logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/10/2013 lúc 05:15:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kính gửi TS Trần Nhơn

Nhân đọc dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 (dựa trên nền tảng của nguyên bản dự thảo Kiến nghị 72 do Công ty Hỗ trợ Phát triển và Hội nhập Toàn Cầu đề nghị, đăng trên Web Tự Đổi Mới ngày 20/10/2013 tôi xin góp một số ý sau:

1/ Tên nước: Sau thời kỳ cha ông ta đấu tranh chống phương Bắc để có một đất nước Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta đã trải qua trong thế kỷ 20, hai cuộc chiến tranh đẫm máu khốc liệt.

Cuộc chiến tranh thứ nhất kết thúc năm 1954 là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thoát ách thực dân, giành độc lập mà trừ bọn thực dân và bọn ăn theo, khó ai có thể chối cãi điều đó.

Tiếc thay, miền Bắc sau năm 1954, đã đứng trong hàng ngũ quốc tế cộng sản, với tất cả những tồi tệ của chủ nghĩa độc tài mà hiện nay, trừ bọn lợi dụng chủ nghĩa Mác-Lê để tiếp tục làm vua, cũng không ai có thể chối cãi.

Vì thế cuộc chiến tranh lần thứ hai từ năm 1960 đến năm 1975 mang đậm, nổi bật, màu sắc một cuộc chiến Quốc-Cộng, giữa Tự do và Độc tài, giữa Dân chủ và Chuyên chính. Đó là cuộc nội chiến giữa những người Việt nam mang quan niệm về cuộc sống khác nhau. Trừ những người được ăn chia trong triều đình hiện nay và những trí thức không có can đảm chấp nhận sai lầm cá nhân là đã đi theo một thứ chủ nghĩa Mác-Lê khát máu, tính chất nội chiến của cuộc chiến tranh khó ai có thể chối cãi .

Đường lối độc tài sắt máu và bạo lực đã giúp Miền Bắc thắng trận. Đã rõ.

Dù thế nào đi nữa thế giới đã biết đến tên Việt Nam, với máu và nước mắt, qua hai cuộc chiến tranh chấn động cả thế giới do cường độ ác liệt của nó.
Dù đứng từ lập trường nào đi nữa, thế giới đã nhìn chúng ta, nhìn Việt Nam với con mắt vừa thương xót, vừa cảm phục.

TS Trần Nhơn đã phân tích rất rõ ý nghĩa từ "Đại Việt", nhưng tìm một tên nước để thế giới khi nhắc đến đã biết là ai thì không có tên nào đáp ứng mong muốn này bằng tên "Việt Nam". Chúng ta không cần khoác áo Dân chủ, Cộng hòa, Mac-Lê vào tên nước vì sự vĩnh cửu của nó. Trên đất nước Việt Nam, thể chế này, thể chế nọ có thể được sử dụng tùy theo sự hiểu biết luôn luôn phát triển của con người, nhưng Việt Nam bao giờ cũng là Việt Nam.

Tóm lại, tôi nghĩ rằng tên nước là "Việt Nam", không cần thêm màu sắc gì khác.

2/ Điều 11: (về "Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc khánh và thủ đô”): TS Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thuỷ Lợi, đảng viên, đã có một đề nghị can đảm mà chưa có ai nói đến bao giờ.

Đó là : “Quốc hội chuẩn bị đề án quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc khánh và thủ đô, trình nhân dân phúc quyết."
Tại sao TS Trần Nhơn đã dám đề nghị để cờ đỏ sao vàng dưới quyền phúc quyết của nhân dân? Tôi chờ đợi sự giải thích của TS Trần Nhơn về vấn đề này.

Tuy nhiên tôi nghĩ rằng cha ông ta đã mấy lần, chẳng đặng đừng, chống quân Bắc triều để giữ bờ cõi. Chắc lúc đó cũng có những lá cờ phất phới bay và chiến thắng, nhưng đến nay, thử hỏi ai còn biết, hoặc nhớ đến những lá cờ mà cha ông ta đã phất lên trước quân xâm lược? Bản thân tôi chỉ còn nhớ đến những chiến thắng hào hùng của cha ông mà không được lịch sử dạy cho lúc đó cha ông đã dùng những lá cờ nào? Và dù lá cờ nào thì nay cũng đã biến mất.

Trong chiến tranh vừa qua, có hai lá cờ: Đỏ sao vàng và Vàng ba sọc đỏ. Cờ nào cũng thấm máu của anh hùng liệt sĩ, cờ nào cũng linh thiêng tùy theo anh ở phía nào. Có thể nói gia đình nào cũng có con em thấm máu, không trên lá cờ này thì cũng trên lá cờ nọ. Cờ nào cũng mang vinh quang cùng tội ác. Chính vì thế mà chúng ta phân tán, chia rẽ vì lá cờ.

Hơn 30 năm qua, sự chia rẽ, thù hận không những không mờ nhạt mà càng sâu đậm trong bối cảnh đất nước lún dần vào tụt hậu, xã hội mất lẽ sống cao đẹp đáng có, con người bần cùng hóa và tiếp tục bị kềm kẹp về tư tưởng. Về phía những thành phần vượt biển để thoát khỏi chế độ cộng sản, họ đã thành công ở những nước được xem là tổ quốc thứ hai của họ, tạo ra được một cộng đồng người Việt giàu có, tiến bộ, thành đạt, chưa có tiền lệ trong lịch sử dân tộc, nhờ đó khẳng định được rằng chế độ tự do dân chủ đã giúp cho con người từ tay trắng có thể đạt được ước vọng của mình. Không huy động được một cộng đồng như vậy trong vấn đề ngoại thương chứng tỏ sự yếu kém của những người cầm quyền hiện nay.

Nếu cứ tiếp tục áp đặt một lá cờ là tiếp tục duy trì sự chia rẽ. Đất nước chúng ta đang trong tình trạng bi đát đòi hỏi công sức của mọi người, vì thế nếu dân phúc quyết lá cờ một cách dân chủ thì thiểu số sẵn sàng chấp nhận. Trong cuộc sống dân chủ, chỉ có kẻ độc tài mới không chấp nhận mình là thiểu số nếu quần chúng đã phúc quyết.

Vì vậy đề nghị của TS Trần Nhơn về điều 11 là một đề nghị vừa can đảm, vừa khai phá và nếu được chấp nhận sẽ là một bước hòa giải dân tộc chưa có tiền lệ, mở cửa cho một sự đoàn kết dân tộc rộng lớn mà đất nước đang chờ đợi.

Tôi đã viết một bài ngày 31/01/2013 với một số đề nghị khi Kiến nghị 72 ra đời, "Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 hay DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013?", bài này đã đăng trên Web Tự Đổi Mới và mong Ban Biên Tập đăng lại cùng với bài viết này.

Mong TS Trần Nhơn nhiều sức khỏe để tiếp tục đóng góp ý kiến của mình cho sự thịnh vượng, tự do của dân tộc.

Nay Kính
Nguyễn Trung Chính
21/10/2013
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.