Diễn Đàn
»
Kinh Tế Chính Trị
»
Chế độ độc đảng
»
Việt Nam tiến hành hai cách tiếp cận tôn giáo ở Tây Nguyên
Danh hiệu: Moderate
Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC) Bài viết: 24,273
Cảm ơn: 1 lần Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chính phủ Việt Nam một mặt vẫn cho phép các tôn giáo được chính quyền phê chuẩn phát triển và thậm chí là phát triển mạnh mẽ, mặt khác tiếp tục theo dõi chặt chẽ tất cả các tổ chức tôn giáo và đàn áp gay gắt những hoạt động đối kháng. .Một năm trước đây tại Kret Krot, một ngôi làng thuộc một bộ tộc nghèo khổ ở miền Trung Việt Nam, công an đã vây bắt các thành viên của một giáo phái Thiên Chúa vì tội danh thành lập nhà nước độc lập. Những người lãnh đạo giáo phái "Hà Mòn" bây giờ đang ở trong tù, trong khi những người trốn thoát đã chạy trốn vào rừng và cán bộ nhà nước vẫn liên tục tuần tra đường phố hàng ngày, cảnh báo người dân tránh xa các nhánh của phái này. Tuy nhiên, cuộc đàn áp không tác động đến các hoạt động tại nhà thờ của làng. Chính phủ Cộng sản hiện đang tiến hành song song hai phương thức tiếp cận tôn giáo: một mặt nhà nước vẫn cho phép các tôn giáo được chính quyền phê chuẩn phát triển và thậm chí là phát triển mạnh mẽ, mặt khác tiếp tục theo dõi chặt chẽ tất cả các tổ chức tôn giáo và đàn áp gay gắt những hoạt động đối kháng. Tây Nguyên được xem là ngôi nhà của hầu hết các dân tộc thiểu số Việt Nam, thường được gọi chung là người Thượng. Nhiều người theo Thiên Chúa giáo để phân biệt với đa số người Kinh. Nhiều người Kinh đã di cư đến vùng đất này sau chiến tranh làm dấy nên những căng thẳng liên quan tới vấn đề đất đai và khiến người thuộc các dân tộc thiểu số lo sợ văn hóa và ngôn ngữ của họ sẽ bị mai một. Việc nhiều người Thượng chiến đấu cạnh Các Lực lượng Đặc biệt của quân đội Mỹ trong chiến tranh khiến chính phủ nghi ngờ họ và tình trạng này kéo dài cho đến ngày nay. Ít nhất 12 ngàn người Thượng đã đến Mỹ tị nạn. Chính phủ Việt Nam xem nhiều nhà thờ không có giấy phép phát triển nhanh chóng ở vùng cao nguyên như vỏ bọc cho một phong trào độc lập mà họ cáo buộc có liên hệ với những người ủng hộ tại Hoa Kỳ. Tại ngôi làng Kret Krot, cách thành phố Pleiku 50 km về phía Đông, nhà thờ Công giáo của làng có khoảng 50 người theo cầu nguyện hàng ngày. Thật ra, nhà thờ này là nhà của một bà già với chữ thập màu trắng cố định trên bức tường tôn. Trợ lý cho linh mục giáo phận cho biết yêu cầu xây dựng một nhà thờ lớn hơn đã bị chính quyền địa phương từ chối, trong khi các hoạt động tôn giáo của họ bị theo dõi chặt chẽ. Nguyên nhân có lẽ là vì nhiều người dân bắt đầu theo đạo Hà Mòn, một tôn giáo ngoài vòng pháp luật Việt Nam đồng thời là một một giáo phái Thiên Chúa ít được biết đến. Tại ngôi làng vốn là nhà của người dân tộc Bahnar này, công an đã bắt giữ đến 62 người ủng hộ vào năm ngoái. Một dân làng cho biết ông không hề thấy có bất cứ mối liên hệ nào giữa những người bị bắt và các hoạt động phạm pháp. Trong khi đó, bốn viên cảnh sát sống gần đó làm nhiệm vụ tuần tra hàng ngày. “Cảnh sát đến và yêu cầu dân làng không theo tôn giáo Hà Mòn. Họ không cho phép người dân đọc kinh Hà Mòn,” một dân làng 17 tuổi nói. Vào tháng Năm vừa qua, phương tiện truyền thông nhà nước cho biết tám trong số những người bị bắt đã bị kết án từ ba năm đến 11 năm tù vì tội "phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc". Chính phủ Việt Nam cho hay những người cố gắng tiếp cận những người theo đạo Hà Mòn để tuyển dụng người cho cuộc đấu tranh giành độc lập với sự giúp đỡ từ FULRO - một tổ chức quân đội chiến đấu bên cạnh lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh. Các nhóm nhân quyền không được phép vào địa bàn tỉnh, các nhà báo và các hoạt động ngoại giao 'thường được kiểm soát chặt chẽ” khiến việc tiếp cận thông tin độc lập là vô cùng khó khăn. Theo nhóm người Thượng ở nước ngoài, có đến 500 người thuộc các dân tộc thiểu số hiện đang bị giam giữ trong tù. Một nhóm nghiên cứu của Hãng thông tấn Associated Press đã gặp mục sư, linh mục và các tín đồ bình thường trong khuôn khổ chuyến đi du lịch do chính phủ sắp xếp. Họ đã được nghe trình bày về những chuyển biến tích cực về tự do tôn giáo ở Tây Nguyên. Các viên chức nhà nước đã ghi chép lại tất cả chi tiết phát ngôn trong các cuộc gặp gỡ. Chris Seiple, người đứng đầu phái đoàn Thiên chúa giáo của một tổ chức chuyên thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo có trụ sở tại Washington, cho biết Việt Nam đã có những tiến bộ vững chắc trong 10 năm qua nhưng vẫn còn nhiều điều cần phải thực hiện. Theo ABC
Diễn Đàn
»
Kinh Tế Chính Trị
»
Chế độ độc đảng
»
Việt Nam tiến hành hai cách tiếp cận tôn giáo ở Tây Nguyên
Di chuyển
Diễn Đàn
Tổng Quát
- Announcement-Thông Báo
Thông Báo Cộng Đồng
- Thông Báo Cộng Đồng
Kinh Tế Chính Trị
- Đệ Ngũ Quyền
- Kinh Tế Chính Trị
- Hệ thống đa đảng
- Chế độ độc đảng
- Mô hình nào tốt nhất cho Việt Nam?
- Nhà Bất Đồng Chính Kiến
Văn Thơ
- Tác Phẩm Văn Học
- Truyện
- Thơ Ca
- Video-Audio
Nghệ Thuật
- Âm Nhạc
- Phim Ảnh
- Các bộ môn khác
- Thắng Cảnh Khắp Nơi
Khoa Học & Xã Hội & Giáo Dục
- Kiến Thức Phổ Thông
- Khoa Học Kỹ Thuật
- Khoa Học Xã Hội
- Khoa Học & Huyền Bí
- Y Khoa Thường Thức
- Gia Ðình & Học Ðường
- Nghệ Thuật Sống
- Chuyện Lạ Đó Đây
- Nghệ Thuật Nấu Ăn
- Mẹo Vặt
Dự Đoán Học
- Dự báo theo khoa học
- Bói Toán
Giấc Mơ
- Tìm Hiểu Giấc Mơ
- Giải Mã Giấc Mơ
- Giấc Mơ Tiên Tri
Thể Thao
- Võ Thuật
- Bóng Đá
- Các Môn Thể Thao Khác
Ebook
- English Ebook
- Ebook Tiếng Việt
- Thủ Thuật - Hướng Dẫn
Tôn Giáo
- Phật Giáo
- Công Giáo
- Tin Lành
- Hòa Hảo
- Cao Đài
- Các Tôn Giáo Khác
- Bạn Cần Phải Theo Tôn Giáo
- Bạn Không Theo Tôn Giáo
Game
- Game
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.