Các bạn trẻ đòi thả các blogger bị bắt ở sân bay Tân Sơn Nhất sau khóa học Xã hội Dân sự tại PhilippinesMột nhóm bạn trẻ lần lượt bị bắt giữ khi về nước trong tháng này sau chuyến học về Xã hội Dân sự theo lời mời của một tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc có văn phòng tại Philippines.
Trong khóa học nửa tháng của tổ chức Asian Bridge, 13 blogger Việt được hướng dẫn đi thăm và tìm hiểu công việc của rất nhiều tổ chức dân sự phi chính phủ, được học hỏi kinh nghiệm từ các diễn giả danh tiếng từng tích cực giúp đỡ những người dân không có tiếng nói trong đó có đại diện của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, Ngân hàng Phát triển châu Á, Quỹ Hỗ trợ Pháp lý Nhân đạo của Philippines, Liên minh Các Hội Nông dân và Ngư dân Philippines, cùng các thượng nghị sĩ, luật gia Philippines.
Về đến Việt Nam, tất cả các bạn đều bị câu lưu và phải trải qua các cuộc chất vấn của an ninh kèm theo những lời cảnh cáo mang tính đe dọa ngay khi đặt chân xuống sân bay cửa khẩu.
Các vụ bắt giữ này đã khiến tổ chức Asian Bridge có mục tiêu kết nối các xã hội dân sự ở châu Á lên án là “rất đáng quan ngại” và kêu gọi Việt Nam “tôn trọng các quyền cơ bản của công dân để họ có thể tự do đi lại và tìm hiểu về sự phát triển của xã hội dân sự tại các quốc gia trong khu vực” thay vì “gieo rắc sự sợ hãi”.
Xã hội Dân sự là gì? Tại sao các bạn trẻ này lại sao quan tâm đến Xã hội Dân sự? Họ đã rút tỉa được những gì từ chuyến đi và từ phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam? Liệu họ có thể ứng dụng được các kiến thức vừa học vào môi trường Việt Nam hay chăng và bằng cách nào?
Mời quý vị cùng Tạp chí Thanh Niên tìm hiểu qua cuộc trao đổi với 3 bạn trẻ trong nhóm là Minh, Châu Văn Thi, và Lâm Bùi.
Petter Lâm Bùi: Mình tham gia khóa học này vì rất quan tâm đến XHDS ở Việt Nam vì thật ra XHDS ở Việt Nam còn rất mơ hồ và còn ít người quan tâm hay biết đến. Khi được lời mời tham gia qua Philippines học để hiểu biết hơn, Lâm rất hào hứng muốn mang những kiến thức đó về đóng góp cho XHDS tại Việt Nam.
Trà Mi: Từ khi nào các bạn bắt đầu nghe đến và bắt đầu tìm hiểu về khái niệm XHDS?
Châu Văn Thi: Trong lần tôi đi trao Tuyên bố 258 cho Liên minh EU ở Hà Nội, đại diện ngoại giao của EU hỏi chúng tôi sao không áp dụng và phát triển XHDS, một hình thái xã hội dân chủ được các nước tiến bộ ứng dụng. Từ đó, tôi bắt đầu để ý đến khái niệm XHDS và tôi đi tìm hiểu.
Minh: Trong cuộc sống hằng ngày, tôi cảm thấy vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không được đảm bảo, không được đề cao. Kể từ khi tìm hiểu, tôi thấy rằng để nhân quyền được tôn trọng, để tiếng nói ngừoi dân được chấp nhận thì phải là tiếng nói của đám đông và XHDS là những tổ chức như vậy. Họ tập trung với nhau để cùng chia sẻ những vấn đề cùng quan tâm. XHDS có phát triển thì đất nước đó mới phát triển. Đó là sự phản biện giữa xã hội với nhà nước. Nhận thấy tầm quan trọng của XHDS, tôi đã tìm đến khóa học này.
Bấm vào đây để nghe toàn bộ cuộc trao đổi về Xã hội Dân sựTheo VOA
Sửa bởi người viết 21/10/2013 lúc 08:58:50(UTC)
| Lý do: Chưa rõ