhanh chóng .
Đến khi má tôi lập gia đình, nghe má tôi kể lại tôi cũng khó ăn lắm dù chẳng phải là con cầu tự, cái chén ấy lại được truyền lại cho tôi xử dụng và đương nhiên như một điều tốt lành, tôi cũng trở nên dễ dãi trong ăn uống như bao đứa trẻ con khác.
Nếu chỉ dừng lại cái việc ăn uống bằng cái chén có sức mầu nhiệm ấy chắc chẳng có chuyện gì để nói nữa.
Giòng đời vẫn trôi cho đến một ngày đất nước đổi chủ, dân tình ly tán, cuộc sống cứ dần một khó khăn, bấp bênh, tự do bị ràng buộc, người người mọi nơi lén lút mưu tính vượt biên , sẵn sàng bỏ hết nhà cửa sự nghiệp tìm đường ra đi, dầu biết con đường trước mắt đầy gian nan, bất trắc, và nguy hiểm. Gia đình tôi cũng không nằm ngoại lệ. Ba tôi ngày đêm mọi cách liên lạc với bạn bè thân thiết cùng chí hướng, bí mật liên lạc tầu bè, mua tài công có khả năng hầu chuẩn bị cho một cuộc vượt biển bí mật.
Nếu ba tôi khổ công dành một thời gian điều nghiên kỹ lưỡng, chọn thời điểm thích hợp, khí hậu thuận lợi cho chuyến ra đi một sống hai chết này thì Má tôi cũng vất vả không kém với trách nhiệm chu toàn xắp xếp đâu đó việc trong nhà ngoài cẩn thận.
Hành trang mang theo, ngoài 2 bộ quần áo cũ mèm còn thì vật dụng hết sức đơn giản . Má tôi cũng không quên dành một chỗ nhỏ trong tay nải cái chén kỷ niệm đặc biệt thần kỳ có một không hai . Má tôi nói chỗ nào nguy hiểm nhất là chỗ an toàn nhất ,nên người lén ba tôi nhét dăm chỉ vàng được dát cực mỏng thành những sợi dây dài dấu dưới đáy chén, từng được bọc ngoài bởi lớp nhựa dẻo ngày xưa, nay do thời gian trở thành chai cứng với mầu nước dưa cũ kỹ đen ố chẳng còn đẹp đẽ hấp dẫn được mắt ai nữa. Má tôi nói cái chén này sẽ là một gia tài nhỏ vô cùng quan trọng sẽ giúp cho gia đình chúng tôi không ít trong tương lai gần, tôi chẳng biết có đúng hay không nhưng rõ ràng sau này trong chuyến vượt biên , những chuyện lạ lùng khó hiểu đến kỳ lạ xảy ra…
Ba tôi, tính tình rất giống ông nội tôi, nghĩa là hễ ra đường là phải tươm tất, thẳng thớm quần áo, mày râu nhẵn nhụi đàng hoàng chứ không lúi sùi qua loa được. Việc vượt biên cẩn trọng và hết sức tránh mọi điều nghi ngờ có thể lộ ra bên ngoài , nên ông phá lệ ,buộc mình cái việc ăn mặc xuề xoà ,tóc tai bù xù, râu ria tua tủa cốt hoà mình vào người địa phương, nơi sẽ trú tạm, trong khi chờ tầu lớn. Vì an toàn cho bản thân và gia đình, ông tập cả tháng cách thức bộ dạng đi đứng ăn mặc.
Ngày vượt biên như đã dự định đúng vào ngày rằm. Để được bình an suôn sẻ, má tôi sau khi cúng kiếng kỹ càng đã nhờ cậy bác tôi xuống trông nhà hộ, bà cũng phòng khi…..lỡ sự, còn có chỗ để quay về.

Gia đình năm người chúng tôi an vận đơn giản mỗi người một tay nải cũ trực chỉ chuyến xe đò, người trước kẻ sau không đi chung tránh kẻ dòm ngó, nghi kỵ.Tất cả cuối cùng trót lọt êm ru tới được nơi tập trung như đã hẹn .
Đêm đến trong căn nhà dân được chủ tầu chỉ định gần nơi mua sẵn gần bãi đậu, trong khi tất cả mọi trú tạm đang mệt nhoài thiu thiu vào giấc, thì bỗng đột ngột có một nhóm người từ đâu lù lù nhảy vào nhà, gương mặt bặm trợn, tay lăm lăm dao gậy hét la đòi tiền bạc,vòng vàng. Trong buổi tranh sáng tranh tối ấy, của đi thay người là châm ngôn hay nhất , kết quả dân thành thị chúng tôi quá sợ hãi , hết thẩy riu ríu, răm rắp nghe lời không dám cãi một câu, tiền bạc giấu giếm mang theo hữu sự, chỉ một đêm thôi chưa đi đến đâu, hầu như bị tước sạch. Sáng ra phong phanh có người nói đó là do người quen của chủ nhà muốn làm một vố thu hốt cuối cùng. Bây giờ tôi mới biết cái chén, má tôi đem theo, là thần tài đã giữ may mắn tiền tài của chúng tôi yên ổn như thế nào, số vàng không bị trấn lột, vì họ lục lọi chẳng thấy cái gì mảy may đáng giá ngoài vài thứ đồ linh tinh.
Tối hôm sau một mật hiệu cho biết là cá lớn (ý nói là tầu lớn) đến chờ sẵn ngoài xa. Đoàn người chúng tôi mắt căng to hồi hộp, âm thầm nối đuôi nắm tay nhau cho khỏi lạc, lầm lũi, lần mò trong màn đêm dầy đặc. Những đôi chân chưa quen sông nước bao giờ xuýt xoa lạnh lẽo khi nhúng chìm vào vùng nước đen ngăn ngắt đến tận gối , cắn răng chịu thân mình sũng ướt vì bị nước từ bước chân người trước bắn tung lên, để rồi ráng bám trèo lên cá nhỏ không rõ kích thước đang tròng trành ,bập bềnh nhấp nhô trên sóng nước vô tình.
Đi chưa được bao lâu, bỗng gầm gừ tiếng đạn từ đâu bay ngang dọc khắp phía trên không như xé nát trời đêm, tiếng máy tầu chạy xầm xập, tiếng la hét, còi thổi ầm ĩ, rồi ánh đèn pha trải quét rộng một vùng nhốn nháo. Tĩnh mịch của lòng đêm không chỉ bị âm thanh tên bay đạn lạc dày xéo làm cho kinh hoàng mà đồng thời những gương mặt nhoè nhẹt nước mắt của đám cùng khổ dưới ánh điện pha hung thần của cuộc tảo thanh giận dữ, cuồng nộ làm cho đến khiếp hồn bạt vía .Tiếng người di chuyển sợ hãi trong lòng thuyền rầm rập hoà trộn tiếng kêu rên như bị giẫm đạp, trẻ con giật mình khóc ré, mở thành một quang cảnh hỗn loạn khủng khiếp. Chúng tôi nằm ép vào mạn tầu, tôi nghe có người trong tầu la lên là chuyến đi bị lộ do có người nằm vùng báo mật.
Má tôi giống như một bà mẹ gà trước nguy cơ đàn con bị diều hâu tấn công, bà giang tay ra sức ôm thật chặt chúng tôi vào lòng vỗ về, miệng luôn lâm râm khấn vái cầu ơn trên, tổ tiên ông bà che chở đỡ đần cho. Người tài công chuyền tai nhau như một kinh nghiệm rằng mọi người cứ thả tiền ra thì xong hết, nhưng ai nấy ngơ ngác, không nói chúng tôi cũng hiểu ngầm rằng tiền bạc đã bị lấy hết hồi đêm rồi, đào đâu ra nữa bây giờ, chắc chỉ có nước bị bắt, tù mọt gông thôi. Bất giác tay tôi đụng vào cái vành bát cấn lên trong tay nải của má tôi, trong mơ hồ sợ hãi bủa vây, tôi cảm thấy ánh mắt của má tôi loé lên tia vui mừng hy vọng tựa hồ như tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm, tiếng bà thoảng nhẹ như tơ thì thầm an ủi chúng tôi lúc này đang méo mặt thảng thốt lo sợ cùng cực.
_không sao đâu các con, sẽ không có việc gì cả………yên tâm…..

Như một sự run rủi che chở của ơn trên, chuyến đi vượt biển thất bại hôm ấy, rủi lại hoá may, tất cả người bị bắt chỉ bị thẩm vấn sơ sài vì chỗ chứa người vượt biên đã chật đầy ních người, công an muốn làm tiền nên nếu gia đình nào,hễ có tiền chuộc hối lộ là được thả ngay lập tức.
Gia đình chúng tôi bị dồn vào một phòng nhỏ, má tôi lúc ấy mới lôi bửu bối giấu kín từ đáy cái chén đưa cho tên công an nhí, mặt còn non choẹt hình như mới từ Bắc vào. Tuy mừng rên với số vàng trong tay, “đồng chí” bé còn tham lam cố giương cặp mắt cú vọ chĩa vào cái chén hẳn hình như đang xác định giá trị món vật trong đầu. Hắn giật cái bát từ trong tay má tôi, đưa lên ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn neon treo lủng lẳng từ trần nhà, nghiêng ngả xà xuống gần sát đầu những người vượt biên chúng tôi, như vẻ đe dọa, hạch sách. Hắn săm soi lật lên úp xuống , nhìn ngang dốc ngửa cái chén ẩn mầu nước hoa lý cũ sì, nhíu mày thắc mắc hỏi má tôi rằng có phải cái chén đáng giá lắm hay không mà hành lý vượt biên chẳng có vật gì khác lạ ngoài cái này. Một ý nghĩ tinh quái thật nhanh vụt thoáng qua đầu, tôi nhanh nhẩu vọt miệng:
_ Nếu anh thả gia đình chúng tôi, cái chén cổ đáng giá năm lượng vàng này sẽ thuộc về anh thay vì tôi dâng nó lên thượng cấp của anh.
Mắt tên công an sáng rực, không biết hắn khờ khạo hay tôi liều lĩnh đến điên rồ khi thốt ra lời khó tin đó. Hắn tự nhiên giật thót và ngây người ra khi nghe giá trị của cái chén, rồi như sợ có kẻ khác cướp lấy vật quý, hắn lanh lẹ làm thủ tục dẫn đám chúng tôi thả ngay tức khắc sau khi giả vờ nói vài câu vô thưỏng vô phạt và nghiêm giọng dặn đừng tiết lộ việc này với bất cứ tên nào khác .
**********
Bác tôi rươm rướm nước mắt khi thấy chúng tôi sau hai ngay không chút tin tức, bình yên về đến nhà. Bác nói sốt ruột quá khi nghe phong phanh tầu bị bắt. Bác khấn vái suốt ngày và bác cũng nói với má tôi bà ngoại tôi linh thiêng lắm,vì bác thấy trong hai ngày gia đình tôi biệt tích, có con bướm nhỏ được tả giống như con bướm, mỗi lần má tôi giỗ bà ngoại thường hay luẩn quẩn bay về quanh bàn thờ dập dìu đôi cánh với vẻ thân thương che chở. Bác tôi cũng lại thấy nó bay đến cùng trạng thái đó nên được an tâm, vỗ về đôi chút. Không ngờ là thực, chúng tôi được trở về không nguy hiểm tù tội, sự mất mát của cải không làm cho má tôi quan hoài bằng việc bị tước đoạt cái chén, vật kỷ vật bất ly thân của bà ngoại để lại. Má tôi ngậm ngùi trước bàn thờ bà ngoại lầm bầm mãi trong miệng câu xin lỗi , không biết tự nói với mình hay đang khấn với hồn thiêng của bà để bà hiểu rằng má tôi tiếc lắm và rằng bà dun dủi làm sao có dịp giúp lấy lại cái chén đó bây giờ…
Tâm niệm còn người là còn của, và cái gì thuộc về mình sẽ là của mình chẳng ai có thể lấy đi dược ,ba tôi cứ nhắc đi nhắc lại mãi như thế với má tôi như một câu an ủi, khuyên răn suốt cả một thời gian dài mới làm má tôi có thể nguôi ngoai đi nỗi đau lòng và thôi sầu buồn tự trách vì đã sảy hứa với bà sau chuyến đi định mệnh.

Trong số họ hàng của bà ngoại tôi, có một người bà con thân cận, ông từng mất liên lạc gia đình vì tập kết tận miền bắc xa xôi, từ lúc má tôi còn bé xíu, không biết thế nào mà ông ta mò mẫm được đúng địa chỉ gia đình tôi và tìm tới. Vai trò của ông bây giờ có phải là đường hoàng là một cấp lớn chỉ huy nhiều uy lắm quyền hay không, vì mỗi khi đến chúng tôi chơi, mặt thì câu nói huênh hoang, khoe khoang nhưng mắt cứ láo liên dò ngang xét dọc, dòm trên ngó dưới của cải dân đen con cháu. Ăn cướp lại la làng, ba tôi ghét lắm, nhiều lần không nhịn nổi phải gằn giọng cãi lại trong những bữa tiệc gọi là gia đình đoàn tụ . Má tôi thì ngược lại bà hiểu rõ thế nào là thất thế sa cơ của sự thay cờ đổi chủ. Đến nước này, mềm mỏng là hơn, lấy thoái làm tiến, giữ hòa khí cho yên sóng gió. Hơn thế nữa căn nhà tôi đang ở hiện giờ chưa biết số phận như thế nào vì nó nghe đâu nó là tầm ngắm nghé của nhiều viên chức cao thèm muốn do nó ngoại hình bề thế và tọa lạc trên khu đất rất đắc địa của thành phố khiến người ta không khỏi nhoá mắt, tranh giành. Thôi thì của đi thay người, chuyên lớn hoá nhỏ chuyện nhỏ hoá không, ba tôi đành ngó lơ nén lòng để má tôi đem bao nhiêu của cải ,tài vật nào đáng giá trong ngoài biếu không đến ông bà con bên ngoại hầu kéo dài thời gian tạm thời mua lại sự vui vẻ, bình yên cho cửa nhà. Bánh ít qua thì bánh quy lại, ông bà con cười xuề xoà ra vẻ ta đây biết điều biết ý, thuận ông thì việc gì cũng xong.
Ngày mùng một tết, sau những thủ tục chúc tụng nhau ngày tết, ông “lại quả” cho gia đình tôi một món quà đặc biệt mà ông cho rằng rất hiếm quý được xem là một sự trả ơn những biếu xén hậu hĩ mà gia đình tôi đối với ông từ trước đến giờ.Chúng tôi không khỏi phì cười trong bụng ngầm hiểu rằng với miệng lưỡi của ông, nếu là đồ quý thật sự có chắc gì đến tay chúng tôi hưởng!!!!
Nghĩ vậy, đợi khi ông ngất ngưởng ra về hỉ hả với tiền biếu từ sự chiu chắt vá trước buộc sau của gia đình tôi, má tôi do bị chúng tôi thúc giục vì quá tò mò, thắc mắc mãi về món quà, nên mới ra tay không thiết tha lắm mở toang hộp quà được gói sơ sài bằng giấy bóng đỏ cũ kỹ. Chợt má tôi há hốc miệng chỉ trỏ với chúng tôi với tâm trạng cực kỳ xúc động.
-Ôi chao ơi! đúng là nó….
Vâng, hình như muôn đời vẫn luôn có một sự huyền hoặc bí ẩn mà ta không thể giải thích được, một sự xắp xếp diệu kỳ nào đó khiến cái chén sứ cũ ngả mầu chu du bốn phương tám hướng bỗng trở về hoàn chủ cũ, nhưng lần này, nó bị sứt một mảnh nhỏ ở vành chén, biến nó thành vật hoàn toàn vô dụng đáng vất đi. Với má tôi bây giờ là điều hay, vì chẳng còn ai từ đây ham muốn, tranh giành nó nữa.
Nói cho rõ, thì ra tên công an nhí sau khi chộp được cái chén từ gia đình tôi ,cứ hí hửng như thu một gia tài, đem cống cho thủ trưởng để mua quan,tiến chức. Chiếc chén chạy qua bao tay hối lộ ,tham nhũng để cuối cùng biết được giá trị tầm thường của nó, thay vì bỏ đi, họ lại đem nó đi tiếp tục tâng bốc giá trị vô hình tưởng tượng hầu loè mắt kẻ tham trong thiên hạ và luân chuyển xử dụng nó như một vật làm tặng thưởng, quà cáp hay biếu xén.
*****
-cái chén mang lại nhiều điều tốt lành, may mắn đến cho gia đình em. Má em vui mãi câu nói rằng bà ngoại hẳn linh thiêng lắm mới đặt để xui khiến cái chén ấy về lại trong tay má em như một nhắc nhở hãy gìn giữ nó cẩn thận trong mọi tình huống. Đến khi đi sang bên đây qua diện bảo lãnh, má em cũng chẳng thể nào không đem nó được dầu ai cũng cười khì khi nhìn thấy cái chén mẻ quê mùa xấu xí vô cùng trong hành lý của gia đình.
Tôi vừa kết thúc câu chuyện thì đúng lúc, chị Lan từ trên chiếc ghế cao, lắc lư nhún nhẩy chừng như rất vui mừng khi giơ cao chiến lợi phẩm, chị hét to:
_May quá đây rồi , My ơi!cái chén yêu quý của dì còn nguyên nè!
_Ơ…Ơ, mà coi chừng! cẩn thận… tôi gào lên
-chị….chị cầm khéo nha.
Hỡi ơi! tai hại làm sao, tôi quên khuấy không kịp lưu ý chị rằng cái ghế chị đang đứng đã chỉ còn ba chân, chân thứ tư lung lay chưa kịp sửa .
Thình lình, dưới sức lung lay quá đà của chị, cái ghế không chịu nổi sức nặng xập xuống và chị cũng bổ nhào, tôi hết hồn mắt mở kinh hoàng mặt tái xanh khi nhìn cái chén tung lên cao từ trên tay chị, tim tôi như ngưng đập trong khoảnh khắc, nhưng…, cái chén như có người giơ tay hứng đỡ , nó đáp nhanh xuống thay vì chỗ nền gạch nhà bếp, lại may mắn đúng vào chỗ chiếc thảm dầy của phòng ăn sát bếp, sau khi quay mấy vòng liên tục và dừng hẳn lại với đáy nhựa êm ru bên dưới, không hề hấn gì.
Chị Lan cũng sững người run rẩy đến cả một phút, sau đó, mới phá ra cười vì vui mừng, nắm tay tôi rối rít trong tiếng khan đặc và khóe mắt rưng rưng:
_Không sao , không sao rồi! My ơi! may mắn, chén của Dì không bị bể ….

Quả thật, lần nữa, bà ngoại tôi phù trợ! vì nếu không thì suýt chút nữa chúng tôi đã là tội nhân thiên cổ, làm vỡ đi cái chén quý giá năm lượng vàng từng trải qua bao cuộc bể dâu rồi còn gì!!! Thật là hú vía!!!!!

Hồng Thúy

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.167 giây.